Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2023

Phân loại Yoga

 

Phân loại Yoga

Một người không thể nào biết hết được mọi kinh nghiệm thu thập bằng ngũ quan của tất cả những người khác, cũng như một tinh thần dù tế nhị đến đâu cũng không nắm bắt được hết những kinh nghiệm tâm linh hay kinh nghiệm siêu cảm quan. Sự hiểu biết toàn diện đòi hỏi phải có tích lũy rất nhiều hiểu biết. Nhiều điều hiểu biết kết hợp lại thành một Đại Toàn. Một người có thể biết được toàn thể mà toàn thể cũng có thể biết được từng người.

Vì thế, Yoga không phải chỉ có một con đường mà có rất nhiều con đường và đều dẫn đến một mục đích. Do đó, giáo lý Vedanta tuyên bố, tất cả các tôn giáo trên thế giới đều có thể áp dụng Yoga, cũng như những con suối, mỗi dòng bắt nguồn ở một nơi nhưng đều chảy ra biển cả. Ôi Thượng Đế! Các tôn giáo, mỗi nhánh đều có những sắc dân tin theo, vì tính tình và xu hướng của họ. Tuy khác biệt nhau, dòng tu nào cũng có những giai đoạn khúc mắc, giai đoạn dễ dàng, nhưng tất cả mọi tôn giáo đều dẫn con người về với Thượng Đế.

Bây giờ chúng ta xem xét vắn tắt từng phần của Yoga hay những con đường của Yoga:                                                        

I. Hatha yoga

Nghĩa thông thường của chữ Hatha yoga là sức khỏe, nhưng đó là ý nghĩa thứ yếu. Trong cuốn bình luận về Hatha yoga, Pradipika của Brahmanada có đưa ra cách giải nghĩa chữ Hatha. Chữ Ha có nghĩa là Mặt Trời, chữ Tha có nghĩa là Mặt Trăng, có thể hiểu là Yoga âm-dương.

Theo tác giả này, Hatha yoga có nghĩa là dùng quyền năng của Mặt Trời theo phương pháp yoga bằng cách hít dương khí vào lỗ mũi bên phải và dùng quyền năng của Mặt Trăng theo phương pháp thở Yoga bằng cách hít âm khí vào lỗ mũi bên trái. Nếu người ta thêm chữ Yoga có nghĩa là “nối liền” thì Hatha yoga có nghĩa là nối liền dương khí và âm khí trong người, có nghĩa là hòa hợp dương khí và âm khí trong con người.

Việc hòa hai dòng khí âm và dương, trong chương Yoga sutra đã trình bầy rất rõ ràng, luồng sinh khí Prana của vũ trụ được đưa vào trong thân người bằng cách điều khiển và khiểm soát hơi thở chỉ là bước khởi đầu để dẫn đến những bài tập Yoga cao cấp hơn.

Còn một ý nghĩa thứ yếu nữa là dẫn thẳng đến tình trạng sức khỏe tốt bằng phương pháp Yoga một cách chủ động có điều khiển dưới sự hướng dẫn của một bậc thầy.

Chỉ cần thực hiện chu đáo riêng một môn Hatha yoga này cũng có thể đem lại những kết quả tốt cho bản thân mình. Ngày nay, người tập Hatha yoga ở Ấn Độ và nhiều nơi khác trên thế giới. Tập được như vậy con người sẽ có một ý chí cương quyết, một sức sống dồi dào. Những người tập Yoga coi đó là bước chuẩn bị thanh lọc cần thiết cho sự giác ngộ tâm linh. Có nhiều bằng chứng tin cậy cho thấy những Yoga bậc thầy có thể làm ngừng sự sống trong người tựa như người chết. Trường hợp ấy chứng minh môn Hatha yoga có thể làm sự sống của một con người tạm thời dừng lại. Sự ngừng nghỉ ấy cũng quan sát thấy ở những động vật ngủ đông nhưng diễn ra không hoàn hảo như ở trường hợp này.

Mặc dù những kết quả của môn Hatha yoga đối với các nhà sinh lý học rất quan trọng, nhưng chúng chỉ là những quá trình tâm, vật lý đơn thuần. Và nếu chúng tách rời khỏi tâm linh, sẽ biến thành những trở ngại hơn là giúp đỡ cho hành giả trên đường đạo.

Trong những bài tập phối hợp với Hatha yoga, còn có ép xác và tuyệt thực mà Đức Phật Thích Ca đã thực hành lúc đầu và thấy rõ nó không thể dẫn người ta tới giác ngộ được. Với Tây Tạng và Ấn Độ, người ta đều nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự chỉ đạo của minh sư ngằm tránh những nguy hiểm cho người mới nhập môn muốn tự mình thực hành không có sự hướng dẫn.

Tham khảo thêm: Hatha Yoga là gì? Hatha Yoga cổ điển và Hatha Yoga hiện đại

II. Laya yoga

Chữ Laya có nghĩa là kiểm soát tâm trí (điều tâm), phần này chuyên chú về dạy điều tâm và đặc biệt sử dụng quyền năng của ý chí. Đối với những minh sư Ấn Độ, các môn Yoga là những bậc thang trên con đường tiến hóa..

Laya yoga chỉ được truyền dạy sau khi dạy cách điều tức hay dạy Hatha yoga ( cả thở ra và hít vào) khi người đệ tử đã thu được những kết quả trực tiếp về điều thân, có một sức khỏe tốt để tiến sâu vào những môn khác.

Trong Laya yoga có chia ra bốn môn nhỏ tùy theo cách thức tập để yogi có quyền năng điều khiển tâm trí:

  1. Bhakti yoga và Sakti yoga

Xét về mặt tâm lý và coi Yoga như một tổng thể thì Bhakti yoga là sự nối liền bằng cách tập trung tư tưởng vào tình thương.

Tiếng Phạn Bhakti có nghĩa là tập trung tư tưởng vào một điểm duy nhất, vì thế Bhakti yoga được coi là một bộ phận của Laya yoga.

Sakti cũng là một phần của Laya yoga, có nghĩa là kết hợp, nối liền bằng phương pháp tập trung tư tưởng vào quyền năng thiêng liêng được hình dung dưới khía cạnh âm( hay nữ) của những lực tâm linh bao trùm khắp vũ trụ. Trong Yoga chữ Sakti thường được hiểu là Phật Mẫu. Còn khía cạnh dương (hay nam) thì được nhân cách hóa bởi nửa nam của vị thần lưỡng tính (bán âm, bán dương). Tính cách nhị nguyên này giống như triết lý âm dương của Lão Tử và tương tự giáo lý Jum-Jab của Lạt ma giáo, phần âm ( hay là Jum) là tính nữ của thiên nhiên, còn phần dương ( hay là Jab) là tính nam. Có nhiều đặc tính tương tự giữa Sakti của người Ấn với Sophia (nền minh triết của chủ nghĩa duy lý) và nền minh triết của Bát Nhã Ba La Mật, cả ba đều tượng trưng cho khía cạnh nữ của thần thánh.

Trong Bhakti yoga tập trung trí tuệ vào một điểm duy nhất được thực hiện bằng cách tập trung Yoga vào tình yêu thiêng liêng là Bhakti, còn trong Sakti cũng đạt được kết quả tương đương nhờ sự tập trung vào quyền năng thiêng liêng là Sakti.

  2. Mantra yoga và Yantra yoga

Trong Mantra yoga là cách sử dụng khéo léo những Mantra (thần trú) gồm những chữ và những âm có quyền năng thần bí mà yogi dùng để xác lập một mối liên lạc thần giao cách cảm và thậm chí dùng để xác lập mối liên hệ mật thiết hơn với các vị thần mà yogi cầu xin sự phù hộ trong những bước cố gắng Yoga của mình. Trong Yantra yoga thì yogi dùng những Yantra hay những biểu đồ hình học có ý nghĩa huyền bí. Còn Mudra yoga là một nhánh của Yantra và nó dựa trên việc sử dụng bằng Yoga những dấu hiệu huyền bí, các dấu hiệu này thường được phát ra bằng những cử động của bàn tay, của toàn thân và ở một trình độ thấp hơn thì bằng những biểu tượng huyền bí ít nhiều có tính cách hình học.

Mantra yoga và Yantra yoga (chủ yếu dưới dạng Mudra yoga) có một vai trò khá quan trọng. Hai phương pháp nói trên được sử dụng để cầu xin các quyền năng tâm linh trong các buổi lễ nhập môn của Lạt ma giáo. Vì hai phép Yoga trên phụ thuộc vào những quán tưởng Yoga và do đó chịu sự kiểm soát của tâm trí, nên chúng phải được xem như những bộ phận đặc biệt của Laya yoga cũng như Bhakti yoga và Sakti yoga.

Trong Siva Samita của Ấn Độ có nói rằng, Yoga gồm 4 loại: Mantra yoga là loại đơn giản nhất và dễ thực hành nhất, được tách rời với Laya yoga và xếp thứ nhất theo thứ tự các Yoga, trước cả Hatha yoga. Yoga có 4 loại: 1. Mantra yoga; 2. Hatha yoga; 3. Laya yoga; 4. Raja yoga - Yoga này loại trừ nhị nguyên luận.

Trong Siva Samita cũng nói rằng, Nada yoga là một loại Mantra yoga của Patanjali có nói đến trong Yoga sutra, như một khía cạnh của Yoga phụ thuộc vào sự tập trung tư tưởng vào một trong những cảm giác của cơ thể và như Sahda yoga (Yoga của cảm giác về âm thanh) là phần tối ưu của Laya yoga. Patanjali giải thích rằng, nhờ một cảm giác bất kỳ mà một âm thanh nội tại được cảm nhận bằng cách dùng các ngón tay bịt hai lỗ tai (ngón tay là một loại Nada hay Sahda) và đạt được sự tập trung tư tưởng. Trong các tác phẩm khác bằng tiếng Phạn về Yoga thì quá trình này được gọi là Laya yoga.

  3. Những hạn chế của Laya yoga

Laya yoga phải được coi chủ yếu như là một phương pháp để đạt được sự kiểm soát trí tuệ của con người bằng Yoga. Xếp như vậy, việc sử dụng đúng đắn Laya yoga cũng như Hatha yoga chỉ đơn giản như là sự chuẩn bị. Môn đồ của Hatha yoga cũng như Laya yoga có thể tạo cho mình một trạng thái ngừng hoạt động mà yogi rất thường nhầm lẫn khi cảm nhận nó như là sự giác ngộ tâm linh cao. Trạng thái này chỉ được thực hiện trong cơn xuất thần của Samadhi tối thượng. Nếu yogi bị ám ảnh bởi sự nhẫm lẫn này như thường xẩy ra đối với nhiều người thực hành hai môn Yoga cấp thấp này, hành giả sẽ không tiến bộ trên con đường tâm linh, không vượt qua để tới một trình độ kỷ luật nhất định và một sự hiểu biết sâu sắc về những quyền năng tâm linh của chính mình. Lời cảnh cáo này có thể áp dụng cho tất cả các môn Yoga nằm trong Laya Yoga.

Tuy nhiên, Laya yoga cũng như Hatha yoga có thể hỗ trợ rất lớn cho những yogi có bản lĩnh và sẵn sàng tận dụng chúng. Các yogi vĩ đại đã thực hành các môn yoga này để đạt tới giải thoát và chỉ sử dụng chúng như một phương tiện để chuẩn bị đi lên những pháp môn yoga cao hơn. Theo Patanjali, những ai hy sinh hay đem những quyền năng trí tuệ của mình phụ thuộc vào thiên nhiên (Prakriti hay Sakti) hay lệ thuộc vào những người được thần thánh hóa đã quá cố (ví dụ như Krishna hay Jesus), chắc chắn sẽ khiến bản thân mình phải trở lại thế gian một cách vô hạn định. Mục đích của các môn Yoga cao cấp hơn mà giờ đây chúng ta sẽ xem xét là thúc đẩy sự tiến hóa của con người, vượt qua ảo ảnh giả tạo của cuộc sống thế gian này, để tiến tới chấm dứt nghiệp quả gây ra sự tái sinh trong kiếp người. Như vậy, nếu có thêm một hóa thân trên hành tinh này thì người được lựa chọn đó phải có một tâm thức cao và có quyền năng sau khi đã đạt tới chiến thắng lớn lao và như vậy đối với nhân loại trên Trái Đất này lại có thêm một người dẫn đường đi đến cứu cánh Niết Bàn.

III. Dhyana yoga

Dhyana yoga là một bộ phận Yoga dựa trên thiền định dẫn đến khả năng kiểm soát tâm trí. Như vậy nó riêng biệt, vì nó hoàn toàn không liên quan gì với bất cứ môn Yoga nào khác, nhưng lại là một sự thực hành cơ bản của các môn Yoga khác. Việc làm chủ được Dhyana yoga là một trong những điểm cơ bản cần thiết để thành công trong môn Yoga cao cấp hơn hết là Samadhi yoga.

IV. Raja yoga và những sự phân chia của nó

Danh từ Raja có nghĩa là “tối ưu”, “vương giả”, “tối thượng”. Như vậy, Raja yoga là phần tối ưu trong Yoga. Đó là sự nối liền hay hợp nhất bằng một phương pháp vương giả hay tối ưu. Raja yoga là môn tối ưu vì nhờ nó mà yogi đạt được sự chứng nghiệm cá nhân, hiểu biết về chân lý trong ý nghĩa của câu châm ngôn Hy Lạp: “ Tự mình hãy biết mình”.

  1. Jnana yoga

Jnana yoga là một bộ phận của Yoga phụ thuộc vào tri thức thiêng liêng hay sự hợp nhất bằng phương tiện nhìn vào nội tâm của Yoga. Nói cách khác, việc cá nhân đạt được sự hiểu biết bản chất thật của sự tồn tại bằng cái nhìn nội tâm qua phương tiện Yoga là kết quả của Jnana yoga, là một phần cơ bản của Raja yoga.

  2. Karma yoga

Trong danh từ Karma yoga thì “Karma” tiếng Phạn có nghĩa là “hành động” và đặc biệt là hành động nào dẫn đến sự giải thoát. Như vậy, nó có nghĩa là một hành động đúng, cho nên Karma là sự gắn kết hay hợp nhất bằng phương tiện của hành động Yoga đúng đắn. Vì hành động là một bộ phận của các bài tập Yoga cho nên Karma yoga cũng như Dhyana yoga là nền tảng của toàn bộ Yoga. Karma yoga được coi như bao gồm tất cả các môn Yoga khác.

Nói về những người tập Yoga tự gọi mình Karma yogi là để phân biệt với các yogi thực hành một kỹ thuật khác với họ, tuy nhiên người ta cũng có thể nói rằng, Karma yoga cũng như Hatha yoga và Laya yoga, đều có thể được phân loại như một nhánh đặc biệt, thay vì coi nó là chứa đựng tất cả Yoga. Karma yoga theo cách phân loại này phụ thuộc vào sự từ chối các kết quả hành động của chính mình trong ý nghĩa được chỉ dẫn trong kinh Bhagavat- Gita. Điều này dẫn đến sự vượt qua cá nhân và đạt tới sự xóa bỏ mọi ý nghĩ tách rời của cái Tôi, trong khi yogi hành động tích cực trong thế gian với toàn bộ năng lượng của mình (cũng giống như những kẻ có nhiều mục đích tham vọng trên thế gian) và cống hiến cho lợi ích của nhân loại. Vì đây cũng là một phương pháp vương giả cho nên Karma yoga có thể được xem như một khía cạnh của Raja yoga. Cuộc đời của các giáo chủ lớn như Đức Phật và Chúa Kitô có thể là ví dụ lý tưởng của Karma yoga.

  3. Kundalini yoga

Đối với những Yogi đi theo con đường Mật Tông thì Kundalini yoga là pháp môn yoga tối thượng. So với pháp môn Raja yoga không dùng phù chú, pháp môn Kundalini còn có mối liên hệ trực tiếp nhiều hơn đối với phần lớn các văn bản của Mật Tông. Bằng phương tiện của Bhakti yoga, yogi Mật Tông có được kỷ luật thân thể và trí tuệ rồi khi ấy mới bắt đầu nhiệm vụ cao quý là thức tỉnh những gì còn đang ngủ hay là những quyền năng bẩm sinh thần thánh trong bản thân mình, được nhân cách hóa như nữ thần Kundalini đang ngủ. Lần lượt từng trung tâm của tâm linh hay Chakra trong thân thể được đưa vào một hoạt động chức năng khi nữ thần thức tỉnh trên tòa sen “ Munladhara chakra” nằm ở vùng xương cùng cuối cột sống và rồi từng chakra một dâng lên để gặp gỡ Sakta của mình, vị chúa tể Siva ngồi trên ngai của charka thứ 7 trong tòa sen nghìn cánh Sahasrara padma ở trung tâm của não, khi ấy do sự xuất hiện huyền bí của Sakta và Sakti mà yogi đã giác ngộ và đạt được cứu cánh.

  4. Samadhi yoga

Trong sự liên kết hay hợp nhất bằng phương tiện của trạng thái “vắng lặng” tức là “Samadhi”, yogi vượt qua cá thể của mình và tâm thức tiểu vũ trụ, dứt bỏ các dây liên hệ và hợp nhất với tâm thức đại vũ trụ.

Mục đích của yoga thực chất là biến đổi bản chất hữu hạn của con người thành bản chất thần thánh vô hạn bằng sự hợp nhất hay gắn kết cái “Tôi” thấp kém vào cái “Một”, gắn kết giọt nước với đại dương, kết quả tối cao này mà những người theo huyền môn châu Âu gọi là sự giác ngộ và những Phật tử gọi là Niết Bàn.

KẾT LUẬN

Có một vài nhánh phụ nữa của yoga có thể kể ra đây nhưng mỗi nhánh chỉ là một khía cạnh chuyên môn hóa của một trong những loại yoga trên đây.

Vì Dhyana Yoga là chung cho tất cả các loại Yoga nên người ta có thể rút ngắn bảng phân loại này, còn ba loại: Hatha yoga, Laya yoga, Raja yoga.

Mỗi loại đều dẫn đến sự hoàn thiện và sự kiểm soát chắc chắn một trong ba khía cạnh của con người: con người vật chất, con người trí tuệ, và con người tâm linh. Như một hệ thống chia thành ba phần trong đó. Mỗi phần liên kết với một trong ba bộ phận cơ bản của con người: tiểu vũ trụ; như vậy, Yoga là khoa học duy nhất toàn diện về tâm lý con người mà chúng ta biết được. Tâm lý học phương Tây hiện còn chưa đến mức già dặn để có thể được coi là một khoa học bao trùm tất cả những gì có liên quan đến con người theo nghĩa của Yoga.

Yoga như một toàn thể thống nhất, có thể được xem như một phương pháp hữu hiệu và khoa học để pháp triển 3 mặt bản chất của con người bằng phương tiện tập trung tư tưởng vào những chức năng tâm sinh lý khác nhau, các quyền năng trí tuệ và các lực tâm linh được chứng nghiệm bên trong và bằng phương tiện của cơ thể con người. Phù hợp với việc thực hành một pháp môn Yoga sẽ có một sự tiến bộ nhất định, nhưng như các đại sư đã dạy chúng ta: tất cả các loại Yoga đều cần thiết trong những kiếp quá khứ và sẽ cần thiết trong các kiếp hiện tại và vị lai, đối với tất cả những ai đã đạt hay cần phải đạt sự chinh phục chính mình. Như vậy tùy theo sự phát triển hiện tại của đồ đệ trong các kiếp quá khứ và ngay trong kiếp này, minh sư sẽ xác định loại Yoga nào thích hợp nhất đối với học trò của mình. Có trường hợp thường xẩy ra là: “Trong số đệ tử cùng học một sư phụ không có đến hai người cùng thực hành đồng thời một pháp môn Yoga”.

Cũng như vậy, mỗi người đọc tập sách này, nếu chịu phân tích tỉ mỉ tâm trạng của chính mình, sẽ cảm nhận một sự hấp dẫn tự nhiên đối với một trong những khía cạnh của Yoga hơn là đối với môn khác và sẽ có xu hướng tự nhiên chọn lựa khía cạnh này và tập trung vào đó hơn là thực hành toàn bộ những cái khác. Mong độc giả luôn luôn nhớ lấy lời dặn này của minh sư đối với người mới nhập môn, “Hãy vội vàng một cách từ từ và hành động với sự khôn ngoan”.

Sưu tầm (chưa rõ nguồn).

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2023

Bạn hiểu như thế nào chuỗi Chào Mặt trời cổ điển ???

 

Tôi xin chia sẽ kiến thức này nhân chuyến thăm NEW DELHI- ẤN ĐỘ để quý anh chị là giáo viên Yoga, Huấn luyện viên Yoga, nhà nghiên cứu Yoga, muốn hiểu Yoga để nâng cao sức khỏe thể chất lẫn cả tinh thần.

Theo kinh nghiệm của tôi làm đào tạo và chia sẽ kiến thức nhiều nơi tôi nhận thấy 99% các bạn rèn luyện Yoga cụ thể asanas đều mang cơ thể vật lý nhiều mà chưa tác động sâu vào các tầng lớp khác của cơ thể như năng lượng, cảm xúc, ý thức và tâm linh. Điều thứ nhất là nhận thức và góc nhìn mỗi người khác nhau, bản thân mình luôn cố gắng điều chỉnh cho đơn giản hóa, luôn giữ lại giá trị Yoga cổ xưa và cũng không ngừng học hỏi để thấu hiểu hơn về Yoga. Để hiểu biết Yoga là một khía cạnh, hiểu là khía cạnh sâu hơn và thấu hiểu là cả một góc nhìn khác. Ban đầu đến Yoga thì thích chinh phục cơ thể vật lý, trải nghiệm lâu thì chỉ thích trải nghiệm tầng sâu hơn như năng lượng, trí tuệ…

Điều thứ hai là bị tác động cuộc sống như kinh tế học, chính trị...để cho phù hợp chúng ta đã biến Yoga thành nhiều mô hình, nhiều dạng khác nhau, theo tôi đó là sáng tạo theo thời đại nhưng không cẩn thận trở thành bát nháo( Vì chúng ta không hiểu nguyên lý, tính cổ xưa của Yoga). Nên tôi nghĩ chúng ta nên xây dựng từ gốc tốt, cũng như giáo dục cái gốc tốt, hiểu đúng bản chất nguyên lý thì sáng tạo sẽ rất tuyệt tạo nên sự độc đáo và ứng dụng tiện lợi cho tất cả mỗi người.

Ngày nay Tư thế chào mặt trời đi về biến thể, hình hài cơ học vật lý mà chưa nắm rõ nguyên lý lưu thông năng lượng, dòng chảy tâm linh bên trong. Chúng ta tôn trọng góc nhìn, sự biến thể nhưng cũng cần ngẫm lại giá trị vô giá không nhìn thấy mà chỉ cảm nhận được từ chính mình.

Tôi xin đưa ra một bản gốc toàn vẹn tư thế chào mặt trời để bạn tham khảo, từ nghiên cứu của hội đồng khoa học, chuyên gia.... của Học viện Yoga Việt Nam, anh chị tham khảo và hiểu thêm.

Sun salutation Mantras (Chào mặt trời thần chú)

Mantra : Thần chú là sự kết hợp của các âm tiết, từ, đoạn văn mà khi được lặp lại cùng với sự có mặt của ý thức/ nhận thức nó sẽ đem lại sự ảnh hưởng rất mạnh mẽ và thẩm thấu vào tận tâm hồn. Có một câu hỏi đặt ra là chúng ta tại sao sử dụng mantra là tiếng phạn sao không dùng tiếng khác như hindu, tiếng anh,..... vì đơn giản đây là tiếng cổ điển nhất của loài người, nó tinh khiết và có tần số vật lý lớn nghĩa là bước sóng (Lamda) ngắn nên khi âm thanh được phát ra thì năng lượng, sự rung động cao của tiếng phạn lớn giúp não bộ, tâm trí, cơ thể được thanh lọc nên chúng ta cảm nhận sự thoải mái, bình an.......

Bất cứ khi nào chúng ta thực hiện chào mặt trời, ý thức chúng ta, mặt trời bên trong chúng ta sẽ hiện rõ, chiếu sáng bên trong của mình đó chính là dòng năng lượng tinh khiết, thánh thiện bên trong chúng ta được hiện hữu. Sau đây tôi xinh phép chia sẽ anh chị 12 tư thế Asanas trên hình ảnh khi thực hiện cần kết hợp câu chú sẽ làm tăng khả năng phát triển nội lực, tâm linh, sức khỏe thể chất và sự bình an tinh khiết bên trong :

1. Tư thế Cầu nguyện

Om Hram mitraya namaha (salutation to the friend of all) : Xin gửi lời chào thân ái đến người bạn của tất cả)

2. Tư thế cây lau ngả sau

Om Hrim ravaye namaha (Salutation to shining one) : Xin gửi lời chào đến đấng sáng ngời

3. Tư thế con cò :

Om Hroom suryaya namaha (Salutation to one who induces activity) : Xin gửi lời chào đến ngài, đấng tạo ra mọi hoạt động)

4.Tư thế cưỡi ngựa

Om haraim bhanave namaha (Salutation to the one ilumines) : Xin gửi lời chào đến ngài đấng soi sáng

5. Tư thế tấm ván phẳng

Om hraum khagaya namaha (Salutation to the one Who moves swiftly) :Xin gửi lời chào đến Ngài, đấng dịch chuyển nhanh)

6.Tư thế cá sấu

Om hraha pushne namaha ( alutation to the Giver of Strength) : Xin gửi lời chào đến Ngài, Đấng ban cho sức mạnh

7. Tư thế rắn hổ mang

Om hram hiranya garbhaya namaha (Salutation to the Golden Cosmic Self): Xin gửi lời chào đến Ý thức Vũ trụ quý báu

8. Tư thế chó úp mặt

Om hrim mareechaya namaha (Salutation to the Lord of Dawn): Xin gửi lời chào đến Đấng Chúa Tể Bình Minh

9. Tư thế cưỡi ngựa

Om hroom adityaya namaha (Salutation to Son of Aditi, the Infinite Cosmic Mother) :Xin gửi lời chào Người con của Mẹ Vũ Trụ bất tận

10.Tư thế con cò

Om hraim savitre namaha (Salutation to the Benevolent Mother ): Xin gửi lời chào đến Người Mẹ Nhân Từ

11. Tư thế ngã sau

Om hraum arkaya namaha (Salutation to the One Who is Praise worthy) : Xin gửi lời chào đến Đấng thiêng liêng đáng ca ngợi

12. Tư thế cầu nguyện

Om Hraha bhaskaraya namaha (Salutation to the One who leads to Enlightenment ) : Xin gửi lời chào đến Ngài, Đấng dẫn dắt đến sự khai sáng.

=> Mỗi tư thế đọc câu tiếng Phạn trên và 12 tư thế chào mặt trời thì đọc 12 câu tiếng phạn thầm trong đầu và cảm nhận.

Con đường chân phúc…!
Vinh- An- Nhiên

FB Đặng Hùng

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2022

Yang - Yin Yoga: Khái niệm và so sánh trong thực hành

 

Yang - Yin Yoga: Khái niệm và so sánh trong thực hành

YANG - YIN YOGA: thái độ ứng xử với cơ thể trong luyện tập yoga hay lối sống yoga trong một Yogi...bài viết cố gắng đưa về sự đơn giản nhất để người chưa thực hành asana yoga cũng có thể hiểu bởi yoga không giới hạn bởi các tư thế chuyển động của cơ thể, yoga là cách ứng xử, lối sống, phong thái... bài viết là sự nghiên cứu và phân tích của cá nhân, nên các bạn chia sẻ kiến thức vui lòng trích nguồn 🙏

❣️ Trước hết, hiểu thế nào là Yang yoga và Yin yoga (dưới góc độ luyện tập asana)

Yang yoga được hiểu là tập luyện cho sự phát triển cơ bằng cách xiết căng, tối đa sự giữ căng, tăng áp lực lên cơ nhằm tăng sức mạnh cơ.

Yin yoga được hiểu là sự kéo dãn và thả lỏng, mục đích phục hồi và trị liệu, nếu Yang làm nóng cơ thì Yin làm mát, nếu Yang là sự căng xiết tập trung thì Yin là sự đồng điệu và dung hòa...

Trong giới hạn về khái niệm Yang- Yin dưới góc độ luyện asana thì Yang và Yin lại được hiểu theo cấp độ luyện tập như sau:

  • Với người mới tập luyện, người đang gặp các triệu chứng bệnh lý thì Yin được đưa về nhóm các tư thế kéo dãn, mục đích giúp người tập có thể thả lỏng, tìm được sự đồng điệu trong hơi thở, cơ thể và tâm trí. Còn Yang được đề xuất là nhóm các tư thế thiên về thể lực nhằm phát triển sức mạnh cơ...điều này do giới hạn về thể trạng, sức khoẻ, thể lực và sự hiểu biết của người tập.
  • Với người đã tập luyện lâu năm và có thể lực cao thì Yin hay Yang là cách ứng xử của yogi với cùng 1 tư thế: nếu người đó căng xiết và giữ sự tập trung căng xiết vào vùng cơ muốn phát triển thì đó là Yang yoga-  nếu ng đó buông lơi được hơi thở để tìm thấy sự thư giãn và đồng điệu trong cơ thể và tâm trí thì đó là Yin yoga. Chẳng hạn: tư thế headstand (trồng chuối); bọ cạp; handstand...đều là những tư thế phải tập trung thể lực cao với người mới luyện tập, nhưng với các yogis luyện tập lâu năm thì họ hoàn toàn có thể dễ dàng tìm được sự thư giãn bình thản trong tư thế 
  • Từ cách hiểu trên nên trong tập luyện để đạt tới trạng thái cân bằng ng tập nên  kết hợp Yin và Yang yoga bằng cách: kết hợp trong một bài tập, kết hợp ngay trong một tư thế, hoặc xen kẽ trong các ngày tập, hoặc cao hơn nữa ng tập có thể nhận biết cần tập Yin hay Yang để cân bằng tại thời điểm luyện tập....

❣️ Sâu và cao hơn Yang và Yin được hiểu là âm và dương, hay là hai mặt đối lập của vấn đề...trung đạo là khoẻ, là hạnh phúc, thì cũng thế: không quá mạnh, ko quá yếu- không quá cương, không quá nhu- không quá vận động - không quá nghỉ ngơi-....cho cùng một vấn đề, hoặc cùng một chủ thể, cùng một tư thế...

❣️ Yoga mang tính chất hỗ trợ sự chữa lành, là công cụ để hỗ trợ sự cân bằng cho chúng ta trong cuộc sống...sự cân bằng trong cơ thể vật lý và trong cơ thể tinh thần...vận dụng nó linh hoạt phù hợp với mình thì ta khỏe. Ví dụ: cả ngày căng thẳng vì hoạt động công việc, tập Yin yoga để đem lại sự thư giãn, đối lập với trạng thái hiện hữu kia của cơ thể; ngược lại một ngày ủ rũ, tập Yang yoga để tăng sự hoạt động, linh hoạt cơ thể đối lập với trạng thái hiện hữu kia...; hoặc cả tuần căng xiết thì cuối tuần Yin yoga; hoặc ngay trong chính buổi tập hãy chủ động tìm cho mình Yin và Yang do thái độ ứng xử của chính mình với tư thế...

Trong tinh thần, học cách ứng xử với cùng một vấn đề để đưa nó về trung đạo, ko quá ghét- quá yêu; ko quá trọng- quá khinh...cách nhìn của bạn khiến thế giới của bạn thay đổi và cơ thể tâm linh của bạn thay đổi-cơ thể tâm linh thay đổi thì thế giới quanh bạn thay đổi...

TRONG VŨ TRỤ NÀY, KHI BẠN ĐI TRÊN CON ĐƯỜNG TRUNG ĐẠO LỐI VỀ SẼ THÊNH THANG 

NAMASTE 🙏🙏🙏
---
Chép từ FB LI DI

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2022

Câu chuyện về chấn thương do tập Yoga

Câu chuyện về chấn thương do tập Yoga

Thời gian gần đây, Hương Anh được nghe nhiều câu chuyện về chấn thương do tập Yoga. Nhưng điều ngạc nhiên là mọi người rất ít khi công khai chia sẻ về câu chuyện của mình. Phần lớn đều lặng lẽ đi chữa trị. Có lẽ một phần vì yoga luôn được khoác lên mình chiếc áo “yoga chữa bách bệnh” nên mọi người cảm thấy ngại khi phải nói câu “mình bị chấn thương vì tập yoga”????

Đồng thời những hình ảnh tư thế yoga tràn lan trên mạng xã hội khiến nhiều người nghĩ rằng yoga là ép dẻo, xoạc dọc thôi chưa đủ mà kê thêm vài cục block nữa mới là đỉnh cao. Yoga là lên đầu đứng...v.v trong khi đây là 2 tư thế mình còn không tập và không dạy cho học viên của mình. Và vì được đóng khung những hình ảnh như vậy về yoga cộng thêm sự tin tưởng với giáo viên vì thầy cô làm được và “nhìn vẫn khỏe mạnh” thì mình cứ tin và tập theo. Nên khi bị ép, bị nhấn vào các tư thế thì đau cũng không sao, “no pain no gain” mà.


Passive adjustment – chỉnh sửa bị động được dùng để chỉ hành động của người giáo viên tiếp chạm trực tiếp đến cơ thể người học viên, trợ thêm lực để ép, nhấn, kéo, bẻ khi học viên đang thực hiện tư thế. Đây là phương pháp cần phải hạn chế và thật cẩn trọng khi áp dụng chỉnh sửa cho học viên.

Vì sao nên hạn chế và tốt nhất là không dùng tới chỉnh sửa bị động - passive adjustment?

Thứ nhất: Không có đủ thông tin về tiểu sử, tình hình sức khỏe và hiểu biết về cơ thể học viên. Một lớp ở studio số lượng học viên có khi lên đến mười mấy - hai mươi người, trong đó có những học viên đi tập vãng lai, người giáo viên đôi khi còn chưa kịp biết hết tên của học viên trong lớp mình đang hướng dẫn, cùng với thói quen của người Việt ngại chia sẽ, ít trao đổi các vấn để của mình cho giáo viên nắm rõ khi đến lớp Yoga. Mọi người xem hình minh họa bên dưới chỉ là một động tác đơn giản như tư thế em bé thôi, lực tác động không đúng chỗ cũng đã có thể gây nên những tổn thương thầm lặng cho cơ thể rồi.

Thứ hai: Các phương pháp điều chỉnh với mục đích ép để học viên vào tư thế sâu hơn đã lỗi thời, việc chỉnh sửa này đi ngược lại hầu hết các nghiên cứu hiện tại về cách phát triển khả năng vận động lành mạnh. Nó đã tạo ra một hiểu lầm rằng các cơ thể đều giống nhau, đều có thể vào được các tư thế một cách hoàn chỉnh với quan điểm “no pain no gain” mà quên đi rằng mỗi cơ thể đều là duy nhất và không cơ thể nào giống cơ thể nào. Việc ép học viên vào tư thế “chuẩn” giống như mình đang đi từ ngoài vào, trong khi để học viên tự chủ động vào thế với lời hướng dẫn thì sẽ là đi từ trong ra và hoàn toàn tôn trọng tình trạng cơ thể của học viên ở thời điểm hiện tại.

Cơ thể cũng có tầm vận động (ROM) chủ động và bị động. Sự khác biệt giữa tầm vận động bị động và chủ động càng lớn thì khả năng chấn thương càng cao. Khi luyện tập với sự tác động, nhấn, ép, kéo từ bên ngoài quá nhiều và làm tăng khoảng cách giữa tầm vận động bị động với chủ động, đưa cơ thể vào tầm vận động mới mà nó không có nhiều thông tin “lưu trữ” nó cũng sẽ không có những biện pháp để bảo vệ an toàn của cơ thể.

Thứ ba: Cho dù giáo viên cố ép cho học viên vào thế, thì đó không phải phương pháp luyện tập để giúp học viên tiến bộ. Cho dù mình bỏ qua những cảnh báo của hệ thần kinh và cho phép sự căng cơ, ép dẻo diễn ra, nhưng điều đó không có nghĩa là tư thế khi được ép sâu sẽ được lưu vào trí nhớ. Điều này có nghĩa là: việc giúp ai đó đạt được biên độ sâu hơn không giúp họ sở hữu biên độ mới có được đó, bạn không thể tăng tính linh hoạt và sức mạnh từ tác động vật lý bên ngoài, mà cần rèn luyện để có sự cân bằng giữa sức mạnh và dẻo dai từ bên trong.

Hãy nhớ, việc chỉnh sửa không phải để đóng khung cơ thể học viên với những góc cạnh nhất định mà chỉ mang tính chất dẫn dắt để học viên có mặt và cảm nhận tốt hơn cơ thể của mình.

Còn bạn, trong quá trình thực hành, trải nghiệm Yoga của mình đã từng gặp tình trạng này chưa? HA mong được đọc câu chuyện của các bạn và đồng thời cũng để lan tỏa yoga an toàn để yoga sẽ mang đến những lợi ích thật sự.
---
Chép từ FB Huong Anh Vu

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2022

11/2016 - 04/2022: Hơn 5 năm Yoga - Một chặng đường đầy ý nghĩa!!!

5 năm Yoga - Một chặng đường đầy ý nghĩa
Ngày 29/11/2016, mẹ sề 3 con, trầm cảm, khủng hoảng tâm lý

TÔI ĐÃ THÀNH CÔNG TRONG SỰ NGHIỆP NHỜ HIỂU RÕ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA MÌNH THÔNG QUA 5 CHỈ SỐ SAU:

    • IQ (intelligence quotient): Chỉ số thông minh
    • EQ (emotional quotient): Chỉ số cảm xúc
    • AQ (adversity quotient): Chỉ số vượt khó
    • PQ (passion quotient): Chỉ số đam mê
    • CQ (creative quotient): Chỉ số sáng tạo

Từ nhỏ, mọi người hay gọi tôi là đứa trẻ thông minh bẩm sinh (IQ), việc học hành của tôi khá huy hoàng, là tấm gương về thành tích học tập cũng như tinh thần ham học. Tôi là niềm tự hào của cả gia đình lẫn dòng họ.

Con nhà nông nên nửa buổi đi học, nửa buổi tôi đi làm, cấy, gặt, chăn bò, cắt cỏ, bắt cua, bắt ốc, ...đủ cả. Hình ảnh quen thuộc của tôi với dân làng đó là luôn mang theo sách vở ra đồng để học. Tôi thường cắt cỏ cho lũ bò ăn rồi tranh thủ học bài và thành tích đạt được là luôn đứng đầu lớp và top đầu của trường trong suốt 12 năm học. Tôi luôn nỗ lực trong học tập với khao khát sau này thoát nghèo, kiếm được nhiều tiền bằng chất xám của mình, chăm lo cho bố mẹ đủ đầy và điều đó tôi đã làm được từ rất nhiều năm nay. Tôi cảm thấy hạnh phúc lắm lắm!

Sự nỗ lực và cố gắng vượt bậc đó của tôi chính là chỉ số AQ mà sau này tôi mới biết. Cho đến khi phải đối diện với nhiều biến cố khủng khiếp trong cuộc sống mà nếu là người khác đã bị nhấn chìm trong vực thẳm, hố sâu, tôi mới nhận ra mình có "khả năng siêu việt" trong việc xoay chuyển trở ngại thành cơ hội, luôn dũng cảm đối mặt với mọi nghịch cảnh và tìm cách vượt qua ngoạn mục, thay đổi cục diện.

Tôi biết rằng kim cương chỉ được tạo thành dưới áp lực, đại bàng chỉ tung cánh bay cao trong giông bão. Tôi nhận ra chỉ số AQ "đỉnh của chóp" chính là thế mạnh lớn nhất của tôi và tôi phải nắm bắt, phát huy nó, tận dụng nó trong sự nghiệp của mình. Đó chính là lý do, trước bất cứ một kế hoạch công việc nào đó, tôi luôn chủ động tạo ra động lực và cả áp lực cho bản thân, luôn tự đặt ra mục tiêu cho mình và thường thì tôi hoàn thành xuất sắc các mục tiêu đó trước thời hạn.

Tôi cũng nhận ra mình có khả năng "đọc vị" người khác, trực giác tốt nên có thể nắm bắt tâm lý người đối diện và dẫn dắt các cuộc hội thoại đi theo hướng mà tôi mong muốn. Chỉ là tôi rất nóng tính, quá thẳng thắn, "thấy việc bất bình sẽ không tha" nên thường bị thua thiệt. Tâm trạng tôi không ổn định, bị chi phối bởi người khác và các yếu tố khách quan. Đó chính là chỉ số EQ các bạn ạ và tôi cần rèn luyện rất nhiều.

Đó là "tôi" của trước đây!

Còn bây giờ, đã hơn 7 năm trôi qua, tôi rèn EQ bằng cách nghe phật pháp mỗi ngày, cũng đã 5 năm rồi, tôi dành trọn vẹn, mỗi ngày 1 giờ, để thiền định và tập các bài yoga cổ điển nhẹ nhàng. Nhờ đó, hiện nay, tôi vô cùng sung sướng khi ai cũng nhận xét về tôi rằng là: "thẳng thắn, chân thành nhưng rất linh hoạt, khôn ngoan, tinh tế, khéo léo" ahihi. Tôi chỉ tập trung vào bản thân, không để ý xung quanh, kể cả mọi người trong giới yoga như thế nào tôi cũng không bận tâm bao giờ, ai làm việc của người đó thui, tôi cứ cốt làm tốt phận sự của mình. Vậy là tôi đã rèn EQ của mình có rất nhiều sự tiến bộ phải không các bạn?

Năm ngoái, tôi được "nhân duyên" dẫn dắt để tìm hiểu, nghiên cứu và tốt nghiệp khóa Thần số học. Nhờ đó, tôi có khả năng hiểu thấu bản thân từ điểm mạnh đến điểm yếu, giải thích được mọi việc, cả tích cực lẫn tiêu cực đã xảy đến với cuộc đời mình. Với những kiến thức của bộ môn huyền học tâm linh này, tôi có thể dễ dàng "đọc vị" bất cứ ai trong vòng 3 giây chỉ thông qua tên và ngày tháng năm sinh của họ với độ chính xác gần như tuyệt đối.

5 năm Yoga - Một chặng đường bình an hạnh phúc
Ngày 04/2022, mẹ sề 4 con, lạc quan, yêu đời, bình an, hạnh phúc


Bản thân tôi hiện luôn sống hạnh phúc trong từng phút giây, thứ hạnh phúc tự tâm mà tôi đã tìm thấy trong chính bản thân mình, không một ai có đủ quyền năng khiến tôi phải buồn cả. Tôi luôn coi việc lớn thành nhỏ, việc nhỏ thành không có gì, sống buông bỏ đến nỗi nhiều người thân, bạn bè - họ biết những sóng gió, bi ai, trầm luân, khổ ải mà tôi đã phải nếm trải và cách ứng xử của tôi trong suốt những năm tháng ấy cho đến bây giờ đều nói tôi đúng là thánh nhân chứ không phải người phàm. Đến cả những người từng gây đau khổ, gieo rắc tội lỗi cho tôi họ cũng nói rằng họ nể phục tôi vô cùng. Tôi cảm thấy bình yên lắm lắm, mọi tố giông dường như tan biến tự hồi nào tôi cũng không biết nữa. Các thầy giảng pháp vẫn dạy: "Tâm an ắt vạn sự an" đó thôi.

Giờ đến chỉ số PQ nhỉ, là chỉ số đam mê công việc thì tôi xin khẳng định, bản thân mình bị yoga cuốn đi đến mức quên ăn, quên ngủ. Tôi có thể thức thâu đêm, suốt sáng để viết sách. Chính sự tập trung ấy mà mỗi cuốn sách tôi chỉ mất 10 ngày để hoàn thành bản thảo, cộng thêm thủ tục xuất bản và bản quyền nữa thì sẽ mất vỏn vẹn một tháng từ lúc lên ý tưởng cho đến khi sách được phát hành trên thị trường.

Cuối cùng là chỉ số CQ, là khả năng sáng tạo các bạn ạ! Tôi cho rằng, thông minh chưa chắc tôi đã thành công, đặc biệt cũng chưa chắc tôi đã thành công nhưng khác biệt, là sự sáng tạo ấy, nhất định tôi sẽ thành công. Chính vì thế tôi không ngừng đổi mới, sáng tạo, đi ngược lại với xu thế chung. Bắt đầu "dấn thân" vào yoga, mọi người dạy yoga thông thường, theo phong trào giảm cân thì tôi dạy yoga trị liệu. Đến khi mọi người dạy yoga trị liệu thì tôi dạy yoga trị liệu bằng dụng cụ. Đến khi mọi người dạy yoga trị liệu bằng dụng cụ thì tôi viết sách yoga và xây dựng trên 10 lớp học video trọn đời học phí thấp, từ trị liệu, cơ bản đến nâng cao, chuyên sâu dành cho cả giáo viên yoga và cả những học viên muốn tự tập tại nhà.

Hơn 5 năm trước, khi mọi người chỉ dạy trực tiếp tại các trung tâm và câu lạc bộ thì tôi đã tiên phong tìm cho mình con đường đi hoàn toàn khác biệt, một con đường chỉ mình tôi đi, "màu mỡ" và "thoải mái" vô cùng, không chút cạnh tranh, chỉ là có đủ sức và thời gian mà làm không thôi. Đó là con đường dạy yoga online trực tuyến, kết nối với học viên trên toàn thế giới. Thời điểm đó, những cây "gạo cội" thường ra phần mềm để bán chứ không ai cần mẫn "hâm hấp" dạy trực tuyến mỗi giờ vài trăm ngàn như tôi cả.

Giờ sau 5 năm, dịch bệnh hoành hành, phương pháp dạy yoga online trực tuyến của tôi khi xưa nay lại trở thành hot trend, thành xu thế của thời đại. Trước tình hình đó, tôi bắt đầu phát triển mạnh các khoá đào tạo giáo viên dạy yoga online, đào tạo kỹ năng dạy yoga online, kỹ năng xây dựng hình ảnh qua các kênh online, ... Tôi vừa dạy trực tuyến nhưng cũng đồng thời phát hành loạt chuỗi video tương ứng với các khoá đào tạo theo cách độc đáo của riêng tôi, tôi tự chủ, tôi tự làm, tôi tự quyết, không hề bị phụ thuộc vào bên thứ hai là các công ty phối hợp sản xuất phần mềm.

Tôi đã từng có dự định kỷ niệm tròn 5 năm "bén duyên" với yoga. Nếu không vướng dịch bệnh, tôi sẽ tổ chức một buổi họp mặt "hoành tráng" các học viên và fan của mình. Vậy thì thui, hôm nay, tôi mạn phép cả nhà để tôi được tự hào về bản thân đôi chút nhé! Bởi từ một người xuất phát điểm bị đẩy xuống"đáy vực sâu" với 3 con thơ nhỏ dại, mất 2 năm tròn tôi ngụp lặn dưới đáy vực, ngỡ chỉ còn con đường chết mới mong được giải thoát mọi nỗi thống khổ tới tận tâm can. Vậy mà, phép màu của cuộc sống đã đến bên tôi, chính là phật pháp và yoga đã nâng đỡ tôi, đã "biến hoá" tôi trở thành một Trần Thủy Yoga mạnh mẽ, khí chất, bản lĩnh, tự tin nhưng luôn đầy ắp tình yêu thương như bây giờ.

Trong hơn 5 năm trôi qua, nhờ yoga, tôi đã giảm độ cận thị rất nhiều, không phải đeo kính nữa, cân nặng tăng từ 36 kg lên 47kg, chiều cao tăng từ 1,52-1,55, các bệnh mãn tính (mất ngủ, rối loạn tiền đình, đau dạ dày, đau đại tràng co thắt, thoái hoá đốt sống cổ và lưng,...) trước đây dường như tan biến tự khi nào, không còn đau đớn gì nữa.

Bên cạnh đó, tôi cũng đã đạt hai giải thưởng trong 2 cuộc thi ảnh yoga, đã tham gia giải yoga Mallakhamb vô địch Thế giới lần thứ nhất tổ chức tại Mumbai, Ấn Độ, đã viết được 4 cuốn sách yoga trong đó có 3 cuốn phát hành từ năm 2019 với số lượng lớn, cuốn đầu tay tâm huyết vừa tái bản, cuốn thứ 4 đang trong giai đoạn duyệt bản thảo và sẽ ra mắt quý độc giả trong thời gian tới. Tôi cũng đã từng là giảng viên chuyên đào tạo giáo viên yoga tại Học viện khoảng 2 năm trước khi tôi tự xây dựng nên cho mình một trung tâm yoga online do chính tôi làm chủ, chính tôi quản lý và trực tiếp giảng dạy với 25 lớp học và 118 học viên đến từ mọi miền của tổ quốc, khắp mọi nơi trên thế giới, chưa kể khoảng hơn 300 học viên luyện tập mỗi ngày tại 10 lớp yoga video trọn đời.

Tính tôi khá an phận nên tôi cảm thấy rất hạnh phúc và bằng lòng với những kết quả mình đạt được. Với bạn có thể không là gì nhưng với tôi đó là thành công mỹ mãn mà hơn 5 năm về trước, những ngày đầu đến với yoga, tôi không bao giờ dám nghĩ tôi có thể vươn lên và làm được đến mức này.

Giờ tôi có thể nghỉ hưu ở độ tuổi 42 này được rồi bạn nhỉ bởi tôi đã từng bước nhỏ, cần mẫn, chắt chiu, để tạo nên cho mình và 4 cô con gái nhỏ của tôi một nền tảng tài chính vững vàng. Và ngay cả khi không dạy, không làm gì nữa, tôi cũng đã có 2 nguồn thu nhập thụ động từ việc phân phối sách và phát hành các khoá học video trọn đời của tôi rồi.

Hạnh phúc, bình yên, ấm áp, an tâm, tĩnh tại chính là cảm giác của tôi lúc này và tôi muốn chia sẻ cùng các bạn!

Các bạn chia vui cùng tôi nhé!

Trân quý và biết ơn nhiều thật nhiều!
---
Chép từ FB Trần Thủy Yoga

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2022

Căng thẳng tích luỹ - Tập Yoga sao vẫn cứ nhức mỏi???

căng thẳng tích luỹ - tập yoga sao vẫn cứ nhức mỏi ???


Có bao giờ bạn bước ra khỏi lớp tập với một trạng thái cơ thể thật nhẹ, thật thoải mái nhưng sau một ngày làm việc thì nhức mỏi vai, cổ, gáy, đau lưng,... lại "quay về"?

Cá nhân Liên cảm nhận tập Yoga trên thảm là rất tốt, nhưng cách chúng ta hành động sau đó như thế nào mới là yếu tố quyết định. Sau lớp tập, bạn vẫn ngồi gù lưng hàng giờ, không dãn cơ, không vận động sau khoản thời gian dài và bạn nghĩ Yoga không giúp bạn tốt hơn.

Giống như lúc ngồi Thiền bạn cảm thấy bình yên nhưng trong cuộc sống bạn thiếu tỉnh thức, thời gian dài khổ đau vẫn khổ đau và bạn nghĩ Thiền không giúp bạn tốt hơn. Vậy có phải do Yoga hay Thiền không tốt?!

Thực chất, việc chúng ta chỉ luyện tập 1 giờ trên thảm chưa đủ để thắng được sự căng thẳng mà bạn tích luỹ trong cả ngày và nhiều năm trước đó.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ CĂNG THẲNG TÍCH LUỸ


Là sự căng thẳng được tích luỹ ngày qua ngày do các thói quen tưởng chừng như vô hại:

Trong cuộc sống:

Sai tư thế (đi, đứng, nằm, ngồi) trong một thời gian dài như đứng dồn lực về một chân, ngồi gù lưng, ngồi xe ưỡn ngực, ngồi chéo chân, khuân vác vật nặng không đúng cách, đọc sách, bấm điện thoại,...

Trong luyện tập:

  • Sự lệch lạc tích tụ trong từng tư thế
  • Không tập đều cho hai bên, không tập các tư thế đối lập (counter pose), không dãn cơ đủ sau buổi tập.

NHỮNG DẤU HIỆU CHO THẤY BẠN ĐANG BỊ CĂNG THẲNG TÍCH LUỸ


Mất cân bằng cấu trúc cơ xương khớp. Cơ thể là một thực thể thống nhất, mỗi một bộ phận sẽ làm đúng vai trò của nó. Một nhóm cơ không làm việc đúng vai trò thì các nhóm cơ, xương, khớp còn lại phải gánh. Sẽ có các nhóm cơ bị căng thẳng quá mức (thường xuyên bị gồng không cần thiết dễ dẫn đến co cứng cơ), các nhóm cơ bị yếu quá mức (thường xuyên thả lỏng, không tham gia vào giữ cân bằng cơ thể trong không gian dẫn đến lỏng lẻo và suy yếu).

  • Xuất hiện trường hợp dễ đau nhức mỏi cơ ở một số vùng căng thẳng điển hình như vai, cổ, gáy, thắt lưng.
  • Thường xuyên đau nhức các khớp: cổ chân, gối, hông, lưng,...
  • Cơ nhanh mỏi, khó ngồi tập trung mà phải thường xuyên vặn vẹo.
  • Cong vẹo lệch cột sống: vai/hông cao, vai/hông thấp, bên cơ dày, bên cơ mỏng, mông lớn, mông bé, gù lưng, khung chậu ngã trước (APT), ngã sau (PPT),...
  • Chân vòng kiềng, chân chữ X, chân bẹt,...

GIẢI PHÁP:


  • Điều chỉnh thói quen
  • Thực hành Yoga, học cách lắng nghe, cảm nhận cơ thể để có sự nhận thức về thế nào là sự cân bằng, thế nào là tư thế phù hợp.
  • Chánh Niệm trong đời sống: ý thức về tư thế cân bằng, ý thức không giữ tư thế trong thời gian dài, luôn dãn cơ nhẹ nhàng sau khoảng thời gian giữ lâu một tư thế.

P/s: Ảnh là cái đoạn mình thư giãn lưng sau lớp Online. Dù bạn là HLV bạn ý thức về tư thế, về việc điều chỉnh tư thế ngồi liên tục nhưng sẽ không tránh những sự căng thẳng. Căng thẳng xuất hiện thì giải trừ liền để nó không phải tích lũy qua ngày tháng nhen.
---
Chép từ FB Ha Lien

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2022

Yoga đã thay đổi bản thân như thế nào?

Yoga đã thay đổi bản thân như thế nào?

 ☀️Yoga đã thay đổi bản thân như thế nào?

✍️ Mời các bạn đọc lắng nghe chia sẻ các nhân của mình trong bài viết dưới đây!

🌞 BÉN DUYÊN VỚI YOGA

Bản thân tôi trước đây là một người hay rụt rè, luôn tự ti vào bản thân và dễ chán nản khi đối mặt với khó khăn. Thể lực tôi rất yếu, đề kháng bản thân còn không chống nổi bệnh cảm thông thường, mỗi khi đổ bệnh tôi cần sự hỗ trợ của thuốc một thời gian khá dài, kèm sau đó là những triệu chứng khiến tôi khó chịu. Cuộc sống đôi lúc cũng có khó khăn, tôi lao vào công việc, bản thân tôi càng ngày trở nên mệt mỏi và đuối sức,... Âm thanh báo hiệu đã vang lên in ỏi, bản thân tôi nó cần được chữa lành, nó cần được tái nạp nguồn năng lượng tích cực. Lúc đấy tôi nhận ra và ý thức được rằng  sức khỏe mình đang giảm sút một cách không phanh, tâm lý tôi trở nên bất ổn, bên cạnh đó là sự khao khác để thay đổi bản thân, mong muốn tìm một phương pháp giúp bản thân mình cân bằng trở lại, chữa lành đứa trẻ đang bị tổn thương bên trong.

Thật may mắn khi tôi đã chọn Yoga (cũng có thể nói rằng Yoga đã chọn tôi ❤) một bộ môn rèn luyện sức khỏe mà khi nhìn vào thì đa phần người ta cứ nghĩ rằng "Yoga chỉ dành cho PHỤ NỮ mà thôi!". Một thời gian khá dài tôi bâng khuâng liệu rằng mình đang đi đúng hướng? Hay vòng lặp cũ sẽ lặp lại. Đối mặt với lo sợ không phải lúc nào cũng dễ dàng, đôi lúc tôi chùng bước. Nhưng may mắn thay, sự công hưởng năng lượng chữa lành từ người Thầy, người Cô, những anh, chị, em đã kéo tôi ở lại và cho đến bây giờ tôi thực sự rất biết ơn vì điều đó ❤.

🌞 SAU BAO LÂU MỚI CẢM NHẬN ĐƯỢC SỰ THAY ĐỔI?

Tùy vào mức độ cảm nhận tế vi của mỗi người, sự thay đổi nó diễn ra rất chậm đối với bản thân tôi. Tôi mất khá nhiều thời gian để học tập, rèn luyện bên cạnh đó là đầu tư thời gian cho sự suy ngẫm và chiêm nghiệm. 6 Tháng là một khoảng thời gian không phải quá dài hay quá ngắn, trong suốt thời gian đó dường như tôi khó có thể cảm nhận được sự chuyển biến bên trong, đôi lúc tôi còn cảm thấy mệt mỏi, đau nhứt, chán nản. Sự động viên và ngọn lửa nhiệt huyết của những người đi trước đã đủ sức kéo tôi ở lại, chính vì thế 6 tháng là thời gian đủ chín muồi để tôi nhận ra mình là ai, biết được giá trị của bản thân, lấy lại niềm tin để sống, sống một cuộc sống đầy ý nghĩa.

🌞 THAY ĐỔI KHI TÔI TẬP YOGA

Thân hình tôi không vạm vỡ như những người tập Gym, bề ngoài trông tôi khá gầy gò, nhưng bù lại đó là sự dẻo dai và phục hồi. Dường như suốt 3 năm qua tôi không còn gặp lại những người bạn năm ấy "Cảm, ho, sổ mũi". Tôi ngủ ngon giấc hơn, hệ tiêu hóa tôi dần được cải thiện, sự cáu gắt ngày càng mờ nhạt đi, tôi bắt đầu bước ra khỏi vùng an toàn, tôi tự tin hơn giao tiếp với mọi người, sự tự ti biến mất dần thay vào đó là niềm tin vào bản thân, tin rằng mình sẽ tốt hơn và dần dần tôi tự tin hơn về chính bản thân mình. Những mối quan hệ độc hại trước đây cũng không cánh mà bay, thay vào đó là những mối quan hệ thiện lành, đồng hành song song đó là một trái tim rộng mở biết yêu thương nhiều hơn và trải lòng khi cần thiết, biết lắng nghe, chia sẻ và cho đi những điều tốt đẹp.

🔥 Đời người thực sự rất ngắn ngủi, để chúng ta có thể trải nghiệm hết những thú vui cuộc sống. Quan trọng nhất là khi chúng ta biết điểm dừng, đâu là giới hạn, đâu là "ĐỦ". Nếu bạn chưa trải nghiệm Yoga thì tôi khuyên bạn nên thử trải nghiệm một lần, vì biết đâu điều đó giúp bạn giải quyết được vấn đề nào đó mà bấy lâu nay bạn vẫn đang dằn vặt vì nó.

Cám ơn mọi người đã lắng nghe chia sẻ! Namaste!

---
Chép từ FB Phạm Châu Phú