Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2020

Chỉ có tư thế yoga dễ, tư thế yoga khó - Không có tư thế nâng cao

 

Chỉ có tư thế dễ, tư thế khó trong vô vàn asana mà chúng ta đang thực hành. Đừng nên dùng cụm từ "Asana nâng cao" để kích thích sự tò mò muốn khai phá của các Hv hoặc đề cao năng lực bản thân (Tham khảo: Sự vô lý của các tư thế yoga nâng cao).

Có tài liệu nào từ cổ chí kim nói về hai lợi ích khác nhau cho cùng 1 asana Rắn hổ mang chân duỗi sau và Rhm chân chạm đầu hay như asana bánh xe và bánh xe tay nắm cổ chân? Hay chính các Tt được gọi là Hổ mang chúa, bánh xe hoàn hảo nói trên đã vô tình biến một vài đốt sống cổ, thắt lưng thành khớp động khi mà bản chất nó là khớp bán động...

Kiến thức bạn cần có phải là trong cùng một ca tập, cùng một asana, cùng một thời khắc... sẽ khiến tất cả Hv thoả mãn và hưởng lợi như nhau dù: Người cơ địa cứng, người sức khoẻ yếu, người tập mới, người tập cũ.

Kiến thức bạn cần có là hiểu nhiều về giải phẫu, hiểu từng lớp cơ, khớp, tế bào nào của Hv được căng - giãn - nới lỏng - xiết chặt hay nghỉ ngơi trong 1 asana bất kì. Hiểu thế nào là khớp bất động, khớp bán động, khớp động, cấu tạo nào tạo nên sự khác biệt đó? Thế nào là tiến trình lão hoá khớp tự nhiên? Phân biệt vùng ảnh hưởng mà biết chính xác đốt sống bệnh. Phân biệt giãn - co cơ khác nhau thế nào vv... Chỉ cần hiểu đúng và đủ bạn đã là 1 Hlv có năng lực.

5 kiến thức cơ bản về Yoga truyền thống bạn phải nằm lòng thay vì tìm chuỗi , tư thế nâng cao hay mê mải tìm các workshop khi bản thân thật sự chưa đủ chín để học. 5 kiến thức đó là:

#Kosha #Pranayama #Bandha #Nadis và #Chakra.

+ Kosha là gì ? dấu hiệu nào mà chỉ cần trao đổi với Hv trong một cuộc trò chuyện chúng ta phát hiện Kosha nào đó của họ đang bị tổn thương?

+ Pranayama bản chất thật sự?

+ Bandha được ứng dụng thế nào trong việc dẫn khí khi thực hành asana để khai thác triệt để công dụng tự phục hồi - lợi ích gốc của Yoga?

+ Nadis - Khi bạn thông suốt về nó bạn sẽ giống như 1 thầy xem tướng mà đọc vanh vách sở trường, sở đoản của từng Hv khi tiếp xúc, từ đó giúp họ cân bằng trở lại, phát huy sở trường, triệt tiêu sở đoản...

+ Cuối cùng là Chakra. Hãy hiểu và tin một cách thông thái đừng để bị, thậm chí tự dẫn mình vào mê trận, đừng hiểu một cách mặc định mà không dám khai phá vì sợ lạc đường...


Kiến thức thì mênh mông, hiểu biết thì giới hạn. Chỉ mong muốn một điều cái Tầm của Hlv Yoga VN chúng ta (cả tôi) không chỉ dừng lại ở số lượng cái bằng, cái chứng chỉ, cái huy chương thi đấu nhiều hay ít, chinh phục được bao nhiêu asana nâng cao, thiền bao tiếng 1 ngày hay nhớ được bao từ tiếng Phạn... Hãy học một cách nghiêm túc. Nếu chưa đủ, bạc đầu rồi vẫn nên học lại.
Cảm ơn đã đọc.
---
Chép lại từ FB Hoảng Thảo Yogi.

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

Những Kiến Thức Cần Biết Khi Tập Yoga


1. Yoga là một môn khoa học cực kỳ tinh tế, nghiên cứu về thể xác, tinh thần và linh hồn của con người. Thần Shiva là vị yogi đầu tiên xuất hiện từ hơn 15.000 năm trước tại dãy Hy Mã Lạp Sơn.

2. Tập yoga lâu dài sẽ đem lại cho chúng ta một cơ thể khoẻ mạnh, một tinh thần sảng khoái và sáng suốt. Nó giúp tái sinh lại, hồi phục lại những cơ thể suy yếu và bệnh tật.

3. Yoga là một biện pháp trị liệu tuyệt vời vì tất cả các động tác yoga điều là biện pháp trị liệu. Chỉ khi chính bản thân chúng ta trãi nghiệm nó thì chúng ta mới thấy được sự tuyệt vời mà yoga đem lại cho mình. Người ta hay thường nói yoga là sự tái sinh là thật sự chính xác.

4. Không được vội vàng trong khi tập yoga vì có những động tác phải mất vài năm luyện tập thì chúng ta mới có thể tập được nhưng cũng có những động tác chỉ mất khoảng vài tháng. Vì thế yoga là sự kiên trì mỗi ngày, không được vội vàng khi luyện tập vì mục đích chính của yoga là đem lại sức khoẻ chứ không phải đem lại những chấn thương cho cơ thể.

5. Không được so sánh bản thân mình với bất kỳ ai trong khi tập yoga vì mỗi cơ thể chúng ta khác nhau, cấu tạo cơ xương khớp khác nhau ở mỗi người thì chúng ta không được suy nghĩ và buồn chán khi ai đó làm được tư thế mà sao chúng ta chưa làm được.

6. Cơ thể chúng ta là một ngôi đền, để bảo vệ nó chúng ta cần xây dựng những nền tảng cần thiết để bảo vệ nó vì cơ thể chúng ta chỉ có chúng ta mới biết được những gì thuộc về bên trong của chúng ta. Chỉ có chính mình mới biết được những giới hạn của mình thế nên hãy luyện tập yoga với sự chú tâm quan sát, suy ngẫm và cảm nhận sự thay đổi của cơ thể.

7. Khi tập yoga hãy luôn quan sát hơi thở của mình vì rất nhiều người chỉ chú ý tới động tác mà quên đi hơi thở. Vì khi thở đúng thì khi luyện tập yoga mới thật sự đem lại hiệu quả.

8. Yoga cần sự kiên trì mỗi ngày, hãy dành cho cơ thể mỗi ngày 60 phút, hãy tận hưởng 60 phút này cho chính bản thân mình bằng cách thật sự tập trung luyện tập, tắt chuông điện thoại, lắng nghe hơi thở, lắng nghe sự chuyển động của cơ thể.

9. Ai cũng có thế mạnh của riêng mình, người thì có lực mạnh nhưng cơ thể cứng, người có sự dẻo dai nhưng lực thì yếu cho nên chính sự luyện tập kiên trì mỗi ngày sẽ khắc phục lại tất cả.

10. Yoga thì rất là tốt nhưng cái gì quá thì cũng phản tác dụng nên mỗi ngày hãy tập từ 60-90 phút. Nhiều người tập yoga 3-4 tiếng mỗi ngày thì sẽ bị suy giảm sức khoẻ và không còn nguồn năng lượng. Cân bằng hợp lý dinh dưỡng, lựa chọn nguồn thực phẩm sạch để tạo nguồn năng lượng là việc rất cần thiết.

11. Hãy để yoga theo suốt cuộc đời của bạn vì:
“Khi bạn tập yoga vài tuần nó sẽ thay đổi tâm trí bạn.
Khi bạn tập yoga vài tháng nó sẽ thay đổi cơ thể bạn.
Nhưng khi bạn tập yoga vài năm nó sẽ thay đổi cả cuộc đời của bạn.”
Chúc cho tất cả mọi người tập yoga với sự hiểu biết và ngày càng có nhiều người yêu thích môn yoga.

---
Chép lại từ FB Trịnh Ngàn Phương.


Thứ Ba, 10 tháng 11, 2020

Yoga là gì? Khác thể dục thế nào? Dành cho ai? Hiểu đúng về tập Yoga

 

Yoga là gì? Khác thể dục thế nào? Dành cho ai?
1. YOGA LÀ GÌ?

  • Yoga là một bộ môn khoa học lấy hơi thở làm gốc, thiền là đỉnh cao và trị liệu là giá trị cao nhất.
  • Nếu coi hơi thở là nội dung thì các động tác/tư thế chính là hình thức để truyền tải nội dung đó.

2. TẬP YOGA KHÁC TẬP THỂ DỤC NHƯ THẾ NÀO?
  • Tập thể dục hướng ngoại - Tập yoga hướng nội, hướng vào bên trong cơ thể.
  • Tập thể dục hướng đến phần Thân bằng cách vận động cơ thể nhanh, mạnh với mục đích ra thật nhiều mồ hôi để đốt cháy calo - Tập yoga hướng đến sự cân bằng Thân-Tâm-Trí, giúp khoẻ Thân-an Tâm-vững Trí, giúp chữa lành cả Thân bệnh-Tâm bệnh, giúp ta tìm lại chính mình.
  • Tập thể dục thiên về phát triển sức mạnh cơ bắp - Tập yoga giúp phát triển đồng bộ cả: khả năng thăng bằng, độ giãn, độ dẻo dai và sức mạnh.
  • Tham khảo thêm: Đây là 15 lý do tại sao tập Yoga tốt hơn Gym.

3. YOGA DÀNH CHO AI?

Yoga là bộ môn khoa học mang tính phổ cập, thích hợp với tất cả mọi người trừ ba trường hợp sau:

  • Người đang bị chấn thương, vết thương chưa lành.
  • Người không có nhận thức như mắc bệnh thần,...
Riêng với trẻ dưới mười một tuổi khi mà cột sống chưa phát triển hoàn thiện ( chín đốt xương sống bao gồm năm đốt xương cùng và bốn đốt xương cụt chưa hợp nhất làm một) thì việc dạy yoga cho trẻ dưới mười một tuổi cần thận trọng và bằng tất cả tình yêu thương.

4. TẬP YOGA ĐÚNG LÀ NHƯ THẾ NÀO?
  • Là tập động tác/tư thế trong sự kết hợp hài hoà và nhuần nhuyễn với hơi thở.
  • Là tập động tác/tư thế phù hợp với cơ địa của bạn.
  • Là tập động tác/tư thế hợp lý với tình trạng sức khoẻ hiện tại của bạn.
  • Là khiến bạn cảm thấy thoải mái, sảng khoái, bình an sau khi kết thúc buổi tập.
Tập yoga rất tốt, tuy nhiên, nó lại là "con dao hai lưỡi": tập đúng sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời nhưng tập sai sẽ để lại hậu quả khôn lường. Do đó, hãy luôn là một người thực hành yoga thông minh, biết đặt sự an toàn của bản thân lên hàng đầu.

Tham khảo thêm: 5 Điều sai lầm về yoga vẫn còn được giảng dạy.

(Trích cuốn sách đầu tay của tớ: "Kinh nghiệm luyện tập yoga an toàn" - Trang 14-17)
---
Chép từ FB Trần Thủy Yoga.