Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2021

Đau đầu, choáng váng, và mờ mắt sau khi backbend sâu?

 

Gần đây, trong các cộng đồng thực hành yoga và các giáo viên yoga có chia sẻ 1 số video và những câu chuyện ví dụ như bị ngất, choáng, hay thậm chí là co giật khi thực hiện các động tác deep backbend như trong 1 video từng được chia sẻ rộng rãi trước đây. Cá nhân mình cũng biết 1 số trường hợp bị ngất sau khi giữ deep backbend. Thực ra, đây không phải là hiện tượng lạ và có nhiều người có thể đã từng cảm thấy đau đầu, choáng váng, và mờ mắt gần giống như bị tụt huyết áp vậy sau khi tập backbend, nhất là những động tác backbend sâu với cổ ngửa ra sau tối đa. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể đến từ cổ, và hôm nay mình sẽ giải thích vấn đề này dựa trên giải phẫu học.

H1: Động mạch đốt sống (dải màu đỏ đi qua các mỏm ngang ở 2 bên đốt sống cổ) đưa máu từ tim lên trên đầu
H1: Động mạch đốt sống (dải màu đỏ đi qua các mỏm ngang ở 2 bên đốt sống cổ) đưa máu từ tim lên trên đầu

H2: Hình vẽ động mạch đốt sống ở đốt sống C1
H2: Hình vẽ động mạch đốt sống ở đốt sống C1

Ở dọc 2 bên mỏm ngang (transverse processes) của các đốt sống cổ từ C1 đến C7 là 2 động mạch đốt sống (vertebrae artery) rất lớn có nhiệm vụ đưa máu từ tim lên não và kết nối với động mạch nền (basilar artery) ở trên não để từ đó phân phối máu đi khắp não bộ (hình H1&2). Trong tập luyện, mọi người thường hay chú ý tới lưng dưới (lumbar spine) là khu vực “quá dẻo” của cột sống, nhưng trên thực tế cổ mới là phần linh hoạt nhất của toàn bộ cột sống, có khả năng bend rất sâu so với phần lưng trên hay lưng dưới. Quãng chuyển động của cổ lại tập trung nhiều nhất ở 2 đốt sống đầu tiên là C1 (còn gọi là Atlas - tên đặt theo vị thần Atlas, người nâng đỡ cả quả địa cầu trên vai giống như đốt sống C1 đang nâng đỡ bộ não) và C2 (còn gọi là Axis). Theo Physiopedia, 50% quãng gập cổ và ngửa (duỗi) cổ đến từ khớp giữa C0-C1, và khoảng 50% quãng chuyển động xoay (rotation) đến từ khớp C1-C2. Chuyển động của 2 đốt sống C1 và C2 là cực kỳ linh hoạt.

H3: Khi cổ ngửa ra sau tối đa, sự thiếu ổn định (instability) xung quanh C1 & C2 khiến chèn ép lên động mạch lớn và ngăn cản máu đưa lên não.
H3: Khi cổ ngửa ra sau tối đa, sự thiếu ổn định (instability) xung quanh C1 & C2 khiến chèn ép lên động mạch lớn và ngăn cản máu đưa lên não.

Một vấn đề có thể gặp phải đối với cổ đó là thiếu sự ổn định (stability), nhất là đối với 2 đốt sống trên cùng C1 và C2. Do nhiều nguyên nhân, 1 số người có phần C1, C2 này không ổn định và có các cơ xung quanh không đủ khoẻ để có thể hỗ trợ được cổ trong những tư thế hoặc chuyển động của cổ. Khi bend ra sau (neck extension), các cơ quanh đốt sống cổ nếu không đủ khoẻ và ổn định ở cuối quãng chuyển động sẽ gây áp lực lớn lên các cấu trúc sâu hơn và chèn ép 2 động mạch đốt sống. Minh hoạ về giải phẫu của cổ và đường đi 2 động mạch và dây thần kinh ở khu vực C1 và C2 có thể được hình dung qua hình H2&3. Điều này khiến giảm lưu lượng máu và gây ra thiếu máu lên não tạm thời. Từ đó gây ra 1 loạt các hiện tượng ví dụ như hoa mắt, choáng váng, đau đầu, tê,... sau khi backbend sâu.

Vậy câu hỏi đặt ra là, có nên tiếp tục tập backbend sâu hay không? Nếu muốn tập backbend sâu thì cần phải chú ý điều gì? Để góp phần hạn chế và khắc phục vấn đề chèn ép (compression) ở cổ này, việc tập luyện để các cơ sâu trong cổ trở nên khoẻ hơn đến giúp ổn định cổ là vô cùng cần thiết khi backbend nói riêng và sự khỏe mạnh của cổ trong các chuyển động ở cuối quãng, đặc biệt là khi cổ còn phải chịu thêm lực như trong tư thế châu chấu hay chest stand. Thay vì chỉ cố gắng “ép” cơ thể 1 cách thiếu hiểu biết và thiếu kỹ thuật, lời khuyên của mình dành cho những người tập luyện nói chung đó là phải biết cách tập để làm tăng sự ổn định (stability) thông qua thực hành 1 số bài tập làm mạnh cơ ổn định (stabilizers) và lấy nền tảng này để phát triển và nâng cao thêm.

---
Dũng Nguyễn - Yoga Science - 18/2/2021 
Nguồn FB Thái Dũng.