Tìm kiếm Blog này

Hiển thị các bài đăng có nhãn tập yoga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tập yoga. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2024

Tự thực hành yoga ở nhà. Có nên?

 

Dạo này thấy nhiều bạn có xu hướng muốn tự tập ở nhà, không biết động cơ là gì, vì thời gian, điều kiện, hay hoàn cảnh vv... 
 
Và rồi có những trang mạng nở rộ việc quảng cáo dạy yoga, những HLV với những nick thần thánh, kêu như chuông vỗ ngực dạy yoga cho sắc đẹp không tuổi, yoga cho sức khỏe, cho trị liệu vv... thậm chí cả thiền qua mạng.

Ok. Vâng thì có cầu mới có cung, có người mua mới có người bán nhưng xin người bán có tâm 1 chút dù trong mắt vài HLV bộ môn yoga giống miếng thịt mông giữa chợ ngày tết: tơ hơ ra đấy ko giành giật ko được. Hãy hiểu nguyên tắc cơ bản trước khi gào rú câu: YOGA DÀNH CHO NGƯỜI MỚI TẬP.
 
Như nào là người mới tập? Ngay cả thở thôi cũng tập lại từ lúc lọt lòng, các thánh dạy qua mạng có kiểm soát sự đúng sai, nông sâu hơi thở của họ không hay cứ leo lẻo nói hít phình thở hóp là ok. Chỉ vươn tay thôi có hướng dẫn và kiểm soát họ vươn căng tới tận đầu ngón tay ko? Chỉ hướng dẫn qua mạng thôi có khiến họ trước khi gập mình phải duỗi cột sống không. ..vv... đó là chưa kể những tư thế cơ bản khác như đẩy hông xiết mông, nâng ức, thả lỏng gáy cổ.... trước khi vào tư thế nào đó không. Rồi thì chống chỉ định này nọ cho bệnh này bệnh kia... 

À nhân lúc nói về trị liệu, một lần lướt mạng đập vào mắt 1 tư thế châu chấu cơ bản dành cho người thoát vị... trời ạ thoát vị mà thánh ấy túm vào thành 1 bệnh thì quả là THÁNH THẬT, những ai đó bị thoát vị mà chưa hiểu về yoga lao vào tập với niềm tin to lớn rằng cứ tập như này đi rồi bệnh sẽ hết thì hệ lụy thế nào với người thoát vị lõm. 
 
Rồi yoga dành cho sắc đẹp với 1 tư thế và 5,7p mỗi ngày cho 1 v2 con kiến...lạy hồn, hồn ăn gì tôi cúng ak. Chúng tôi đây lăn lộn với phòng tập khác gì các chú bộ đội xưa lăn lộn nơi chiến trường mà mấy ai v2 con kiến nếu ko bóp mồm bóp miệng. ...có mẹ hlv thực hiện qua mạng tư thế tấm ván mà hướng dẫn tư thế đó có chuẩn éo đâu, chóp mông nhổm lên như cái gò mả giữa đồng... 
 
Rồi có bà HLV luôn luôn nói không ai tin tôi ở tuổi 40,vâng thưa bà nếu qua xử lý vi ảnh, xử lý photosop thì tôi đây cũng ngang gái 18+ 1 tý thôi ak. Thực hành yoga tốt là trẻ từ bên trong, xương chắc khỏe, trí nhớ minh mẫn, tâm bình an chứ đừng mập mờ sự đẹp trẻ ấy để người tập hiểu rằng khỏi tới spa vẫn căng láng làn da kể cả 60,70t. Nên nhớ chúng ta luôn luôn phải tuân thủ theo bánh xe thời gian dù muốn dù không, chẳng qua khi ta tập yoga bánh xe đó sẽ quay chậm hơn bình thường mà thôi.
 
Hãy là người tu tập yoga thông thái, hãy tới phòng tập ít nhất là 1 năm để được hiểu về yoga một cách đúng đắn. Dù bạn là ai, là HLV giỏi giang, có tiếng đi chăng nữa cũng đừng dạy yoga công nghiệp, đừng bỏ tiền ra mua dịch vụ quảng cáo của facebook rồi muốn nói gì cũng cho là mình đúng vì hàng ngàn like, hàng ngàn lượt chia sẻ ảo rồi. Dạy yoga khác với dạy những thứ khác không phải chỉ cần bắt chước làm theo là được.
 
SỐNG TRONG ĐỜI SỐNG CẦN CÓ MỘT TẤM LÒNG...

 Nguồn: Sưu tầm

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2022

Căng thẳng tích luỹ - Tập Yoga sao vẫn cứ nhức mỏi???

căng thẳng tích luỹ - tập yoga sao vẫn cứ nhức mỏi ???


Có bao giờ bạn bước ra khỏi lớp tập với một trạng thái cơ thể thật nhẹ, thật thoải mái nhưng sau một ngày làm việc thì nhức mỏi vai, cổ, gáy, đau lưng,... lại "quay về"?

Cá nhân Liên cảm nhận tập Yoga trên thảm là rất tốt, nhưng cách chúng ta hành động sau đó như thế nào mới là yếu tố quyết định. Sau lớp tập, bạn vẫn ngồi gù lưng hàng giờ, không dãn cơ, không vận động sau khoản thời gian dài và bạn nghĩ Yoga không giúp bạn tốt hơn.

Giống như lúc ngồi Thiền bạn cảm thấy bình yên nhưng trong cuộc sống bạn thiếu tỉnh thức, thời gian dài khổ đau vẫn khổ đau và bạn nghĩ Thiền không giúp bạn tốt hơn. Vậy có phải do Yoga hay Thiền không tốt?!

Thực chất, việc chúng ta chỉ luyện tập 1 giờ trên thảm chưa đủ để thắng được sự căng thẳng mà bạn tích luỹ trong cả ngày và nhiều năm trước đó.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ CĂNG THẲNG TÍCH LUỸ


Là sự căng thẳng được tích luỹ ngày qua ngày do các thói quen tưởng chừng như vô hại:

Trong cuộc sống:

Sai tư thế (đi, đứng, nằm, ngồi) trong một thời gian dài như đứng dồn lực về một chân, ngồi gù lưng, ngồi xe ưỡn ngực, ngồi chéo chân, khuân vác vật nặng không đúng cách, đọc sách, bấm điện thoại,...

Trong luyện tập:

  • Sự lệch lạc tích tụ trong từng tư thế
  • Không tập đều cho hai bên, không tập các tư thế đối lập (counter pose), không dãn cơ đủ sau buổi tập.

NHỮNG DẤU HIỆU CHO THẤY BẠN ĐANG BỊ CĂNG THẲNG TÍCH LUỸ


Mất cân bằng cấu trúc cơ xương khớp. Cơ thể là một thực thể thống nhất, mỗi một bộ phận sẽ làm đúng vai trò của nó. Một nhóm cơ không làm việc đúng vai trò thì các nhóm cơ, xương, khớp còn lại phải gánh. Sẽ có các nhóm cơ bị căng thẳng quá mức (thường xuyên bị gồng không cần thiết dễ dẫn đến co cứng cơ), các nhóm cơ bị yếu quá mức (thường xuyên thả lỏng, không tham gia vào giữ cân bằng cơ thể trong không gian dẫn đến lỏng lẻo và suy yếu).

  • Xuất hiện trường hợp dễ đau nhức mỏi cơ ở một số vùng căng thẳng điển hình như vai, cổ, gáy, thắt lưng.
  • Thường xuyên đau nhức các khớp: cổ chân, gối, hông, lưng,...
  • Cơ nhanh mỏi, khó ngồi tập trung mà phải thường xuyên vặn vẹo.
  • Cong vẹo lệch cột sống: vai/hông cao, vai/hông thấp, bên cơ dày, bên cơ mỏng, mông lớn, mông bé, gù lưng, khung chậu ngã trước (APT), ngã sau (PPT),...
  • Chân vòng kiềng, chân chữ X, chân bẹt,...

GIẢI PHÁP:


  • Điều chỉnh thói quen
  • Thực hành Yoga, học cách lắng nghe, cảm nhận cơ thể để có sự nhận thức về thế nào là sự cân bằng, thế nào là tư thế phù hợp.
  • Chánh Niệm trong đời sống: ý thức về tư thế cân bằng, ý thức không giữ tư thế trong thời gian dài, luôn dãn cơ nhẹ nhàng sau khoảng thời gian giữ lâu một tư thế.

P/s: Ảnh là cái đoạn mình thư giãn lưng sau lớp Online. Dù bạn là HLV bạn ý thức về tư thế, về việc điều chỉnh tư thế ngồi liên tục nhưng sẽ không tránh những sự căng thẳng. Căng thẳng xuất hiện thì giải trừ liền để nó không phải tích lũy qua ngày tháng nhen.
---
Chép từ FB Ha Lien

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2022

5 Lý do dân văn phòng nên tập yoga

5 Lý do dân văn phòng nên tập yoga

Hiện nay, dù công việc bận rộn, rất nhiều nhân viên văn phòng đã tìm đến yoga như một cách yêu bản thân lành mạnh nhất.

Bên cạnh đó các Cơ quan, Doanh nghiệp cũng hướng đến một môi trường làm việc khỏe mạnh bằng việc hỗ trợ, động viên và khuyến khích việc tập luyện. Nhằm nâng cao sức khỏe, sức sáng tạo và hiệu xuất công việc cho nhân viên. Điều đó cũng thể hiện một môi trường làm việc lành mạnh, chuyên nghiệp và đầy tính nhân văn.

5 LÝ DO DÂN VĂN PHÒNG NÊN TẬP YOGA:

1. Giảm thiểu nguy cơ mắc “bệnh công sở”


Bệnh công sở là những bệnh gây ra bởi các thói quen do công việc, điển hình nhất là Cổ, vai, gáy...Dân công sở thường ngồi làm việc tại một nơi cố định, và đa số là môi trường điều hòa lạnh trong nhiều giờ mỗi ngày. Do thói quen cúi đầu về phía trước, mạch máu cổ bị đè nén, dẫn tới máu lưu thông lên não bị hạn chế, làm thiếu máu não và chất dinh dưỡng, dễ dẫn tới hoa mắt mắt, chóng mặt, ù tai, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, buồn ngủ. 

Làm việc lâu trên máy tính, phần vai căng cứng gây viêm quanh vai, khi dùng chuột thì khuỷa tay, cổ tay cong không tự nhiên, cứng nhắc, nhìn lâu làm cơ mắt căng thẳng, mờ mắt. Khi tập Yoga giúp cơ thể cải thiện các vấn đề trên, giải tỏa căng thẳng các vùng cổ, vai, gáy và lưng... cũng như giảm thiểu các bệnh về tim mạch.


2. Giảm áp lực công việc


Khối lượng công việc cũng như các yếu tố nơi công sở có thể mang đến áp lực, trở nên mệt mỏi, chán nản, ít hứng thú với công việc. Yoga giúp người tập thư giãn, tĩnh tâm, xua tan mệt mỏi tăng cao năng lực tự phục hồi. Ngoài ra việc tập Yoga thường xuyên cũng giúp bạn ngủ ngon hơn, rèn luyện tinh thần minh mẫn, tập trung trí óc và giải quyết công việc tốt hơn.

3. Tăng khả năng sáng tạo


Tâm trạng tốt hơn, suy nghĩ tích cực hơn là điều dễ thấy với những người thường xuyên tập Yoga. Điều này cũng giúp họ có tâm thế lạc quan, suy nghĩ sáng suốt, kích thích khả năng sáng tạo trong công việc cũng như trong cuộc sống.

4. Cơ thể đẹp hơn, dẻo dai hơn


Các động tác Yoga mang lại sự dẻo dai hơn cho cơ thể, dù là nam giới hay nữ giới thì bạn cũng cần điều này. Với nữ giới, tập Yoga còn giúp họ giảm mỡ thừa ở vùng bụng, hông và có cơ thể săn chắc, gợi cảm hơn.

5. Dễ dàng thực hiện


Đến lớp Yoga buổi sáng mai để có tinh thần thoải mái hứng khởi cho cả ngày làm việc hoặc tập vào buổi chiều khi tan sở, khoảng 45-60’ là điều mà dân công sở hoàn toàn có thể thu xếp được. Thậm chí khi đang làm việc ở văn phòng, họ cũng có thể thực hiện những động tác đơn giản tại ghế để giúp cơ thể giải tỏa mệt mỏi. Với những lý do trên, còn chần chừ gì nữa mà bạn không tham gia bộ môn Yoga để trở nên khỏe đẹp hơn và luôn tràn đầy năng lượng trong công việc?
---
Chép từ FB Nguyễn Đức Tú

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2022

Vì sao tập yoga lại không giảm mỡ bụng?

Vì sao tập yoga lại không giảm mỡ bụng?

Trước tiên phải nhìn nhận lại quan điểm “Tập Yoga thì ko giảm được bụng!”. H ko biết ở đâu lại có khẳng định đó. Riêng H xin cam đoan nếu tập đúng Yoga thì bụng giảm rất nhiều! Chưa kể cơ thể sẽ vô cùng săn chắc và nhẹ nhàng. Vậy tại sao nhiều người tập hoài mấy năm mà ko có kết quả?

1. Tập chưa đúng định tuyến! Bởi nếu Người tập đúng định tuyến theo cơ thể của mình thì 100% lực vào bụng mà ko cần phải cố gồng hay siết bụng! Định tuyến mà H nói ở đây là việc căn chỉnh, sắp xếp cơ, xương, khớp để đưa cơ thể về trạng thái cân bằng trong thế tập. Nó ko phải là việc bắt cơ thể phải làm theo nguyên khuôn mẫu nào đó.

2. Cơ thể chưa cân bằng! Khi cơ thể mất cân bằng, lực trọng tâm ko đi vào trục chính giữa, ko đi vào vùng hạ đan điền của cơ thể! Có nhiều trường hợp phải chỉnh vai khom cổ rùa thì tập bụng mới hiệu quả. Hoặc phải tập mạnh cơ đùi để chỉnh cân bằng trên dưới, sau đó tập thì lực vào bụng sẽ tăng lên rất nhiều!

Tập yoga giảm mỡ bụng


3. Không chú trọng vào hơi thở, hoặc sử dụng chưa hiệu quả các phép thở để áp dụng riêng vào tập bụng! Ví dụ, hít khi vào thế và thở khi vào thế sẽ tạo lực siết khác nhau! Hay trong lúc giữ thế nếu biết sử dụng các phép thở chuyên sâu thì hiệu quả sẽ nhanh nhẹ vô cùng. Nhất là trong Yoga lấy hơi thở làm gốc. Ko quay về cái gốc thì mọi thứ cũng chỉ giải quyết phần ngọn thôi ah.

4. Tập quá mưu cầu và không thả lỏng! H hay nói là vạn sự do tâm! Kiểm soát được cái tâm của mình đã chiếm đến 50% thành công. Bạn cảm nhận, bạn thả lỏng, bạn chậm nhẹ từ từ thì kết quả sẽ tốt lên! Đây là Yoga! Nên hạn chế đưa các phong cách cóp nhặt từ gym hay thể dục thẩm mỹ vào tập! Hơi thở nhẹ là thước đo của 1 buổi tập chứ ko phải đo lường bằng lượng mồ hôi đổ nhiều hay ít.

5. Ngoài ra còn nhiều yếu tố từ ăn uống, stress, căng thẳng và đặc biệt mất cân bằng nội tiết tố. H đã từng gặp trường hợp học viên ko ăn gì cũng mập! Sau khi tập luyện tác động nhiều và tuyến yên và cân bằng lại nội tiết thì chỉ trong 2 tháng Bạn giảm 7,5kg và 11,5 cm vòng bụng. Nên việc cân bằng cảm xúc, tâm trí và tinh thần trong quá trình tập luyện sẽ giúp kết quả hiệu quả rất nhiều!

Tất nhiên còn muôn vàn lý do, nhưng trong phạm vi tập trung của Yoga H xin phép được tổng hợp lại. Hy vọng Chúng ta có quan điểm khác về Yoga và tự tin tập Yoga để giảm bụng! Xin cảm ơn và chúc thành công! Namaste!


(Xin phép dùng hình trên lớp Kỹ năng dạy core trên lớp 300H để mình họa)
---
Chép lại từ FB Hien Nguyen Van

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2022

Học phí yoga như thế nào là đúng???


CHUYỆN ĐÁNG BÀN😂😂😂

🔥🔥🔥HỌC PHÍ YOGA NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG???

Gần đây, HLV Yoga trở thành một nghề khá “hot” và dĩ nhiên thì nghề nào mà chẳng là để kiếm tiền, có cạnh tranh, có đấu đá.

VẬY…HỌC PHÍ NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG?

👉Có học viên thì bảo,ôi sao cô lấy học phí mắc thế?

👉Có học viên lại nói,học phí rẻ vậy cô,e học chỗ A,B học phí cao lắm.

👉Có HLV lại bảo sao cô “phá giá” thế thì sao người khác chiêu sinh được?

👉Có HLV lại bảo sao cô lấy cao thế thì làm giàu mấy hồi😧😧😧

😱😱😱Thế rốt cuộc cái gì quy định “học phí”?

✅Là một HLV yoga theo cảm nhận riêng,thì học phí phụ thuộc 5 vấn đề sau:

1: Trình độ,kinh nghiệm,kĩ thuật của HLV dạy (HLV lâu năm,kinh nghiệm nhiều, kiến thức tốt thì dĩ nhiên HP sẽ cao hơn)

2: PT Riêng hay là lớp chung-lớp nhiều hay ít học viên

3: HLV dạy nâng cao hay cơ bản,trị liệu phục hồi.

4: Tìm học viên,lấy kinh nghiệm,hay muốn tạo ra giá trị trao đi.

5: HLV dạy trực tiếp,online hay theo khoá.

👉👉👉Và dĩ nhiên,điều quan trọng ở đây là học viên nhận được gì,cảm thấy phù hợp với phong cách dạy và sự truyền đạt từ người HLV nào,kinh tế của học viên ra sao? Không phải cứ đi tìm HLV cho mình dựa vào HP-hãy cảm nhận theo cơ thể mình.Bởi không ai là hoàn hảo,ai cũng sẽ có những điểm nổi bật và những điểm hạn chế.HLV nào cũng sẽ có những chuyên môn,không ai biết rõ yoga 100% cả.

Vậy nên,đừng so sánh HLV qua học phí, cũng đừng nghĩ HLV yoga nào cũng giàu có, dạy vì tiền bạc (tuy nhiên họ cũng xứng đáng nhận đc đúng giá trị với những gì họ bỏ ra).

Namaste ❤️

Ảnh: st - hãy bắt đầu với yoga dù bạn là ai, như thế nào 🌹🌹🌹
---
Chép từ FB YOGA and My

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2022

Mình tự học Yoga ở nhà như thế nào?

Mình tự học Yoga ở nhà như thế nào?
Mong là có thể giúp ích cho những ai mới bắt đầu trong việc xác định hướng đi và có kế hoạch hành động cụ thể để có thể đạt kết quả Tốt.

Bản thân mình biết đến YOGA là cách đây tròn 6 tháng, mình từ một trang giấy trắng thật sự luôn. Lúc này mình gặp khó khăn là không xác định được hướng đi? cách học? và nên bắt đầu như thế nào???

Mình đã đăng ký 1 lớp cơ bản và học 3 tuần, và lúc này mình bắt đầu hình dung ra ý nghĩa và con đường YOGA mình muốn theo đuổi. Bản thân YOGA không nhất thiết phải chinh phục phô diễn được các thế, mà chính trong quá trình tập luyện đó, chúng ta sẽ là ai? là một người kiên trì hay thấy khó vội bỏ? YOGA luyện cho cta một tinh thần bản lĩnh nghị lực thực sự, và thấy yêu quý trân trọng cơ thể mình mỗi ngày.

Mình chưa phải là người xuất sắc nếu đem mình so với thế giới yoga ngoài kia, nhưng với bản thân mình của 6 tháng trước thì mình của hiện tại là một phiên bản xuất sắc nhất từ trước đến giờ . từ THÂN TÂM TRÍ ❤ biết ơn nhiều lắm ạ.

ĐỂ TỰ HỌC THÀNH CÔNG CẦN GÌ?


1/ TỪ BỎ THÓI NGỤY BIỆN, TỰ KỶ LUẬT, NHẤT QUÁN VÀ LUÔN GIỮ LỜI HỨA VỚI BẢN THÂN.


Chúng ta - ai cũng sẽ có cho mình một mớ những lý do làm trì hoãn cta hành động, và sự khác nhau của những người thành công và người chỉ đang ngưỡng mộ ngkh là người thành công họ đã bắt đầu làm từ lâu rồi. Hãy cố gắng sắp xếp thời gian của mình hợp lý và cân bằng mọi thứ ở mức vừa phải. Chúng ta không theo đuổi sự tuyệt đối nữa mà hãy chọn lấy sự Cân Bằng - đó cũng là 1 điểm đặc biệt trong YOGA - CÂN BẰNG.

2/ PHẢI CÓ 1 KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỤ THỂ, RÕ RÀNG TRƯỚC KHI NGỦ CỦA NGÀY HÔM TRƯỚC.


Mình thường xem trước nội dung và cố gắng quan sát kỹ cách hít thở, cách thực hiện, khoảng cách tay chân.... của 1 video chia sẻ bài tập nào đó mình muốn tập. Và trước khi ngủ mình cố hình dung ra mình sẽ thực hiện nó như thế nào.

Khi tập hãy mở lại tập theo, hoặc tập theo trí nhớ của mình. Không nên đến lúc tập mới bắt đầu mở ra tìm nội dung sẽ tập. mất thời gian và năng lượng cũng sẽ giảm.

3/ TẠO THÓI QUEN VÀ DUY TRÌ ĐỀU ĐẶN


HÃY THỨC DẬY VÀ BẮT ĐẦU TẬP VÀO ĐÚNG MỘT KHUNG GIỜ CỐ ĐỊNH TRONG NGÀY (hãy tập vào lúc 5AM)

HÃY CHUẨN BỊ ĐỒ TẬP NGAY BÊN CẠNH GIƯỜNG HOẶC THẬM CHÍ MẶC LÊN NGƯỜI TRƯỚC KHI NGỦ (bằng cách này cta sẽ giảm bớt các lý do để không bước ra khỏi giường)

HÃY TỰ ĐỘNG VIÊN BẢN THÂN LÀ CHỈ CẦN MÌNH DẬY MẶC ĐỒ TẬP VÀ BƯỚC LÊN THẢM YOGA LÀ ĐƯỢC RỒI... (nếu vẫn muốn quay lại giường ngủ tiếp thì xem ra bạn chưa yêu yoga đủ :))

4/ DỤNG CỤ YOGA CẦN THIẾT PHẢI CÓ


- Đồ tập: chắc chắn phải sắm cho mình ít 3 bộ (mình đã sắm 10 bộ ^^) và nhất định phải mặc đồ tập yoga khi tập (đây chính là 1 sự cổ vũ tinh thần cực kỳ lớn khi bạn nhìn mình trong gương khi tập, khi mình có những bức ảnh khoe trọn đường cong... phô ra được thế chuẩn... điều này làm mình càng thấy yêu bản thân và yêu yoga) ngoài ra mặc đồ tập ôm sát người nên sẽ dễ dàng chuyển động cơ thể, không bị vướng víu.

Bản thân mình thì luôn có 1 suy nghĩ: "đây là thời gian mình hẹn hò với bản thân với yoga nên mình muốn chỉnh chu từ đồ tập đến tóc phải cột gọn, bôi tý son môi ....:))))

- Thảm, Gạch, dây tập, vòng tập, bóng tập... Thảm thì nên chọn thảm cao su có độ bám tốt, tránh trơn trượt.

- Gương

- Điện thoại để quay lại toàn bộ quá trình tập, để check lại và tự điều chỉnh cách thực hiện và để lưu lại những khoảng khắc đẹp.

5/ HỌC Ở ĐÂU? HỌC CÁI GÌ?


Đây nha! toàn bộ kênh mình học lỏm từ các vị thầy mà VT gửi đến hướng dẫn , giúp mình thực hiện

Đầu tiên là Groups : https://www.facebook.com/groups/1970038076479301

https://www.facebook.com/groups/529327121207744

https://www.facebook.com/groups/1097974857244824

https://www.facebook.com/groups/1769127493185784

https://www.facebook.com/Hong-Ha-yoga-108061938402633

https://www.facebook.com/khangansport

https://www.facebook.com/YogiXuan

https://www.facebook.com/inviyoga.vn.official

https://www.facebook.com/HAFitnessYoga

KÊNH YOUTUBE

https://www.youtube.com/channel/UCZwDr98ID0iypGcZLPZjKaw

https://www.youtube.com/c/HongHayogaflow

https://www.youtube.com/channel/UCbHjBTTsldPVjKZaiTMDrkw

HÃY CỐ GẮNG QUAN SÁT KỸ, XEM ĐI XEM LẠI VÀ HÌNH DUNG CÁC BƯỚC THỰC HIỆN TRONG ĐẦU.

Còn một điều cuối cùng nữa là : " LÀM CÁCH NÀO ĐỂ CÓ THỂ CHINH PHỤC ĐƯỢC NHƯ MÌNH MUỐN?" thì cái này ngoài những lưu ý trên. thì còn 1 Bí mật nữa mình chưa tiện chia sẻ vì cái này nó thiên về Tâm Linh . hihi. Nếu ai muốn mình chia sẻ thì ib riêng vì điều này không phải ai cũng sẽ hoan hỉ đón nhận , bởi chúng ta vốn sẽ có những NHÂN SINH QUAN khác nhau, Tư tưởng quan khác nhau... nên đủ duyên thì mình sẽ chia sẻ thêm ạ .

CHÚC MỌI NGƯỜI CÓ KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG SỚM VÀ ĐẠT ĐƯỢC NHỮNG TRÁI NGỌT ĐẦU TIÊN ... CỐ LÊN CẢ NHÀ NHA ❤ YÊU THƯƠNG VÀ BIẾT ƠN MỌI NGƯỜI ĐÃ HOAN HỈ ĐÓN NHẬN Ạ
---
Chép lại từ FB Hằng Hải

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2022

Giải mã “cơn đau” trong luyện tập yoga

Giải mã “cơn đau” trong luyện tập yoga

Sau mỗi giờ luyện tập, những cơn đau, nhức mỏi thường xuyên xuất hiện. Nếu đã từng luyện tập bất cứ môn thể thao nào, đó là điều không tránh khỏi.

Đau có thể là tốt hoặc xấu. Vậy làm sao để phân biệt được đâu là cơn đau có lợi cho cơ thể? Đâu là giới hạn cho sự quá mức?

Để tăng sức mạnh cho hệ thống cơ, chúng ta phải đặt những cơ này vào áp lực nhiều hơn chúng từng trải nghiệm, áp lực này thường được gọi tên là quá trình đốt cháy cơ. Sau quá trình này cùng với việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cơ chế bảo vệ cơ thể được kích hoạt làm tăng kích thước hoặc số lượng các sợi cơ, dẫn đến việc phát triển cơ (khỏe hơn, lớn hơn).

Vậy thế nào là cơn đau “XẤU”???

Hệ thống cơ, xương, khớp, dây chằng, mạc, sụn là những cấu trúc sống phản ứng với việc chịu áp lực một cách từ từ. Việc tạo áp lực quá lớn và đột ngột lên chúng có thể gây ra các cơn đau mãn tính và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Mệt mỏi sau một buổi tập đầy chất lượng, có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang đẩy xa hơn giới hạn sinh học của bản thân. Những áp lực này có thể khiến bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng chứ không hề vắt kiệt sức lực. Mệt mỏi kéo dài nhiều ngày đồng nghĩa với việc cơ thể vật lý đã bị thách thức quá mức, và điều này có nghĩa cơ bắp và kho dự trữ năng lượng không được bổ sung một cách hiệu quả.

Nếu sau khi nghỉ ngơi thích hợp, cơn đau vẫn tiếp tục, đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề y tế khác và nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

ĐAU DO TẬP YOGA?

Điều đầu tiên thường được nhắc đến khi hỏi về Yoga là “bạn có dẻo không?”. Nhưng dẻo hay nói cách khác là vùng hoạt động quanh các khớp lớn (ROM), có thể là nguyên nhân chính dẫn đến những cơn đau “Xấu”.

Bạn có đủ dẻo để làm bồ câu, vắt chân qua đầu, hay chạm tay xuống đất khi gập người. Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc, chúng ta đang sứ dụng bộ phận nào trên cơ thể để vào những tư thế này hay chưa. Việc đi vào các tư thế này một cách quá nhanh khi chưa có hỗ trợ của cơ, xương nhất định sẽ tạo áp lực ngay lấp tức lên khớp, căng cứng quá mức dây chằng,…. Cộng thêm sự linh hoạt ở khớp lại càng khiến bạn đi xa hơn nữa, theo thời gian sẽ dẫn đến những cơn đau không dứt và chấn thương mãn tính. Nói chính xác hơn là chúng ta đang sử dụng khớp để chịu áp lực mà đáng lẽ ra hệ thống cơ phải làm.

Hoặc giả, ép cơ thể đi quá mức giới hạn của nó, đến nỗi cơ không còn đủ sức để thực hiện chức năng thường lệ. Thì tất nhiên, các hệ thống khác trên cơ thể sẽ gánh chịu một phần áp lực.

Chúng ta cũng nên lưu ý rằng, đa số các trường hợp chấn thương trong Yoga đều đến từ từ. Tức là, bạn không thể tập bồ câu một ngày và bị thoái hóa các đốt sống ở thắt lưng ngay lập tức.

Khi nào cần chú ý đến những cơn đau này?

Khi có một trong những triệu chứng dưới đây, có lẽ đã đến lúc cơ thể bạn báo động:

Đầu tiên, cơn đau kéo dài sau khi tập thể dục. Cơn đau không biến mất khi nghỉ ngơi, không đổi hoặc tăng dần theo thời gian

Thứ hai, ảnh hưởng đến hiệu suất thể thao của bạn.

Thứ ba, ảnh hưởng đến chức năng của bạn bên ngoài các môn thể thao, chẳng hạn như đi bộ hoặc ngủ...

Lắng nghe và thấu hiểu cơ thể mình nhiều hơn nữa để tránh các chấn thương không mong muốn.

Nguồn: Inside Yoga

Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2021

Những lý do mà bạn tập Yin Yoga

Chúng ta nhìn vào khái niệm âm dương của Trung Quốc, Âm/Dương luôn đối lập (Trắng/Đen), nhưng sự phụ thuộc lại luôn liên kết nhau (kết nối và cân bằng). Yang thì đại diện năng động, nhiệt, nam tính, chuyển động, hoạt động và "chủ động". Âm đại diện cho sự tĩnh lặng, lạnh lùng, thụ động, nữ tính, nghỉ ngơi và “bị động”.

Bài tập Yoga, hoặc bất kỳ sự chuyển động nào, được gọi là Yang (Ví dụ: Bạn tập Yoga như Bài chào mặt trời, lớp tập cộng đồng sẽ tập trung vào sức mạnh, sức chịu đựng và chuyển động năng động liên hoàn tác động lên các nhóm cơ). Còn Yin yoga hoàn toàn khác biệt, các tư thế thực hiện chậm tác động khớp và dây chằng và giữ lâu (3-10p), trải nghiệm dưới mặt đất nhiều, bạn sẽ tập trung sâu bên trong cơ thể và luyện thở.


Tôi đã tìm thấy Yin là một thực hành biến đổi theo nhiều cách.

1. Đó là một liều thuốc giải độc cho cuộc sống hiện đại.


Cuộc sống của ta luôn bận rộn, hoạt động liên tục, bộ não cũng vậy phải suy nghĩ sẽ làm căng thẳng mệt mỏi đến toàn thân ( chưa kể nói đến bệnh và sự đau mỏi), các môn thể dục ta làm các tư thế liên tục sinh ra tính Dương trong người rất nhiều ( sự nóng tính , cáu gắt... )
Vấn đề là, chúng ta cần chậm lại, cần buông thư, cần thở sâu , ... Quá nhiều điều tốt không còn là điều tốt nữa, và cách tiếp cận cuộc sống Không cân bằng của chúng ta đang gây ra bệnh kiệt sức, kiệt sức, trầm cảm và các bệnh liên quan đến căng thẳng.

2. Nó sẽ giải phóng căng thẳng tích lũy trong cơ thể bạn.


Nếu bạn thực sự đổ mồ hôi trên một chuỗi bài tập trong các hình thức yoga năng động, mạnh mẽ, như Vinyasa, Bikram hoặc Ashtanga, bạn sẽ thấy YIN YOGA là một sự thay đổi mới sẽ phải phóng những nhóm cơ đóng băng của bạn, sẽ làm dài những sợi dây chằng bị ngắn , điều đặc biệt giúp cho sự chuyển động khớp của bạn linh hoạt và nữa là tác động đến 12 tuyến kinh lạc trong cơ thể bạn được bôi trơn.

3. Yin giúp bạn đi đến thiền định - phát triển Trí Tuệ.


Hàng ngày bạn có bao giờ nghĩ đến ta sẽ ngồi yên tại chỗ đc 1-2 phút k? khi tập Yin bạn có thể thay đổi cơ thể, bạn sẽ thấy rằng cả tâm trí và cơ thể của bạn đều có thể rơi vào trạng thái thư giãn sâu sắc. Khi Tập trung vào việc chú ý đến hơi thở và cảm nhận một sự khác biệt tuyệt vời về chánh niệm và thiền định.

4. Yin sẽ giúp bạn có sự cân bằng tốt cho các bài tập khác của bạn.


Tất cả các bài tập thể dục hay Yoga thông thường sẽ giúp bạn có sức mạnh cơ bắp, sức đề kháng khoẻ hơn, nhưng lại
làm hao mòn chất trơn khớp, bị thắt chặt một số chuyển động khớp sẽ làm tăng tính Dương trong các nhóm cơ. Vậy bạn nên duy trì 1 bài tập trong Yin sẽ giải phóng sự bó tắc đó.
Khi tập YIN yoga cũng ngăn ngừa nguy cơ chấn thương, giúp các nhóm cơ - dây chằng dài ra giúp bạn làm các Asana nâng cao dễ dàng hơn, và sự chú ý cần thiết giúp nâng cao nhận thức và chấp nhận các giới hạn tự nhiên của cơ thể (Trong Yin không có sự ganh đua mà là tập theo đúng giới hạn của cơ thể)

5. Nó sẽ thay đổi cuộc sống của bạn theo hướng tích cực.


Những lợi ích sâu sắc nhất của việc luyện tập Yin yoga thường xuyên (Tuần 1-2. buổi) sẽ học cách Yên bản thân, kiên nhẫn hơn, chấp nhận và từ bi với cơ thể và tâm trí của bạn.
Khi bạn đang căng thẳng hay mệt mỏi
Khi cơ thể bạn đang căng cứng
Khi tâm trí bạn đang rối loạn
Hay khi bạn đang thất tình
Hãy luyện tập Yin Yoga thử đi ah rồi mọi việc sẽ ổn thôi.
---
Chép lại từ FB Nguyễn Thanh Thùy

Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2021

Làm thế nào để đưa và ứng dụng hoạt động của cơ lõi vào trong quá trình tập luyện yoga của bạn

 

Yoga cho cơ lõi và lưng là một trong những cách hiệu quả nhất để bạn phát triển mối quan hệ đã thiết lập với cơ lõi của mình. Với yoga, bạn có thể tạo ra một vùng bụng săn chắc, ngay cả khi một người mới bắt đầu tập, bạn không thể tìm thấy cơ bụng của mình để thực hiện một tư thế cơ bản.

Hầu hết mọi tư thế yoga đều yêu cầu sức mạnh cốt lõi và sự ổn định. Các tư thế lộn ngược, vặn người, tư thế đứng và tư thế thăng bằng đòi hỏi sức mạnh của cơ bụng, chính vì vậy chúng giúp tăng cường sức mạnh cơ cốt lõi của bạn và là điều kiện cho vùng bụng chuyển động và ổn định.

Khi bạn nâng và hạ chân trong khi thực hiện các tư thế đảo ngược như đầu, vai và trồng chuối, cơ cốt lõi của bạn đang hoạt động mạnh. Trong tư thế vặn người, bạn tập luyện cho cơ chéo bụng trong và ngoài khi chúng nâng và xoay thân của bạn. Tư thế đứng cũng rất tốt để củng cố cơ chéo bên trong và bên ngoài và cơ ngang bụng của bạn vì những cơ này góp phần ổn định thân và cột sống.

Các nhóm tư thế gập cũng có hiệu quả như nhau trong việc củng cố phần lõi. Khi bạn kéo ngực và đùi của bạn lại với nhau hoặc thực hiện các động tác ngồi lên hoặc giữ thăng bằng cánh tay, bạn kích hoạt các nhóm cơ sàn chậu của mình hoạt động, đây là cơ đóng vai trò quan trọng trong hình dáng vùng bụng của bạn.

Yoga cho sức mạnh cốt lõi và tính linh hoạt cũng như kiểm soát vận động, chức năng và sức bền không chỉ giới hạn ở các tư thế và chuyển động của cơ thể. Với cách thở truyền thống gọi là Pranayama, bạn có thể thực hiện các bài tập giúp tăng cường cơ ức đòn chũm cũng như cơ hoành của bạn. Mặc dù cơ hoành không phải là cơ bụng, nhưng nó là một thành phần quan trọng trong cơ cốt lõi của bạn vì nó ảnh hưởng tác động với tim, phổi và các cơ quan khác khi bạn thở.

Để tối ưu hóa việc tăng cường sức mạnh cốt lõi từ yoga và để cơ cốt lõi của bạn được tập luyện từ mọi góc độ, bạn nên bao gồm các tư thế đảo ngược, vặn xoắn, tư thế đứng và tư thế gập và ngã sau trong chuỗi yoga của bạn. Nếu bạn là người mới tập yoga, bạn nên nắm vững các tư thế cơ bản của yoga giúp tăng cường cơ lõi cho người mới bắt đầu.

Lợi ích của việc tăng cường hoạt động sức mạnh của cơ lõi trong yoga


Cùng với hơi thở truyền thống và khởi động hoạt động cơ cốt lõi trong Yoga, bạn sẽ không chỉ làm săn chắc bụng mà còn kích hoạt cơ bụng để hỗ trợ đường cong tự nhiên của cột sống và do đó, cải thiện tư thế của bạn và giảm đau lưng.

Có vô số lợi ích để xây dựng sức mạnh cốt lõi. Nếu các thành bụng giữ các cơ quan trong ổ bụng khỏe, nó sẽ cải thiện quá trình tiêu hóa và đào thải của bạn. Tăng cường các cơ sàn chậu nằm ở đáy cốt lõi của bạn cũng có thể làm tăng khả năng tình dục.

Sức mạnh cốt lõi được nâng cao cũng sẽ cho phép bạn tác động vào luân xa thứ ba, là trung tâm sức mạnh phía trên rốn của bạn, giúp tăng sức mạnh cơ bắp và mức năng lượng cao hơn trong suốt cả ngày.

Yoga có thể cho bạn cơ bụng 6 múi không?


Nhiều người liên hệ việc tăng cường cốt lõi và điều hòa cơ bụng với cơ bụng sáu múi. Trên thực tế, chỉ có một cơ giúp vùng bụng của bạn tạo hình 6 múi, và đó là cơ thẳng bụng là 1 trong 4 nhóm thuộc vùng bụng ( hẳng bụng, chéo bụng trong, chéo bụng ngoài và ngang bụng).

Ngoài việc là cơ dễ thấy nhất và chịu trách nhiệm uốn cong cột sống, cơ bụng thẳng bụng không có sự hỗ trợ nhiều cho sức khỏe của bạn như các cơ bụng nằm sâu hơn. Nó đóng vai trò nhiều hơn trong việc hỗ trợ chuyển động của cơ thể.

Một trong những cơ cốt lõi cần thiết để tập trung trong khi tập yoga là cơ ngang bụng , vì nó đóng vai cần thiết như một cơ hỗ trợ chức năng bên trong. Các cơ ngang bụng giúp bạn thở. Cơ này hỗ trợ các cơ quan nội tạng của bạn và cùng với cơ chéo bụng của bạn, ổn định trục thân của bạn.

Vậy việc tập luyện yoga có giúp bạn lên cơ 6 múi câu trả lời ngắn gọn là có khi bạn thực hành các nhóm tư thế như con thuyền, cái ghế, chiến binh 3, tư thế đứng gập về phía trước, đại bùng....... Tuy nhiên bạn cũng nên vặn người theo đường chéo để kéo căng cơ lưng, từ đó có thể loại bỏ chứng căng cứng mãn tính và giảm đau lưng.


Tại sao cơ cốt lõi lại quan trọng như vậy?


Có rất nhiều sự nhấn mạnh vào việc xây dựng mối quan hệ với cốt lõi, đặc biệt là trong thực hành yoga. Điều này chủ yếu là do các cơ cốt lõi của bạn ổn định toàn bộ cơ thể của bạn.

Ngoài ra, bụng là một khu vực khá chuyên biệt trên cơ thể bạn. Đó là phần duy nhất của cơ thể bạn không nhận được sự bảo vệ hoặc hỗ trợ từ bộ xương của bạn. Cơ bụng của bạn giữ cho bạn đứng thẳng, cung cấp đủ không gian cho các cơ quan của bạn thực hiện công việc của chúng và đối vận lại cơ lưng của bạn trong các chuyển động.

Do đó, các cơ cốt lõi của bạn đóng vai trò quan trọng khi nói đến tư thế, thăng bằng và ổn định cột sống. Một lý do khác tại sao cốt lõi của bạn là cần thiết là nó hài hòa các chuyển động của phần trên và phần dưới, cho phép bạn thực hiện các tư thế yoga khác nhau một cách ổn định, uyển chuyển và duyên dáng.

Bạn có nên Tập trung vào Tăng cường cơ Cốt lõi?


Tăng cường cốt lõi là một yếu tố quan trọng để tăng cường chuyển động tư thế, ổn định cột sống và cân bằng trục cơ thể của bạn. Tuy nhiên, sức mạnh không phải là mục tiêu duy nhất của bạn. Bạn cũng nên cố gắng cải thiện khả năng kiểm soát động cơ đối với lõi của bạn cũng như nâng cao chức năng của nó. Sau đó, bạn có thể bắt đầu xây dựng sức mạnh cốt lõi, tính linh hoạt và khả năng chịu đựng.

Quá nhiều sức mạnh cốt lõi có thể là không tối ưu ở một mức độ nào đó, vì nó có thể ức chế các yếu tố quan trọng khác như tính linh hoạt và khả năng kiểm soát. Mục tiêu của bạn nên là phát triển tất cả các khía cạnh của cốt lõi của bạn thay vì đạt đến độ cứng và chắc.

Nhiều giáo viên yoga ngày nay đã biết về giải phẫu yoga này và đang lên kế hoạch cho các chuỗi yoga của họ sẽ hoạt động toàn bộ phần cơ cốt lõi để bạn sẽ phát triển cả sức mạnh và sự ổn định.

Nếu bạn bắt đầu kết hợp việc rèn luyện cơ cốt lõi vào thói quen tập yoga của mình, việc tập luyện và các tư thế yoga của bạn sẽ cải thiện đáng kể - cùng với cơ thể của bạn. Tuy nhiên, sự khác biệt đáng kể nhất sẽ là cách bạn cảm nhận. Việc luyện tập yoga của bạn không chỉ sẽ trôi chảy hơn mà còn giúp bạn tiếp xúc với sức mạnh bên trong và trải nghiệm sự kết nối sâu sắc với cơ thể.

Với yoga, bạn có thể cải thiện sự ổn định cốt lõi của mình bằng cách kết hợp các tư thế đảo ngược, vặn người ngồi, tư thế đứng, tư thế gấp và thở truyền thống vào bài tập yoga của bạn để rèn luyện cốt lõi từ mọi góc độ.

Trong khi nhiều người tập trung vào việc tập luyện cơ cốt lõi để phát triển cơ bụng sáu múi, thì mục tiêu của bạn nên là cải thiện sự ổn định, cân bằng và tư thế của cột sống bằng cách tác động vào cơ bụng nằm sâu hơn, cốt lõi bên trong của bạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không thể phát triển cơ bụng 6 múi bằng cách kết hợp tập luyện cốt lõi vào bài tập yoga của mình, miễn là bạn rèn luyện cơ bụng không cân đối trong quá trình này.

Bạn không nên chỉ tập luyện cơ cốt lõi để tăng cường sức mạnh cơ bắp. Bạn cũng nên tập luyện cơ lõi để cải thiện tính linh hoạt, khả năng kiểm soát, độ bền và chức năng.

Cơ Cốt lõi của bạn là một phần toàn diện và đa chức năng trong giải phẫu của bạn. Kết hợp huấn luyện cơ cốt lõi trong thực hành yoga của bạn sẽ không chỉ cải thiện các tư thế của bạn và chuyển đổi giữa các tư thế của cơ thể, mà còn giảm đau lưng, tăng sức mạnh bên trong của bạn, cải thiện tư thế của bạn, cho phép sự linh hoạt tốt hơn và giúp đảm bảo rằng bạn giữ ổn định thăng bằng khi đi vào các tư thế yoga nâng cao phức tạp.

---

Chép lại từ FB TS. Đàm Anh Tuấn
Chuyên ngành vận động học và y học TDTT
Giảng viên khoa y sinh trường ĐH TDTT TP. HCM
Chuyên khoa YHCT
HLV yoga liên đoàn Yoga
Coach cấp 3 Training Fitness & thể hình.

Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2021

"Tư thế trồng cây chuối" - Cần hiểu đúng để tập luyện sao cho an toàn và hiệu quả

 

Trong yoga, trồng chuối được gọi là "tư thế vua" và cây nến được gọi là "tư thế hoàng hậu". Đã là yogi/yogini, ai cũng mong muốn chinh phục "tư thế vua" này còn quan điểm của mình về tư thế trồng chuối sẽ xét trên 7 khía cạnh sau: 

1. Tạo hoá sinh ra cơ thể của chúng ta, từ trực quan đã thấy, cổ chỉ có chức năng đỡ cái đầu mà thôi. Trọng lượng bình quân của đầu khoảng 4-6kg. Khi chúng ta trồng cây chuối, sẽ không gây hại cho cổ nếu chúng ta biết chia lực đúng và đều lên 2 tay sao cho 2 tay đỡ 90% trọng lượng của cơ thể, cổ chỉ đỡ 10%. Muốn cổ chỉ đỡ 10% trọng lượng của cơ thể thì cơ thể của bạn không được uốn, không được bẻ cong mà từ gót chân xuống tới đỉnh đầu cần tạo thành một trục thẳng đứng. Vậy nên, khi bạn thực hành các tư thế biến tấu đi, tất nhiên cổ của bạn sẽ phải chịu lực hơn 10% và gây hại cho cổ, vai, gáy nói riêng và cột sống nói chung rồi.

2. Một tài liệu yoga cổ xưa mình đọc được đã chỉ ra rằng: Khi bạn trồng cây chuối, áp lực xuống nhãn cầu sẽ tăng gấp 2 -3 lần so với bình thường. Do đó, nếu bạn trồng chuối quá nhiều lần mỗi ngày, trong vòng 5 năm, mắt bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mù loà. Chính vì vậy, trường phái Ananda Marga không cho phép trồng chuối khi thực hành yoga. Năm 2017, mình có cơ duyên gặp và dùng cơm chay cùng thầy tổ của trường phái này và trong buổi toạ đàm, mình có được nghe thầy chia sẻ về tư thế trồng chuối. Thầy đã hơn một trăm tuổi, nhiều người nói thầy là người đầu tiên đưa yoga vào Việt Nam.


3. Các bạn quan sát sẽ thấy, nhiều bạn trẻ tập hip-hop, họ cũng đội mũ bảo hiểm khi trồng chuối để bảo vệ đầu, trong khi nhiều yogi, dù ở bất kỳ địa thế nào, họ cũng trồng chuối được, kể cả nhiều mẹ bầu, thậm chí bầu lớn rùi, tam cá nguyệt cuối rồi mà vẫn ham trồng chuối.

4. Trồng chuối rõ ràng là có tác dụng lớn trong việc đưa oxi máu về não, cải thiện giấc ngủ, thậm chí có thể "hô biến" tóc bạc thành xanh trở lại, da dẻ trở nên hồng hào, cũng trị liệu tốt cho người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân vì khi chân được đưa lên vị trí cao hơn tim, máu sẽ được đưa chủ động từ tĩnh mạch trở về tim. Tuy nhiên, đây là một tư thế chống chỉ định nếu bạn bị thoái hoá đốt sống cổ hay gặp các vấn đề về tim mạch, huyết áp cao/thấp. Để đảm bảo an toàn cho học viên trong tập yoga trị liệu, mình thường thay thế "tư thế vua" này bằng "tư thế hoàng hậu", tức là tư thế cây nến hay còn gọi là tư thế đứng trên vai ấy. Tác dụng của 2 tư thế này trong trị liệu khá tương đồng, có thể thay thế cho nhau nhưng tư thế cây nến an toàn hơn nhiều.

5. Nếu bạn thực hiện tư thế trồng cây chuối sát giờ ngủ thì giấc ngủ của bạn sẽ không được cải thiện mà còn gây nên hiện tượng mất ngủ. Vì sao vậy? Vì ở tư thế chúc ngược này, máu oxi lưu thông từ tim về não quá nhanh, quá nhiều, quá đột ngột sẽ khiến cơ thể phản ứng không kịp thời, gây choáng, dây thần kinh bị kích thích quá độ, tạo nên sự hưng phấn giống như cảm giác tỉnh táo ảo khi bạn uống cà-phê hay hút thuốc lá và bạn rất khó ngủ.

6. Trước khi tập tư thế trồng chuối, bạn cần tập ngã trước nhé! Bởi đây là tư thế thăng bằng chúc ngược rất khó. Nếu chẳng may bạn mất thăng bằng, có xu hướng ngã, bạn hãy thả lỏng cơ thể ra để muốn ngã đi đâu thì ngã. Trong trường hợp này, nếu có ngã và bị chấn thương thì bạn cũng chỉ bị chấn thương phần mềm thôi. Nếu bạn gồng cứng cổ lại mà ngã, sẽ dẫn đến chấn thương nghiêm trọng là gãy cổ đó. Một đồng nghiệp của mình đã gặp chấn thương nghiêm trọng này và phải bỏ nghề và mang dị tật vĩnh viễn.

7. Trong tập luyện yoga, có hai nguyên tắc sau bạn cần lưu ý: có cho đi- có trả lại, có co - có duỗi. Vì vậy, sau khi lên thế trồng chuối chỉ một lần thôi, bạn cần về luôn tư thế em bé để "trả thế" giúp điều hoà huyết áp, tim mạch, đưa cơ thể trở về trạng thái cân bằng nhanh nhất. Nếu bạn thực hiện liên tục nhiều lần rồi mới "trả thế", sẽ vô cùng nguy hiểm đến cả tính mạng. Thậm chí, nhiều bạn thực hiện xong, quên hoặc "không thèm" trả thế.

Một vài chia sẻ cá nhân trong giới hạn kiến thức của mình, hi vọng giải đáp được một phần nào đó những thắc mắc, bối rối của các bạn để các bạn có giải pháp, phương pháp hợp lý cho việc tập luyện của bản thân nha!

---
Chép lại từ FB Trần Thủy Yoga.

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2021

Đau đầu, choáng váng, và mờ mắt sau khi backbend sâu?

 

Gần đây, trong các cộng đồng thực hành yoga và các giáo viên yoga có chia sẻ 1 số video và những câu chuyện ví dụ như bị ngất, choáng, hay thậm chí là co giật khi thực hiện các động tác deep backbend như trong 1 video từng được chia sẻ rộng rãi trước đây. Cá nhân mình cũng biết 1 số trường hợp bị ngất sau khi giữ deep backbend. Thực ra, đây không phải là hiện tượng lạ và có nhiều người có thể đã từng cảm thấy đau đầu, choáng váng, và mờ mắt gần giống như bị tụt huyết áp vậy sau khi tập backbend, nhất là những động tác backbend sâu với cổ ngửa ra sau tối đa. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể đến từ cổ, và hôm nay mình sẽ giải thích vấn đề này dựa trên giải phẫu học.

H1: Động mạch đốt sống (dải màu đỏ đi qua các mỏm ngang ở 2 bên đốt sống cổ) đưa máu từ tim lên trên đầu
H1: Động mạch đốt sống (dải màu đỏ đi qua các mỏm ngang ở 2 bên đốt sống cổ) đưa máu từ tim lên trên đầu

H2: Hình vẽ động mạch đốt sống ở đốt sống C1
H2: Hình vẽ động mạch đốt sống ở đốt sống C1

Ở dọc 2 bên mỏm ngang (transverse processes) của các đốt sống cổ từ C1 đến C7 là 2 động mạch đốt sống (vertebrae artery) rất lớn có nhiệm vụ đưa máu từ tim lên não và kết nối với động mạch nền (basilar artery) ở trên não để từ đó phân phối máu đi khắp não bộ (hình H1&2). Trong tập luyện, mọi người thường hay chú ý tới lưng dưới (lumbar spine) là khu vực “quá dẻo” của cột sống, nhưng trên thực tế cổ mới là phần linh hoạt nhất của toàn bộ cột sống, có khả năng bend rất sâu so với phần lưng trên hay lưng dưới. Quãng chuyển động của cổ lại tập trung nhiều nhất ở 2 đốt sống đầu tiên là C1 (còn gọi là Atlas - tên đặt theo vị thần Atlas, người nâng đỡ cả quả địa cầu trên vai giống như đốt sống C1 đang nâng đỡ bộ não) và C2 (còn gọi là Axis). Theo Physiopedia, 50% quãng gập cổ và ngửa (duỗi) cổ đến từ khớp giữa C0-C1, và khoảng 50% quãng chuyển động xoay (rotation) đến từ khớp C1-C2. Chuyển động của 2 đốt sống C1 và C2 là cực kỳ linh hoạt.

H3: Khi cổ ngửa ra sau tối đa, sự thiếu ổn định (instability) xung quanh C1 & C2 khiến chèn ép lên động mạch lớn và ngăn cản máu đưa lên não.
H3: Khi cổ ngửa ra sau tối đa, sự thiếu ổn định (instability) xung quanh C1 & C2 khiến chèn ép lên động mạch lớn và ngăn cản máu đưa lên não.

Một vấn đề có thể gặp phải đối với cổ đó là thiếu sự ổn định (stability), nhất là đối với 2 đốt sống trên cùng C1 và C2. Do nhiều nguyên nhân, 1 số người có phần C1, C2 này không ổn định và có các cơ xung quanh không đủ khoẻ để có thể hỗ trợ được cổ trong những tư thế hoặc chuyển động của cổ. Khi bend ra sau (neck extension), các cơ quanh đốt sống cổ nếu không đủ khoẻ và ổn định ở cuối quãng chuyển động sẽ gây áp lực lớn lên các cấu trúc sâu hơn và chèn ép 2 động mạch đốt sống. Minh hoạ về giải phẫu của cổ và đường đi 2 động mạch và dây thần kinh ở khu vực C1 và C2 có thể được hình dung qua hình H2&3. Điều này khiến giảm lưu lượng máu và gây ra thiếu máu lên não tạm thời. Từ đó gây ra 1 loạt các hiện tượng ví dụ như hoa mắt, choáng váng, đau đầu, tê,... sau khi backbend sâu.

Vậy câu hỏi đặt ra là, có nên tiếp tục tập backbend sâu hay không? Nếu muốn tập backbend sâu thì cần phải chú ý điều gì? Để góp phần hạn chế và khắc phục vấn đề chèn ép (compression) ở cổ này, việc tập luyện để các cơ sâu trong cổ trở nên khoẻ hơn đến giúp ổn định cổ là vô cùng cần thiết khi backbend nói riêng và sự khỏe mạnh của cổ trong các chuyển động ở cuối quãng, đặc biệt là khi cổ còn phải chịu thêm lực như trong tư thế châu chấu hay chest stand. Thay vì chỉ cố gắng “ép” cơ thể 1 cách thiếu hiểu biết và thiếu kỹ thuật, lời khuyên của mình dành cho những người tập luyện nói chung đó là phải biết cách tập để làm tăng sự ổn định (stability) thông qua thực hành 1 số bài tập làm mạnh cơ ổn định (stabilizers) và lấy nền tảng này để phát triển và nâng cao thêm.

---
Dũng Nguyễn - Yoga Science - 18/2/2021 
Nguồn FB Thái Dũng.

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2020

Chỉ có tư thế yoga dễ, tư thế yoga khó - Không có tư thế nâng cao

 

Chỉ có tư thế dễ, tư thế khó trong vô vàn asana mà chúng ta đang thực hành. Đừng nên dùng cụm từ "Asana nâng cao" để kích thích sự tò mò muốn khai phá của các Hv hoặc đề cao năng lực bản thân (Tham khảo: Sự vô lý của các tư thế yoga nâng cao).

Có tài liệu nào từ cổ chí kim nói về hai lợi ích khác nhau cho cùng 1 asana Rắn hổ mang chân duỗi sau và Rhm chân chạm đầu hay như asana bánh xe và bánh xe tay nắm cổ chân? Hay chính các Tt được gọi là Hổ mang chúa, bánh xe hoàn hảo nói trên đã vô tình biến một vài đốt sống cổ, thắt lưng thành khớp động khi mà bản chất nó là khớp bán động...

Kiến thức bạn cần có phải là trong cùng một ca tập, cùng một asana, cùng một thời khắc... sẽ khiến tất cả Hv thoả mãn và hưởng lợi như nhau dù: Người cơ địa cứng, người sức khoẻ yếu, người tập mới, người tập cũ.

Kiến thức bạn cần có là hiểu nhiều về giải phẫu, hiểu từng lớp cơ, khớp, tế bào nào của Hv được căng - giãn - nới lỏng - xiết chặt hay nghỉ ngơi trong 1 asana bất kì. Hiểu thế nào là khớp bất động, khớp bán động, khớp động, cấu tạo nào tạo nên sự khác biệt đó? Thế nào là tiến trình lão hoá khớp tự nhiên? Phân biệt vùng ảnh hưởng mà biết chính xác đốt sống bệnh. Phân biệt giãn - co cơ khác nhau thế nào vv... Chỉ cần hiểu đúng và đủ bạn đã là 1 Hlv có năng lực.

5 kiến thức cơ bản về Yoga truyền thống bạn phải nằm lòng thay vì tìm chuỗi , tư thế nâng cao hay mê mải tìm các workshop khi bản thân thật sự chưa đủ chín để học. 5 kiến thức đó là:

#Kosha #Pranayama #Bandha #Nadis và #Chakra.

+ Kosha là gì ? dấu hiệu nào mà chỉ cần trao đổi với Hv trong một cuộc trò chuyện chúng ta phát hiện Kosha nào đó của họ đang bị tổn thương?

+ Pranayama bản chất thật sự?

+ Bandha được ứng dụng thế nào trong việc dẫn khí khi thực hành asana để khai thác triệt để công dụng tự phục hồi - lợi ích gốc của Yoga?

+ Nadis - Khi bạn thông suốt về nó bạn sẽ giống như 1 thầy xem tướng mà đọc vanh vách sở trường, sở đoản của từng Hv khi tiếp xúc, từ đó giúp họ cân bằng trở lại, phát huy sở trường, triệt tiêu sở đoản...

+ Cuối cùng là Chakra. Hãy hiểu và tin một cách thông thái đừng để bị, thậm chí tự dẫn mình vào mê trận, đừng hiểu một cách mặc định mà không dám khai phá vì sợ lạc đường...


Kiến thức thì mênh mông, hiểu biết thì giới hạn. Chỉ mong muốn một điều cái Tầm của Hlv Yoga VN chúng ta (cả tôi) không chỉ dừng lại ở số lượng cái bằng, cái chứng chỉ, cái huy chương thi đấu nhiều hay ít, chinh phục được bao nhiêu asana nâng cao, thiền bao tiếng 1 ngày hay nhớ được bao từ tiếng Phạn... Hãy học một cách nghiêm túc. Nếu chưa đủ, bạc đầu rồi vẫn nên học lại.
Cảm ơn đã đọc.
---
Chép lại từ FB Hoảng Thảo Yogi.

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

Những Kiến Thức Cần Biết Khi Tập Yoga


1. Yoga là một môn khoa học cực kỳ tinh tế, nghiên cứu về thể xác, tinh thần và linh hồn của con người. Thần Shiva là vị yogi đầu tiên xuất hiện từ hơn 15.000 năm trước tại dãy Hy Mã Lạp Sơn.

2. Tập yoga lâu dài sẽ đem lại cho chúng ta một cơ thể khoẻ mạnh, một tinh thần sảng khoái và sáng suốt. Nó giúp tái sinh lại, hồi phục lại những cơ thể suy yếu và bệnh tật.

3. Yoga là một biện pháp trị liệu tuyệt vời vì tất cả các động tác yoga điều là biện pháp trị liệu. Chỉ khi chính bản thân chúng ta trãi nghiệm nó thì chúng ta mới thấy được sự tuyệt vời mà yoga đem lại cho mình. Người ta hay thường nói yoga là sự tái sinh là thật sự chính xác.

4. Không được vội vàng trong khi tập yoga vì có những động tác phải mất vài năm luyện tập thì chúng ta mới có thể tập được nhưng cũng có những động tác chỉ mất khoảng vài tháng. Vì thế yoga là sự kiên trì mỗi ngày, không được vội vàng khi luyện tập vì mục đích chính của yoga là đem lại sức khoẻ chứ không phải đem lại những chấn thương cho cơ thể.

5. Không được so sánh bản thân mình với bất kỳ ai trong khi tập yoga vì mỗi cơ thể chúng ta khác nhau, cấu tạo cơ xương khớp khác nhau ở mỗi người thì chúng ta không được suy nghĩ và buồn chán khi ai đó làm được tư thế mà sao chúng ta chưa làm được.

6. Cơ thể chúng ta là một ngôi đền, để bảo vệ nó chúng ta cần xây dựng những nền tảng cần thiết để bảo vệ nó vì cơ thể chúng ta chỉ có chúng ta mới biết được những gì thuộc về bên trong của chúng ta. Chỉ có chính mình mới biết được những giới hạn của mình thế nên hãy luyện tập yoga với sự chú tâm quan sát, suy ngẫm và cảm nhận sự thay đổi của cơ thể.

7. Khi tập yoga hãy luôn quan sát hơi thở của mình vì rất nhiều người chỉ chú ý tới động tác mà quên đi hơi thở. Vì khi thở đúng thì khi luyện tập yoga mới thật sự đem lại hiệu quả.

8. Yoga cần sự kiên trì mỗi ngày, hãy dành cho cơ thể mỗi ngày 60 phút, hãy tận hưởng 60 phút này cho chính bản thân mình bằng cách thật sự tập trung luyện tập, tắt chuông điện thoại, lắng nghe hơi thở, lắng nghe sự chuyển động của cơ thể.

9. Ai cũng có thế mạnh của riêng mình, người thì có lực mạnh nhưng cơ thể cứng, người có sự dẻo dai nhưng lực thì yếu cho nên chính sự luyện tập kiên trì mỗi ngày sẽ khắc phục lại tất cả.

10. Yoga thì rất là tốt nhưng cái gì quá thì cũng phản tác dụng nên mỗi ngày hãy tập từ 60-90 phút. Nhiều người tập yoga 3-4 tiếng mỗi ngày thì sẽ bị suy giảm sức khoẻ và không còn nguồn năng lượng. Cân bằng hợp lý dinh dưỡng, lựa chọn nguồn thực phẩm sạch để tạo nguồn năng lượng là việc rất cần thiết.

11. Hãy để yoga theo suốt cuộc đời của bạn vì:
“Khi bạn tập yoga vài tuần nó sẽ thay đổi tâm trí bạn.
Khi bạn tập yoga vài tháng nó sẽ thay đổi cơ thể bạn.
Nhưng khi bạn tập yoga vài năm nó sẽ thay đổi cả cuộc đời của bạn.”
Chúc cho tất cả mọi người tập yoga với sự hiểu biết và ngày càng có nhiều người yêu thích môn yoga.

---
Chép lại từ FB Trịnh Ngàn Phương.


Thứ Ba, 10 tháng 11, 2020

Yoga là gì? Khác thể dục thế nào? Dành cho ai? Hiểu đúng về tập Yoga

 

Yoga là gì? Khác thể dục thế nào? Dành cho ai?
1. YOGA LÀ GÌ?

  • Yoga là một bộ môn khoa học lấy hơi thở làm gốc, thiền là đỉnh cao và trị liệu là giá trị cao nhất.
  • Nếu coi hơi thở là nội dung thì các động tác/tư thế chính là hình thức để truyền tải nội dung đó.

2. TẬP YOGA KHÁC TẬP THỂ DỤC NHƯ THẾ NÀO?
  • Tập thể dục hướng ngoại - Tập yoga hướng nội, hướng vào bên trong cơ thể.
  • Tập thể dục hướng đến phần Thân bằng cách vận động cơ thể nhanh, mạnh với mục đích ra thật nhiều mồ hôi để đốt cháy calo - Tập yoga hướng đến sự cân bằng Thân-Tâm-Trí, giúp khoẻ Thân-an Tâm-vững Trí, giúp chữa lành cả Thân bệnh-Tâm bệnh, giúp ta tìm lại chính mình.
  • Tập thể dục thiên về phát triển sức mạnh cơ bắp - Tập yoga giúp phát triển đồng bộ cả: khả năng thăng bằng, độ giãn, độ dẻo dai và sức mạnh.
  • Tham khảo thêm: Đây là 15 lý do tại sao tập Yoga tốt hơn Gym.

3. YOGA DÀNH CHO AI?

Yoga là bộ môn khoa học mang tính phổ cập, thích hợp với tất cả mọi người trừ ba trường hợp sau:

  • Người đang bị chấn thương, vết thương chưa lành.
  • Người không có nhận thức như mắc bệnh thần,...
Riêng với trẻ dưới mười một tuổi khi mà cột sống chưa phát triển hoàn thiện ( chín đốt xương sống bao gồm năm đốt xương cùng và bốn đốt xương cụt chưa hợp nhất làm một) thì việc dạy yoga cho trẻ dưới mười một tuổi cần thận trọng và bằng tất cả tình yêu thương.

4. TẬP YOGA ĐÚNG LÀ NHƯ THẾ NÀO?
  • Là tập động tác/tư thế trong sự kết hợp hài hoà và nhuần nhuyễn với hơi thở.
  • Là tập động tác/tư thế phù hợp với cơ địa của bạn.
  • Là tập động tác/tư thế hợp lý với tình trạng sức khoẻ hiện tại của bạn.
  • Là khiến bạn cảm thấy thoải mái, sảng khoái, bình an sau khi kết thúc buổi tập.
Tập yoga rất tốt, tuy nhiên, nó lại là "con dao hai lưỡi": tập đúng sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời nhưng tập sai sẽ để lại hậu quả khôn lường. Do đó, hãy luôn là một người thực hành yoga thông minh, biết đặt sự an toàn của bản thân lên hàng đầu.

Tham khảo thêm: 5 Điều sai lầm về yoga vẫn còn được giảng dạy.

(Trích cuốn sách đầu tay của tớ: "Kinh nghiệm luyện tập yoga an toàn" - Trang 14-17)
---
Chép từ FB Trần Thủy Yoga.

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

Yoga sai bất chấp hậu quả!? - Cần lên tiếng!!!

 

Hôm nay, tôi nhận điều chỉnh lại cột sống cho 1 em gái, 23 tuổi, tập yoga 4 năm và trên hình là cột sống của em. Trường hợp này tôi đã nhận phục hồi từ hôm nay đến 1,5 năm rồi đi kiểm tra lại. Tôi rất sợ khi vào các cộng đồng nhìn nhiều bạn uốn dẻo, các bạn đang làm gì với cơ thể mình vậy? Đó không phải là Yoga bạn ơi.

Vậy yoga đúng là gì? Là giúp cơ thể bạn từ bệnh tật đến lành bệnh. Từ mất cân bằng đến cân bằng, từ giới hạn đến mở rộng với toàn thể. Vậy mà hiện nay, các “thợ dạy” thị nhau nhấn, ép, học nhanh nhất có thể để đi đào tạo Hlv thần tốc. Vuốt ve cái tôi của học viên để họ biểu diễn hết khả năng. Bạn không biết và các học viên lại càng không biết gì về cơ thể, kiểu “điếc không sợ súng” nhấn không nhát tay, vặn không kiêng dè. Nhưng bạn không biết rằng nếu một cơ thể chỉ cần mất cần bằng do thói quen mà đi tập yoga “bất chấp đúng sai” thì chỉ 1 năm thôi hậu quả đã khôn lường. Những cơ thể do chưa tới 35 tuổi đã bị teo cơ khớp, mất sức, hoặc vẹo lệch, thoát vị, lão hoá... Ở cái nơi đa phần thói quen chỉ đến bệnh viện khi gần chết, đến phòng khám khi chịu không nổi thì cái bạn lãnh luôn là hậu quả mà bạn không muốn đấy ah. Tuần trước tôi nhận trị liệu cho một người thoát vị, lún đáy, chèn thần kinh là một giáo viên yoga người Anh, 10 năm nghề và giờ không đi lại được, và đã từng là chuyên gia backbend..., các bạn thấy hậu quả chưa? Hay em gái 23 tuổi dưới đây toàn được các “thợ dạy” khen dẻo để rồi tới ngày hôm nay... thật đáng sợ! Cho nên, tôi gửi vài lời tới các bạn như sau:

  • Đối với các bạn mới tập: làm ơn hiểu đúng về yoga, và hiểu yoga với cơ thể của mình. Yêu cầu Hlv phân tích cơ thể của mình để có bài phù hợp. Đừng mê uốn dẻo, không phải tự dưng học mấy môn múa, ballet, thể dục dụng cụ để thi đấu phải theo từ bé đâu ah. Bạn mấy tuổi rồi mà còn đua đòi?
  • Đối với các bạn tập lâu hơn 2 năm: ngay lập tức đi chụp cái lưng như trong hình , không cần phải để đau mới chụp để về còn có cơ hội kịp điều chỉnh. Đi học nghề thì nên chọn thầy có thâm niên trên 5 năm, kiểm tra luôn xem hlv đó tốt nghiệp ở đâu. Thầy của họ là ai vô cùng quan trọng.
  • Đối với Hlv lớp cộng đồng, 1-1: bạn nên học cách xem cơ thể học viên, rồi học giải phẫu học yoga, tìm cách lên bài trên từng trường hợp, nghề dạy nghề bạn càng giỏi hơn. Nếu lỡ học không chuyên nghiệp rồi thì dạy nương nương thôi-rồi đầu tư mà học lại từ đầu.
  • Đối với những người đang đào tạo Hlv: các bạn có lương tâm chút, khi nào học yoga trên 3 -5 năm thật đam mê, cày bừa học hành trên thảm mỗi ngày. Rồi tham gia vài khoá đào tạo Hlv khác nhau 200-300 ở những nơi có uy tín rồi hãy ra dạy nghề, tiền không phải tất cả đâu mà là nghiệp đó bạn. Làm chuyên môn như bác sỹ, giáo viên là phải giỏi tay nghề lẫn kiến thức và thức thời nghiên cứu. Tôi giờ không dám cầu bạn có Tâm mà chỉ cần bạn Ý thức nghiệp mà thôi!
  • Đối với cộng đồng: làm ơn bớt share hình uốn dẻo và tung hô mấy người dẻo đi. Yoga luyện cái đầu tĩnh và người cân bằng để thăng bằng trước sóng gió cuộc đời nha. Mỗi người một tay thanh lọc cộng đồng là vừa rồi! Yêu
Năm 2008, tôi viết ra câu “YOGA KHÔNG CHUYÊN SẼ LÀM HẠI SỨC KHOẺ CỦA BẠN” chưa bao giờ sai. Mong các bạn hãy vì sức khỏe của người tập và của chính mình mà chú ý! 
Chào ngày mới tới các Yogi với ý thức cao cho chính mình và học viên của mình nhé!
---
Chép từ FB Lê Thị Tố Hải

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2020

Căn chỉnh trong yoga: sự cần thiết và tầm quan trọng đối với người dạy cũng như người tập luyện yoga

 

Căn chỉnh trong yoga

Yoga là một môn thể thao thực hành với hiệu quả tác động rất lớn đến cơ thể người tập và rất phổ biến rộng rãi hiện nay trên khắp thế giới. Nó là một trong số ít các môn thể thao thực hành có sự gắn kết giữa thân tâm trí và tính cộng đồng rất cao, tuy nhiên thật không may, nhiều người tập hiện nay đang phá hủy cơ thể của họ do thiếu nhận thức về chuyển động, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng  hiểu về chuyển động thích hợp và cách kết hợp các khái niệm này vào thực hành yoga của bạn, bạn có thể nhận thấy một số khác biệt giữa những gì được dạy trong một lớp yoga truyền thống và những gì được viết trong bài viết này.

Có thể bạn quan tâm:

Khi yoga lần đầu tiên xuất hiện hơn năm ngàn năm trước, nhu cầu cũng như tác động của cuộc sống vào con người khác rất nhiều so với bây giờ, con người không bị ảnh hưởng tư thế xấu, các hội chứng đau cổ vai gáy do máy tính, máy điện thoại thông minh gây nên, công nghệ không chi phối tâm trí của chúng ta và chúng ta đã không ngồi nhiều giờ mỗi ngày. Mọi người di chuyển nhiều hơn và ăn ít hơn. Nói một cách đơn giản, cuộc sống ít phức tạp hơn và ít kích thích hơn. chính bởi vì thói quen cuộc sống  của chúng ta đã thay đổi trong thời đại 4.0, nên chúng ta phải tập luyện thể thao nói chung và yoga nói riêng.

Từ cấp độ cơ bản nhất, thực hành yoga và vật lý trị liệu bổ sung cho nhau theo nhiều cách. Tuy nhiên, có kiến thức về vật lý trị liệu có thể làm cho việc tập yoga hiện đại an toàn hơn, hiệu quả hơn cũng như đạt được tác động ngày càng cao hơn cho tâm trí và cơ thể người tập, việc căn chỉnh trong Yoga để tăng cường thực hành của bạn và sửa chữa các sai lệch chuyển động phổ biến trong mỗi tư thế. 

Đối với nhiều người hiện nay, chưa hiểu rõ về các thành phần quan trọng của căn chỉnh định tuyến nhưng lại muốn đốt cháy giai đoạn tập luyện không qua các lớp nền tảng cơ bản mà muốn các bước thực hành nhanh hơn với tham vọng lớn hơn cho các tư thế ấn tượng. Sự thiếu quan tâm về vấn đề căn chỉnh dẫn đến các tư thế chuyển động thiếu sót, và khi được thực hiện lặp đi lặp lại, có thể gây hại nhiều hơn là tốt. Hiểu được sự phức tạp của từng tư thế là rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro bị thương và tối đa hóa lợi ích của việc thực hành.

Sau một thời gian tập yoga tôi đã hiểu rằng các kiểu di chuyển không đúng cách tạo ra những áp lực lặp đi lặp lại trên cơ thể tôi. Trong khi tôi đang trải qua rất nhiều lợi ích về tinh thần từ yoga, nhưng đồng thời tôi cũng đang bị tổn thương về thể chất trong quá trình này

Khi bạn là một giáo viên yoga và để trở thành một giáo viên tốt bạn cần phải làm chậm quá trình thực hành của chính mình, và cần nhận ra 2 yếu tố chính trong chuyển động dẫn đến sự an toàn cho quá trình thực hành yoga

1. Sự chuyển đổi giữa các tư thế mà không chú ý đúng mức đến sự căn chỉnh chi tiết và phát triển một số thói quen di chuyển kém trong quá trình thực hành tư thế. Sự thiếu nhận thức này đã đặt ra quá nhiều áp lực căng thẳng không cân xứng lên một số phần của cột sống cũng như các khớp và một số khu vực cơ của người tập. bạn cần có một sự tập vào việc di chuyển giữa các tư thế chậm rãi và và cảm nhận chuyển động cúa cơ thể. 

2.  Xác định căn chỉnh cột sống thích hợp là điều kiện tiên quyết cho gần như tất cả các tư thế để đạt được hiệu quả cao và an toàn, trong quá trình luyện tập nếu bạn phân phối không đều áp lực chuyển động trên cột sống. Bạn cần thay đổi nhận thức để cải thiện về tư thế cột sống của bạn, sẽ giúp cho quá trình thực hành yoga mạnh mẽ và bền vững hơn.

Yoga giúp thúc đẩy quá trình chuyển động tự nhiên

Nhiều bài kiểm tra chức năng được thực hiện trong phòng khám vật lý trị liệu là các biến thể của tư thế yoga

-  Đánh giá Sự ổn định trục lõi của cơ thể có thể được kiểm tra trong Chaturanga

-  Đánh giá độ chắc và ổn định của cột sống có thể được thực hiện trong Forward Fold và Backbend............

Về mặt cơ bản tất cả các tư thế yoga đều tuyệt vời cho cơ thể, tuy nhiên hiện nay rất nhiều người tập yoga với chuyển động tư thế rất nhanh và ít chăm chút cảm nhận chuyển động điều này sẽ càng trở nên tồi tệ và dễ gây chấn thương hơn nếu người hướng dẫn không siêng năng sửa chữa tư thế, và căn chỉnh chuyển động phù hợp từng tư thế theo đặc điểm cơ thể của người tập. Điều quan trọng cần nhớ là thực hiện các tư thế từ từ và thông minh sẽ đem lai hiệu quả rất tốt cơ thể.

Trong các bài viết tiếp theo chúng ta sẽ cùng đề cập đến những vấn đề như sau: chuỗi động học của cơ thể trong yoga,  quan điểm Yoga là về hành trình, không phải là đích đến và tìm hiểu cốt lõi của vấn đề di chuyển trong thực hành yoga.

Tham khảo thêm các bài viết về chủ đề: Giải phẫu học yoga.

TS. Đàm Anh Tuấn
Chuyên ngành vận động học và y học TDTT
Giảng viên khoa y sinh trường ĐH TDTT TP. HCM
Chuyên khoa YHCT
HLV yoga liên đoàn Yoga
Coach cấp 3 Training Fitness & thể hình