Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Yoga - Tập sao cho đúng?

Mình thường xuyên được các chị em chia sẻ về việc tập yoga bị chấn thương.. tập mới 1-2 tháng đã bị rách dây chằng, đau thắt lưng có người tập càng ngày càng đau vai cổ gáy, thắt lưng khớp gối.. mà thở thì chẳng biết thở thế nào, cũng như phần cơ nào vận dụng cho tư thế đó.. họ nói cứ trải thảm tập yoga ra và thấy Thầy tập thì chỉ biết tập theo thôi...

Có thể bạn quan tâm:

  • Thảm yoga định tuyến Liforme - rủi ro hàng nhái, hàng giả?!
  • Thảm tập yoga - Tổng quan về các thương hiệu trên thị trường Việt Nam
  • Yoga - Tầm quan trọng của người hướng dẫn

  • Nhiều chị em rất đam mê Yoga, càng tập càng cảm thấy chiến thắng bản thân của mình vì nghĩ mình đã vượt qua được sự đau đớn, làm được những tư thế khó mà nghĩ chẳng bao giờ mình có thể làm được, tự hào lắm.. Và cứ đà thế mà tự hủy hoại thân xác của mình ngày này qua tháng nọ, năm này qua năm kia.. cứ nghĩ đau là tốt vì các Thầy hay nói "no pain, no gain = không đau, không chiến thắng".

    Nhưng khi ta tập bất cứ môn thể thao nào. Ta phải biết phân biệt đau cơ, mỏi cơ, căng cơ (vừa đủ) khác hẳn với đau khớp, xoái cơ, căng cơ quá mức gây nên giãn và rách dây chằng.. hoặc tư thế chồng chuối, rất gây hại cho đốt sống cổ vai cột sống.. Thích chồng chuối mà cân bằng chưa hiểu, tay không đủ khỏe và lực chỉ đè xuống đỉnh đầu thì chắc chắc đốt sống cổ sẽ bị sụp vì trọng lực mấy chục kí của cơ thể đè lên.

    Trước kia, Ngân dạy yoga, Ngân chẳng bao giờ cho học viên chồng chuối và cũng chẳng bao giờ lại đè học viên.. (thật sự 1 phần là nhát vì kiến thức còn yếu, sợ dạy sai học viên bị chấn thuơng😬). Sau này được học thêm các Thầy giỏi, lại cảm thấy may mắn là dạy yoga không bị đi sai quá đà..

    Tập yoga, mỗi người tự cảm nhận, tự đưa hơi thở vào những bộ phận ta đang tập luyện. Thiền trong từng tư thế..
    1 tư thế căng giãn, nếu tập đúng mọi người sẽ tự cảm nhận đúng những phần cơ được căng giãn theo đúng cơ thể mỗi người cho phép, không nhất thiết phải xoạc ngang xoạc dọc, người này kéo, người kia đè thì mới gọi là tập đúng tập giỏi.

    Tập sức mạnh hay cân bằng cũng vậy, không nhất thiết phải tập giống Thầy giống Cô hay phải đẹp như các anh chị đi trước thì mới hay.. thật ra ta chỉ cần vận dụng đúng phần cơ đó, hoặc tự tìm kiếm điểm cân bằng bên trong cơ thể mình.. thì tác dụng các động tác tư thế lên mọi người đều giống nhau...

    Mấy năm trước lúc ở Vietnam, Ngân hay bị đau thắt lưng lắm.. vì tập ngã người mà không biết mở lồng ngực kết hợp nâng cơ bụng và hạ mông (xương cụt) xuống để giải thoát vùng thắt lưng.. Ngân cũng hay đứng tướng người mẫu (ưỡn ngực, nhỉng mông để nhìn tướng cho phụ nữ chút) nhưng đứng vậy Ngân đau thắt lưng suốt..
    Bây giờ tự tập cho mình thành thói quen, cũng như cẩn thận chỉ dẫn các học viên bên Pháp, mà giờ Ngân và học viên của mình ai cũng tự điều chỉnh cột sống trong cuộc sống cũng như trong lúc tập để tránh đau lưng trong mọi tình huống.

    Và Ngân cũng nói luôn, bây giờ Ngân tập yoga 1 tuần chỉ 2-4 buổi thôi kết hợp đi bộ, leo dốc (nhưng hít thở luân phiên và thiền 5-10 phút thì phải mỗi ngày). Vì Ngân nhận ra rằng, nếu Ngân tập nhiều, cơ thể của Ngân rất mệt mỏi.. tập chống tay nhiều, cổ tay, khủyu tay, vai gáy bả vai đều đau mỏi.. nếu Ngân tập ít, tập ngày cách ngày nghỉ, cho các cơ nghỉ ngơi.. thì Ngân lại thấy khỏe hơn..
    Nếu bữa nào cơ hơi mỏi thì căng cơ nhẹ nhàng cùng với hít thở sâu (Yin Yoga) như vậy Ngân lại thấy khỏe hơn...

    Bây giờ, Ngân không tập được những tư thế yoga khó, Ngân tập rất rất bình thường, dạy học viên cũng những tư thế yoga rất rất bình thường. Nhưng Ngân cảm thấy mình khỏe hơn, học viên họ hài lòng với những gì họ cảm nhận được từ Yoga.. quan trọng là chúng tôi cảm nhận được hơi thở, điều khiển được sự di chuyển cũng như đưa hơi thở chậm vào từng động tác từng tư thế.. tập chậm rãi, tập để cảm nhận bên trong cơ thể, tập để lắng nghe hơi thở của mình, tập để nhận thức những gì đang diễn ra từ bên trong...

    Và thật sự đến ngày hôm nay, Ngân ít đăng các tư thế yoga vì Ngân thấy nó không còn quan trọng nữa.. Ngân thích mỗi tối trước khi ngủ, nhắm mắt lại quan sát lời nói hành động của mình.. xem hôm nay mình đã làm gì sai (sai nhiều lắm😅) nếu sai phải tự nhắc nhở mình sửa.. làm gì tốt thì lại thấy vui và cố gắng làm điều tốt hơn...

    Không biết có ai giống Ngân không, bây giờ Ngân thích lắng nghe hơi thở của mình trước khi ngủ lắm.. (ghiền luôn)
    Ai biết Ngân trước kia, đều biết Ngân đi đâu cũng giơ chân giơ cẳng thích ép thích kéo thích dẻo.. thích chụp hình yoga.. nhưng sau khi học hỏi được nhiều Thầy, cũng trải qua nhiều đau đớn trong luyện tập, tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân.. đến giờ này yoga đối với Ngân là sự thầm kín riêng cho mình.. tập để tìm kiếm sự khỏe mạnh cho cơ thể bên ngoài cũng như sự thanh thản cho cơ thể bên trong.

    Vài dòng Ngân muốn chia sẻ với gia đình Yoga mình.
    Ngân chúc cả nhà tập Yoga luôn trong sự sáng suốt với cơ thể khỏe mạnh cùng tinh thần minh mẫn ạ!
    Namasté
    ---
    Xin về từ FB Ngan To

    Yoga - Xử lý khi bị chấn thương

    (Tâm sự những ngày bị "treo giò")

    Có thể bạn quan tâm:

    XỬ LÝ KHI BỊ CHẤN THƯƠNG


    Cách đây 2 hôm, 1 phần do tâm trạng không được tốt, không tập trung tinh thần khi vào 1 thế rất đơn giản mà thường ngày mình vẫn tập. Kết quả bị dãn cơ chân, đau lắm, không dơ được chân lên cao, cứ gập người xuống là đau.


    Trong nhóm của mình đã từng có những yogi bị dãn dây chằng. Người thì khỏi sau 6 tháng, người sau 3 tháng..Mình biết rồi cũng sẽ ổn thôi, nhưng buồn nhất phải nghỉ yoga 1 thời gian.

    Cũng lo lắng, tìm hiểu thông tin và gọi điện khắp nơi. Các bạn tư vấn: nào uống thuốc, hơ ngải, chụp chiếu, bấm huyệt...có yogi thì bảo kệ, cứ tập đi, tránh vùng tổn thương khi tập, rồi hết đau lúc nào k biết.

    Nhưng mình rất may mắn có chị mách đi xoa bóp, bấm huyệt. Ngay sau khi đc điều trị 1 tiếng mình đã có thể dơ được chân lên cao, cúi người xuống chân bớt đau hơn rất nhiều...

    Đến sáng nay lại tiếp tục điều trị, ngày mai nữa mình tin là ok. Nhịn yoga thời gian cho khỏi hẳn rồi đi tập lại.

    Nhiều bạn k biết đc cách điều trị này, thực sự rất hiệu quả với những bạn bị dãn cơ, dây chằng, tổn thương khi tập luyện. Nếu để tự khỏi thì lâu lắm.

    LẮNG NGHE CƠ THẾ


    Thế giới này nhỏ bé lắm, yogi ở khắp nơi kết bạn với nhau. Vừa đọc đc 1 tin cảnh báo trường hợp có 1 bạn tổn thương rất nặng khi trồng chuối.

    Mình đã từng ham, rất ham vào thế khó vì mình khá liều.

    Rồi khi được học về định tuyến, tự nhiên mình sợ, sợ mọi thứ. Rồi dẫn đến tâm lý căng thẳng khi tập. Mình cảm thấy mất phương hướng, lo lắng, mất niềm tin vào chính mình.

    Sau đó mình nghỉ tập hơn 1 tháng. Rồi từ từ trở lại trên chiếc thảm tập yoga, chậm dần, chậm dần...Sau 1 thời gian đọc và tìm hiểu về định tuyến mình đã trở lại nhưng cẩn trọng hơn rất nhiều.

    Với mình, 1 người thầy giỏi không hẳn là 1 người thầy làm được nhiều tư thế khó. Người thầy giỏi là người biết cách truyền đạt kiến thức đến học viên 1 cách tốt nhất, ngay từ những điều cơ bản nhất.

    Từ hồi học Yoga đến giờ, hầu như mình chỉ trải nghiệm qua giáo viên Ấn, và 1 số buổi học từ giáo viên Việt. Thực sự mình k muốn giáo viên ép học viên. Chỉ cần chạm nhẹ là học viên có thể tự cảm nhận nên làm gì. Mình làm tới đâu thì tới, mình k bao giờ chịu sức ép của giáo viên phải ép sâu hơn nữa. Không tới thì mình ngồi nhìn và cười!

    Hầu hết các giáo viên Ấn đều dẻo đến kinh dị. Phần lớn vì họ đc học yoga từ nhỏ và cũng do cơ địa.

    Mỗi người có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Dễ với người này nhưng là khó với người khác. Ví dụ như mình chắp tay trước ngực, hoặc xuôi tay mình có thể bend rất sâu, bend tay chạm đất và tự bật được lên. Nhưng k hiểu sao cứ dơ tay áp sát tai để bend là mình không thở nổi. Vậy nên mình k bao giờ cố vào thế đó. Có người đã bị ngất trong trường hợp này khi vào thế.

    Nhiều bạn ham ăn chuối lắm. Bản thân mình cũng vậy, vài tháng mình đã chuối rầm rầm. Sau khi được học về định tuyến mình sợ, rồi bỏ hẳn chuối. Chỉ chuyên tâm chăm chỉ tập luyện thế cơ bản. Rồi tự nhiên có 1 ngày đẹp trời mình trồng chuối trở lại, lên bằng cơ bụng ngon lành luôn.

    Hiểu và lắng nghe cơ thể của chính mình, an toàn là trên hết. Đến 1 ngày nào đó tự nhiên mình vào được thế nâng cao dễ dàng hơn.

    Mấy ngày hôm nay bị "treo giò"; cũng ngứa ngáy khó chịu lắm. Trưa nào cũng oánh chén cho bớt buồn....😞😞

    ---

    Xin về từ FB bạn Meo Con

    Bạn nghĩ gì về chấn thương khi tập Yoga?

    Dường như yoga nước nhà vừa có một cú sốc đối với các bạn tập yoga. Điều đó thật dễ hiểu bởi tất cả chúng ta đều quan tâm đến sức khỏe và hầu như các bạn đến với yoga là vì muốn sức khỏe ổn định, mình cũng vậy.

    Có thể bạn quan tâm:
    Mình đến với yoga từ 2009 khi vừa sinh bé thứ 2 được 10 tháng, khi sức khỏe đang trong tình trạng tụt dốc, đã 6 năm trôi qua, yoga giúp mình chuyển hóa không những về sức khỏe mà còn ổn định về mặt tâm lý đem lại sự cân bằng trong cuộc sống.

    Hiện nay người ta còn đưa yoga vào các trường học, nhà tù và bệnh viện, vậy hiển nhiên là yoga đã và đang đem đến sự kỳ diệu cho nhiều người!

    Chấn thương không tránh một ai, trên thế giới đã có rất nhiều trường hợp chấn thương do tập yoga và bất kỳ các môn thể thao khác, mong các bạn hay giữ bình tĩnh và đừng hoang mang quá về yoga, nó không có gì là nguy hiểm cả.

    Yoga có chia cấp độ luyện tập, hãy xây dựng nền móng vững chắc, hãy cùng nhau tập chậm, tìm hiểu sâu về cơ thể của mình và lựa chọn những lớp học yoga với giáo viên có kiến thức tốt để giúp các bạn hiểu sâu hơn về yoga nhưng quan trọng nhất vẫn là do người tập biết lắng nghe và cảm nhận để yêu thương cơ thể thì mới có trách nhiệm với chính mình!

    Hãy cân bằng yoga với các hoạt động hàng ngày bằng cách đi bộ, bơi, chơi và làm việc... cuộc sống còn có nhiều điều rất thú vị. Vì vậy chúng ta tập yoga để sống chứ không phải sống để tập yoga😊

    Sớm nay mình cũng vừa dắt thằng lắm lông đi dạo và tập yoga xong, giờ thì chuẩn bị cho một loạt các hoạt động đang chờ đón😉
    Mong các bạn lấy lại tinh thần luyện tập!
    Namaste.
    ---
    Xin về từ FB Senyoga

    Yoga - lắm ngọt ngào và cũng nhiều cay đắng!


    Mình đang buồn lắm, nghe tin thẫn thờ từ sáng đến giờ. Chị ấy là bạn mình, tập yoga được hơn 2 năm rồi, thể lực rất tốt. Giờ chỉ mong có phép màu đến với chị ấy!

    Có thể bạn quan tâm:
    Chưa xin phép được chị ấy, nhưng mình thấy cần phải chia sẻ thông tin này để cảnh báo các bạn đang và sắp tập yoga. 

    Yoga mang lại sức khoẻ, tăng sức đề kháng, giúp khí huyết lưu thông, giảm các chứng tiền đình, tuần hoàn máu não, ngủ ngon.... ai cũng biết rồi, nhưng là nếu chúng ta tập đúng. Còn không thì, chấn thương thể thao rất khủng khiếp, hưng phấn quá đà và sơ sểnh nhỏ thôi sẽ gây ra hậu quả rất nặng nề. 

    Thực tế thì còn vô số thương binh lệch, vẹo cột sống; đứt dây chằng chân; hỏng khớp gối, hỏng khớp vai... do yoga, ai nhìn thấy rồi sẽ biết sợ, chưa nhìn thấy chưa biết sợ đâu, vẫn nghĩ mình đang tập đúng, thậm chí nhiều giáo viên vẫn đang nghĩ mình dạy đúng....

    Bạn tập yoga để khoẻ lên chứ không phải tập yoga để đau lưng triền miên, để đi khập khiễng suốt đời vì hỏng khớp gối....; yoga chỉ có tác dụng khi vận hành đúng các cơ cần thiết của từng tư thế, đưa được hơi thở vào từng động tác để đưa oxy, đưa năng lượng tốt vào cơ, vào máu huyết; ép dẻo thật sâu để làm gì khi trong tư thế bạn không thở được, mặt đỏ tía tai, cơ thể thiếu dưỡng khí; cơ của bạn, vốn đã làm việc căng thẳng trong tư thế rồi, khi thiếu dưỡng khí chỉ có nhanh lão hoá hơn thôi...

    Nhiều khi nhìn ở lớp, nhìn ảnh trên FB sốt ruột lắm, nhưng nói được ai khi chính mình cũng từng ham hố. Vậy nên gần đây mình unfriend một loạt Ấn, những bạn add vì yoga nhưng không tương tác; bỏ theo dõi một loạt các bạn ngày nào cũng oằn tà là vằn (mà mình cho là) quá khích và gây quá khích cho người xem đua theo (dù bạn ấy cực kỳ niềm nở, nhiệt tình, dễ thương và mình rất quý bạn ấy); không like bất kỳ một cái hình, clip yoga nào...

    Muốn khoẻ phải tập luyện, nhưng chỉ tập khi hiểu cơ thể mình, hiểu mình đang làm gì; các bạn giáo viên cũng làm ơn chỉ dạy khi đã hiểu.

    Status này có thể động chạm, nhưng mình không thể không nói. Và bạn mình, chắc chị ấy cũng muốn nói những lời này.
    (SHARE KHÔNG CẦN HỎI)
    ---
    Xin về từ FB bạn Trần Lan Anh

    Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

    Yoga chính thống và không chính thống?

    Phuong Lieu (PL) nghe thuật ngữ này và thiệt tình không hiểu. Ông bà ta có câu: "biết thì thưa thớt, không biết dựa cột mà nghe". PL thành thật là mình ko biết nên chỉ dám dựa cột mà nghe thôi. 

    Có thể bạn quan tâm:
    Bà con, cô, bác có ai hiểu tường tận và chính xác, làm ơn giải thích hộ PL với! Với thời gian tập luyện và học hỏi mỗi ngày, PL chỉ biết rằng Yoga chia làm ba cấp độ: Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp. Yoga sơ cấp hầu như đc dạy tại tất cả các CLB (nơi mà ngày nào cũng có học viên mới, nên ko thể dạy nâng cao). Yoga này dễ và phù hợp cho tất cả đối tượng, đặc biệt người mới bắt đầu. Chỉ là bài chào mặt trời ,các tư thế đơn giản (tam giác, lạc đà, cày, cá, đứng một chân vv ...). Chuỗi bài tập này rất phù hợp với đối tượng ko đam mê chinh phục các TT khó mà chỉ coi Yoga là bộ môn rèn luyện sức khỏe. 

    Yoga trung cấp là sau thời gian học sơ cấp, một số người bắt đầu thích chinh phục các tư thế cao hơn. Đồng thời họ đã có chút độ dẻo và sức mạnh cần thiết để thực hiện chúng. (chuối, bồ câu, bánh xe. Vv).. 

    Đặc biệt, Yoga cao cấp là dành cho đối tượng ĐAM MÊ YOGA thực sự. Nghĩa là, vì đam mê chinh phục các tư thế cực khó (gần giống vs xiếc). Họ phải luyện tập nhiều hơn để tăng thể lực và độ mềm dẻo. Sự luyện tập có thể đánh đổi cả bằng mồ hôi và nc mắt (đau chảy nc mắt). Thậm chí cả máu nữa (chầy cằm, xước da). Mỗi ng có sự đam mê riêng. Vì đam mê nên họ ko thấy khổ khi phải trả giá như vậy. Thậm chí họ còn đầu tư cả tiền bạc và thời gian để sưu tầm những tấm thảm tập cao cấp hay các mẫu uần áo tập yoga phong cách. Mong mọi ng đừng chê cười vì điều này! 

    Với đối tượng đi dạy Yoga thì sao? Ví dụ như PL. Nếu chỉ đi dạy thì PL ko cần phải tập nhiều tư thế khó như vậy. Vì đa phần PL dạy lớp cơ bản. Nơi mà PL ko thể dạy họ các TT khó mình làm được. Nhưng vì đam mê các TT khó nên PL vẫn đang và sẽ tập luyện các tư thế khó hơn cho thỏa chí đam mê của mình. 

    Còn một số đối tượng khác, họ chỉ coi Yoga là một nghề kiếm tiền. Họ chạy sô ngày nhiều xuất đến độ ko có thời gian luyện thêm. Vì thế họ ko đủ thể lực và độ mềm dẻo để thực hiện các TT khó. Hoặc họ cũng chẳng đam mê nên ko thèm luyện tập thêm. Và, level của họ lè tè như bụi cỏ. Điều PL muốn nói ở đây là, nếu bạn ko đam mê nên ko làm đc giống ng khác cũng đừng nói rằng Yoga của mình mới chính thống, còn Yoga của ng giỏi hơn mình là ko chính thống. 

    PL nghe rằng, có ng bảo chắc 100% PL chích ngày mấy mũi thuốc gì đó để tăng cơ, tăng thể lực nên mới làm đc vậy. Chỉ có người ko hiểu biết về Yoga mới phát ngôn ngu xuẩn đến vậy. Các tư thế thăng bằng trên không cần thể lực và sự cảm nhận cơ thể ở việc tìm điểm thăng bằng, thuốc nào giúp tìm điểm thăng bằng? Nên nhớ trước khi đến với Yoga PL là một bệnh nhân. Nhờ yoga mới có một PL khỏe mạnh bây giờ. Hơn ai hết, PL yêu Sk của mình hơn bất cứ thứ gì. Vì Sk nên PL luyện tập nghiêm túc, chứ ko vì các TT yoga mà đánh đổi Sk của mình. Các bạn có thấy, càng về sau Yoga của PL càng khỏe và dẻo hơn ko? Đó là câu trả lời chính xác nhất. Vậy thế nào là yoga chính thống và ko chính thống ? Ai biết chỉ PL nghen!
    ---
    (Chép về từ FB Phuong Lieu - ủng hộ chị nhiều)

    Thiền là công cụ sắc bén của tâm trí

    Thiền là công cụ sắc bén của tâm trí

    Chúng ta thử hỏi mỗi ngày không tắm cơ thể, không giặt quần áo của mình mặc trong người? Đại đa số chúng ta bảo tắm rửa hàng ngày chứ vì đi ra ngoài thời tiết, môi trường... áo, cơ thể của chúng ta hôi, bụi lắm.
    Chúng ta thử hỏi mỗi ngày chúng ta không ăn? Không uống thì sao? Cũng mệt, khó chịu lắm.

    Có thể bạn quan tâm:
    Nhưng chúng ta đã tự hỏi chính mình hàng ngày là tắm cho tâm trí mình chưa? Tắm bằng cách nào đây? Chúng ta hầu như không quan tâm đúngkhông? Theo tôi nghĩ là rất ít trong số chúng ta quan tâm đến tắm cho tâm trí. Thật sự tiếc quá vì cơ thể ta cần thức ăn, thức uống, con người ta cần tắm hàng ngày mà tâm hồn chúng ta lại không được lau chùi, rửa nó hàng ngày nhỉ. Hàng ngày chúng ta có bao nhiêu vấn đề bị nhiễu loạn, bao nhiêu thứ áp lực, bao nhiêu vấn đề và nó cũng là bụi bặm của tâm hồn ta đó các bạn ạ. Nó cần được lau dọn, rửa như cơ thể mình chứ, sao chúng ta không chịu làm, không quan tâm lại đi quan tâm nhiều thứ quá bên ngoài thì tâm hồn chúng ta càng bụi bặm, càng bị đói. Một công cụ đơn giản và rất dễ với chúng ta chính là thiền định.

    Tôi ví hơi thở như nước tắm vào thân mình, Thiền như cái gáo nước chỉ cần lấy cái gáo nước đó tắm rửa cho tâm hồn mình thì nó sẽ sạch sẽ hàng ngày, nó sẽ cung cấp dinh dưỡng cho tâm hồn như cơ thể cần thức ăn vậy. Bạn đừng lo lắng, đừng phức tạp mọi thứ vì như các bạn biết "đơn giản là chân lý, phức tạp là trò chơi của tâm trí" đừng thần thánh quá bất cứ thứ gì, mà nó đơn giản chỉ cần bạn kiên định, đều đặn và chuyên tâm thì tâm hồn bạn sẽ được gột rửa hàng ngày, giúp bạn sống tránh được nhiều rắc rối, lo lắng, sợ hãi và từ đó hạt mầm yêu thương, rộng lượng và an lành trong tâm hồn bạn sẽ lớn dần hàng ngày vì đơn giản tâm hồn bạn được tắm rửa hàng ngày.

    Xin phép chia sẽ cả nhà, đây là kinh nghiệm trải nghiệm của tôi viết ra, không hoàn hảo, nên mong cả nhà xây dựng để chúng ta nhìn nhận về công cụ thiền định khoa học và hữu ích hơn.

    Trân trọng và cảm ơn!
    Đặng Hùng
    (Chia sẻ từ FB Đặng Hùng)

    Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

    Như thế nào là một chiếc thảm tập yoga tốt?



    Chào bạn,
    Khi bạn đang đọc bài viết này chắc hẳn là bạn đang tìm cho mình một chiếc thảm tập yoga tốt cho bản thân mình phải không? Với chiếc thảm tập yoga tốt, các tư thế của bạn sẽ được hoàn toàn thoải mái, các động tác không bị giới hạn do tay bị trượt hoặc đầu gối quá đau. Lúc đó, bạn chỉ cần thả lỏng hoàn toàn tâm trí và cảm nhận cơ thể mình đang được căng, xoắn, vặn… theo từng asana (động tác yoga).

    Vậy như thế nào là một chiếc thảm tập yoga tốt?
    •  Về độ dày: Tùy từng mục đích sử dụng mà chúng ta chọn độ dày phù hợp cho mình. Ví dụ:
    Một bạn tập yoga cần chiếc thảm gọn nhẹ có thể gấp lại được để mang đi du lịch hoặc chỉ để trải lên thảm có sẵn ở phòng tập. Vậy trong trường hợp này, bạn có thể chọn các loại thảm tập yoga chỉ dày 1.5mm - 3mm để phục vụ cho mục đích sử dụng của bạn.
    Ngược lại, nếu bạn thích sự êm ái và cũng không quá quan trọng việc tiện lợi thì có thể chọn các loại thảm tập yoga dày 5mm – 6mm. Đây cũng là độ dày thảm phổ biến nhất cho hầu hết người luyện tập yoga.
    • Về chất liệu: Gần đây chúng ta thường nghe nói đến hai nguyên liệu PVC và TPE cấu thành nên thảm yoga.
    Thật ra, nhựa PVC là nguyên liệu trước đây được dùng để tạo ra thảm tập yoga. Nhưng do thành phần của PVC khó phân hủy và hơi có phần độc hại nên dần dần nhà sản xuất chuyển sang dùng vật liệu nhựa TPE. Ngoài ra, một số loại thảm yoga còn được làm từ cao su thiên nhiên, và tất nhiên, giá thành của các chiếc thảm này không hề thấp.

    Chất lượng thảm tập yoga cũng tăng dần từ PVC lên TPE và cuối cùng là cao su thiên nhiên. Độ đàn hồi, khả năng chịu lực, thời gian sử dụng đều tăng dần theo thứ tự như trên.

    Vậy, một chiếc thảm tập yoga tốt là chiếc thảm mang lại tính tiện lợi cho bạn. Thảm có độ đàn hồi tốt nên nâng đỡ cơ thể bạn mà không làm cho bạn cảm thấy đau hoặc trơn trượt khi tập. Thảm không có mùi khó chịu và sử dụng được bền lâu, càng dùng càng thấy thích.

    Thật sự có rất nhiều yếu tố để đánh giá đâu là một chiếc thảm tập yoga tốt nhưng độ dày và chất liệu của thảm tập yoga là hai yếu tố quan trọng nhất mà chúng ta cần quan tâm đến. Tuy nhiên, có thể chiếc thảm này là tốt đối với người này nhưng lại là không tốt đối với một người khác. Cho nên, nếu bạn chọn được một chiếc thảm yoga phù hợp với bản thân và chính bạn cũng yêu quý chiếc thảm của mình thì chắc chắn đây là một chiếc thảm tập yoga tốt đối với bạn rồi.

    "Your happiness is our happiness"
    Om shanti

    Yoga - Tầm quan trọng của người hướng dẫn



    ... Các tình iu thân mến!
    Có 1 thực tế mà ko phải mấy ai cũng nhận thấy đó là:

    TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN BẠN TRONG BẤT KÌ LĨNH VỰC NÀO....???

    Có 1 lần, có 1 chị tập cùng nhóm của tôi nói rằng... chị tập và bị chấn thương... lúc đó rất đơn giản tôi nghĩ rằng đó là điều hoàn toàn bình thường trong luyện tập thể thao mà ko hề biết rằng đó là do sự bất cẩn trong luyện tập của cá nhân chúng ta...

    Có thể bạn quan tâm:
    Ví như bây giờ rất đơn giản để chúng ta có thể thực hiện 1 động tác khó nhưng đó là khi có giáo viên của bạn bên cạnh hướng dẫn cho bạn...

    Đã hơn 1 lần tôi tập tại phòng tập và tôi cố lên những tư thế khó nhưng lại ko có giáo viên bên cạnh... và vì vậy... tôi đã bị rất đau... Giáo viên hướng dẫn của tôi thường nói với tôi và các bạn của tôi rằng: chúng tôi hãy làm theo khả năng mà chúng tôi có... và đừng có vội vàng...

    Tôi biết cũng có rất nhiều người rất điềm tĩnh khi họ có thể làm được một điều gì đó mà họ ko tưởng... nhưng lại có rất nhiều người tỏ ra coi thường khi người khác chưa làm được. Tôi thì lại nghĩ khác: chúng tôi chưa làm được nhưng ko phải chúng tôi ko làm được...

    Các bạn có nhìn thấy trong bức hình mà tôi đăng ko? Đó là 1 cô đã hơn 60 tuổi và 1 chị 50 tuổi và tất nhiên người còn lại là giáo viên hướng dẫn của chúng tôi... thật khó và thật nguy hiểm nếu tự mình làm những động tác như vậy, đúng ko ạ!

    Thế nên mới nói chúng ta đừng quá vội vàng... cứ bình tĩnh, kiên trì và tìm cho mình động lực để hàng ngày bền bỉ luyện tập... 1 ngày ko xa chúng ta sẽ là những chú bồ câu thực sự, là những cây chuối vững chắc, là những chú lạc đà hay những chú quạ đáng yêu...

    Chúc các bạn ngày cuối tuần vui vẻ... hạnh phúc sẽ đến với những ai biết giá trị đích thực của nó!!!

    Love all!!!
    ---
    Chép lại từ FB Hạ Trắng