Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2022

Yang - Yin Yoga: Khái niệm và so sánh trong thực hành

 

Yang - Yin Yoga: Khái niệm và so sánh trong thực hành

YANG - YIN YOGA: thái độ ứng xử với cơ thể trong luyện tập yoga hay lối sống yoga trong một Yogi...bài viết cố gắng đưa về sự đơn giản nhất để người chưa thực hành asana yoga cũng có thể hiểu bởi yoga không giới hạn bởi các tư thế chuyển động của cơ thể, yoga là cách ứng xử, lối sống, phong thái... bài viết là sự nghiên cứu và phân tích của cá nhân, nên các bạn chia sẻ kiến thức vui lòng trích nguồn 🙏

❣️ Trước hết, hiểu thế nào là Yang yoga và Yin yoga (dưới góc độ luyện tập asana)

Yang yoga được hiểu là tập luyện cho sự phát triển cơ bằng cách xiết căng, tối đa sự giữ căng, tăng áp lực lên cơ nhằm tăng sức mạnh cơ.

Yin yoga được hiểu là sự kéo dãn và thả lỏng, mục đích phục hồi và trị liệu, nếu Yang làm nóng cơ thì Yin làm mát, nếu Yang là sự căng xiết tập trung thì Yin là sự đồng điệu và dung hòa...

Trong giới hạn về khái niệm Yang- Yin dưới góc độ luyện asana thì Yang và Yin lại được hiểu theo cấp độ luyện tập như sau:

  • Với người mới tập luyện, người đang gặp các triệu chứng bệnh lý thì Yin được đưa về nhóm các tư thế kéo dãn, mục đích giúp người tập có thể thả lỏng, tìm được sự đồng điệu trong hơi thở, cơ thể và tâm trí. Còn Yang được đề xuất là nhóm các tư thế thiên về thể lực nhằm phát triển sức mạnh cơ...điều này do giới hạn về thể trạng, sức khoẻ, thể lực và sự hiểu biết của người tập.
  • Với người đã tập luyện lâu năm và có thể lực cao thì Yin hay Yang là cách ứng xử của yogi với cùng 1 tư thế: nếu người đó căng xiết và giữ sự tập trung căng xiết vào vùng cơ muốn phát triển thì đó là Yang yoga-  nếu ng đó buông lơi được hơi thở để tìm thấy sự thư giãn và đồng điệu trong cơ thể và tâm trí thì đó là Yin yoga. Chẳng hạn: tư thế headstand (trồng chuối); bọ cạp; handstand...đều là những tư thế phải tập trung thể lực cao với người mới luyện tập, nhưng với các yogis luyện tập lâu năm thì họ hoàn toàn có thể dễ dàng tìm được sự thư giãn bình thản trong tư thế 
  • Từ cách hiểu trên nên trong tập luyện để đạt tới trạng thái cân bằng ng tập nên  kết hợp Yin và Yang yoga bằng cách: kết hợp trong một bài tập, kết hợp ngay trong một tư thế, hoặc xen kẽ trong các ngày tập, hoặc cao hơn nữa ng tập có thể nhận biết cần tập Yin hay Yang để cân bằng tại thời điểm luyện tập....

❣️ Sâu và cao hơn Yang và Yin được hiểu là âm và dương, hay là hai mặt đối lập của vấn đề...trung đạo là khoẻ, là hạnh phúc, thì cũng thế: không quá mạnh, ko quá yếu- không quá cương, không quá nhu- không quá vận động - không quá nghỉ ngơi-....cho cùng một vấn đề, hoặc cùng một chủ thể, cùng một tư thế...

❣️ Yoga mang tính chất hỗ trợ sự chữa lành, là công cụ để hỗ trợ sự cân bằng cho chúng ta trong cuộc sống...sự cân bằng trong cơ thể vật lý và trong cơ thể tinh thần...vận dụng nó linh hoạt phù hợp với mình thì ta khỏe. Ví dụ: cả ngày căng thẳng vì hoạt động công việc, tập Yin yoga để đem lại sự thư giãn, đối lập với trạng thái hiện hữu kia của cơ thể; ngược lại một ngày ủ rũ, tập Yang yoga để tăng sự hoạt động, linh hoạt cơ thể đối lập với trạng thái hiện hữu kia...; hoặc cả tuần căng xiết thì cuối tuần Yin yoga; hoặc ngay trong chính buổi tập hãy chủ động tìm cho mình Yin và Yang do thái độ ứng xử của chính mình với tư thế...

Trong tinh thần, học cách ứng xử với cùng một vấn đề để đưa nó về trung đạo, ko quá ghét- quá yêu; ko quá trọng- quá khinh...cách nhìn của bạn khiến thế giới của bạn thay đổi và cơ thể tâm linh của bạn thay đổi-cơ thể tâm linh thay đổi thì thế giới quanh bạn thay đổi...

TRONG VŨ TRỤ NÀY, KHI BẠN ĐI TRÊN CON ĐƯỜNG TRUNG ĐẠO LỐI VỀ SẼ THÊNH THANG 

NAMASTE 🙏🙏🙏
---
Chép từ FB LI DI

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2022

Câu chuyện về chấn thương do tập Yoga

Câu chuyện về chấn thương do tập Yoga

Thời gian gần đây, Hương Anh được nghe nhiều câu chuyện về chấn thương do tập Yoga. Nhưng điều ngạc nhiên là mọi người rất ít khi công khai chia sẻ về câu chuyện của mình. Phần lớn đều lặng lẽ đi chữa trị. Có lẽ một phần vì yoga luôn được khoác lên mình chiếc áo “yoga chữa bách bệnh” nên mọi người cảm thấy ngại khi phải nói câu “mình bị chấn thương vì tập yoga”????

Đồng thời những hình ảnh tư thế yoga tràn lan trên mạng xã hội khiến nhiều người nghĩ rằng yoga là ép dẻo, xoạc dọc thôi chưa đủ mà kê thêm vài cục block nữa mới là đỉnh cao. Yoga là lên đầu đứng...v.v trong khi đây là 2 tư thế mình còn không tập và không dạy cho học viên của mình. Và vì được đóng khung những hình ảnh như vậy về yoga cộng thêm sự tin tưởng với giáo viên vì thầy cô làm được và “nhìn vẫn khỏe mạnh” thì mình cứ tin và tập theo. Nên khi bị ép, bị nhấn vào các tư thế thì đau cũng không sao, “no pain no gain” mà.


Passive adjustment – chỉnh sửa bị động được dùng để chỉ hành động của người giáo viên tiếp chạm trực tiếp đến cơ thể người học viên, trợ thêm lực để ép, nhấn, kéo, bẻ khi học viên đang thực hiện tư thế. Đây là phương pháp cần phải hạn chế và thật cẩn trọng khi áp dụng chỉnh sửa cho học viên.

Vì sao nên hạn chế và tốt nhất là không dùng tới chỉnh sửa bị động - passive adjustment?

Thứ nhất: Không có đủ thông tin về tiểu sử, tình hình sức khỏe và hiểu biết về cơ thể học viên. Một lớp ở studio số lượng học viên có khi lên đến mười mấy - hai mươi người, trong đó có những học viên đi tập vãng lai, người giáo viên đôi khi còn chưa kịp biết hết tên của học viên trong lớp mình đang hướng dẫn, cùng với thói quen của người Việt ngại chia sẽ, ít trao đổi các vấn để của mình cho giáo viên nắm rõ khi đến lớp Yoga. Mọi người xem hình minh họa bên dưới chỉ là một động tác đơn giản như tư thế em bé thôi, lực tác động không đúng chỗ cũng đã có thể gây nên những tổn thương thầm lặng cho cơ thể rồi.

Thứ hai: Các phương pháp điều chỉnh với mục đích ép để học viên vào tư thế sâu hơn đã lỗi thời, việc chỉnh sửa này đi ngược lại hầu hết các nghiên cứu hiện tại về cách phát triển khả năng vận động lành mạnh. Nó đã tạo ra một hiểu lầm rằng các cơ thể đều giống nhau, đều có thể vào được các tư thế một cách hoàn chỉnh với quan điểm “no pain no gain” mà quên đi rằng mỗi cơ thể đều là duy nhất và không cơ thể nào giống cơ thể nào. Việc ép học viên vào tư thế “chuẩn” giống như mình đang đi từ ngoài vào, trong khi để học viên tự chủ động vào thế với lời hướng dẫn thì sẽ là đi từ trong ra và hoàn toàn tôn trọng tình trạng cơ thể của học viên ở thời điểm hiện tại.

Cơ thể cũng có tầm vận động (ROM) chủ động và bị động. Sự khác biệt giữa tầm vận động bị động và chủ động càng lớn thì khả năng chấn thương càng cao. Khi luyện tập với sự tác động, nhấn, ép, kéo từ bên ngoài quá nhiều và làm tăng khoảng cách giữa tầm vận động bị động với chủ động, đưa cơ thể vào tầm vận động mới mà nó không có nhiều thông tin “lưu trữ” nó cũng sẽ không có những biện pháp để bảo vệ an toàn của cơ thể.

Thứ ba: Cho dù giáo viên cố ép cho học viên vào thế, thì đó không phải phương pháp luyện tập để giúp học viên tiến bộ. Cho dù mình bỏ qua những cảnh báo của hệ thần kinh và cho phép sự căng cơ, ép dẻo diễn ra, nhưng điều đó không có nghĩa là tư thế khi được ép sâu sẽ được lưu vào trí nhớ. Điều này có nghĩa là: việc giúp ai đó đạt được biên độ sâu hơn không giúp họ sở hữu biên độ mới có được đó, bạn không thể tăng tính linh hoạt và sức mạnh từ tác động vật lý bên ngoài, mà cần rèn luyện để có sự cân bằng giữa sức mạnh và dẻo dai từ bên trong.

Hãy nhớ, việc chỉnh sửa không phải để đóng khung cơ thể học viên với những góc cạnh nhất định mà chỉ mang tính chất dẫn dắt để học viên có mặt và cảm nhận tốt hơn cơ thể của mình.

Còn bạn, trong quá trình thực hành, trải nghiệm Yoga của mình đã từng gặp tình trạng này chưa? HA mong được đọc câu chuyện của các bạn và đồng thời cũng để lan tỏa yoga an toàn để yoga sẽ mang đến những lợi ích thật sự.
---
Chép từ FB Huong Anh Vu