Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2019

Tại sao mùa đông càng phải tập luyện Yoga???


"Không lo bệnh tật chỉ sợ bệnh lười"
Bạn thì sao? Mùa đông có lười nhác rèn luyện không? Có dậy sớm hơn các mùa để tập luyện chưa? Hàng ngày có làm ấm cơ thể bằng vận động không? Tôi xin phép nói thẳng là chúng ta mùa hè đã lười vận động thì chắc 100% mùa đông siêu lười luôn. Trong 4 mùa thì mùa đông có nguy cơ mắc bệnh lý cao như co mạch, hô hấp, đặc biệt phổ biến là xương khớp. Hôm nay tôi xin phép chia sẻ bệnh hay mắc phải vào mùa đông là thoát vị đĩa đệm, tại sao vậy? 

Có thể bạn quan tâm:

Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra vào mùa nào?

Thoát vị đĩa đệm (hay còn gọi là đau dây thần kinh tọa) là tình trạng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống do thoái hóa hoặc các sang chấn. Bệnh thường gây ra các triệu chứng đau nhức vùng thắt lưng lan xuống chân. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra bất cứ khi nào nhưng phổ biến nhất và thường tái phát vào mùa đông khi thời tiết chuyển lạnh, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, vận động của người bệnh. Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra vào mùa nào đây?

Vì sao bệnh thoát vị đĩa đệm thường xảy ra vào mùa đông?
Vào mùa đông khi thời tiết lạnh và thời điểm dễ xảy ra và tái phát nhiều bệnh như viêm xoang mũi, các bệnh đau nhức xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm khiến cho người bệnh cảm thấy lo lắng. Mỗi khi thời tiết thay đổi chuyển lạnh khiến cho vùng bị thoát vị đĩa đệm bị đau nhức, tê cứng khó cử động rất phiền toái. Nguyên nhân được xác định là do:

Mùa đông thời tiết lạnh, hanh khô, khi thì ẩm ướt thất thường kết hợp với các yếu tố bên trong sẵn có ở người bệnh như dịch khớp, kết tủa muối, thay đổi nồng độ hóa chất, vận mạch,… làm xuất hiện các cơn đau khớp.
Trời rét kèm theo mưa dễ khiến cho các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông hơn sẽ trở nên bị khô cứng gây ra khó cử động và đau mỏi. Bên cạnh đó do trời lạnh nên việc vận động giảm đi khiến cho khí huyết kém lưu thông khiến cho các cơn đau nhức, tê bì trở nên nặng thêm.
Các tác động do phong, hàn, thấp kèm theo các nguyên
Ngoài bệnh thoát vị đĩa đệm thường tái phát vào mùa đông còn có nhiều bệnh xương khớp khác cũng thường xuyên gặp phải như thoái hóa khớp háng, đầu gối, đau lưng, viêm khớp,… Do đó người bệnh cần lưu ý để phòng tránh và khắc phục bệnh hiệu quả.

Các biện pháp phòng tránh thoát vị đĩa đệm và bệnh xương khớp vào mùa đông

Các bệnh xương khớp dễ xảy ra và tái phát vào mùa đông. Do đó, người bệnh rất cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ xương khớp luôn khỏe mạnh để tránh mắc bệnh. Cụ thể các bạn nên thực hiện tốt các biện pháp như sau:

1. Giữ ấm cho cơ thể

Điều này rất quan trọng vì như đã nói ở trên, thời tiết lạnh sẽ khiến cho gân cơ bị co rút lại, dịch khớp khô cứng gây đau và tê khớp. Do đó, người bệnh cần thiết giữ ấm cho cơ thể khi có không khí lạnh tràn về, nhất là giữ ấm cho đôi chân.

2. Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý

Bạn nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Không nên làm việc quá sức, nhất là bưng bê nặng sẽ gây áp lực đè nặng lên cột sống và xương khớp. Cần nghỉ ngơi hợp lý. Hay dành thời gian tĩnh tâm giúp cho cơ của bạn thả lỏng.

3. Vận động hàng ngày bằng Yoga và kết hợp các kỹ thuật khác.

+ Vào mùa đông lạnh thường khiến cho nhiều người siêu lười vận động. Điều này khiến cho các khớp xương có nguy cơ bị cứng lại, khí huyết kém lưu thông gây đau nhức, tê bì chân tay. Do đó, các bạn nên thường xuyên vận động, tập luyện các bài tập phù hợp.

+ Các tư thế Yoga giúp cho cơ thể ấm lên, các khớp được mở ra. Khí huyết lưu thông khắp cơ thể tránh hiện tượng đông cứng các khớp, co rút các gân, dây chằng. Đặc biệt vùng thắt lưng các đốt sống mềm mại, dây chằng đàn hồi tốt hơn và các cơ rắn chắc nhờ các tư thế ngã, gập, và vặn xoắn.
+ sử dụng các kỹ thuật làm ấm như thở thận, thở tâm linh, thở thanh lọc, thở co rút trên huyệt đạo chính..... nó giúp cho khí huyết sung mãn, lan tỏa đến các khe đốt sống. Cột sống trở nên ấm, tươi mới.

+ Thường xuyên thực hiện các động tác xoa bóp, massage giúp lưu thông khí huyết và giảm đau nhức xương khớp.

+ Sử dụng kỹ thuật chườm ấm các vùng lưng, cổ.

4. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Người bệnh nên thường xuyên bổ sung vào thực đơn ăn uống các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, các loại vitamin vì chúng rất cần thiết và tốt cho hệ xương khớp khỏe mạnh. Bên cạnh đó cần tránh ăn các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn sẵn, thực

Kính tặng cả nhà bài viết, mong cả nhà không có thời gian đến phòng tập Yoga cộng đồng thì hãy tập trên chiếc giường của mình, hay bất kỳ nơi đâu thoải mái. Vì sức khỏe của mình là yêu thương gia đình bạn.

Photo: Trần Nguyên Phú

Chép lại từ FB Đặng Hùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét