SỐNG TRONG ĐỜI SỐNG CẦN CÓ MỘT TẤM LÒNG...
Nguồn: Sưu tầm
Blog những người bạn yoga Việt Nam lập ra với mục đích chia sẻ, giao lưu, kết nối... Nội dung của blog sẽ xoay quanh chủ đề yoga và thiền cũng như lối sống yoga.
SỐNG TRONG ĐỜI SỐNG CẦN CÓ MỘT TẤM LÒNG...
Nguồn: Sưu tầm
Có thể bạn quan tâm:
Sau mỗi giờ luyện tập, những cơn đau, nhức mỏi thường xuyên xuất hiện. Nếu đã từng luyện tập bất cứ môn thể thao nào, đó là điều không tránh khỏi.
Đau có thể là tốt hoặc xấu. Vậy làm sao để phân biệt được đâu là cơn đau có lợi cho cơ thể? Đâu là giới hạn cho sự quá mức?
Để tăng sức mạnh cho hệ thống cơ, chúng ta phải đặt những cơ này vào áp lực nhiều hơn chúng từng trải nghiệm, áp lực này thường được gọi tên là quá trình đốt cháy cơ. Sau quá trình này cùng với việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cơ chế bảo vệ cơ thể được kích hoạt làm tăng kích thước hoặc số lượng các sợi cơ, dẫn đến việc phát triển cơ (khỏe hơn, lớn hơn).
Hệ thống cơ, xương, khớp, dây chằng, mạc, sụn là những cấu trúc sống phản ứng với việc chịu áp lực một cách từ từ. Việc tạo áp lực quá lớn và đột ngột lên chúng có thể gây ra các cơn đau mãn tính và các bệnh lý nghiêm trọng khác.
Mệt mỏi sau một buổi tập đầy chất lượng, có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang đẩy xa hơn giới hạn sinh học của bản thân. Những áp lực này có thể khiến bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng chứ không hề vắt kiệt sức lực. Mệt mỏi kéo dài nhiều ngày đồng nghĩa với việc cơ thể vật lý đã bị thách thức quá mức, và điều này có nghĩa cơ bắp và kho dự trữ năng lượng không được bổ sung một cách hiệu quả.
Nếu sau khi nghỉ ngơi thích hợp, cơn đau vẫn tiếp tục, đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề y tế khác và nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Điều đầu tiên thường được nhắc đến khi hỏi về Yoga là “bạn có dẻo không?”. Nhưng dẻo hay nói cách khác là vùng hoạt động quanh các khớp lớn (ROM), có thể là nguyên nhân chính dẫn đến những cơn đau “Xấu”.
Bạn có đủ dẻo để làm bồ câu, vắt chân qua đầu, hay chạm tay xuống đất khi gập người. Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc, chúng ta đang sứ dụng bộ phận nào trên cơ thể để vào những tư thế này hay chưa. Việc đi vào các tư thế này một cách quá nhanh khi chưa có hỗ trợ của cơ, xương nhất định sẽ tạo áp lực ngay lấp tức lên khớp, căng cứng quá mức dây chằng,…. Cộng thêm sự linh hoạt ở khớp lại càng khiến bạn đi xa hơn nữa, theo thời gian sẽ dẫn đến những cơn đau không dứt và chấn thương mãn tính. Nói chính xác hơn là chúng ta đang sử dụng khớp để chịu áp lực mà đáng lẽ ra hệ thống cơ phải làm.
Hoặc giả, ép cơ thể đi quá mức giới hạn của nó, đến nỗi cơ không còn đủ sức để thực hiện chức năng thường lệ. Thì tất nhiên, các hệ thống khác trên cơ thể sẽ gánh chịu một phần áp lực.
Chúng ta cũng nên lưu ý rằng, đa số các trường hợp chấn thương trong Yoga đều đến từ từ. Tức là, bạn không thể tập bồ câu một ngày và bị thoái hóa các đốt sống ở thắt lưng ngay lập tức.
Khi có một trong những triệu chứng dưới đây, có lẽ đã đến lúc cơ thể bạn báo động:
Đầu tiên, cơn đau kéo dài sau khi tập thể dục. Cơn đau không biến mất khi nghỉ ngơi, không đổi hoặc tăng dần theo thời gian
Thứ hai, ảnh hưởng đến hiệu suất thể thao của bạn.
Thứ ba, ảnh hưởng đến chức năng của bạn bên ngoài các môn thể thao, chẳng hạn như đi bộ hoặc ngủ...
Lắng nghe và thấu hiểu cơ thể mình nhiều hơn nữa để tránh các chấn thương không mong muốn.
Nguồn: Inside Yoga
Có thể bạn quan tâm: Chứng cứng cơ bắp và các phương pháp điều trị.
---
Chép lại từ FB TS. Đàm Anh Tuấn
Chuyên ngành vận động học và y học TDTT
Giảng viên khoa y sinh trường ĐH TDTT TP. HCM
Chuyên khoa YHCT
HLV yoga liên đoàn Yoga
Coach cấp 3 Training Fitness & thể hình.
Mất cân bằng cơ bắp là vấn đề không chỉ quan trọng với người tập thể thao nói riêng mà với những người bình thường, trong cuộc sống hằng ngày cũng rất quan trọng.
Cơ thể con người có tất cả tổng cộng khoảng 600 nhóm cơ lớn nhỏ khác nhau chia thành các nhóm đối xứng trên trục cơ thể như cơ bên trái phải, cơ trong ngoài, cơ trước sau, cơ trên dướu tạo thành "Các cặp cơ đối kháng trong chuyển động của cơ thể", trên cơ thể chúng ta khi chuyển động luôn cần sự phối hợp của 2 loại cơ bắp là antagonist và agonist (gọi là cặp cơ đối nghịch).
Ví dụ khi muốn co cánh tay lên, ngoài chuyển động của cơ tay trước kéo cẳng tay về gần vai, thì tay sau cũng cần tác động 1 lực nhất định để ổn định khớp khuỷu tay.
Theo tài liệu của chuyển động học Kinesiology thì mất cân bằng cơ bắp có thể được hiểu là sự không đều nhau giữa antagonist và agonist.
Khi các cơ bắp xung quanh khớp tạo ra các lực kéo không đều nhau (Thắt chặt hơn hoặc yếu hơn bình thường), làm khớp không ở trạng thái bình thường gây ra sự hạn chế di chuyển của khớp.
Như đã thấy trong hình, khi 1 cơ co quá chặt, nó có xu hướng làm khớp xương quay về hướng đó (Có thể là động thời 1 cơ co mạnh và 1 cơ yếu).
Mất cân bằng cơ bắp thường thấy có 2 dạng là:
1. Mất cân bằng bên này và bên kia (Tiêu biểu là vai cao - vai thấp)
2. Mất cân bằng cơ đối nghịch (Tiêu biểu là tình trạng khép vai (2 vai ép về trước và sát nhau) do mất cân bằng nhóm cơ mặt trước và mặt sau xung quanh khớp vai)
Nguyên nhân của các tình trạng này không bao gồm các vấn đề do bẩm sinh, ví dụ như lệch đốt sống, lệch vai bẩm sinh
Mất cân bằng cơ bắp gây ra những căng thẳng lên khớp xương, dây chằng. Với người tập thể thao nó có thể gây ra các cơn đau hoặc chấn thương khi tập luyện..
Có 2 nguyên nhân cơ bản
1. Đó là do nguyên nhân các vận động lặp đi lặp lại theo 1 hướng cố định hoặc thói quen tư thế sai trong sinh hoạt hằng ngày gây ra. (nguyên nhân này là thường gặp nhất).
những thói quen thường hay dễ dẫn đến mất cân bằng cơ như ngồi làm việc sai tư thế, ngồi bắt chéo chân,..
2. Đó là cách tiếp cận thần kinh. Chúng ta đều biết thần kinh có ảnh hướng rất lớn đến cơ bắp. Ở những người bị mất 1 phần chức năng thần kinh thì cơ bắp ở phần đó cũng bị ảnh hưởng..
VD có nhiểu người bị mất sự điều vận cơ một bên cơ cổ trái dẫn đến đầu bị kéo lệch hoàn toàn về phía bên phải.
- phần trên cơ thang
- nhóm gân kheo
- thắt lưng chậu
- cơ thẳng đùi
- cơ hình lê
- cơ dựng cột sống
..............
- phần giữa và phần dưới của cơ thang
- cơ mông lớn
- cơ mông nhỡ
- cơ nhiều nhánh
- cơ ngang bụng
..........................,
Trong tập luyện thể việc mất cân bằng cơ thường xảy ra rất nhiều
Việc chuyển động cơ trong tập luyện thể thao thường theo các chiều chuyển đối xứng
Tuy nhiên có nhiều người chơi thể thao hay vận động viên thể thao có xu hướng chỉ sử dụng thiên 1 bên trục đối xứng.
VD trong yoga có các tư đối xứng hai bên như chiến binh 1,2, tam giác nghiêng nhưng có nhiều người chỉ tập một hướng bên phải mà bỏ hướng bên trái. Cũng có nhiều người chỉ tập backbend nhưng không tập đối xứng tư thế gập về phía trước.
Các tư thế vặn xoay xoắn 2 chiều thì người tập chỉ xoay xoắn một chiều. Tất cả những tình trạng tập luyện như vậy trong một thời gian nhất định đều dẫn đến tình trạng mất cân bằng cơ dẫn đến tình trạnh mất cân đối lệch trục cơ thể.
Có thể bạn quan tâm: Chứng cứng cơ bắp và các phương pháp điều trị.
---
Chép lại từ FB TS. Đàm Anh Tuấn
Chuyên ngành vận động học và y học TDTT
Giảng viên khoa y sinh trường ĐH TDTT TP. HCM
Chuyên khoa YHCT
HLV yoga liên đoàn Yoga
Coach cấp 3 Training Fitness & thể hình.
Hypermobility là một hội chứng khiến cho các khớp xương của người bệnh trở nên mềm dẻo một cách bất thường, ngay cả cấu tạo các phần xương sống cũng rất khác biệt. Mặt khác, trong cơ thể người bệnh có các mô liên kết hoặc collagen cho phép xương sống chuyển động một cách linh hoạt và mềm dẻo hơn giữa các khớp xương.
Hội chứng người dẻo Hypermobility thường mắc phải do di truyền và ảnh hưởng đến mô liên kết của cơ thể, làm cho nó đàn hồi hơn nhiều so với mức cần thiết. Các mô liên kết có ở khá nhiều ở mọi nơi trong các cơ quan, da, cơ bắp, mạch máu của bạn. Và nó bao quanh các cơ, khớp, gân và dây chằng của bạn có nhiệm vụ hỗ trợ giữ ổn định cấu trúc khớp một cách chặt chẽ
Hội chứng hội chứng người dẻo (GJH) và chấn thương
Khi mô liên kết có quá nhiều độ đàn hồi, bạn có nguy cơ bị chấn thương vì bạn cần kiểm soát nhiều hơn xung quanh khớp. Tiến sĩ Verity Pacey, nhà vật lý trị liệu và chuyên gia về GJH từ Đại học Macquarie và Bệnh viện Nhi đồng tại Westmead giải thích: "Bạn liên tục tiến xa hơn những gì được coi là phạm vi kết thúc bình thường của khớp".
Điều này gây ra rất nhiều áp lực cho các đầu gân gắn các cơ với xương của bạn, và dây chằng của bạn, kết nối xương với nhau tại khớp. Bằng cách liên tục đẩy khớp xương hoạt động quá mức "bình thường", bạn sẽ bị chấn thương vi mô, có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như trật khớp, căng và giãn dây chằng và tràn hoạt dịch, hoặc viêm gân.
Một trong những vấn đề với hội chứng người dẻo GJH là hầu hết mọi người không biết rằng họ quá linh hoạt. Hội chứng này có thể được coi là tích cực khi nói đến trong một số hoạt động tập luyện thể thao nhất định - chẳng hạn như Yoga, khiêu vũ và thể dục dụng cụ. vì trong tất cả các môn thể thao này tố chất linh hoạt và kéo giãn, độ dẻo cao được xem là nền tảng
Mãi đến khi bạn bị thương và gặp bác sĩ vật lý trị liệu, bạn mới nhận ra chuyện gì đang xảy ra. "Có rất nhiều người không biểu hiện triệu chứng. Và bạn có thể bị cuốn hút vào một môn thể thao vì sự linh hoạt và độ dẻo cao của bạn", tiến sĩ Pacey nói. Nhưng khi bạn bị chấn thương, thường sẽ mất nhiều thời gian hơn để chữa lành. Vì vậy, bạn khó có thể duy trì lâu dài trong môn thể thao của mình đang tập luyện.
Cần thiết phải chỉ ra, có một sự khác biệt giữa Hội chứng người dẻo (GJH) và hội chứng Ehlers Danlos Syndrome (EDS), là một loại hội chứng bệnh di truyền. Biểu hiện điển hình của bệnh là da, mô, khớp lỏng lẻo do việc sản xuất các collagen bất thường. Bệnh gặp ở mọi chủng tộc trên thế giới, cả ở nam và nữ. nghiêm trọng hơn nhiều so với hội chứng người dẻo (GJH). Những người mắc EDS thường sống trong tình trạng thường xuyên đau khớp và cơ nghiêm trọng, da lỏng lẻo dễ bị bầm tím, mệt mỏi cực độ và có nguy cơ bị sa và thoát vị.
Yoga và hội chứng người dẻo (GJH)
Yoga là một phương pháp luyện tập lâu đời có nguồn gốc từ Ấn Độ khoảng 5.000 năm trước. Người ta thường cho rằng tập yoga là tập những động tác, tư thế uốn éo kỳ lạ. Nhưng thật ra, yoga bao gồm các bài tập giúp cải thiện thể chất, tinh thần, tình cảm và cả tâm linh của người tập. Đây là một lựa chọn thú vị cho những người mới bắt đầu cũng như những ai luyện tập thể dục thường xuyên. Bản chất của Yoga là sự kết hợp giữa sự linh hoạt, độ mềm dẻo và sức mạnh
Hiện nay nhiều người tập yoga đang cố gắng kéo, mở và tăng độ dẻo cũng như độ linh hoạt của các nhóm khớp như: vai, cổ tay, hông và cột sống…. trong nhiều năm của quá trình tập luyện tiếp tục kéo căng giãn bản thân hơn nữa, cho đến khi mô liên kết vốn đã lỏng lẻo của họ có thể giống như một dây thun cũ. Rất nhiều người khi trở thành HLV họ mới hiểu rằng việc cố gắng vượt qua quá mức giới hạn hoạt động khớp là 1 điều tồi tệ.
Giống như hầu hết mọi người, trước khi đến yoga có nhiều người trong tình trạng hội chứng người dẻo (GJH) và họ luôn nghĩ rằng sự linh hoạt của họ là một điều tuyệt vời và hãnh diện. Nhưng sau một thời gian dài họ mới nhận ra sự thật không phải như vậy khi ho thường xuyên dễ dàng mắc các tình trạng chấn thương về khớp, gân cơ và dây chằng
Số người mắc phải hội chứng người dẻo (GJH) hiện nay trên thế giới chiếm tỉ lệ 4-30% rất khó để xác định một con số chính xác và cụ thể vì chúng ta sẽ trở nên cứng hơn khi chúng ta già đi, phụ nữ dễ linh hoạt và mềm dẻo hơn trong di chuyển so với nam giới và những người không phải da trắng khả năng siêu linh hoạt cao hơn"
Các chuyên gia nói rằng nó khó xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng hội chứng người dẻo (GJH), ngoại trừ đó là có thể mắc phải do di truyền, tuy nhiên có một số trường hợp tự đào và biến đổi để trở thành tình người dẻo, vd như vũ công ba lê, Vđv thể dục dụng cụ và nghệ thuật, Vđv Yoga
Giải pháp để khắc phục tình trạng hội chứng người dẻo là tăng cường hoạt động sức mạnh cơ bắp bao quanh các khớp. mặc dù không thể hoàn toàn ngăn tình trạng siêu uốn dẻo khớp, nhưng nó có thể giúp kiểm soát chuyển động khớp và giảm nguy cơ chấn thương. Điều khó khăn cho tình trạng siêu linh hoạt là khi họ luyện tập sức mạnh, họ liên tục được yêu cầu dừng lại ở phạm vi chuyển động "bình thường". Thường thì họ không biết cảm giác đó như thế nào.
"Dây chằng, gân và bao nang khớp có các đầu dây thần kinh cung cấp thông tin về cảm giác và cần bao nhiêu cơ bắp kích hoạt để kiểm soát khớp của bạn", nhà vật lý trị liệu Nigel Morgan giải thích. "Nhưng khi chúng bị kéo giãn quá mức theo thời gian, hệ thống phản hồi đó bị suy yếu, do đó hệ thống thần kinh của bạn dần nhận được ít thông tin hơn. Điều này khiến bạn khó kiểm soát chuyển động của mình hơn."
Đó là lý do tại sao những người mắc hội chứng người dẻo không nên cố gắng dừng lại trong phạm vi 'bình thường'."Bạn không thể thực sự ngăn mình bước vào phạm vi đó đặc biệt là khi bạn mệt mỏi, vì vậy tốt hơn hết là học cách kiểm soát và tăng cường cơ bắp của bạn trong phạm vi vượt quá đó", phó giáo sư Nicholson giải thích.
Bằng cách đó, bạn sẽ rèn luyện khả năng chăm sóc, khả năng cảm nhận vị trí tương đối của các bộ phận cơ thể và cải thiện hệ thống phản hồi của hệ thần kinh, để giúp bạn kiểm soát khớp tốt hơn. Điều đó có nghĩa là một người tập Yoga siêu linh hoạt cũng sẽ có sức mạnh và khả năng kiểm soát trong khi làm những điều điên rồ với cơ thể của họ.
Nhìn chung, những người có khớp siêu linh hoạt có thể được hưởng lợi từ việc nâng và tập tạ nhiều lần trong tuần. Các cơ bắp bạn cần tăng cường sẽ phụ thuộc vào vị trí nơi bạn quá linh hoạt, nhằm xây dựng các cơ chính bao quanh khớp là chìa khóa, đặc biệt nếu đó là các khớp luôn chịu trọng lượng của bạn trong các tư thế như hông, đầu gối, vai và lưng. Không chỉ vậy, chúng ta cần học cách phối hợp các cơ để chúng hoạt động đồng bộ khi di chuyển xương và khớp của chúng ta. Nói dễ hơn làm.
Tham khảo thêm: 6 Chấn thương yoga phổ biến và cách phòng tránh.
Bạn có thuộc nhóm siêu linh hoạt?
Chẩn đoán rối loạn tăng động khớp hoặc nghiêm trọng hơn cần được bác sĩ thực hiện, nhưng cách dễ nhất để xem bạn có bị rối loạn tăng động khớp tổng quát hay không là với điểm số của thang đánh giá “ Beighton”
Sử dụng Điểm số thang đánh giá Beighton, một điểm được chỉ định cho khả năng thực hiện từng chuyển động sau: (tổng điểm của thang điểm này là 9 điểm)
Điểm số về Hội chứng người dẻo cho nữ theo từng nhóm tuổi:
Điểm số về Hội chứng người dẻo cho nam theo từng nhóm tuổi:
Các bạn có thể dùng thang điểm sau để kiểm tra và tham khảo xem mình có thuộc nhóm siêu linh hoạt không nhé.
---
Chép lại từ FB TS. Đàm Anh Tuấn
Chuyên ngành vận động học và y học TDTT
Giảng viên khoa y sinh trường ĐH TDTT TP. HCM
Chuyên khoa YHCT
HLV yoga liên đoàn Yoga
Coach cấp 3 Training Fitness & thể hình