Tìm kiếm Blog này

Hiển thị các bài đăng có nhãn giáo viên yoga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giáo viên yoga. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2024

Tự thực hành yoga ở nhà. Có nên?

 

Dạo này thấy nhiều bạn có xu hướng muốn tự tập ở nhà, không biết động cơ là gì, vì thời gian, điều kiện, hay hoàn cảnh vv... 
 
Và rồi có những trang mạng nở rộ việc quảng cáo dạy yoga, những HLV với những nick thần thánh, kêu như chuông vỗ ngực dạy yoga cho sắc đẹp không tuổi, yoga cho sức khỏe, cho trị liệu vv... thậm chí cả thiền qua mạng.

Ok. Vâng thì có cầu mới có cung, có người mua mới có người bán nhưng xin người bán có tâm 1 chút dù trong mắt vài HLV bộ môn yoga giống miếng thịt mông giữa chợ ngày tết: tơ hơ ra đấy ko giành giật ko được. Hãy hiểu nguyên tắc cơ bản trước khi gào rú câu: YOGA DÀNH CHO NGƯỜI MỚI TẬP.
 
Như nào là người mới tập? Ngay cả thở thôi cũng tập lại từ lúc lọt lòng, các thánh dạy qua mạng có kiểm soát sự đúng sai, nông sâu hơi thở của họ không hay cứ leo lẻo nói hít phình thở hóp là ok. Chỉ vươn tay thôi có hướng dẫn và kiểm soát họ vươn căng tới tận đầu ngón tay ko? Chỉ hướng dẫn qua mạng thôi có khiến họ trước khi gập mình phải duỗi cột sống không. ..vv... đó là chưa kể những tư thế cơ bản khác như đẩy hông xiết mông, nâng ức, thả lỏng gáy cổ.... trước khi vào tư thế nào đó không. Rồi thì chống chỉ định này nọ cho bệnh này bệnh kia... 

À nhân lúc nói về trị liệu, một lần lướt mạng đập vào mắt 1 tư thế châu chấu cơ bản dành cho người thoát vị... trời ạ thoát vị mà thánh ấy túm vào thành 1 bệnh thì quả là THÁNH THẬT, những ai đó bị thoát vị mà chưa hiểu về yoga lao vào tập với niềm tin to lớn rằng cứ tập như này đi rồi bệnh sẽ hết thì hệ lụy thế nào với người thoát vị lõm. 
 
Rồi yoga dành cho sắc đẹp với 1 tư thế và 5,7p mỗi ngày cho 1 v2 con kiến...lạy hồn, hồn ăn gì tôi cúng ak. Chúng tôi đây lăn lộn với phòng tập khác gì các chú bộ đội xưa lăn lộn nơi chiến trường mà mấy ai v2 con kiến nếu ko bóp mồm bóp miệng. ...có mẹ hlv thực hiện qua mạng tư thế tấm ván mà hướng dẫn tư thế đó có chuẩn éo đâu, chóp mông nhổm lên như cái gò mả giữa đồng... 
 
Rồi có bà HLV luôn luôn nói không ai tin tôi ở tuổi 40,vâng thưa bà nếu qua xử lý vi ảnh, xử lý photosop thì tôi đây cũng ngang gái 18+ 1 tý thôi ak. Thực hành yoga tốt là trẻ từ bên trong, xương chắc khỏe, trí nhớ minh mẫn, tâm bình an chứ đừng mập mờ sự đẹp trẻ ấy để người tập hiểu rằng khỏi tới spa vẫn căng láng làn da kể cả 60,70t. Nên nhớ chúng ta luôn luôn phải tuân thủ theo bánh xe thời gian dù muốn dù không, chẳng qua khi ta tập yoga bánh xe đó sẽ quay chậm hơn bình thường mà thôi.
 
Hãy là người tu tập yoga thông thái, hãy tới phòng tập ít nhất là 1 năm để được hiểu về yoga một cách đúng đắn. Dù bạn là ai, là HLV giỏi giang, có tiếng đi chăng nữa cũng đừng dạy yoga công nghiệp, đừng bỏ tiền ra mua dịch vụ quảng cáo của facebook rồi muốn nói gì cũng cho là mình đúng vì hàng ngàn like, hàng ngàn lượt chia sẻ ảo rồi. Dạy yoga khác với dạy những thứ khác không phải chỉ cần bắt chước làm theo là được.
 
SỐNG TRONG ĐỜI SỐNG CẦN CÓ MỘT TẤM LÒNG...

 Nguồn: Sưu tầm

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2022

Học phí yoga như thế nào là đúng???


CHUYỆN ĐÁNG BÀN😂😂😂

🔥🔥🔥HỌC PHÍ YOGA NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG???

Gần đây, HLV Yoga trở thành một nghề khá “hot” và dĩ nhiên thì nghề nào mà chẳng là để kiếm tiền, có cạnh tranh, có đấu đá.

VẬY…HỌC PHÍ NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG?

👉Có học viên thì bảo,ôi sao cô lấy học phí mắc thế?

👉Có học viên lại nói,học phí rẻ vậy cô,e học chỗ A,B học phí cao lắm.

👉Có HLV lại bảo sao cô “phá giá” thế thì sao người khác chiêu sinh được?

👉Có HLV lại bảo sao cô lấy cao thế thì làm giàu mấy hồi😧😧😧

😱😱😱Thế rốt cuộc cái gì quy định “học phí”?

✅Là một HLV yoga theo cảm nhận riêng,thì học phí phụ thuộc 5 vấn đề sau:

1: Trình độ,kinh nghiệm,kĩ thuật của HLV dạy (HLV lâu năm,kinh nghiệm nhiều, kiến thức tốt thì dĩ nhiên HP sẽ cao hơn)

2: PT Riêng hay là lớp chung-lớp nhiều hay ít học viên

3: HLV dạy nâng cao hay cơ bản,trị liệu phục hồi.

4: Tìm học viên,lấy kinh nghiệm,hay muốn tạo ra giá trị trao đi.

5: HLV dạy trực tiếp,online hay theo khoá.

👉👉👉Và dĩ nhiên,điều quan trọng ở đây là học viên nhận được gì,cảm thấy phù hợp với phong cách dạy và sự truyền đạt từ người HLV nào,kinh tế của học viên ra sao? Không phải cứ đi tìm HLV cho mình dựa vào HP-hãy cảm nhận theo cơ thể mình.Bởi không ai là hoàn hảo,ai cũng sẽ có những điểm nổi bật và những điểm hạn chế.HLV nào cũng sẽ có những chuyên môn,không ai biết rõ yoga 100% cả.

Vậy nên,đừng so sánh HLV qua học phí, cũng đừng nghĩ HLV yoga nào cũng giàu có, dạy vì tiền bạc (tuy nhiên họ cũng xứng đáng nhận đc đúng giá trị với những gì họ bỏ ra).

Namaste ❤️

Ảnh: st - hãy bắt đầu với yoga dù bạn là ai, như thế nào 🌹🌹🌹
---
Chép từ FB YOGA and My

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2020

Giáo viên yoga chứ không phải là "bác sĩ"

 

Giáo viên yoga chứ không phải là bác sĩ, khóa 200 giờ khai giảng tháng 11 vừa rồi mình vừa đào tạo xong phần 1 có 01 học viên trong khóa là bác sĩ xương khớp, thật sự mình rất vui khi có bác sĩ tham gia khóa học của mình, vì mình có cơ hội đào sâu về cơ xương khớp hihi... Học viên hỏi mình "cô có khớp khi giảng bài không? Mình nói "không", vì lý do:

+ Mình chỉ nói những gì mình hiểu theo kiến thức và trải nghiệm của mình trong việc tập luyện yoga, chứ mình không cho điều mình nói là 100% đúng, sau đó mình luôn hỏi bác sĩ bổ sung nếu có!

+ Học viên hỏi cái gì mà dù mình biết trên lí thuyết mà chưa thật sự trải nghiệm mình cũng từ chối trả lời và nói "mình đâu phải là bác sĩ đâu mà biết hết tất cả"... Dù mình có biết câu trả lời nhưng cũng không trả lời, vì lý thuyết chỉ là lý thuyết. Mình nói mình chỉ có thể chỉ cho các bạn các kỹ thuật canh chỉnh làm sao cho đỡ áp lực ở các khớp khi tập luyện yoga, còn lại các vấn đề khác mình làm sao biết được hihi..

Bây giờ mình thấy giáo viên yoga toàn là "bác sĩ", cứ trả lời y như đúng rồi, học vài lần hội thảo và 1 hoặc 2 khóa gì đó nho nhỏ là có thể "trị liệu" này nọ. Còn nhìn tướng đón được bệnh này nọ nữa, giống như làm thầy "bói" luôn á.. khi thấy những điều này mình thật sự chỉ biết "thở dài" một cái rồi cho qua thôi...

Rất nhiều người cứ tưởng giáo viên yoga ai cũng là "siêu nhân" nên đã "lầm", chiều nay lại nghe chị bạn kể rằng có cô kia tập yoga trồng chuối làm sao mà phải đi bệnh viện "mổ" cổ, thỉnh thoảng lại nghe những câu chuyện như thế này, thật sự mình không biết làm sao, mà mình biết lý do là cái gì - mình nghĩ rằng mọi thứ xảy ra thứ nhất đến từ chính mình nhiều lắm, do sự nhìn nhận về vấn đề của mình chưa rõ, chưa sâu, nên chính mình phải nhận lấy hậu quả, nếu mình cẩn thận hơn, yêu quý cơ thể mình, đi tìm hiểu kỹ các thầy cô và các trung tâm dạy yoga, trang bị một chút kiến thức về môn này, cách tập luyện sao cho an toàn... thì phòng tránh "chấn thương" được nhiều lắm.

Thứ hai là do giáo viên yoga chưa ý thức được sự tạo tác "bad karma" (hành động xấu) sẽ gây ra các hậu quả xấu, giáo viên chưa "khiêm nhường" học hỏi và chưa cẩn trọng, chưa trân quý cơ thể của học viên, chưa có kiến thức, kinh nghiệm đầy đủ, bị cuốn theo sự phát triển hổn loạn của tất cả mọi thứ nói chung và yoga nói riêng, cái gì cũng phải nhanh và cấp tốc, mới học xong khóa 200 giờ là ra mở trường đào tạo giáo viên, mới học xong bằng liên đoàn 10 ngày là có thể mở phòng tập yoga, cứ thế giáo viên yoga và phòng tập yoga cứ ra đời liên tục, đây cũng là một điều tốt vì yoga đang phát triển nhưng cái gì mà phát triển nhanh cũng xảy ra mặt hạn chế của nó - về chất lượng sẽ khó kiểm soát. 

Giáo viên yoga cũng phải cẩn thận hạn chế tối đa học viên xảy ra sự cố trong lớp của mình, ngoài việc học về cơ xương khớp, sinh lí, tâm lý còn phải học về phương pháp và nghệ thuật dạy cho an toàn phòng giảm chấn thương tối đa, quan trọng hơn cả là tập luyện cho tâm tính mình ổn nữa mới dạy ổn được - mình rất đề cao những điều này khi đào tạo giáo viên yoga!


Chắc nhiêu đây cũng đã đủ cho chúng ta suy ngẫm về điều này và cùng nhau bảo vệ chính mình, chỉ có mình mới có thể giúp được mình thôi!

Chúc cả nhà một buổi tối an lành🙏
P/s: xin vui lòng chia sẻ bài viết thoải mái nhé🙂
---
Chép lại từ FB Kim Nguyen.


Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

Những sự thật về yoga hiện nay

 

Sự thật về yoga

Chia sẻ cá nhân về 1 số vấn đề phổ biến  trong yoga hiện nay (trước đó mình cũng chia sẻ 1 số bài viết từ cảm nhận, cái nhìn và kinh nghiêm luyện tập cũng như hướng dẫn yoga của mình nếu thích các bạn có thể tìm kiếm bài của mình để đọc lại nhé). Nếu bạn quan tâm thấy đúng thấy hữu ích thì suy ngẫm để hoàn thiện hơn cho mình. Nếu thấy chưa hài lòng thì có thể bỏ qua cho bớt Phiền não. Mọi quan điểm chia sẻ đưa ra sẽ có mặt đúng - chưa đúng, chúng ta không phải thánh nhân hay hoàn hảo tất cả và làm hài lòng được tất cả. Mình chia sẻ cho những ai thật sự hiểu và quan tâm - hay nói cách khác cùng năng lượng, nếu đã không cùng năng lượng khó có sự kết nối, vậy nên  mình sẽ không tranh luận với bất kì ai về bài viết cả. Nhóm kiến thức yoga nên chia sẻ, lan tỏa, học hỏi lẫn nhau sẽ tốt hơn là giống như một cái chợ với đủ kiểu nói móc hay chửi bới nhau, tại sao mình nói vậy chắc gần đây mọi người đều thấy điều này xảy ra trong nhóm, mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn biết bao nếu ta bớt phán xét và thể hiện sự Sân Hận tiêu cực cho người khác.

Có thể bạn quan tâm:

1. Cách thức, cường độ  luyện tập đều đặn,  đúng, an toàn, phù hợp, khoa học, cân bằng, quan trọng hơn là chú trọng tới vẻ bề ngoài và cấp độ cũng như thực hiện được bao nhiều tư thế. 

2. Thực trạng hiện nay phần đông những người mới đến với yoga hay chưa đủ hiểu biết và lường trước được những hậu quả lâu dài sau này nên  thường thúc ép bản thân đi quá mức giới hạn cho mục đích chinh phục các tư thế mà không tìm hiểu kĩ, suy xét xem những động tác, tư thế mình làm có đúng, có phù hợp với cơ thể, có mang lại được lợi ích thật sự hay không hay để cho cái tôi To Lớn - những tác động ảnh hưởng (lời khen, tán thưởng)  điều khiển khiến ta đánh mất Chính mình để rồi bị chấn thương, tổn hại cơ thể đủ đường (có rất nhiều Ng chấn thương đủ kiểu  do luyện tập yoga những năm gần đây) . 

3. Người tập hay HLV ngày càng trở nên ghanh đua ngầm trong cuộc chinh phục Asana nâng cao.  Nên nhớ rằng cấu trúc cơ địa, tiểu sử bệnh lý, thời gian và cấp độ luyện tập... mỗi người khác nhau bạn thấy người khác làm được những tư thế khó - đẹp mắt và rồi bạn nỗ lực cố gắng để đạt được như vậy nhưng nên hiểu rằng có nhiều tư thế   cho dù luyện tập  cả đời đi nữa  chưa chắc bạn có thể làm được vì cấu trúc cơ địa- tiểu sử bệnh lý - hay vài yếu tố khác, việc cố gắng phá bỏ giới hạn nào đó để đạt dược tư thế đều khiến bạn trở thành nạn nhân bị trấn thương. Chúng ta tập yoga không  phải chỉ để thực hiện được hết các tư thế còn nhiều giá trị tốt đẹp khác mà ta nên tìm hiểu trải nghiệm thêm  trên hành trình yoga của mình.  

4. Thực hành yoga đúng cách và duy trì Thiền định, lâu dài bạn sẽ không chỉ hoàn thiện những lớp vỏ vật lý bên ngoài mà  dần khám phá vào sâu bên trong nội tâm của mình cùng với sự tĩnh lặng, sâu sắc đạt được những giá trị lợi lạc, giá trị cốt lõi đích thực trân quý còn ngược lại chỉ là để “sống ảo” thì bạn SAI thật rồi khi mang tâm thế đó tiếp tục hành trình này. 

5. Nên thực hành yoga vào lúc nào, chúng ta cứ tranh luận tập yoga tốt nhất vào sáng hoặc tối nhưng sự thật là không có sự chính xác và quy đinh bắt buộc nào cho tất cả mọi người, sẽ tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, sự cảm nhận và mục tiêu chúng ta muốn đạt được (nhưng chắc chắn chúng ta k nên tập các bài thể lực nặng và sinh nhiều năng lượng vào buổi tối hay ngược lại vào buổi sáng ta sẽ cần những bài tập giúp sản sinh và tăng năng lượng cũng như sự tỉnh  táo khoan khoái cho một ngày dài). Người tập hay giáo viên nên cân nhắc về sự hợp lý này trong thiết kế bài tập, vì nhiều người tập yoga xong mà mất ngủ hay quá mệt mỏi kiệt sức... phần nhiều là do kết cấu bài tập có khoa học và sự cân bằng không nữa. 

6. Chúng ta thường mãn nguyện hay bị phấn khích bởi những lời khen ”bạn dẻo thế, bạn khỏe thế, hay bạn giỏi- siêu  thế mới tập mà đã làm được như vậy “...và bạn tiếp tục chìm đắm trong lợi thế và vô minh đó, Nên nhớ chúng ta tập yoga là để hướng tới sự cân bằng (tâm- thân- trí) và giải phóng. Nếu khôn ngoan hãy Hoàn Thiện Điểm Yếu Của Mình và Cân Bằng Với Điểm Mạnh , Đừng Chỉ Tập Trung Vào Thế Mạnh Mình Có.

7. Rất Nhiều trong số chúng ta luyện tập “ Đốt Cháy Giai Đoạn “, chưa có kiến thức tốt, chắc chắn về nền tảng cơ bản, nền móng của ngôi nhà chưa xây vững đã nôn nóng  nhảy vọt lên tầng cao hơn. Hậu quả là lợi lạc đâu chưa thấy mà hết chấn thương này đến trấn thương khác, đang lành thành què hơn, thoái hoá suy yếu các khớp và hệ mạc cơ, dây chằng bị tổn thương, Thân đã bị tổn thương sai lệch như vậy thì sao chữa lành - phục hồi - cân bằng được Tâm Trí và năng lượng bên trong.

Mình thật sự xót xa khi hữu duyên với rất nhiều học viên bị chấn thương do tập luyện chưa đúng, hầu hết Hv đến với mình đã có những người tập yoga lâu năm mà vẫn bị thoái hoá và chấn thương chứ không riêng gì người mới  (vậy cần phải xem xét lại tiến trình tập luyện xây dựng nền móng ban đầu của họ đã tốt chưa?, quá trình nội dung tập luyện đã hợp lý? Thời gian luyện tập bao lâu có phải là tất cả? Người thầy hướng dẫn phù hợp?...).

Tham khảo thêm: 6 Chấn thương yoga phổ biến và cách phòng tránh

8. Những người mới đến hay đến với yoga hay áp lực về “Hơi Thở”, tôi muốn thở sâu hơn dài hơn? sao mãi tôi chưa thở tốt được?làm thế nào để thở tốt hơn ngay được? Tập yoga mà không hít thở tốt được thì đâu có tác dụng chẳng phải hơi thở trong yoga quan trọng nhất sao?...

Hơi thở trong yoga rất quan trọng và tinh tế nhưng  thật sự không thể ép buộc được các bạn a moi sự nỗ lực quá sức gượng ép hơi thở đều gây ra tác dụng ngược lại (giống như thực hành các asana cũng vậy). Không có ai mới tập yoga mà thở tối ưu ngay được , tại sao chúng ta cần có thời gian và tiến trình luyện tập đúng đắn phù hợp  để cơ thể cảm nhận tốt hơn và cải thiện hơn về mặt vật lý (da thịt, cơ bắp, xương khớp, các cơ quan nội tạng ,dung tích phổi...)  và năng lượng (hơi thở, prana...), cả 2 thứ sẽ song hành và cân bằng cho nhau. Lấy một ví dụ đơn giản ta tập các tư thế mở ngực hay điều khí cơ bản để  cải thiện dung tích phổi dần dần, tạo ra cac khoảng trống bên trong cơ thể, tiếp tục luyện tập đúng thì điều đó sẽ cải thiện hơn mỗi ngày, ngực và phổi mở rộng hơn ta cũng hít thở tối ưu được hơn , còn ngược lại các lớp vật lý chưa được tác động cải thiện, ngực đóng - phổi hẹp thì sao mà thở tối ưu được... Nói về hơi thở thì rất rất dài, nếu có thời gian mình sẽ viết một bài về hơi thở trong yoga sau nhé. Mình chỉ muốn nói rằng Hơi Thở Hay Asana đều là các nhánh quan trọng và nên  có sự hợp nhất mượt mà, để đạt được điều đó thì Tiếp Tục thực hành có chánh niệm dưới sự hướng dẫn của một HLV có tâm và Tầm thực sự không phải Tầm “Ảo” thật hay ảo thì do duyên mỗi người. Không nên thúc ép quá sức bất cứ điều gì, một ngày đẹp trời mọi thứ sẽ dễ dàng và trở nên tuyệt vời hơn .

9. Hãy Sống thật với lòng mình và bớt Ảo, cái ảo của bạn sẽ giết chết người khác. Có rất nhiều bạn đăng hình ảnh tập yoga các tư thế khó (hình ảnh thì uốn éo siêu vẹo các khớp, bẻ, vặn quá sức, khuôn mặt căng cứng, gượng gồng .... , tư thế thực hiện chưa  đúng trông rất  nguy hiểm, thậm trí tập mấy tuần mấy  tháng đã làm được đủ các  tư thế ), hỏi ra thì phần nhiều các bạn tự tập, chắc phải rất vật lộn và chịu đau đớn sau đó để có những tấm ảnh... rồi  cổ vũ moi người tập theo, rồi còn chia sẻ cách mà bạn đang thực hành với người khác. Lan tỏa là điều tốt nhưng lan tỏa chưa đúng thì có rất nhiều người học theo, đặc biệt là khi bạn chưa có kiến thức nền tảng chuyên môn tốt (kể cả là HLV) thì bạn có khả năng làm người khác bị chấn thương đấy đừng chia sẻ bừa nếu bạn không chắc chắn. Rất nhiều người mới cứ thấy ai chia sẻ gì là cũng tập theo và hậu quả thì các bạn trải qua rồi sẽ hiểu. Ta học hỏi và thu lượm kiến thức một cách chọn lọc và Thông thái không nên cứ ào theo số đông (đại trà) đừng đem cơ thể ra làm vật thí nghiệm.

=> Hôm nay nghĩ tới đây và lan man được tới đây thôi, Còn rất nhiều sự thật trong yoga nữa mà chúng ta còn lầm tưởng và chưa tỏ hết, hãy chia sẻ thêm cho nhau nhé. Lúc nào đó ngộ ra thêm mình sẽ viết và chia sẻ tiếp nhé moii người, mình viết bài 1 cách  thẳng thắn nhất không giỏi trau chuốt ngôn từ và nội dung nên cả nhà thông cảm nhé 😊

Chúc cả nhà luôn  An Vui và Tinh Tấn trên con đường thực hành yoga của mình 

Người Viết: Hạ Lan Yoga 

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

Chia sẻ cho những ai đã, đang và sẽ học giải phẫu trong yoga



Lần đầu mình được học giải phẫu yoga đúng nghĩa là ở khóa học yogaworks 200h do Thầy David Kim hướng dẫn, lúc đó con bé ngơ ngác, mắt chữ O, miệng chữ A vì không hiểu gì luôn.

Cụm bài trong tuần 1 đầu tiên là xác đình vị trí giải phẫu trong mặt phẳng, biết những từ vựng dùng để mô tả hướng giải phẫu cơ thể, biết những từ vựng để mô tả sự chuyển động của cơ thể, bao gồm vai trò của cơ. Biết từ vựng về khớp hoạt dịch, phân biệt sự khác nhau giữa khớp cầu lõm, khớp cầu lồi và khớp bản lề.
Có thể bạn quan tâm:

Trời ơi càng học sâu hơn mình mới thấy cái sự nguy hiểm của chuyển động cơ thể không đúng, hóa ra trước đây mình đã đặt mình vào nguy cơ gây chấn thương mà không biết. Đặc biệt là những chấn thương âm ỷ từ năm này qua năm khác do sự kéo dãn quá mức hay do việc vặn xoắn không đúng nên nhiều người càng tập càng đau vai, cổ, đau lưng hay đầu gối, các bạn bị loãng xương, huyết áp, tim mạch thì nên tránh xa các tư thế nâng cao nhé.

Và khi hiểu về cấu trúc của xương, khớp và cơ trong các di chuyển và giữ tư thế khác nhau thế nào thì chúng ta thực sự thức tỉnh trong cách tập luyện và phòng tránh những chấn thương đáng tiếc xảy ra. Học về giải phẩu cơ thể học cũng giúp chúng ta tránh được được sự so sánh giữa mình với người khác, sao họ dẻo thế? họ làm được nhiều tư thế khó vậy? bao giờ mình mới mở được khớp nọ, khớp kia... Những tư thế đẹp và đáng ngưỡng mộ cần được làm trong sự vững vàng và thoải mái mà không ép cơ thể trong sự đau đớn nào cả. Vì yoga 5000 năm là giúp con người khỏe mạnh, thoát khỏi những dính chấp của đau khổ, sự sợ hãi và tìm tới bình yên và an lạc, những sự chạy đua trong tư thế liệu có đáng để hy sinh?

Thầy của mình luôn luôn nói với chúng mình rằng Yoga không có đúng sai, chỉ là mình cần hiểu cơ thể mình để tập luyện theo sức của mình. Đặc biệt là các giáo viên yoga, đừng mang cơ thể mềm dẻo của mình để dạy tư thế cho học viên,hãy xem học viên cần gì và tập cho họ tiến bộ theo khả năng của họ.

Cơ thể chúng ta thì có giới hạn nhưng tâm trí thì vô hạn, hãy tập yoga trong sự minh triết. Hành trình yoga với mình còn rất nhiều những điều thú vị mà mình chưa khám phá hết, kiến thức của mình vẫn còn là nhỏ bé nhưng mình biết việc đầu tiên của mình trong yoga là học cách yêu thương cơ thể của chính mình.

Cám ơn các bạn và chúc mọi người tập tốt!
--- Chép từ FB Yoga Phương Thuỷ

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2020

Đừng gọi cái “buông thả” là yoga, đừng gọi cái “định tuyến” là yoga


Trong quá trình học tập và hướng dẫn trên con đường Yoga các bạn có bao giờ gặp những câu đại loại như : 
  • “cái tôi tập là Hatha cổ điển, cái bạn tập là thể dục”
  • “bạn tập vậy là sai định tuyến rồi, như vậy mới là đúng định tuyến”
  • “bạn tập mà không có chút Thiền bên trong nào hết”... v.v...
  • “Hatha yoga là gì”? 

Câu trả lời chắc là không thiếu nếu bạn hỏi chị Google. Nhưng câu hỏi “Ý định việc luyện tập Yoga của bạn là gì” thì chỉ có bạn mới trả lời được. Cho dù là các bạn đi trên con đường nào của Yoga thì cũng không thể rời bỏ “Thân”. Chúng ta sinh ra được là một kiếp người, chúng ta có “Trí tuệ” thì đó là món quà cao nhất mà Tạo Hoá đã ban cho chúng ta. “Thân” là phương tiện để chúng ta đạt được mục đích của mình. Mà rèn “Thân” trong Yoga thì đã gọi là Hatha Yoga. Vậy thì chả có gì là đúng hay sai, cổ điển hay hiện đại.

Có thể bạn quan tâm:
Bạn thực hành Hatha Yoga như thế nào? Bạn nói Hatha Yoga là môn thể dục hay môn dưỡng sinh thì đều là đang đánh giá thấp giá trị của nó rồi vì trong Hatha phải có đủ “Tapas-Sự nỗ lực” và “Santosa-Sự hài lòng”, phải có “Shiva-Mạnh mẽ” và “Shakti-Mềm mại”, phải có “Active-Chủ động” và “Passive-Thụ động”... Cân bằng được những điều này thì đó gọi là Hatha Yoga.

“Đúng-Sai”, “Định Tuyến-Không Định Tuyến” không phải do các bạn tự quyết định cho người khác được. “Thân” mỗi người sinh ra là khác nhau, môi trường, lối sinh hoạt của mỗi người sẽ quyết định cái “Thân” của họ. Thành ra mỗi tư thế cũng không có cái “Đúng” hay “Sai” ở đây.


Quay trở lại với “Ý định”. Nếu bạn có “Ý định” điều chỉnh học viên mình về cái “Đúng của bạn” thì bạn chỉ có thể cố gắng đi tìm cái “Sai của học viên”. Còn nếu bạn có “Ý định” giúp họ tìm cái “Vẻ đẹp” của họ thì cả bạn và họ đều thấy mọi thứ đều đẹp. Khi bạn có thể thấy học viên của mình đang quá “nỗ lực” hay quá “buông thả”, việc bạn giúp họ quay trở về tìm lấy sự cân bằng. Cái đó tôi gọi là “ĐỊNH TUYẾN”.

---
Sưu tầm trên FB (không rõ nguồn bài gốc ở đâu, tác giả thấy vui lòng báo để trang trích nguồn).

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2020

Tâm sự về nghề giáo viên yoga


Cuộc sống con người là mỗi dòng chảy
Trong hàng tỷ người trên trái đất, được gặp nhau đã là một chữ duyên
Có chữ duyên đến rồi đi, có chữ duyên đến rồi ở lại!


Hành trình gần 5 năm biết đến Yoga, và 4 năm dạy Yoga đã từng được trải nghiệm trên dưới 20 Phòng tập, tiếp xúc hơn 1k Học Viên.

Có thể bạn quan tâm:

Có vài người mình chỉ gặp thời gian rất ngắn nhưng cách người đó thực hành Yoga ảnh hưởng khá lớn đến tư tưởng giảng dạy của mình.

Có bạn vào chiến binh thì chân giậm phành phạch xuống sàn, có bạn thì vào chiến binh đưa chân nhẹ như con mèo.

Có người học với mình hơn 1 năm khi không còn gặp nữa rồi cũng là xã giao
Không có tốt, không có xấu; mọi thứ hoàn toàn do “duyên” và “hợp”.

Khi học Yoga một thời gian, bạn không thể không có sự so sánh.

Là huấn luyện viên Yoga khổ thế đấy.
Học viên soi giáo viên, so sánh vì cảm nhận của mỗi học viên khác nhau.
Tùy mục đích tập luyện, tùy phong cách sở trường, mà có khi cũng tùy thời điểm mà học viên có những nhận xét về cùng một giáo viên khác nhau.
Trước kia mình có thể tập hùng hục như trâu, có thời điểm chỉ thích uốn dẻo, thích tập nâng cao…nhưng qua thời gian chính bản thân mình cũng thay đổi về quan điểm tập luyện.
Và khi mình định hình được mình cần gì, phong cách tập và giảng dạy của mình cũng thay đổi.

Bạn nghĩ sao về hình ảnh của một cô gái từng khóc tu tu như một đứa trẻ khi 5:00 sáng dầm mưa 10km chạy đến lớp mà không có học viên nào đến.. vì trời mưa và sáng sớm thì quá lạnh?
Những lúc ấy mình luôn băn khoăn hỏi tại sao lớp vắng?
Tại sao hôm nay người này, người kia lại nghỉ học?
Và cũng tự băn khoăn hay mình dạy chưa tốt?

Nhưng mình tự trấn an bản thân rằng:
HLV Yoga ơi! đừng buồn khi học viên có sự so sánh, cũng đừng quá chạnh lòng khi học viên đến rồi lại đi.
Khó có thể so sánh được ai hơn ai, chỉ là ai hợp với ai hơn ai.

Khi viết những dòng này mình cũng khá tâm trạng, mình biết có thế này thế kia, cuộc đời mà.
Có nơi có những người bạn đồng hành cùng chung niềm đam mê.
Đến nơi mới, ban đầu khá lạc lõng, dần cũng quen và mình luôn cố gắng tự tìm niềm vui, cảm hứng trong việc hướng dẫn HV tập theo đúng khả năng của họ.

Người trong ảnh là HV đầu tiên mình dạy kèm
Có lẽ hầu hết mọi người đều thấy tư thế khá dễ
Nhưng mình và cô ấy đã trải qua nhiều thứ không hề đơn giản
Từ khi không chạm tới chân.. cho đến khi nắm được chân
Cuộc đời cũng như vậy, mỗi người sẽ có những góc nhìn khác nhau…

Và dù sao, cuộc sống vẫn phải tiếp diễn. ☺️
---
Chép từ FB Vy Diệp

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019

Tại sao bạn không thể trở thành một Giáo viên - một Huấn luyện viên Yoga?


Cùng Yogi vượt qua các rào cản👉

1. Chị thích lắm nhưng không có thời gian để học?

Cuộc sống này quá nhiều thứ để lo, quá lắm việc phải làm... nhưng các anh chị hãy nhớ việc gì nên ƯU TIÊN thì phải làm trước. Và SỨC KHỎE có phải là điều cần ưu tiên trên tất thảy không? Khi đã ưu tiên thì không thể không bố trí được thời gian😍.

Có thể bạn quan tâm:

2. Chị chưa từng học Yoga liệu có học được lớp giáo viên không?

Anh chị có công nhận, một tờ giấy trắng bao giờ cũng dễ vẽ một bức tranh đẹp hơn là một tờ giấy đã nham nhở vài nét mực? Hãy đem trang giấy tinh khôi ấy đến và chúng ta cùng nhau vẽ lên 1 bức tranh đẹp nhất, đúng nhất về Yoga.

3. Chị cứng lắm/già lắm không tập được Yoga đâu?

Ơ kìa, Ai bảo Yoga là uốn dẻo nhỉ, ai bảo cứng là không tập được Yoga. Yoga dành cho tất cả mọi người. Và càng cứng thì càng nên tập Yoga cho cơ thể trở nên dẻo dai hơn.
Yoga là con đường rèn luyện Tâm Thân Trí bao gồm Các Asana (động tác), Thở, Thiền.... Yoga bao gồm sức mạnh, sự dẻo dai, sự cân bằng...
Không một Yogi nào có thể đi đến tận cùng của Yoga, chỉ là chúng ta từng bước chinh phục bản thân mình bằng Yoga mà thôi. Hãy yêu bản thân mình tập luyện đúng, phù hợp với cơ thể của mình.

4. Và Tại sao chúng ta không phải là giáo viên cho chính mình, những đứa trẻ của mình và gia đình mình?

Trước khi nghĩ đến mình sẽ là giáo viên dạy cho một ai đó trước hết hãy dạy cho chính bản thân mình.
Mỗi tư thế đều có "kỹ thuật" riêng của nó, xiết cơ nào, thả lỏng cơ nào, sử dụng hơi thở ra sao... Ở khóa đào tạo giáo viên yoga anh chị sẽ được cung cấp kiến thức, để luyện tập yoga một cách khoa học, được giác ngộ để có thái độ đúng đắn trong thực hành yoga.
Và sau nữa hãy trở thành giáo viên yoga cho các thành viên gia đình mình, cả gia đình được luyện tập, được lan tỏa yoga đó là điều tuyệt vời nhất.
Khi đã trở thành giáo viên Yoga của chính mình thì những ngày mưa gió, bận rộn, những ngày đi công tác xa không đến được phòng tập, không có cô giáo...chẳng còn là điều cản trở mình luyện tập mỗi ngày.

5. Giáo viên Yoga là một nghề thú vị?

Đơn giản thế này: Nếu các ngành nghề khác, anh chị đang kiếm tiền để mua sức khỏe, thì giáo viên yoga là nghề vừa có thể kiếm tiền vừa có sức khỏe. Một nghề cho ta rất nhiều kỹ năng, sự tự tin và đầy năng lượng với khả năng kết nối bao la.

6. Và cuối cùng tập luyện Yoga là chúng ta đang học cách yêu thương bản thân mình.
---
Sưu tầm

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

An toàn trong luyện tập Yoga

Em viết bài này với mong muốn chúng ta những người yêu thích yoga hãy yêu bản thân và cơ thể mình trước. Một động tác yoga giữ trong 2p có thể ảnh hưởng tới chúng ta cả đời.

Có rất nhiều câu chuyện đã xảy ra nhưng dường như chúng ta phớt lờ các lời cảnh báo vậy.
Khi em học ở Ấn, lần ấy có tập headstand mà ngã về tư thế bánh xe, vì hơi mệt là đặt chân hơi mạnh xuống sàn, thầy giáo quay phắt ra hỏi em: vừa ngã đấy à? Và thầy lắc đầu. Thầy hướng dẫn mới 25t nhưng không hề giống với bất cứ 1 thầy giáo yoga Ấn nào em học ở Việt Nam. Trước khi chạm vào người, thầy sẽ hỏi xin phép, cả nữ giới và nam giới (một số thầy ở VN chả cần hỏi dẫm thẳng lên chân, người học viên), tiên chỉ của lớp học là an toàn, không phải là xoạc dọc xoạc ngang lên quạ hay uốn rắn mà là an toàn.

Có thể bạn quan tâm:
Bất cứ hình thức luyện tập không có sự giám sát hay hướng dẫn đều không được cho phép. Nguyên tắc đầu tiên của một giáo viên khi bước vào lớp là hỏi tất cả học viên xem hôm nay họ cảm thấy thế nào, cơ thể ra sao? Cảm thấy mệt mỏi khó chịu hãy ngừng tập và nghỉ ngơi.

Nếu như anh/chị xoạc hay làm các động tác uốn dẻo khó khăn hơn so với người khác, hãy cảm ơn cơ thể mình. Điều đó có nghĩa là các dây chằng và dây cơ của anh/chị rất khỏe, còn nếu xoạc dễ uốn dễ thì chấn thương cũng dễ lắm. Hãy tưởng tượng chúng ta chằng đồ đằng sau xe, chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta dùng 1 sợi dây chằng mỏng manh, dễ kéo giãn thì cũng dễ bị đứt. Đó là lý do vì sao chúng ta phải vặn đủ các hướng và tập khởi động trước khi vào 1 tư thế nào đó. Hôm nào rảnh e sẽ viết về kinh nghiệm bản thân về hậu quả khi đã kéo giãn quá căng cơ thể như thế nào?

Một lần nữa, yoga bao gồm rất nhiều khía cạnh, mà asana các động tác chúng ta luyện tập chỉ là 1 trong 4 hình thức tập luyện yoga giúp chúng ta có cơ thể khỏe mạnh. Vậy nếu bị thoái hóa hay thoát vị đĩa đệm mà vẫn tập bất chấp thì có còn là cơ thể khỏe mạnh không?
Có nhiều anh/chị đặt câu hỏi: tôi bị ... tôi có nên tập yoga không? Thực chất chúng ta mong chờ 1 câu trả lời: hãy cứ tập đi tôi vẫn tập vẫn khỏe hoặc đã khỏi để tiếp tục tập asana. Trong yoga trị liệu, việc đầu tiên giáo viên sẽ yêu cầu anh chị đi khám, kiểm tra và nghe lời khuyên của bác sĩ trước. Thêm 1 lời khuyên nữa là hãy đọc các cuốn sách, nói chuyện với các chuyên gia để có câu trả lời cho riêng mình. Rồi tìm gặp 1 giáo viên trị liệu tốt để làm bạn đồng hành. Đừng mạo hiểm với sức khỏe của mình.

Vấn đề cuối, vì sao khi đi khám các bác sĩ khuyên nên ngừng tập yoga. Mà thực tế ở các nước phương tây, yoga được ứng dụng rất nhiều trong chữa trị gần như là 1 phương pháp dành cho những bệnh lý lâu dài hoặc không thể chữa trị bằng thuốc. Vì phần nhiều chúng ta tập yoga đại trà, ng khỏe mạnh còn dễ bị chấn thương nói gì ng có bệnh. Nên các bác sĩ hiện nay đều khuyên tránh yoga chính là tránh các hậu quả đáng tiếc. Bác sĩ Việt Nam cũng giỏi lắm đấy các anh/chị ạ, đừng mắng sai họ tội nghiệp.

Khi tập yoga, giáo viên thường nói: hãy lắng nghe cơ thể bạn, chứ không phải cơ thể người bên cạnh.
"Yoga không phải trồng chuối hay đứng bằng tay, yoga là con đường để tìm thấy chính bản thân chúng ta".
Chúc anh/chị chung sống hạnh phúc cùng yoga!
---
Chép lại từ FB Rosaline Nguyễn

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

Phương pháp tập Asanas thế nào cho đúng?


Xu hướng hiện nay có nhiều phương pháp Yoga được xây dựng và tạo ra những dòng phái mà nhiều người theo áp dụng, trải nghiệm. Có nhiều người bảo phương pháp tôi theo là đúng và phương pháp của ông thầy khác là sai, nhiều học viên khi tiếp cận cũng hoang mang. 

Quan điểm của tôi là một dân toán học, dân kỹ thuật nặng về nghiên cứu thì tôi xác định từ đầu là theo giải pháp, giống như cơ địa cụ già không thể áp dụng cho cơ địa người trẻ tuổi, cơ địa một người bị bệnh không thể áp dụng cho một người bình thường. Vậy mỗi đối tượng khác nhau tôi đưa ra giải pháp khác nhau, sao cho phù hợp, một cô gái xinh đẹp khi hướng dẫn Yoga làm đẹp cho chị em phụ nữ sẽ là thắng tôi rồi, vì trời đất sinh ra họ là phái đẹp, là duy nhất, là sự đặc biệt nên tôi nghĩ tôi quan sát học hỏi và trân trọng. 

Có thể bạn quan tâm:


Khi tôi nghiên cứu đầu tiên và trải nghiệm đầu tiên Rajadhiraja Yoga do tổ chức Ananda Marga xây dựng thì nền móng hay nền tảng cơ bản là dựa vào luân xa, nội tiết tố, hay Hatha Yoga tập trung vào cân bằng năng lượng dương và âm khi thực hiện... ngày nay thì có thêm một sự chuyển biến lớn là phương pháp thực hiện theo định tuyến, theo giải phẫu cơ xương khớp... trở thành trào lưu hót trong thời gian vừa qua thì nhiều người bảo cách tập người khác chưa chuẩn, sai nhưng tôi nghĩ nó đúng chỉ một phần, nó là sự cải tiến rất hay nhất là những tư thế tập phục hồi cho cơ xương khớp, những người bị bệnh lý cơ xương khớp và nó sẽ không đúng khi bệnh lý hay có vấn đề tổn thương bên trong như tâm sinh lý, nội tạng... bởi vì theo định nghĩa Yoga cổ xưa, Asanas (tư thế) là những tư thế Yoga thỏa mãn vững chắc và thoải mái về mặt thể xác và tinh thần. 

Điều đó một người cột sống sinh lý của họ không giống nhau, có người xương cùng, cụt cong ra sau quá, trong khi thắt lưng thì quá võng vào trong, anh chị không thể kết luận là họ phải thẳng cột sống không có là sai... Nhưng quả thực định tuyến hay giải phẫu chức năng nhằm giúp chúng ta hiểu là tập sao đưa con người đúng bản chất vốn có của mình, bản chất mà trời sinh ra, cha mẹ cho mình như vậy. Tất cả không phải là đúng hay sai mà là cần khoa học, cần phù hợp cơ địa, sức khỏe... nguyên tắc thực hành sao cho phù hợp từng người, do đó cần hiểu bản thân mình, đánh giá bản thân càng chi tiết càng tốt từ đó đưa giải pháp phù hợp. 

Người tập và người dạy Yoga cần phải linh hoạt, sáng tạo và nhìn nhận công tâm để đưa ra giải pháp tối ưu nhất và miễn sao mục đích bạn tập cho khỏe thì ngày càng khỏe ra, mục đích bạn là đẹp thì tập ngày càng đẹp ra... Người bác sỹ tốt nhất chính là mình, dù ông thầy có giỏi đến mấy cũng không bằng sự trải nghiệm, sự tỉnh thức của chính mình trên con đường rèn luyện.

Trân trọng!

Đặng Hùng 

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

Góc tâm sự về Yoga và những lỗi thường gặp khi tập


Vừa là người thực hành vừa là huấn luyện viên yoga, mình ngày càng yêu bộ môn thú vị này. Bởi yoga đem đến hạnh phúc thật sự bên trong con người. Ngoài việc tăng cường thể chất, việc thực hành yoga đúng cách sẽ đem đến cho bạn một tâm trí minh mẫn, một cảm giác yên bình từ bên trong. Mình đã ngộ ra điều này từ khi bước vào con đường yoga chuyên nghiệp.

Có thể bạn quan tâm:
Tuy nhiên, các bạn có biết được bản chất thực sự của yoga là như thế nào không?
🌵🌵🌵Khi được hỏi bạn nghĩ gì về yoga ?
“Yoga là một bộ môn căng cơ và mất nước? Yoga là ép dẻo? Tập yoga để giảm cân? Tập yoga phải ăn chay? Yoga chỉ dành cho người giàu mới tập được? Yoga phải biểu diển như xiếc? Tôi không đủ kiên nhẫn để tập yoga!”

Mình không hề lấy làm lạ với những quan niệm khác nhau về yoga như kể trên. Cũng dễ hiểu thôi, khi các bạn ra các trung tâm đăng ký tập, có bao nhiêu người hỏi yoga là gì? Người lần đầu tập yoga cần nắm những điều gì?

Vì vậy, ngay bây giờ mình muốn chia sẻ vài dòng tâm sự, cảm nhận về yoga cũng như những sai lầm thường gặp trong quá trình tập luyện. Ngọc cũng chỉ là một người thực hành yoga không hơn không kém. Do đó, nếu có bất cứ ý kiến đóng góp nào cho Ngọc và mọi người về yoga các bạn cứ thoải mái chia sẻ nhé.

☘ Yoga thật sự là gì?

- Yoga là phương pháp tập luyện đòi hỏi sự kết hợp giữa tinh thần và thể xác tại cùng một thời điểm. Dựa trên nguyên tắc kiểm soát hơi thở và giữ cơ thể ở nguyên một tư thế, qua đó làm chủ và điều khiển được sự dẻo dai của cơ thể, nâng cao trí tuệ, sức khỏe, hỗ trợ điều trị một số bệnh và tìm được giá trị hạnh phúc trong mỗi tâm hồn chúng ta.

Sự kỳ diệu của Yoga chính là thông qua việc luyện tập của thể chất, con người có thể từ bỏ lối sống không lành mạnh, những tính xấu và hoàn thiện bản thân hơn. Với những lợi ích vàng mà yoga đem lại, yoga được xem là hình thức luyện tập đáng tin cậy mà cả thế giới đều áp dụng (kể cả cho tù nhân).

☘ Một số lỗi phổ biến thường mắc phải trong quá trình tập luyện

1. Hít thở nông/Nín thở

Việc hít thở đúng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong lúc tập Yoga. Nhưng thực tế, các bạn lại bỏ quên hoặc xem nhẹ việc hít sâu thở chậm khi vào động tác. Mọi người thường gồng người, nín thở để gập sâu hơn, để bẻ lưng ra sau nhiều hơn. Việc nín thở này chỉ khiến bạn mệt mỏi và giữ động tác khó hơn mà thôi. Bởi các bạn phải ghi nhớ một nguyên lí vàng khi tập yoga:
“Hít thở đều và sâu sẽ giúp cơ thể mềm mại và thực hiện động tác đúng và dễ dàng hơn.”
Cùng một động tác, hai người tập khác nhau với hai cách hít thở khác nhau. Người hít thở đúng sẽ làm mềm cơ thể, vào động tác dễ dàng hơn và…cảm nhận yoga rõ ràng hơn, hạn chế chấn thương. Khi bạn hít thở đúng, bạn sẽ vào tư thế đúng, bạn sẽ sử dụng đúng phần cơ mong muốn, hạn chế làm đau những phần cơ khác.

Ví dụ, trong tư thế đưa tay qua khỏi đầu để ngã lưng về sau (back bend), đa phần mọi người đều đẩy hông về phía trước, nhấn hết lực vào phần thắt lưng để gập sau nhiều nhất có thể và còn nín thở gồng mình để cố gắng giữ càng lâu càng tốt. Đây là sai lầm rất nghiêm trọng, dẫn đến tại sao nhiều người than phiền tập yoga gây đau lưng quá.

Trong bất cứ động tác ngã lưng về sau nào, các bạn phải luôn ghi nhớ một nguyên tắc không đổi: Để bẻ cong được nhiều, trước hết phải kéo dài cột sống ra.
Tại sao vậy?

Vd: Thử tưởng tượng một chiếc lò xo khi bạn kéo các mắc xích lò xo càng xa, làm dài ra lò xo hết cỡ thì khi ấy các bạn bẻ cong chiếc lò xo dễ dàng nhất. Cột sống lưng của chúng ta cũng hoạt động theo nguyên tắc như vậy.

Để chỉnh đúng động tác này, các bạn hãy siết cơ bụng dưới, cố định phần thắt lưng, kéo ngực lên cao, kéo dài cột sống từ đốt T12, đẩy ngực (lưng trên) tối đa về phía trước, hít thở đều và bẻ người về sau. Các bạn cứ thử nhé ngọc bảo đảm sẽ dễ dàng hơn và bớt đau thắt lưng nhiều lắm đấy.

Mình từng có khoảng thời gian dài tập yoga ở trung tâm lớn có cả hlv ẤN và VIỆT. Ngọc tham gia rất nhiều lớp để học hỏi kinh nghiệm giảng dạy cho riêng mình. Đa phần các thầy chỉ hướng dẫn chung chung và chạy đua theo động tác mà bỏ quên việc hít thở thế nào. Dẫn đến dễ dàng bị mệt, không thể giữ lâu do thiếu oxy. Tập xong, người mỏi mệt mà tâm trí cũng không được thư giãn. Đó là lí do vì sao mình nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hít thở sâu và đều trong lúc tập yoga.

2. Chạy đua theo động tác.

- Khác với những bộ môn khác, yoga thật sự không phải là một bộ môn mang tính cạnh tranh hay ganh đua. Hãy nhớ “Đừng so sánh mình với bất cứ ai cả! Vì mỗi người có một cơ địa khác nhau, một cá thể hoàn toàn độc lập”.

Khi tập yoga, thường các bạn có xu hướng quay sang bạn học xem họ làm được những gì, tại sao mình chưa làm được giỏi như vậy. Và khi huấn luyện viên đưa ra cho bạn nhiều lựa chọn với các mức độ dễ khó khác nhau của động tác, bạn luôn chọn cái khó nhất cho mình. Tâm lý chung của mọi người là luôn sợ thua kém người khác. Khi thấy người khác chọn cái khó thì sao mình phải làm cái dễ. Ngọc cũng từng “kiêu ngạo” như vậy.😊

Ngọc nhấn mạnh lại ”Tư thế dễ không phải là dễ dàng thực hiện mà là thích hợp cho bản thân mình ở thời điểm đó”. Các bạn đừng coi thường các động tác cơ bản. Bởi khi bạn thực hiện đúng kỹ thuật của các động tác cơ bản, một ngày nọ bạn sẽ vào động tác biến thể khó một cách dễ dàng mà không hề hay biết. Như một căn nhà có nền móng vững chắc thì dù xây cao đến đâu cũng không đổ được.

Ví dụ như ai cũng khao khát thực hiện thành công “Đứng bằng đầu” – Headstand – được mệnh danh là vua của các tư thế. Mọi người đua nhau lên tư thế rồi rớt ào ào, gây chấn thương tay, cổ và lưng. Bởi cơ bụng, cơ tay và cơ lưng chưa được làm mạnh. Thay vì nóng vội chay đua bằng bạn bằng bè, mình luôn khuyên học viên hãy chăm chỉ tập thế Cá heo (Dolphin Pose) một ngày ít nhất 20 lần thì một lúc nào đó sẽ lên Headstand dễ dàng mà thôi.

Hãy tập chậm, hãy hít thở sâu để cảm nhận cơ thể, để làm mạnh những vùng chưa khoẻ, để tăng cường những nơi đã khoẻ. Mỗi ngày các bạn sẽ thấy mình khoẻ và tiến bộ hơn từng chút một. Đừng so sánh hay chạy đua với ai cả bởi bạn là chính bạn mà thôi.

3. Tập động tác theo bản năng

Dù chi tiết hay sơ sài thì bất cứ giáo viên yoga nào cũng sẽ nói về kỹ thuật của động tác trước khi bạn vào tư thế. Những người mới bắt đầu tập yoga thường “lắng nghe” rất tốt.

Khả năng lắng nghe này có vẻ giảm dần theo thời gian tập luyện. Đó là lí do vì sao rất nhiều bạn tập yoga thời gian dài nhưng vẫn tập động tác không đúng kỹ thuật. Bởi các bạn tập theo bản năng. Dẫn đến hệ quả là chấn thương. Chấn thương trong yoga không giống như những môn thể thao khác. Có thể các bạn không cảm thấy gì ở hiện tại nhưng sẽ bị đau và chấn thương nặng về sau.

Ngọc rất thích hướng dẫn các bạn chưa tập yoga bao giờ. Bởi khi ấy các bạn như một tờ giấy trắng. Việc xây dựng cho các bạn mới tập một nền tảng kỹ thuật đúng là rất tốt. Từ đó, các bạn sẽ vào các biến thể sau này rất vững chắc và an toàn. Ngoài ra, thầy và trò cùng nhau học tập, cùng nhau tiến bộ ngày từng ngày. Rất vui.

Còn với những ai đã “lỡ’ tập sai thì khi được sửa lại đúng, sẽ khó hơn nhiều vì đã như một thói quen rồi, đã trở thành bản năng lâu rồi. Thêm vào đó, một số người lại có tư tưởng bảo thủ, cái tôi quá cao sẽ phớt lờ lời hướng dẫn, khăng khăng tập theo lối cũ. Với những trường hợp như vậy, mình bó tay rồi haha vì mình đã làm đúng đạo đức nghề nghiệp mà học viên chối từ thì biết sao giờ.☺(nổi lòng hlv đó)

Tập yoga không chỉ rèn luyện thân thể, thư giãn tinh thần mà là còn là thay đổi cách sống nữa, tuyệt vời ghê hen. Nhưng thật đấy! Một trong những giới luật mà mình luôn ghi nhớ là KHÔNG ĐƯỢC KIÊU NGẠO! Bởi cái tôi cao sẽ ngăn cản bạn học hỏi nhiều.

Nhiều khi chúng ta không nhận ra mình đang tập sai từ rất lâu rồi. Nếu được ai đó chia sẻ kinh nghiệm, chỉnh sửa giúp bản thân mình tập tốt hơn, hãy lắng nghe, phân tích, chọn lọc và mở lòng đón nhận cái mới nhé. Mong ước nhỏ của Ngọc là giúp các bạn vào động tác đúng, dễ dàng và hạn chế chấn thương, như vậy mới "khỏe bên trong đẹp bên ngoài" được chứ 😍.

4/ Dễ dãi với bản thân

Song song với việc đa dạng giáo viên thì cũng có nhiều dạng học viên khác nhau. Một số bạn luôn hăm hở học hỏi động tác mới, luôn lắng nghe và cố gắng thực hiện đông tác cho đúng cho đẹp. Và cũng có một số ít bạn thích nuông chiều bản thân, ít cảm nhận cơ thể và không cố gắng tập. Dĩ nhiên, trái ngọt sẽ đến với ai chăm gieo trồng. Kết quả tốt dành cho những ai chăm chỉ tập luyện. Điều này luôn đúng cho mọi việc trong cuộc đời này chứ không chỉ riêng yoga.

Điều này không có nghĩa bạn ép bản thân thực hiện quá những gì cơ thể có thể. Cứ từ từ tiến bộ từng ngày từng chút một. Nhưng đừng dễ dãi với bản thân, lười nhác tập luyện rồi lại đòi hỏi động tác khó, so bì với người khác giỏi hơn. Mỗi ngày, khi trải tấm thảm yoga ra để tự tập, mình đều tự chọn một chủ đề cho ngày hôm ấy. Như hôm nay mình muốn tập các động tác ngả lưng về sau thì mình sẽ tập mở vai, mở ngực trước rồi đi sâu vào các thế rắn hổ mang, chiếc thuyền, cây cung… Chỉ cần với lòng kiên trì tập luyện, đam mê học hỏi, mình tin ai cũng sẽ tập tốt Yoga mà thôi.

🐵🐵🐵Bốn lỗi trên là bốn lỗi thường gặp nhất khi các bạn bước vào con đường yoga. Với một chút chia sẻ Ngọc mong rằng các bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn, yêu thích hơn với bộ môn này.
------- namaste ---------
Chép từ FB Nguyễn Ngọc

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

Con đường trở thành huấn luyện viên Yoga


Bạn có tin rằng khi bạn mong muốn đủ nhiều, cả Vũ Trụ sẽ hợp sức giúp bạn không? 😍😍

Sau sự cố với hôn nhân, mình tìm hiểu nhiều về tâm lý, về thiền. Rồi sau khi Má mình mất, mình mới thật sự nghiêm túc tập Yoga, vì nó là môn thể thao duy nhất giúp đứa rối loạn tiền đình như mình tập được, và cân bằng tâm trí rất tốt.

Có thể bạn quan tâm: Sau khi Má mất, mình có những lo lắng, hoang mang với cuộc sống. Mình nhận ra con đường mình đang đi tại thời điểm ấy ko phù hợp, cả gia đình lại ko đồng hành, người duy nhất luôn bên mình thì đã ko còn nữa. Và mình mong muốn có 1 công việc khác tốt hơn, chủ động hơn, nhưng ko phải chôn vùi tại công ty, mà lại còn giúp mình trẻ-khoẻ-đẹp nữa.

Khi bạn mong muốn đủ, cả Vũ Trụ sẽ hợp sức giúp bạn. Mình nhận được 1 tin nhắn của chị về lớp GV Yoga, mình đã nghĩ đó là thông điệp Vũ Trụ trao đến cho mình, nhưng rồi 1 số lý do, nỗi sợ, rào cản...mình bỏ qua tn ấy.

Lại 1 lần nữa, chị ấy có 1 topic ở 1 group, nói về việc muốn giúp đỡ singlemom có thêm thu nhập ở lĩnh vực làm đẹp, spa và Yoga. Mình hẹn gặp chị với mục đích....hợp tác về Spa. Qua cuộc nói chuyện, mọi việc lại hướng đến Yoga nhiều hơn, và mình đã nt từ chối việc học GV Yoga bởi vì mình ko đủ sức khoẻ, ko đủ đam mê.

Chị ko thuyết phục mình quá nhiều, chỉ nói mình suy nghĩ kỹ, đam mê sẽ đến khi mình đủ mong muốn. Mình suy nghĩ và đã đồng ý theo học.
Với sự động viên, tận tâm của chị, và nỗ lực của chính mình đã giúp mình hoàn thành được khoá học. Mình chưa lần nào mở lời chính thức cám ơn chị vì tính mình ngại nói lắm 😅😅😅😅 nhưng trong tâm mình luôn nói lời cám ơn chị mỗi ngày, và luôn gởi lời cầu nguyện cho cuộc sống và sự nghiệp của chị được tốt đẹp như chị mong muốn.

Em cám ơn chị đã mang đến cho em 1 cơ hội để ít nhất giúp bản thân em có được sức khoẻ tốt hơn, và 1 cơ hội nghề nghiệp ổn định hơn, đồng thời cũng sẽ giúp nhiều người khác có sức khoẻ. Cám ơn c đã luôn bên cạnh và đồng hành cùng tụi em trong lúc học cũng như trong cuộc sống.

Mình là 1 đứa lười vận động, rối loạn tiền đình, từng nghĩ Yoga ko phù hợp với mình...vậy mà giờ đây đã hoàn thành xong khoá Huấn Luyện Viên Yoga.
Bạn có tin là bạn cũng sẽ làm được nếu bạn đủ mong muốn và đam mê ko?
---
Chép lại từ FB Hoàng Uyên

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2018

Thảm tập yoga - Tổng quan về các thương hiệu trên thị trường Việt Nam


Theo đà phát triển của phong trào luyện tập yoga, thị trường thảm tập yoga hiện nay ở Việt Nam rất đa dạng mẫu mã và chủng loại với các nhãn hiệu đến từ rất nhiều thương hiệu khác nhau. Là một người đến với yoga từ hơn 10 năm trước, với sở thích sưu tầm và trải nghiệm các mẫu thảm tập yoga khác nhau, nhân ngày hội Quốc tế Yoga cũng muốn chia sẻ với bạn bè cùng sở thích yoga những kiến thức tổng quát về các thương hiệu chuyên về thảm tập yoga trên thị trường hiện nay.

Bài viết này chỉ đề cập đến tổng quan các thương hiệu mà không đi sâu vào chi tiết các tiêu chí về chất lượng như chất liệu, độ bền, mẫu mã từng loại cụ thể.

Có thể bạn quan tâm:

Đầu tiên, để có thể lựa chọn được một tấm thảm yoga tốt, bạn cần tìm đến các thương hiệu chuyên về yoga, tại sao lại như vậy? có lẽ là mình cũng không cần phải trả lời vì cái gì chuyên nó sẽ tốt hơn đúng không nào 😊. Ở góc nhìn này bạn cần bỏ qua ngay các tấm thảm đến từ thương hiệu như Nike, Adidas, Reebok... bởi vì các hãng này như bạn biết, họ là các hãng thể thao nổi tiếng nhưng lại không chuyên về yoga nên mặc dù có làm thảm yoga cũng chỉ để làm... cho vui. Dùng thảm của họ để tập thể dục thì được, thậm chí một số nơi còn nhầm lẫn thảm tập thể dục của các hãng này là thảm yoga 😏. Hơn nữa, chính vì họ là các hãng thể thao đã có tên tuổi nên giá thảm của họ cũng không hề rẻ, ở đây câu nói "Tiền nào của ấy" không thể áp dụng được đâu nhé, đừng có nghĩ bạn bỏ nhiều tiền mà đã có được tấm thảm yoga thực sự tốt.

Đến đây chắc bạn sẽ hỏi, vậy các thương hiệu chuyên về yoga là những thương hiệu nào? bạn không phải sốt ruột, sẽ có câu trả lời ngay đây 😃

Các thương hiệu chuyên về yoga là các thương hiệu đến từ các hãng chỉ tập trung sâu vào việc nghiên cứu, phát triển, sản xuất, hoàn thiện... những sản phẩm phục vụ cho việc luyện tập yoga mà trong đó thảm tập yoga là sản phẩm hàng đầu. Trên thế giới hiện nay có khá nhiều, trong phạm vi bài viết này, mình sẽ chỉ nêu những thương hiệu đại diện ở các phân khúc khác nhau hiện đã có mặt tại thị trường Việt Nam.

1. Manduka: Có thể nói đây là thương hiệu lâu đời và phổ biến nhất với logo hình con ếch đến từ Mỹ. Các sản phẩm thảm tập của Manduka được biết đến với độ bền cao, mẫu mã đa dạng và thay đổi liên tục, chẳng hạn như dòng thảm tập yoga PRO của Manduka được hãng bảo hành trọn đời trên toàn cầu.

Các sản phẩm của Manduka hiện đã có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới. Ngoài thảm tập yoga Manduka còn cung cấp tất cả các dụng cụ luyện tập cũng như trang phục quần áo tập yoga.

Hiện tại Manduka đã có nhà phân phối chính thức tại Việt Nam, các bạn có thể tìm trực tiếp tham khảo các sản phẩm trên trang web của hãng: https://manduka.com

2. Liforme: Dù chỉ mới ra đời từ năm 2007 và chỉ có duy nhất sản phẩm là thảm tập yoga nhưng thương hiệu Liforme đến từ Anh quốc đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng chuyên về thảm tập yoga. Các sản phẩm của Liforme được đánh giá là mang lại độ trải nghiệm tốt nhất thế giới hiện nay, tuy nhiên mức giá của thảm yoga Liforme cũng vào loại đắt nhất thế giới.

Hiện tại Liforme đã có nhà phân phối chính thức tại Việt Nam, các bạn có thể tham khảo các sản phẩm trên trang web của hãng: https://liforme.com

3. Lululemon: Thương hiệu đến từ Canada này cũng đã có kinh nghiệm đến 20 năm, các dòng thảm tập của Lululemon được dánh giá khá cao từ các yogi trên thế giới. Ngoài thảm tập yoga, Lululemon còn có thế mạnh trong mảng quần áo tập.

Một hạn chế là Lululemon chưa có nhà phân phối chính thức tại Việt Nam mà thường các sản phẩm của hãng có mặt trên thị trường thông qua đường "xách tay" nên cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro cho người mua.

Tham khảo website của hãng tại đây: https://lululemon.com

4. BeYoga: Thương hiệu beYoga đến từ Đài Loan này dù chỉ mới ra đời hơn 10 năm nhưng được đánh giá khá cao về chất lượng sản phẩm với mức giá phải nói là vô cùng cạnh tranh so với các hãng tên tuổi khác.
Các sản phẩm của beYoga bao gồm nhiều dòng thảm tập và các dụng cụ được thiết kế chuyên dụng cho luyện tập yoga, được ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất, các sản phẩm của hãng luôn bán chạy nhất trong nhiều năm liền tại thị trường Đài Loan.

Các sản phẩm của beYoga đặc biệt phù hợp với các phòng tập do chi phí đầu tư rẻ hơn các nhãn hiệu ở trên mà vẫn đảm bảo chất lượng, an toàn cho sức khỏe của học viên.

BeYoga cũng đã có nhà phân phối chính thức ở Việt Nam. Bạn có thể tìm hiểu và tham khảo trên website của hãng: http://beyogataiwan.com

5. Pido: Là một thương hiệu chuyên về yoga đến từ Trung Quốc, các sản phẩm của Pido rất đa dạng gồm thảm tập và dụng cụ tập yoga, các sản phẩm của Pido tuy không thể so sánh với các thương hiệu tên tuổi khác nhưng lại rất phổ biến vì có mức giá rẻ.

Dù chưa có nhà phân phối chính thức tại Việt Nam nhưng các sản phẩm của Pido đã có mặt trên thị trường Việt Nam từ khá lâu và có mặt rộng khắp ở các cửa hàng bán đồ thể thao, có lẽ vì ưu thế giá rẻ, xuất xứ rõ ràng và chất lượng chấp nhận được. Tuy nhiên, cũng chính vì độ phổ biến nên thảm PIDO bị dân đánh hàng Tàu làm nhái khá nhiều.

Tham khảo trang web của Pido ở đây: http://yogamat.cn

Ngoài 5 thương hiệu kể trên, trên thị trường Việt Nam cũng còn có sự xuất hiện của một số thương hiệu chuyên về yoga khác như Gaiam, Jade, Prana, Yoloha, ... nhưng người viết bài xin không liệt kê vì hoặc là mức độ kém phổ biến hoặc là đã trùng với các phân khúc ở trên.

Viết đến đây mình cảm thấy buồn cho các thương hiệu thảm Việt Nam vì thực sự là mình không thể nêu được một cái tên vào danh sách ở trên. Lý do? Rất đơn giản là nếu là hàng madein Việt Nam thực sự thì chất lượng quá tồi (chưa có nhà sản xuất nào chuyên về yoga cả), hoặc nếu chất lượng tạm ổn một chút thì lại là hàng nhập Trung Quốc chỉ gắn mác và đóng gói ở Việt Nam nên cũng không biết độ an toàn thế nào 😒.

Và cuối cùng sẽ là rất thiếu sót và có lỗi nếu không đề cập đến vô vàn các nhãn hàng khác vẫn đang tồn tại trên thị trường như: Louis, Tree, Zen, Hatha, Zeno, Vinsa, Kitten, Procare, Fitfound, Relax, Vendy... Bạn chỉ cần làm một bước kiểm tra vô cùng đơn giản là nhờ anh Google tìm trang web của các nhãn hàng này... kết quả là bạn sẽ không bao giờ tìm thấy được trang web chính thức của các nhãn này (thời đại công nghệ 4.0 rồi mà không có trang web thì vô lý quá! 😁), cũng như không thể thấy được văn phòng, nhà máy, địa chỉ.... ở đâu cả. Tại sao lại vậy? Mình trả lời luôn là các nhãn này thực tế là do dân đánh hàng từ Tàu về tự tạo ra, câu trả lời này chắc chắn sẽ làm mất lòng rất nhiều người đang kinh doanh chúng... nên mình chỉ share bài này ở chế độ bạn bè thôi, kẻo ra đường bị ném đá vỡ đầu... thì tội chết 😅. Còn về mức độ nguy hại đến sức khỏe người tập, thậm chí gây ung thư của các loại thảm không rõ nguồn gốc này bạn cũng có thể Google là ra ngay... bài viết trên báo Người Lao động này là một VD: https://nld.com.vn/kinh-te/tham-tap-yoga-trung-quoc-co-doc-20160330214022241.htm

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn cùng tập yoga hiểu hơn về chiếc thảm yoga - một vật dụng luôn gắn liền với người tập yoga, và chọn cho mình được một tấm thảm từ thương hiệu ưng ý, phù hợp, đặc biệt là đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.

Namaste!
---
Chép lại từ FB Trang Yoga

HLV yoga và những điều tưởng - Tâm sự của người trong nghề


Mọi người thường nghĩ:

HLV yoga sướng thật đấy, vừa đi dạy kiếm tiền, vừa được tập, một công đôi việc.
Tập yoga cần sự tập trung, kết hợp giữa hơi thở và động tác nên HLV vừa hướng dẫn, vừa làm mẫu, vừa nói, vừa đi quan sát chỉnh sửa, không thể coi là 1 buổi tập nhé các bạn, còn mệt hơn cả tập đấy😅

Có thể bạn quan tâm:
- HLV Yoga là một nghề kiếm tiền tốt, 1h dạy mấy trăm nghìn, ngày vài ca dạy, tháng thu nhập cả mấy chục triệu 🤑
Nếu tôi nói giá HLV bây giờ 70k/h, bạn tin ko? 700-800k/h? Bạn tin ko?
Giá của HLV như nào phụ thuộc vào trình độ, vào khu vực họ hoạt động và cả vào sự may mắn của từng người nữa đấy. Nghề nào cũng thế, nếu bạn thực sự yêu nó, tâm huyết, cứ bền bỉ bạn sẽ đc đền đáp xứng đáng thôi. Giá cả thì vô cùng, cứ năng nhặt thì chặt bị thui mà .
- Nhà có HLV yoga, chắc người thân được chăm sóc tốt lắm.
………………………………………………………………
Dấu lặng của tôi ở đây đấy☹️

- Đã là HLV yoga thì đương nhiên là dẻo và tập được tất cả các thế khó.
HLV chỉ hơn người đi tập ở chỗ họ phát hiện được các cơ thể khác nhau của Học viên để phát huy những thế mạnh và biết cách hướng dẫn vào các thế khó một cách an toàn. Thực tế thì có những động tác mà Học viên làm chuẩn, đẹp đến mức HLV chỉ biết thán phục mà thôi🤩

- Đã là HLV yoga thì chắc chắn khỏe và miễn nhiễm với mọi thể loại bệnh tật.
Khi tôi nói đi khám, ối người ngạc nhiên đấy nhé😯
Ô, bệnh tật có trừ một ai cả đâu? tập yoga là để phòng bệnh, nếu đã có bệnh rồi thì tập để giảm bớt chứ không thể nào thay thế bệnh viện và thầy thuốc nhé. Tập để trị liệu phải đúng cách chứ nếu không lại phản tác dụng. Các cụ đã đúc kết rồi “sinh nghề tử nghiệp”, HLV yoga lại là người dễ mắc các bệnh về cơ xương khớp nhiều nhất do tập luyện cường độ cao mà lại chủ quan, cố ép dẻo, cố vượt qua ngưỡng cơ thể mình cho phép.

- Nữa này, một ngày các bạn dạy bao nhiêu ca vậy, các bạn đồng nghiệp của tôi? Hết ca nơi này, lại lao ra đường bay tới một nơi khác (mà cũng hay, cái nghề toàn hoạt động vào lúc người ta được nghỉ ngơi). Nắng, gió, khói bụi hay rét mướt, mưa giông, chúng ta vì đam mê hay vì cơm áo gạo tiền mà chạy sô mải miết, có khi nào các bạn dừng lại và tự hỏi: mình làm nghề về sức khỏe nhưng có phải mình đang bán sức khỏe không vậy? HV đang khỏe dần và rạng rỡ, mình đang yếu dần đều đấy HLV ơi😆
Cá nhân tôi, sau gần 6 năm tập luyện và hướng dẫn, giờ đây tôi lại chỉ thích đến các phòng tập, thả hồn vào hơi thở, vào các thế tập để cảm nhận và khám phá bên trong mình. Không phải lo phải lên bài nữa, ko phải vắt óc ra sắp xếp chuỗi thật độc đáo, thật hay ho, thanh thản chỉ tập và tập thôi😁😁😁

Thôi thì đã trót mang cái nghiệp vào thân, việc làm cũng tự nguyện chẳng ai bắt, nói ra để mọi người thấy rằng nghề nào cũng có những nỗi niềm, những vất vả riêng, nghề nào cũng phải đổ mồ hôi và trí óc mới kiếm được tiền.
Thôi thì đền đáp lại là những lần đến lớp thấy chật kín thảm những nụ cười rạng rỡ sau buổi tập, những phản hồi tích cực về sức khỏe của mọi người đã là phần thưởng quí giá lắm rồi í😍😍😍
Nhân ngày Quốc tế Yoga 21/6
---
Nguồn: chị Huệ Hừng Hực, ảnh minh họa từ Internet. 

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

Trao đổi chuyên môn về Yoga



CON CẢM ƠN THẦY VỀ BUỔI TRAO ĐỔI CHUYÊN MÔN
"Đạo học ở đời mênh mông như biển cả
Công thầy khai tuệ lồng lộng tựa non cao"
Ngày đầu tiên thầy gặp con trong công viên thống nhất, lúc con đang ngồi thiền, nhân duyên lớn thầy đã dẫn dắt con trên con đường chân phúc. Thầy không dạy kỹ thuật cho con mà chỉ dạy con thông điệp Yoga áp dụng cho cuộc đời này, thầy nhìn rõ tâm thức, suy nghĩ và tình yêu của con cho Yoga. Thầy đặt tên cho con trong Yoga là "Yogicheart" nghĩa là trái tim nhân hậu của một Yogi, dù trong cuộc đời nhiều thử thách nhưng sau 16 năm con vẫn trung thành con đường mà thầy dạy, kỹ thuật Yoga có thể biến hóa không lường hợp với thời thế nhưng giá trị cốt lõi của Yoga thì bất diệt. 

Có thể bạn quan tâm:
Ngày nay, các nhà Yoga, các giáo viên Yoga.. có thể có nhiều kỹ thuật, kỹ năng điêu luyện nhưng thấm nhuần trong tư tưởng Yoga và trái tim rộng lớn Yoga đang khan hiếm dần, đó là báo động lớn cho Yoga Việt Nam. Giống như cách đây 1 năm có chị giáo viên Sài Gòn lên diễn đàn giáo viên, huấn luyện Yoga Việt Nam nói rằng không cẩn thận Yoga Việt Nam trong tương lai là thảm họa. 

Điều đó tôi cũng trăn trở, bản thân tôi cũng vậy không cẩn thận nằm trong vòng xoáy đó, nằm trong sự cuốn hút hữu hình và vô hình đó. Tôi cũng chỉ là hạt cát trên bãi biển rộng lớn khi có cơn gió may ra tôi mới bay được ít nhưng tôi luôn cố gắng để kết nối Yoga cộng đồng mọi người sống thức tỉnh trong Yoga. Sự thức tỉnh đó giúp chúng ta không bị những sự cố đáng tiếc hay nếu có bị chúng ta còn quay lại làm lại từ đầu. 

Cái trước mắt cũng quan trọng, giống như là ngắn hạn là phải được cái này thế kia, như học trò tôi đến với Yoga thì mong được nhiều bài hơn về để dạy để kiếm sống hay vì lý do gì đó, mong được có cái gì lạ, độc để truyền cho học viên nhưng quan trọng hơn là con đường Yoga bền chặt, mà trong đó giá trị cốt lõi và tỉnh thức trong rèn luyện Yoga cực kỳ quan trọng. 

Như tôi nói các bạn biết Yoga chưa đủ mà cần phải làm được nó, làm được nó chưa đủ cần phải hiểu nó, hiểu nó chưa đủ cần phải phân tích được nó, phân tích nó chưa đủ cần tổng hợp nó, tổng hợp nó chưa đủ cần sáng tạo nó. Nghĩa là chúng ta cần tái cấu trúc liên tục, hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống này, để làm mới, để khác biệt đi, hôm nay phải học theo thầy, làm như thầy, nhiều người nhưng 10 năm hay 20 năm sau phải làm khác thầy, phải sáng tạo nó lên mà dựa trên cốt lõi và nhận thức. Dẫu có thế nào, đi xa bao nhiêu hay trở thành ông này bà kia thì khi đứng trước thầy, ở đâu thầy mãi là người thầy vĩ đại vì may mắn con gặp thầy mà con đã tạo sự khác biệt. 
"Dẫu con có trở thành ông này bà nọ
Mãi mãi là trò nhỏ của thầy
Dẫu con có trở thành nhà bác học Yoga
Vẫn cứ là trò nhỏ của thầy"
Con cảm ơn thầy tất cả, thầy luôn theo dõi con trên con đường Chân phúc.
---
Chép lại từ Facebook Đặng Hùng

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Bật mí "nín hơi" chìa khóa quan trọng hàng đầu cho người luyện yoga


Cách đây 15 năm về trước, khi chúng tôi rèn luyện, sinh hoạt và trao đổi thường xuyên với nhau ở 3B - Đặng Thái Thân - Hà Nội. Nơi đó là cái nôi Yoga ở Hà nội, từ đó chúng tôi đã lan tỏa Yoga ra nhiều nơi, mỗi người một con đường cứ thế phát triển nhưng 1 điều chúng tôi đến bây giờ và đến khi sang thế giới bên kia chúng tôi mang những linh hồn trong Yoga.

Cái mà tôi gọi là linh hồn trong Yoga có nhiều khía cạnh khác nhau nhưng tôi muốn từ đáy lòng tâm sự các bạn trẻ trong đó anh Đặng Hùng luôn nhớ đào tạo cho nhiều cho thế hệ sau vì chúng tôi bây giờ ngoài 80 tuổi, cống hiến hết mình bằng tinh thần Yoga có thể.

Cái mà tôi gọi linh hồn Yoga đây chính là bí mật "Nín hơi trong tập luyện" nó hết sức quan trọng với mọi người khi tham gia tập luyện Yoga. Các bạn bây giờ trẻ hóa Yoga, làm đẹp Yoga, các thể loại Yoga nhưng tôi cảm nhận rằng do phương pháp hay sao ấy? Các bạn có thể trẻ đẹp, cơ bắp cuồn cuộn.. đủ thứ nhưng tôi quan sát các bạn càng tập Yoga càng cáu giận, càng căng thẳng, càng bám vào chấp ngã, càng ganh đua... đặc biệt là bệnh tật không thuyên giảm mà có khi còn gây nhiều rối loạn, chấn thương ngoài mong muốn.

Thời chúng tôi tư thế rất đơn giản, tập nơi giản đơn ở những khu như nhà kho, bụi cây, nhà văn hóa.. và quan tâm nhiều đến "Nín hơi" trong tư thế đó, thưởng thức trong tư thế đó. Sau thời gian chúng tôi thấy bệnh tật thuyên giảm, như tôi 25 năm nay hầu như không mất một viên thuốc nào, trước đó tôi ung thư còn 35kg nữa, tưởng tôi không qua nổi nhưng nhờ các tư thế đơn giản và nín hơi trong mọi động tác đó mà kết quả mang lại trông thấy.

Tại sao "Nín hơi" quan trọng vậy? Mọi bệnh tật bị đánh bay vậy? Tôi chia sẽ các bạn đôi điều như sau về "Nín thở" là:

- Nín hơi trong thời xa xưa các cụ bảo đó là "Thở trong bụng mẹ" vì phổi lúc này không chuyển động. Phương tây họ nói đó là "Phản ứng lặn" hay gọi phương pháp này là hô hấp "Tế bào". Một em bé lớn lên trong bụng mẹ, hấp thụ oxy qua dây rốn chứ không phải qua phổi, và do đó mọi hô hấp của em bé chỉ hô hấp cấp tế bào mà thôi.

Khi nén hơi sức nóng trước tiên sẽ nhận thấy dưới rốn, sau đó nó lan tỏa khắp cơ thể, làm cơ thể nóng lên khi bạn nén hơi lâu. Quá trình như vậy Khí huyết sẽ đẩy đến các tế bào xa nhất cơ thể và có quá trình diễn ra hấp thụ dinh dưỡng, thải thán khí từ tế bào.

Các bạn biết hầu như cơ thể chúng ta bị bệnh do nhiễm độc, từ đó quá trình hấp thụ trao đổi chất kém, trường hợp như tôi là điển hình bị ung thư thì cơ thể nhiễm nhiều chất phóng xạ, khi tôi nghiên cứu Tiến sỹ bên Nga về Y sinh. Thời đó tôi không ý thức điều đó vì tôi luôn mang tư duy về phương tây, sau này tôi bị bệnh nặng tôi đã nghiên cứu và trải nghiệm Yoga, kinh dịch thì tôi đã hiểu và ý thức được rất nhiều. 

Tôi đã nắm được chìa khóa "Nín hơi" là rất tuyệt cho các bạn khi thực hành Yoga hay không thực hành Yoga. Nó có nhiều góc độ giải thích về "Nín hơi" sâu sắc để thấy giá trị của nó nhưng muộn giờ rồi tôi về đi dạy kinh dịch đã vì tối nay tôi dạy 2 lớp đến 10 giờ mới về nhà.

=> Buổi chiều thật tuyệt cùng trao đổi với Cô Hoàng Quy Lý - Phó chủ tịch Hội Đồng Khoa Học Học viện Yoga Việt Nam. Cảm ơn cô đã cho chúng cháu hiểu thêm nhiều kiến thức bật mí, chúng cháu sẽ để ý hơn khi thực hành Yoga là "Nín hơi" và thở sâu chậm trong từng động tác.

Tiến Sỹ Hoàng Quy Lý

Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

Tỷ lệ cơ thể ảnh hưởng như thế nào đối với thực hành Yoga?

Proportion – Tỷ lệ cơ thể ảnh hưởng như thế nào đối với thực hành Yoga?

(Bài này là kiến thức khá mới với nhiều bạn, chịu khó nhìn hình mới hình dung được nhé)

Tìm hiểu về giới hạn của cơ thể, nhất là đối với những bạn thực hành Yoga lâu năm là hết sức cần thiết, để bạn biết đâu là điểm dừng, có những điều không thể thay đổi được. Bài viết lần trước mình có nhắc compress bone (nén xương), lần này mình nói đến proportion (tỷ lệ cơ thể) trong Yoga.

Có thể bạn quan tâm:

Đây là một khái niệm mới đối với nhiều bạn. Một trong những kinh nghiệm “khó hiểu” trong yoga cho rằng bất kỳ một asana nào đều có thể đạt được với sự nỗ lực của bản thân trong một thời gian đủ dài. Tuy nhiên, có những asana rất đơn giản bạn không thể vào thế chuẩn định tuyến, bạn cảm giác tự trách bản thân, dường như nỗ lực không được đền đáp?

Sự thật là, trong rất nhiều trường hợp, tỷ lệ cơ thể bẩm sinh không thể giúp bạn hoàn hảo, trừ khi bạn đi kéo xương nhé, ke ke. Có nhiều tỷ lệ, nhưng mình nhắc đến 3 tỷ lệ chính, vì nó ảnh hưởng khá nhiều đến một số asana. Bài viết này bạn nên tập trung nhìn hình kèm theo.

1. Xương đùi (từ đầu gối đến hông) với thân (phần cột sống) (Hình 1: Femur to torso)

Giả định 2 người trong hình đều thực hành yoga lâu năm và có khả năng vặn xoắn như nhau (twist).
Cô gái trong hình có chiều dài thân với xương đùi dài hơn so với người đàn ông này. Trong lớp Yoga bạn thường được hướng dẫn đặt tay phải bên cạnh chân trái. Cô gái dù có cố gắng đến mức nào cũng không thể giữ được 2 tay thẳng như người đàn ông này.

Vậy thay vì bạn đặt tay cạnh bàn chân, bạn hãy đặt tay lui về phía trước sao cho cánh tay vuông góc với sàn sau đó vặn người, bạn sẽ dễ dàng đạt được 1 góc 180 độ giữa 2 cánh tay. Tư thế sẽ đẹp hơn rất nhiều, cột sống được kéo dài trong tư thế vặn xoắn, thay vì phải còng lưng ép khuỷu tay vào gối để đặt tay xuống sàn.

Trong lớp học mình thấy khá nhiều gv cứng nhắc, cố gắng hướng dẫn học viên đặt tay cạnh chân và giữ được 2 cánh tay trên 1 đường thẳng, điều này là không thể đối với nhiều người. Hướng dẫn học viên sao cho họ vào thế đúng định tuyến và phù hợp với cơ thể từng người.

2. Cánh tay (từ bàn tay đến vai) so với thân (phần cột sống) (Hình 2 hand to torso)

Giả định 2 người trong hình đều có sức khỏe như nhau, cơ bụng như nhau. Nhưng người đàn ông với cánh tay dài dễ dàng để nâng toàn bộ cơ thể lên khỏi mặt đất, trong khi người áo trắng không thể nâng cơ thể lên được từ vị trí này. Hình mình chụp được từ video, người đàn ông áo trắng cần đặt 2 viên gạch dưới bàn tay mới nâng được cơ thể lên.

Đối với những trường hợp press handstand (tư thế đứng bằng tay lên bằng cách nhấn hai bàn tay xuống sàn và lên bằng cơ bụng), người tay dài rất lợi thế. Nếu bạn để ý diễn viên xiếc, họ thường tập handstand trên 1 dụng cụ ở độ cao hơn so với mặt đất. Có nhiều cách để lên handstand, có thể là jump handstand (nhảy 1 chân co, chân duỗi), dump handstand, hop handstand (nhảy kiểu co 2 chân 1 lúc), press handstand (chân duỗi, nhấn tay xuống sàn nghiêng người về trước và lên bằng cơ bụng). Bạn cứ lên bằng cách nào thấy phù hợp nhất, quan trọng là giữ thăng bằng, he he.

Vậy những người có tỷ lệ cơ thể như người đàn ông áo trắng trong hình, không phải cố nâng người lên bằng cách này. Không lên được không có nghĩa người đàn ông này yếu, mà tỷ lệ cơ thể không cho phép.

3. Phần trên của cánh tay (khuỷu tay đến vai) so với đầu (Hình 3 upper arm to head).

Nhìn vào hình 3, khi đưa cánh tay lên có người khuỷu tay vượt qua đỉnh đầu, có người chưa đến đỉnh đầu. Yếu tố này quyết định rất lớn đến tư thế trồng chuối (headstand).

Theo hướng dẫn trồng chuối, đỉnh đầu phải đặt xuống sàn giữa sự chống đỡ của tay. Tuy nhiên bạn để ý có rất nhiều người đặt phần trên của trán xuống sàn (chứ không phải phần đỉnh đầu), vì phần trên cánh tay của họ ngắn hơn so với độ dài từ vai tới đỉnh đầu. Vậy gv không thể nói là họ sai, và đừng ép họ đặt đỉnh đầu xuống sàn.

Họ chỉ sai khi cảm nhận cơ thể chưa đúng, không biết siết cơ bụng, tay chống chưa đủ khỏe, khi đó lực bị dồn hết xuống đốt sống cổ là nguy hiểm. Nhiều bạn thực hành lâu năm, thăng bằng tốt, vai khỏe họ có thể làm chuối biến thể, nghiêng hẳn phần cột sống về phía sau để uốn lưng và từ từ ngóc đầu lên vào bọ cạp.

p/s Hiện nay, tài liệu Yoga tiếng việt rất hiếm, nhất là những kiến thức về giải phẫu (anatomy) hay định tuyến (alignment) gần như không có. Nhiều gv thu được kiến thức ở workshop và trải nghiệm bản thân đôi khi lồng ghép quan điểm của người truyền đạt. Cũng khó có thể nói đúng hay sai, những bài viết của mình cũng dựa trên ý hiểu từ những kiến thức mình đọc được (không phải học, he he) thuật ngữ chuyên ngành dịch sang tiếng việt có thể chưa được chuẩn xác, hoặc kiến thức không thuộc cuốn sách nào cả, mình để nguyên phần tiếng anh để bạn nào có hứng thú tìm hiểu thêm. 

Các bạn cũng có thể tải về miễn phí một số đầu sách rất hữu ích ở đây: Tổng hợp các ebook sách Yoga chủ đề giải phẫu học

Nhưng ít nhất trong hiện tại mình nhận thấy những kiến thức này hữu ích cho bản thân, giúp mình định hình, tự tin hơn trong cách tập luyện (biết rõ khả năng của mình, biết khi nào không thể cố hơn được nữa, 😂😂😂).

Những thuật ngữ về tension (kéo giãn) compression (nén), proportion (tỷ lệ) là 3 nội dung chính trong bộ video bài giảng của Paul Grilley. Paul Grilley là gv mình rất thích, ông là người sáng tạo ra trường phái Yin Yoga hiện nay khá được ưa chuộng, nhất là đối với những người thực hành Yoga một thời gian trước đó.

Yin Yoga rất khác biệt so với các trường phái Yoga hiện đại khác, mình thực sự bị thuyết phục khi tìm hiểu về Yin, sẽ viết về Yin vào dịp khác.

Hình 4: ảnh ông Iengar, huyền thoại yoga thế kỷ 20, minh họa tỷ lệ cánh tay so với thân, tay ông dài gần chạm gối luôn, hơi hiếm nhá!
---
Chép từ FB Meo Con