Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017

Cô giáo yoga của em

cô giáo yoga
Gửi cô giáo yoga của em!

Chị ui, hôm nay em về quê mọi người khen dạo này béo tốt lên, tươi tắn, xinh ra. Em vui quá hớn ha hớn hở! Hí Hí!

Nhìn lại, sau 2 tháng tập Yoga, em cảm thấy cơ thể dẻo dai hơn, ăn ngon hơn, ngủ sâu hơn, tinh thần thoải mái hơn, vấn đề về cổ vai gáy cũng thấy đỡ hơn nhiều! Mới đầu, khi thực hiện các động tác ngả người ra đằng sau là em chóng mặt, mất thăng bằng nhưng giờ thì thoải con gà mái rùi. He he!

Có thể bạn quan tâm:

Nhưng điều em cảm thấy hạnh phúc nhất, ý nghĩa nhất đó là khi đến với S- Yoga house, em nhận ra tập Yoga không chỉ là thực hành asanas, mà còn là sự kiểm soát tâm trí và điều này rất quan trọng. Thực sự điều này rất rất có ý nghĩa với em. Em khá bảo thủ, khi đã có định kiến rất khó thay đổi, quá cầu toàn nhiều khi suy nghĩ quá nhiều, dễ có xu hướng tiêu cực, chán nản. Em biết như thế là không tốt, nhưng vẫn luẩn quẩn chưa tìm đc lối thoát cho mình.

Chỉ khi nghe chị giảng nhiều lần về sự kiểm soát tâm trí, cách giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, cách hướng bản thân tới những suy nghĩ tích cực. Em đã áp dụng nó vào cuộc sống của mình. Giờ mỗi khi gặp vấn đề khó chịu, phiền lòng, em lại tập trung hít thở sâu và niệm om. Sau một lúc là thấy tâm mình lắng xuống. 

Đặc biệt sau mỗi buổi tập, em cảm thấy như mọi sự tắc ứ, suy nghĩ tiên cực trong mình được giải tỏa, một nguồn năng lượng mới được tái tạo, tuôn trào! Trên đường về, hít hà cái không khí lành lạnh mà thấy lòng nhẹ nhàng, từng góc phố, ánh đèn đẹp đến lạ! Ôi, sao mà yêu đời thế! Chị biết không, cuối năm bạn bè rủ đi mua sắm, đi la cà, em toàn từ chối thôi, Tao còn đi tập yoga, nghỉ buổi nào tiếc lắm! hí hí!

Chúc cô giáo của em một năm mới có thật nhiều niêm vui, thật nhiều sức khỏe nhé! Còn em, năm mới sẽ chăm chỉ tập luyện và chú ý tới ăn uống để béo hơn chút nữa! Em đang ngồi và nghĩ vê một tương lai rực rỡ!
---
Chép từ FB của Ngoc Bich Nguyễn viết cho cô giáo yoga Mai Đỗ

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

Tầm quan trọng của hơi thở trong Yoga


NHỮNG THÔNG SỐ VỀ HƠI THỞ TRONG KHOA HỌC GIÚP ANH CHỊ HIỂU RÕ HƠN VỀ HƠI THỞ CHÚNG TA QUAN TRỌNG

Những thông số rất quan trọng cho các bạn hiểu về tầm quan trọng hơi thở khi chúng ta áp dụng thở theo phương pháp Yoga.Vận động trị liệu hơi thở bên trong làm cân bằng bên trong và bên ngoài con người mình, giúp chúng ta phòng ngừa, trị bệnh cho chính mình.

Có thể bạn quan tâm:
Một người bình thường thở 15 nhịp một phút (tức là mỗi dịp thở khoảng 4 giây) . Nếu người tập thở được 5 giây một nhịp thở thì chỉ còn thở 12 nhịp, rồi dần dần sẽ giảm xuống còn 6 nhịp thở/ phút.
Nếu đem so sánh với nhịp thở của một vài động vật như gà mái (30 nhip/phút), chó (28 nhịp/phút), mèo (24 nhịp/phút), Ngựa (16 nhịp/phút), rùa (2 nhịp/phút), có thể thấy con người (15-20 nhịp/phút), nếu thở chậm lại còn 6 nhịp, 4 nhịp, 1 nhịp/phút thì tuổi thọ sẽ tăng lên. 

Khi thở chậm lại chuyển hóa cơ bản giảm, nhịp tim cũng đập chậm lại và đều hơn. Giả sử nhịp tim từ 90 giảm còn 72 lần/phút là đã tiết kiệm 18 lần. Nếu trong 1 năm thì sẽ tiết kiệm được :
18x60x24x365 ngày = 9460800 lần

Qua các thông số người ta khẳng định việc rèn luyện thở chậm, điều hòa và êm dịu cho các kết quả như sau:
1. Ổn định về tinh thần, phát triển sự bình an và tĩnh lặng của tâm.
2. Nâng cao thể lực và tâm trí
3. Không xảy ra xung kích tư bên trong cũng như bên ngoài
4. Thích nghi với môi trường tốt hơn
5. Kéo dài tuổi thọ và giúp chúng ta phòng ngừa được bệnh tật
6. Giúp chúng ta luôn trẻ trung và kéo dài tuổi thanh xuân.......
Có rất nhiều tác dụng mang lại đến cho mọi người khi thở bằng phương pháp Yoga, tại sao bạn không hiểu ? Không áp dụng hàng ngày ? còn chờ gì nữa hãy làm ngay và luôn tại giây phút này.
"Hơi thở là người bạn tri kỷ của chính mình sao chúng ta lại bỏ quên, mà không quan tâm nó."
Số liệu này giáo viên Yoga nên nhớ để giải thích và áp dụng cho học viên.
---
Chép từ FB Đặng Hùng

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

Đừng làm mất đi giá trị vốn có của bộ môn Yoga

Hãy rèn luyện thân thể hàng ngày để nâng cao sức khỏe. Yoga là yoga...yoga ko thể nào pha tạp lẫn lộn với các thể loại khác... tập các tư thế ASANA của YOGA mà ko được hướng dẫn cụ thể để hiểu bản chất của nó, người dậy tư thế yoga mà ko hiểu bản chất đi pha tạp linh tinh thì nguy hiểm lắm hiểu ko các bạn.??

Có thể bạn quan tâm:
Các bạn nên nhớ YOGA KO CHỈ Đơn thuần LÀ UẤN ÉP CÁC KIỂU cho giống tư thế asana là được.Vậy nên mọi người nên lưu ý 1 chút khi áp dụng tư thế của yoga vào bộ môn khác, nếu ko được đào tạo Huấn luyện viên, giáo viên yoga thì các bạn đừng có dại mà làm liều đi dậy người khác. 

Là 1 HLV yoga tôi ko muốn có những điều đáng tiếc xảy ra từ bộ môn tôi và mọi người yêu thích, tôi ko muốn niềm đam mê của mình vô tình tác động đến các bạn để các bạn làm những việc ko tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác. 

Nếu muốn hãy đk khóa HLV rồi hãy dậy nhé, đừng làm liều... nếu ai cũng dậy đc yoga như thế thì chẳng cần đtao HLV làm gì!... Đúng là chưa thấy quan tài chưa rơi lệ... điếc ko sợ súng...Nguy hiểm quá.!😝😝😝😪😪😪😪

LÀM ƠN ĐỪNG LÀM MẤT ĐI GIÁ TRỊ VỐN CÓ CỦA BỘ MÔN YOGA, NÓ VÔ CÙNG TÂM LINH VÀ CAO QUÝ ĐẤY BẠN Ạ...!

P/s: Cứ hiểu đơn giản thế này: Tập yoga mà thực hiện hơi thở ko đúng thôi cũng dẫn đến tác dụng ngược, ko những ko tốt cho sức khỏe mà còn yếu dần đi, RỐI LOẠN KINH MẠCH, trung quốc gọi là TẨU HỎA NHẬP MA, ngoài ra vẹo xương, ảnh hưởng đến não các kiểu chứ ko phải đơn giản.
---
Chép từ FB Yoga Như Quỳnh

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2017

Yoga và các thứ các thứ... (phần 4)

Các tư thế yoga đẹp hoa hậu Nguyễn Thu thủy
Trong yoga asana có một chuỗi các tư thế được gọi là tư thế chiến binh. Điểm chung của các tư thế này là người tập đứng trên mặt đất, cột sống giữ thẳng, trọng lượng cơ thể dồn vào phần xương cùng, xương cụt, trụ vững chãi, mắt nhìn thẳng, vai mở, ức mở rộng. Người Ấn cổ tin rằng nếu bạn thực hành các tư thế này hằng ngày, bạn sẽ có tâm thế và ý chí của kẻ chiến thắng trong mọi việc.

Bài liên quan:
Sau này khoa học hiện đại cũng có nhắc đến "tư thế chiến thắng" trong body language (ngôn ngữ cơ thể) Người ta chỉ ra rằng khi cơ thể ở trong tư thế này đủ lâu (2 phút) não sẽ sản sinh ra một loại hormone làm cho bạn có cảm giác quyền lực tên là testosterone (hormone tạo cảm giác áp đảo) Trong các loài linh trưởng, những con đực Alpha bao giờ cũng có tỉ lệ hormone testosterone cao hơn. Ngược lại với hormone testosterone là hormone cortisol. Những người nhu nhược, hay sợ hãi, những người mệt mỏi và stress thường có lượng hormone này cao hơn.
Trong thể thao, khoa học cũng chỉ ra rằng các vận động viên trước, trong hoặc sau khi thi đấu, họ có những động tác, cử chỉ hoặc hét lên để tự khích lệ hoặc tưởng thưởng bản thân cũng làm não kích thích tiết ra loại hormone quyền uy này.
Giờ nói sang chuyện chiến binh. Mahabharata, cuốn sử thi Ấn Độ vĩ đại, cuốn sách mà người ta cho rằng mọi thứ trong vũ trụ và cuộc đời này đều có ở trong đó, có phần quan trọng nhất là Bhagavad Gita (Chí Tôn Ca). Chí Tôn Ca bao gồm 18 khúc về Yoga được Đấng chí tôn dưới hiện thân của Krixna giảng lại cho nhân loại.
Câu chuyện thực ra là như thế này, đại khái là có hai dòng họ oánh nhau suốt đời này qua đời khác, vừa oánh nhau vừa lấy qua lấy lại nhau, đẻ con với nhau rồi lại oánh nhau tiếp (tại thời đấy chỉ có hai dòng họ nên cũng chả lấy được họ khác thì phải) Thế rồi, chắc oánh mãi cũng mệt, trận đánh cuối cùng, trước khi chuẩn bị xông ra chiến trường, hoàng tử Acgiuna, cung thủ xuất sắc, chiến binh vĩ đại, người cầm chắc chiến thắng trong tay, thế mà trước giờ lâm trận, nhìn sang bên phía quân thù, bỗng nhiên lại nảy sinh một tấm lòng nhân ái mới bỏ mịe. Chàng buông cung, ôm đầu quì xuống và than khóc cho kẻ thù, những người mà chàng cho rằng có quan hệ họ hàng với chàng. Chàng không muốn giết họ. Chàng thấy mất đi ý nghĩa của chiến đấu. Mọi thứ bỗng trở nên vô nghĩa và trống rỗng. (nghe quen ghê nhỉ)
Lúc này thì Đấng chí tôn liền xuất hiện dưới hiện thân của một người xà ích cho hoàng tử Acgiuna, và động viên khích lệ, giải thích và giáo huấn cho chàng một chặp. 18 khúc thoại giữa Krixna và Acgiuna sau này được coi như một bộ kinh với những chủ đề khác nhau về triết lý, về vũ trụ và vạn vật, về vĩnh cữu (đọc cái này xong thấy phim Eternity của TAH như kiểu hắt xì hơi) về cái chết về linh hồn, về giác quan, bản ngã, về yoga và thiền định...
Tôi cũng không khuyến khích các bạn đọc sử thi hay đọc Chí tôn ca làm gì cho mệt (càng không khuyến khích đi xem phim) ở đây tôi chỉ muốn nhắc đến những điều mà Đấng chí tôn nói với hoàng tử về bổn phận của người chiến binh và về nỗi sợ hãi.
Theo Đấng chí tôn thì sự bạc nhược là nguyên nhân gây nên khổ não cho thế gian này. Chúng ta khốn khổ vì chúng ta yếu đuối. Vì yếu đuối và khốn khổ nên chúng ta tự ảo tưởng và nguỵ biện. Thế giới này tồn tại không có khái niệm Thiện-Ác, Tốt-Xấu, Đúng - Sai. Chỉ có những người làm đúng bổn phận của mình, và đó chính là đạo đức. Nếu bạn là một chiến binh thì hãy chiến đấu với tinh thần vô uý (không sợ hãi) Đừng trông đợi vào Thượng Đế. Đừng nguỵ biện về lòng nhân ái. Đừng tìm đến giả dối được khoác dưới những lớp áo khác nhau của sự hèn nhát.
Khi thành thật đối diện với bản thân, nhận lấy bổn phận và trách nhiệm của người chiến binh, chúng ta sẽ tận lực với tất cả sức mình. Không còn ma quỷ để đổ lỗi, không còn Thượng Đế để đỡ lấy gánh nặng hộ. Không còn nghiệp quả để bám víu an ủi, mà lúc này, tôi chịu trách nhiệm về số phận mình, gồm cả những điều tốt đẹp và xấu xa, cả thành công và thất bại, cả sai lầm và dấn bước. Đó chính là Đạo.
Mỗi chúng ta ai cũng là chiến binh, ai cũng có những bổn phận và trách nhiệm phải gánh vác, ai cũng có những cuộc chiến đấu riêng, những khó khăn phải đối diện. Vì vậy, chừng nào bạn thành thật với bản thân và thực hành yoga, chừng đó bạn làm chủ cuộc đời mình.

---
Xin về từ FB Hoa hậu VN 1994 Nguyen Thu Thuy

Yoga và các thứ các thứ... (phần 3)

Tư thế yoga cây lau Nguyễn Thu Thủy
Trước khi bi bô tiếp về yoga, tôi phải thống nhất một quan điểm với các bạn là nếu các bạn không lai nhiệt tình là tôi giận tôi không viết nữa đâu đấy ;)mà tôi mà giận là giận lâu phết đấy.

Bài liên quan:
Như này, người Ấn cổ có một lý thuyết như sau, nếu bạn nhặt một hòn đá lên và ném nó đi, giả thiết là hòn đá không va chạm phải vật nào trên suốt đường bay của nó và nếu bạn sống đủ lâu, một ngày đẹp trời hòn đá sẽ quay lại tay bạn. Khoảng hơn 5000 năm sau, Albert Einstein nhà vật lý lừng danh của thế kỷ 20 cũng phát biểu một nguyên lý tương tự: nếu ta bắn một viên đạn vào hư vô, viên đạn đó sẽ quay trở lại với ta, sau khoảng 600 năm gì đó.
Schopenhauer, triết gia người Đức viết cuốn sách nổi tiếng Thế giới như là ý chí và biểu tượng khi mới 30 tuổi, cuốn sách đã đặt ra và giải quyết một phần quan trọng của triết học và trở thành nguồn cảm hứng cho một loạt những tên tuổi lớn của triết học và tâm lý học sau đó như Nietzsche, Freud, Wagner, Wittgenstein... toàn bộ tư tưởng trong cuốn sách được lấy từ Unpanishads (Áo nghĩa thư)
Claude Levi - Strauss, nhà dân tộc học có những đóng góp lớn lao cho nhân loại, trong chương cuối cùng của một cuốn sách (Nhiệt đới buồn) kể về những chuyến đi điền dã nghiên cứu những tộc người trên khắp thế giới, ông đứng bên bức tượng Phật và tuyên bố đại khái thế này: cuối cùng thì tất cả những chuyến đi cho khoa học của tôi, tất cả những góp nhặt và nhận thức của tôi có được cũng không có gì nằm ngoài những điều người đàn ông này (đức Phật) đã từng suy nghĩ khi ngồi dưới gốc cây bồ đề năm nào.
Đọc đến đây, các bạn đừng vội qui kết tôi đang dùng mấy dẫn chứng đó để ca ngợi yoga và ảnh hưởng của nó. Cũng đừng trách móc tôi lôi mấy cái tên loằng ngoằng ra doạ các bạn, tôi cũng chả hiểu thực sự mấy ông đó nói gì đâu.
Vậy ra, con người, bao lâu nay, lâu phết, cái gọi là homo sapiens từ lúc xuất hiện cho đến giờ, các triết gia, chiêm tinh học, tiên tri, khoa học, tôn giáo, chính trị, văn thơ nghệ thuật, kinh tế học, nhân học, tâm lý học... các thứ các thứ cũng chỉ để chăm chăm tìm hiểu và giải quyết một số vấn đề cơ bản mà thôi. Đó là vấn đề cơ bản gì, các bạn cũng đừng hỏi tôi, tôi không nói đâu.
Đời người, ngoài thứ hành trình tất yếu là sinh - lão - bệnh - tử, còn có một hành trình khác, hành trình bên trong, hành trình nội tại. Nó làm cho con người ta tìm thấy ý nghĩa của sự tồn tại của mỗi cá nhân. Hơi buồn tị phải nói luôn, không mấy người đi được tới đích trên hành trình này trong một kiếp người. Chúng ta mải chơi quá, sa đà vào luyến ái, danh vọng, vật chất và quyền lực. Chúng ta ghé chơi quá lâu với những thứ phù du. Vì vậy, chúng ta lạc đường và vong thân, chẳng đến được cái đích cuối cùng, hehe, Chân Ngã (cái này tiếng Phạn gọi là Atman, anh giai Schopenhauer đặt tên cho con chó cún của anh í là Atman)
Vẫn chưa thấy có gì là giô ga giô giếc ở đây nhở :D thế để nói tiếp về hành trình nội tại vậy. Nhiều người nhầm lẫn việc đi tìm chính mình bằng cách đấu tranh cho nhân loại, cho công bằng bình đẳng bác ái. Không phải cứ làm từ thiện thật nhiều thì thành mẹ Teresa cả đâu. Nhân loại không cần chúng ta cứu rỗi, thế giới bao gồm cả tốt xấu vẫn tồn tại theo qui luật riêng của nó tự sinh tự diệt, chứ không phải bằng ý chí hay hành động của một tập thể hay cá nhân nào cả :D
Vì thế í mà, muốn đi đến đích, trên con đường nội tâm ấy, ngoài việc ăn uống sinh hoạt điều độ, đi ị đúng giờ (cái này cực quan trọng) chúng ta không cần phải cố gắng phấn đấu trên bẩy phẩy 3 môn văn toán ngoại ngữ. Cũng không cần phải đọc hết tất cả sách của nhân loại, càng không cần phải tập giô ga các thứ các thứ để có vòng eo 58 :D không cần phải tụng kinh gõ mõ, không cần phải học Phật pháp để đi doạ nghiệp quả với những đứa không làm mình hài lòng, không cần phải ăn chay, không cần phải yêu hoà bình ghét chiến tranh yêu màu trắng ghét màu đen, các thứ các thứ... không cần thiết. Thế chúng ta phải làm gì nhở?
Tin vui cho chúng ta (gồm cả những người ăn thịt chó và không ăn thịt chó), cũng theo thuyết của các văn bản Ấn cổ, nhân loại chúng ta đang ở vào thời kỳ Kali, được coi là thời kỳ đen tối nhất, thời kỳ mà giá trị chân chính chỉ còn một phần tư, đói khát, tội lỗi, hung bạo hoành hành, đầy rẫy khổ cực, niềm tin tiêu vong và chẳng còn mấy người thực hành nghi lễ. Loài người sẽ đi qua thời kỳ đen tối này để đến một thời kỳ mới với tâm thức bừng sáng hơn (tức là số người đến đích nhiều hơn) không còn giết lẫn nhau và huỷ hoại môi sinh nữa.
May thế, hihi, thế thôi, chả lo nữa, còn chờ gì nữa mà không ra ngoài ban công ngắm mưa rơi thôi. Chẳng mấy đâu, tính theo thời gian của Thần (tức là thời gian của ngườii ngoài hành tinh, cái bọn có đĩa bay í) thời kỳ Kali này sẽ kéo dài khoảng 1200 năm thôi. 1200 năm thần tức là nhân với 360 năm (1 năm thần bằng 360 năm bọn thằng người chúng mình) ai có máy tính tính hộ đi. Thật, cũng chả mấy chớp mắt.
Mượn câu hát của nhạc sỹ họ Trịnh kết cái tút, túm cái váy lại vậy. 
Tôi như đứa trẻ ngồi bên hiên nhà chờ mong thế kỷ tàn phai.
---
Xin về từ FB Hoa hậu VN 1994 Nguyen Thu Thuy
;
)

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2017

Yoga và các thứ các thứ... (phần 2)

Tư thế yoga xoặc ngang Nguyễn Thu Thủy
Trước khi nói chuyện yoga, để tôi kể chuyện dông dài phát đã ;) chuyện hai con trym, hí hí

Bài liên quan:
Có một cái cây rất to và rất cao với nhiều cành nhánh, vươn lên đến trời xanh, chúng ta tạm gọi nó là cây Đời đi nhỉ. Trên cây Đời có hai con chim, có thể còn có nhiều hơn hai con, nhưng tôi chỉ nhìn thấy hai con thôi nên tôi sẽ chỉ kể về hai con chim này thôi. Một con đậu tít trên ngọn cây, một con đậu dưới thấp. Con chim trên ngọn thì trầm tĩnh, đắm chìm trong ánh sáng rực rỡ. Con chim ở cành dưới thì nhảy chí choách chí choách không yên. Nó chuyền cành nọ sang cành kia, ăn những trái ngọt và những trái đắng.
Con chim ở cành dưới cứ nhảy nhót liên tục. Khi vớ được trái ngọt, nó hạnh phúc một tý, thế rồi lúc vớ phải trái đắng, nó đau khổ. Lúc ăn trái ngọt nó sung sướng lắm, còn lúc ăn trái đắng, nó ngậm ngùi và ngước lên nhìn con chim ở trên ngọn. Nó thấy con chim trên ngọn kia thật diệu kỳ trong ánh sáng rực rỡ, chẳng hạnh phúc, cũng chẳng khổ đau, cứ trầm tĩnh, trầm tĩnh trong ánh sáng thật rực rỡ.
Con chim ở cành dưới thầm ao ước được như con chim trên cao, nhưng rồi nó lại mau quên đi ao ước đó, lại bắt đầu chí choách nhảy nhót ăn trái ngọt và trái đắng. Cứ như vậy, lâu lâu nó lại ngước mắt lên nhìn con chim trên cao, lại ao ước, rồi lại quên béng mất, lại lao đi tìm trái ngọt, trái đắng.
Kiểu kiểu thế, trong mỗi chúng ta luôn luôn tồn tại cả hai con chim. Con chim ở dưới thấp chỉ là cái bóng trông như thật, hay chỉ là phản chiếu của con chim trên ngọn. Tự bản chất, việc ăn nhầm trái đắng hay trái ngọt, nhảy nhót chuyền cành, đau đớn hay sung sướng cũng chỉ là một ảo ảnh, một giấc mơ mà thôi. Con chim chân thực thì vẫn mãi mãi ở đó, trên cao kia, trầm lặng, an nhiên, rực rỡ và oai vệ, vượt ra ngoài mọi ưu sầu khổ não.
À mà oánh đến đây lại chả thấy có gì liên quan đến giô ga nữa í, thế thôi, để kể tiếp chuyện khác ;)
Tôi biết có anh kia làm nghiên cứu khoa học, rất say mê và tận hiến. Anh dành mười lăm năm trời đằng đẵng cho khoa học. Người đời nhiều người kêu anh hâm hấp, thế nhưng anh vẫn hướng lên trên, như con chim ở cành dưới, mải miết bay dần bay dần lên cao hơn, mong sẽ một ngày thành con chim ở trên ngọn. Thế rồi, cống hiến của anh cũng được ghi nhận, anh đạt được một hai giải nọ giải kia. Thế là thay vì biến những thành tựu đó thành bàn đạp để bay lên cao hơn, anh lại coi chúng là quả ngọt quả đắng. Giờ thì anh cũng lách chách chuyền cành ăn quả ngọt quả đắng như những con chim khác. Thỉnh thoảng, có đôi lúc, chắc anh cũng ngước lên cao nhìn con chim trầm tư trên ngọn, nhưng có vẻ như ham muốn ăn trái ngọt vẫn mạnh mẽ hơn.
Ôi thôi, lại lạc đề tiếp rồi, chả liên quan gì đến giô ga nữa rồi, hic (còn nữa) 
---
Xin về từ FB Hoa hậu VN 1994 Nguyen Thu Thuy

Yoga và các thứ các thứ... (phần 1)

Yoga và các thứ các thứ


Cân nhắc mãi, định viết rồi lại không viết, rồi lại quyết định viết về yoga. Nguyên nhân không phải là vì sợ bị các bạn bảo là "ơ con này bị ngộ giô ga dzồi" (giống các bạn vẫn hay đem chuyện đọc sách tập giô ga của mình ra giễu cợt, rồi bảo mình ngộ chữ các thứ các thứ, hi hi) Thực tình chỉ là vì mình thấy mình cứ bi bô với khoe ảnh tập tành này nọ trong khi cũng chưa ra đâu vào đâu cả, người luyện tập ai lại thế. Vì vậy các bạn chịu khó like và tranh thủ tham khảo đi, chứ sáu tháng một năm nữa mình tu tập khá hơn, mình không nói không khoe các thứ các thứ nữa đâu.

Bài liên quan: 
Còn nguyên nhân tại sao mình muốn viết cái note này là vì:

- Sau một thời gian chuyên tâm luyện tập và đọc, nghiên cứu về yoga, mình thấy đây thực sự là một phương pháp rèn luyện thân tâm rất tốt, rất nên được chia sẻ cho mọi người. Hơn nữa, mình hiểu là yoga không chỉ là một môn thể dục đơn thuần để rèn luyện sức khoẻ thể chất, nó còn là một phương pháp luyện tinh thần, cùng với những triết lý uyên thâm, minh triết về con người, vũ trụ và nhân sinh.

- Nhưng vì bản thân yoga xuất hiện từ rất lâu đời, có thể nói là cổ xưa nhất trong các phương pháp rèn luyện, cùng với một hệ thống triết lý Ấn Độ giáo phức tạp và đồ sộ, nên yoga thường bị hiểu nhầm theo hai hướng: hoặc là quá thần bí, hoặc là chỉ đơn thuần là các bài tập thể chất. Cả hai yếu tố này đều đúng, nhưng nó làm nản lòng những người muốn tiếp cận vì không nắm bắt được thực sự. Người tập nó để giảm cân, săn chắc, dẻo dai thì bị trường phái huyền bí chê bôi là yoga uốn dẻo. Người tập theo trường phái huyền bí (lầm rầm đọc chú, chú trọng hít thở hơn là asana...) thì bị gọi là mê tín, cuồng tín...

- Cách đây vài hôm mình có post status về những lợi ích của việc học yoga với hlv riêng, kiểu 1 kèm 1. Sau đó mình nhận được rất nhiều inbox về việc này. Cộng với mình quan sát thấy ở Việt Nam, các hlv yoga có vẻ không đoàn kết cho lắm. Mình thấy nhóm hoặc thầy này chỉ trích chê bôi nhóm/thầy khác về phương pháp, về lý thuyết... Có thầy còn tự nhận chỉ có yoga của thầy mới là chính thống, còn các yoga khác là không chính thống. Rồi người Việt phải học thầy Việt, không học thầy Tây, không học thầy Ấn vì không phù hợp.

Đây là quan điểm của mình, yoga với mình là một ngôi đền thiêng, cổ xưa và vĩ đại. Ai tiếp cận với yoga cũng sẽ dần dần bị cuốn hút vào. Người thì sờ mó tường cột, điêu khắc và kiến trúc kỳ vĩ. Người thì trầm ngâm mặc tưởng với những văn tự khắc trên tường. Người thì chẳng nói gì, lặng lẽ ngồi xuống và tụng niệm. Ai cũng đúng cả. Không có sai đúng khi bạn đã ở bên trong, bạn và những người khác, và bản thân ngôi đền lúc này là một. Chừng nào bạn còn nhòm ngó người khác, ganh đua, chỉ trích, phân biệt đúng sai, tao - mày, thì bạn còn chưa ở bên trong ngôi đền. Thầy cũng vậy, thầy chỉ là người dắt bạn đến cửa đền, cho bạn những thông tin và kiến thức nhất định để bạn có thể đủ tự tin bước vào. Một ngôi đền có nhiều cửa, đôi khi vào bằng cửa sau lại hay hơn vào bằng cửa trước. Cửa chật hẹp lại tốt cho luyện tập hơn cửa rộng. Bạn hoàn toàn có thể là thầy của chính mình. Việc quan trọng không phải là tìm thầy tốt. Càng không phải là phương pháp nào tốt. Mà quan trọng là bạn sẵn sàng bước vào trong đền và ở trong đó như thế nào.

(còn nữa, mai post tiếp, đến giờ đi ngủ rồi)

P/S: mình viết note này như một món quà tặng cho tất cả những ai có duyên đọc được nó, trong những ngày tháng 7 âm lịch, những ngày mà bất cứ ai cũng sẽ ít nhất một lần suy tư về sự sống cái chết, về tồn tại, thế giới, vũ trụ và bản thân mình. Và vì nó là một món quà nên các bạn không nhất thiết phải nhận, mình sẽ delete tất cả các comment mình thấy là không phù hợp.

ahihi, hoan hỷ hoan hỷ
---
Xin về từ FB Hoa hậu VN 1994 Nguyen Thu Thuy