Tìm kiếm Blog này

Hiển thị các bài đăng có nhãn thở yoga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thở yoga. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2021

Ujjayi Pranayama – Hơi thở chiến thắng – Hơi thở đại dương

 


Ujjayi được gọi là hơi thở chiến thắng là vì sự nở ra của lồng ngực và thành bụng khi thực hành, nâng cao sự tự tin theo cách như một chiến binh chiến thắng.

Ujjayi còn được gọi là hơi thở đại dương vì chuyển dịch của không khí trong thanh môn (cổ họng) giống như âm thanh của sóng biển.

Đây là một kỹ thuật tạo nhiệt trong cơ thể và thư giãn tâm trí. Phương pháp thở Ujjayi phù hợp với mọi đối tượng.
 
Ở cấp độ nâng cao gồm khóa bandha (khoá năng lượng) và nín hơi. Chỉ thực hành nâng cao khi giáo viên có kinh nghiệm hướng dẫn.

Lợi ích của Ujjayi Pranayama:


  • Loại bỏ đờm trong cổ họng và làm tăng sự thèm ăn.
  • Làm chậm nhịp thở.
  • Làm sạch và khai thông kinh mạch nadis (kênh năng lượng)
  • Loại bỏ bệnh phù thũng và kiểm soát các rối loạn của Dhatu (máu, bạch huyết, mỡ, cơ bắp, tinh dịch, xương).
  • Thúc đẩy tinh thần minh mẫn và tăng tập trung.
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • Làm dịu và trẻ hóa hệ thần kinh.
  • Cải thiện giấc ngủ ngon, kiểm soát ngáy ngủ
  • Hỗ trợ các vấn đề liên quan đến tuyến giáp, kiểm soát huyết áp cao.
  • Cải thiện chất lượng giọng nói.

Hướng dẫn thực hành


1. Thực hành với người mới tập:

  • Ngồi thẳng lưng, thả lỏng vai và nhắm mắt lại
  • Đưa nhận thức của bạn xuống cổ họng, hơi khép cổ họng để đủ cho một đường nhỏ không khí đi qua
  • Hít vào từ từ và tạo một tiếng rít nhẹ đều qua thanh môn như sóng đại dương
  • Kéo dài tiếng rít và giữ nhịp thở vào
  • Kết thúc bằng cách dừng âm thanh và giữ lưng đầu thẳng. Hít thở đều và thư giãn.

2. Thực hành với học viên nâng cao (chỉ thực hành khi có giáo viên có kinh nghiệm hướng dẫn):

  • Khi đã thành thạo với hơi thở đại dương bạn bước sang một cấp độ khó hơn là kết hợp với nín hơi và khóa năng lượng.
  • Khi âm thanh tại thanh môn dừng lại, từ từ kéo cằm về phía ngực thực hiện khép chặt thanh môn (khóa Jalandhara – khóa cổ họng) đồng thời nín giữ hơi và khóa luân xa gốc (khóa Muladhara).
  • Giữ khóa và nín hơi lâu nhất có thể, sau đó nhả các khóa và dùng ngón tay cái bịt mũi phải thở ra từ từ mũi trái.
  • Kết thúc giữ lưng đầu thẳng và thư giãn.

Mới tập có thể thực hành từ 5 đến 20 lần. Nếu chỉ tập Ujjayi Pranayama trong một buổi tập có thể làm 40 lần.

Bài viết dựa trên phương pháp của Hatha Yoga Pradipika.

Ghi chú: Tôi biết tại VN có rất nhiều loại thảo dược trị cúm (gừng, tỏi, quế, sả, vỏ chanh, vỏ bưởi, cây hương thảo, cây bạc hà, vv). Rất nhiều thảo dược có khả năng khai thông và làm sạch phổi.
Phương pháp Ujjayi Pranayama là một phương pháp tuyệt vời để làm sạch phổi. Tôi không dám khẳng định phương pháp Ujjayi có chữa được bệnh cúm hay không nhưng nó có khả năng phòng tránh bệnh cúm hiệu quả.
 
Tôi tặng phương pháp này cho những ai mong muốn một sức khoẻ tốt, tránh được bệnh cúm mùa hay các loại cúm khác.

---

Thứ Tư, 2 tháng 6, 2021

Làm thế nào để điều khí trong khi tập Yoga

 

Trước hết cần làm rõ khái niệm và ý nghĩa của Khí

Khí hay Prana là năng lượng vi tế phổ quát đứng đằng sau mọi vật chất, mọi hiện tượng trong vũ trụ, và đương nhiên bao gồm cả con người. Bạn hãy hiểu rằng mọi thứ từ vật chất đến hiện tượng đều là biểu hiện của Prana. Trong cơ thể con người Prana chính là sự sống, không có prana thì không có các tế bào, không có cơ quan cấu thành cơ thể, không có prana thì hơi thở không còn ý nghĩa, vì khi thở chúng ta lấy vào prana, oxi chỉ là vật chất mang prana mà thôi.

Đông y nói "Huyết thuộc âm, là chỗ ở của Khí, Khí thuộc dương, nhờ Khí dắt huyết đi mà huyết mới vận hành thông suốt,".....cho thấy ý nghĩa Khí - Prana đứng sau mọi hoạt động vật chất.
Chính khí làm cho các cơ quan trong cơ thể có năng lượng để hoạt động, (đứng sau các hoạt động sinh hoá của cơ thể), do đó việc tăng cường năng lượng Khí đến các cơ quan, các vùng khác nhau của cơ thể là một cách để chữa lành tổn thương, hoặc tăng cường chức năng, công năng của cơ quan hay vị trí đó. Đây là một điều mà các bạn tập Yoga muốn thực hiện.


Vậy làm thế nào để điều động được Prana đến nơi mà bạn muốn?
  • Lý luận Khí công cho rằng "Ý đến thì khí đến, Ý hành thì khí hành, Ý tụ thì khí tụ", "Khí theo Ý mà có"
  • Y lý chỉ ra : "Thông thì bất thống, thống thì bất thông" nghĩa là Khí mà thông suốt thì không có đau, bệnh; nếu ở đâu có bệnh, đau, yếu thì chắc chắn Khí đã không thông suốt .....rõ ràng chỉ ra Khí đứng sau mọi hoạt động của con người, và Ý thức chính là biểu hiện của Khí, Ý ở đâu khí sẽ ở đó.
  • Muốn điều tiết Khí bạn chỉ việc điều tiết ý thức của mình, nghĩa là điều khiển được sự trú tâm, cảm nhận sâu sắc đến từng phần của cơ thể mà bạn muốn tăng cường khí. (tăng cường tín hiệu thần kinh hướng tâm). Vậy câu hỏi sẽ trở thành "Làm thế nào để điều động, điều tiết ý thức cảm nhận đến nơi mình muốn?"
Có 4 phương tiện để thực hiện được việc đó, trong đó 3 phương tiện là quen thuộc với Khí công và Yoga, 1 phương tiện là đặc thù của môn Thôi miên. Bốn phương tiện nhu sau:
  1. Dùng cơ bắp, hay dùng các vận động thân thể để điều động khí : Triết học phương Đông trú trọng vận dụng học thuyết Âm Dương, cho nên trong một hành động luôn sử dụng cả hai yếu tố âm và dương. Muốn tăng cường cảm nhận về một nhóm cơ chẳng hạn, bạn cần thư giãn sâu vùng cơ đó, từ đó mới tăng "sự hiện diện ý thức" tại đó được, cách đơn giản là hay gồng cứng một nhóm cơ (vì chúng ta đã quen với gồng cứng hơn thư giãn sâu), sau đó thả lỏng thì tự nhiên sự thư giãn sẽ diễn ra mạnh hơn so với việc bạn chỉ bắt đầu bằng thư giãn. Đây là phương pháp Thư giãn cơ bắp tiến triển thường được dùng trong Thôi miên. Môn Yoga ít khi dùng gồng cứng làm tiền đề cho thư giãn, mà bắt đầu ngay bằng thư giãn, nên sẽ khó để các bạn cảm nhận được "sự hiện diện của ý thức tại cơ bắp", đó là lý do bạn không điều động được khí. Khí công có nhiều cách hiệu quả để điều động Khí, cũng đều tuân theo nguyên tắc Âm Dương, có gồng cứng, có thư giãn, gồng cơ để thư giãn sâu hơn,....
  2. Dùng hơi thở để điều động khí: Đây là phương thức mà các bạn tập Yoga quen thuộc, mặc dù hơi thở không phải là khí nhưng khi bạn trú tâm vào hơi thở thì cũng là đang thực hiện sự điều động khí. Điều khó khăn ở đây là: Tôi lấy cách miêu tả hình tượng như sau, cơ thể bạn là dòng nước, khí là con thuyền nhỏ trên dòng nước, bạn muốn dẫn dắt con thuyền đến những nơi bạn muốn bằng cách thuận theo luồng gió (gió ở đây là hơi thở), theo lý thì đáng ra gió thổi thì thuyền sẽ di chuyển và đến đích, nhưng tại sao thực tế bạn lại không thấy điều đó ? Vì trên dòng nước không chỉ có con thuyền Khí, mà còn rất nhiều rác bẩn, bèo dầy đặc là thuyền không thể di chuyển thuận lợi. Rác và bèo ở đây chính là tư tưởng loạn động của bạn, ý trí của bạn ngay cả sự nỗ lực tập luyện, mong muốn tập luyện, sự yêu thích tập luyện, .... đều là ý trí của bạn phát ra, nghĩa là rác bẩn ngăn cản thuyền. Do đó bạn khó có thể điều động khí bằng hơi thở hiệu quả. Cho nên Yoga có câu "Thái độ tập của bạn quan trọng hơn nội dung bài tập" - Tư tưởng của bạn chưa thư giãn, tự nhiên, như nhiên, không mong, không cầu, không nỗ lực,...thì hơi thở của bạn mới chỉ là hít vào cho nhiều hơn sâu hơn mà thôi, đó mới chỉ là cách tập luyện cho lá phổi, chưa phải hấp thu Prana như trong Kinh thư của Yoga viết, vì thế mà bạn với các vị Yogi đích thực còn một khoảng cách xa. Để thanh học được tư tưởng, nhất định phải có người thầy đã thực chứng dẫn dắt trực tiếp, chứ không thể chỉ thông qua trình bày phương pháp mà có thể thanh lọc được.
  3. Yếu tố thứ 3 chính là Ý thức hay tư tương: Dùng ý thức để điều động Khí hay Prana là con đường trực tiếp, hiệu quả nhất nhưng cũng là khó khăn nhất. Bản chất Prana không phải là hơi thở mà là năng lượng vi tế chứa bên trong hơi thở, tư tưởng của chúng ta muốn có được cũng nhờ có prana trong đó, tư tưởng cần một lượng prana lớn nhất so với toàn bộ cơ thể, cho nên chính tư tưởng mới là công cụ điều động, điều tiết prana nhanh và hiệu quả nhất. Tuy nhiên tư tưởng lại quá loạn động, không chuyên nhất, không tĩnh lặng để uốn nắn. Bạn cùng lúc có hàng nghìn tư tưởng, càng muốn chuyên nhất vào một ý nghĩ thì lại có càng nhiều ý nghĩ nổi lên đan xen nhau không khi nào dừng. Vì thế để điều động prana bằng tư tưởng là dành cho cách bậc đã có công phu tập luyện.
  4. Công cụ thứ 4 là một công cụ đặc biệt và ít được nghe đến - chính là thôi miên - thôi miên đưa vào tiềm thức một ám thị, và ám thị đó sẽ như một mần cây được cấy vào đất, sẽ từ từ phát triển và biểu hiện, ám thị đó có ý nghĩa thế nào thì nó tạo thành hiện tượng như thế trên thân thể và tư tưởng của con người. Và từ cái mần nhỏ ban đầu (ám thị) khi bám vào tiềm thức nó sẽ lớn dần và chứa trong đó lượng Prana lớn dần, như cái cây càng to thì năng lượng hay khí chứa trong nó càng lớn. Đây chính là cách điều động khí của môn Thôi miên. Cách này đương nhiên để phục vụ các nhu cầu cải thiện sức khoẻ của con người, nhưng nó không tạo ra các hiệu ứng tức thời như 3 phương thức trên, mà nó là một hiệu ứng mãn tĩnh, tăng dần tích luỹ theo thời gian.
Nếu như bạn hiểu rõ bản chất, cách thức và nguyên tắc trên, khéo léo ứng dụng bạn sẽ dần khống chế được khả năng điều tiết Khí rất hiệu quả, có hiệu ứng gần như ngay lập tức khi bạn thực hiện, và hiệu ứng là rất rõ ràng. Chẳng hạn như bạn điều khí ra cánh tay, lập tức cánh tay của bạn đỏ hồng, mạch ngoại biên giãn, lỗ chân lông mở, máu lưu thông mạnh,......Các hiệu ứng đánh giá rất rõ ràng, không hề mơ hồ phỏng đoán.

Cách tốt nhất là bạn nên có một người có kinh nghiệm hướng dẫn, vì mọi sự tập luyện đều là huấn luyện chứ không phải quá trình Dậy - Học. Không có phương thức, giải pháp hướng dẫn viết sẵn nào cho Yoga, mà nhất định cần sự theo sát của người thầy với học trò (huấn luyện) để nhận định các biến động, nhận biết các biến động xấu để điều chỉnh, nhận ra các biến động tốt và biến động vượt qua để thay đổi nội dung tập luyện.

Để thực sự trở nên một Yogi (người có thực chứng), chứ không chỉ là một thầy dậy Yoga (người diễn giải lại phương pháp) thì bạn nhất định cần được Huấn luyện chứ không phải Dậy - Học, từ một Yogi đích thực.

Trong Yoga có nhiều hình thức tập luyện mà tôi thấy ngày nay ít người đề cập đến, nhưng nếu bạn hiểu rõ nội dung bào viết này của tôi (bằng cách đọc nhiều lần) thì bạn sẽ thấy các bài tập đó chính là những nội dung cần thiết mà các bạn đang thiếu, chính đó là nửa còn lại của phương pháp Yoga, như con chim phải có 2 cánh mới bay được. Đó là các bài tập về gồng lực, các bài tập gồng cơ diễn biến chậm, .... Cũng dễ hiểu thôi, vì như vậy mới đúng, đủ theo nguyên lý Âm - Dương, thuần âm, thuần dương đều chưa hoàn thiện, mà Âm - Dương cần phải đồng hành, cần phải bổ xung, tương hỗ nhau thì mới phát triển được.


Hy vọng các bạn tìm học đầy đủ để qua trình Rèn luyện có kết quả tốt nhất!

---
Chép lại từ FB Dương Minh Tuấn

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2020

Ảnh hưởng của việc thở đối với huyết áp

 

Không cần nhắc lại sự nguy hiểm của các bệnh liên quan đến huyết áp, chúng ta sẽ nói đến quá trình diễn ra ở tế bào. Tại đó luôn diễn ra quá trình lấy ôxy từ máu và thải CO2 vào máu. Quá trình này diễn ra liên tục ko ngừng nghỉ đối với mọi người, những đại sư công lực thâm hậu có thể làm ngưng tạm thời quá trình hô hấp tế bào này.

Một lần hít vào bình thường, lượng oxy ngấm vào máu qua các phế nang khoảng chừng 350ml, hít sâu có thể lên đến 800-1000ml. Giả định con số trung bình là 500ml

Có thể bạn quan tâm:

Ở chiều ngược lại, số liệu y khoa cho biết lượng CO2 được máu vận chuyển đến phổi vào khoảng 200ml ( bình thường) đến 8000ml/phút ( vận động mạnh). Giả định con số trung bình là 6000ml/phút tức 100ml/ giây.

Huyết áp tăng khi hít vào:

Khi hít vào áp lực trong mạch máu bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố: Lượng Oxy từ phế nang ngấm vào máu được tim co bóp đưa đến khắp tế bào và lượng CO2 thải ra từ tế bào vào máu. Thật dễ nhận thấy 2 yếu tố này tăng lên sẽ làm tăng áp lực trong mạch máu tức làm huyết áp tăng.

Theo số liệu trên, giả sử khi hít vào kéo dài 5 giây, lượng khí O2 ngấm vào máu là 500ml, còn lượng CO2 là 500ml. Như vậy hệ thống mạch máu phải chứa thêm 1000ml khí hỗn hợp này khi hít vào, làm tăng HA.

H.A giảm khi thở ra:

Khi thở ra, lượng CO2 theo hơi thở ra ngoài, đồng thời lượng Ô xy vẫn ko ngừng nghỉ theo các mạch máu đi đến từng tế bào và thẩm thấu vào nó. Theo giả định trên thì sẽ có 1000ml khí hỗn hợp thoát ra khỏi hệ thống mạch máu. Điều này làm giảm huyết áp.

Nín thở làm tăng H.A:

Khi nín thở, ko có khí vào/ra khỏi phổi nhưng tim vẫn đập, máu vẫn lưu thông, lượng CO2 vẫn ko ngừng được sinh ra ở mọi tế bào và thẩm thấu vào máu. Mặc dù lượng O2 vẫn được ngấm vào tế bào, nhưng do ko có O2 bổ xung cho nên lượng CO2 ngấm vào máu sẽ lớn hơn lượng O2 ngấm vào tế bào. Tổng hợp lại sẽ làm tăng H.A.

Nín Dương hay nín Âm đều làm tăng H.A

Như vậy người bị bệnh cao H.A nên luyện thở ra dài hơn hít vào và ko nên luyện nín thở.

Lúc ngồi tĩnh tọa luyện thở có thể quán tưởng câu “Huyết áp ta đang hạ” mỗi khi thở ra.

Người bị H.A thấp nên chú trọng hít vào sâu và luyện nín thở. Có thể quán câu “ H.A ta đang tăng dần” khi tĩnh tọa.

Hít thở nông khiến H.A tăng:

Hít thở nông làm cho cơ thể sẽ thiếu O2 khiến tim phải co bóp nhiều hơn để bơm máu mang O2 đến nuôi tế bào. Hít thở nông cũng làm lượng CO2 tồn đọng nhiều trong phổi và dồn ứ lại trong mạch máu. Điều này làm tăng H.A. Đây là gợi ý quan trọng để chúng ta hít thở sâu.

Tại sao nên thở chậm, sâu và thở ra nên dài hơn hít vào dưới cái nhìn huyết áp?

Huyết áp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Chỉ riêng nhịp đập của tim thay đổi cũng làm H.A thay đổi. Tim đập nhanh sẽ làm tăng H.A. Trong cuộc sống có rất nhiều yếu tố làm tim đập nhanh: căng thẳng, áp lực trong công việc và gia đình, ô nhiễm không khí, kẹt xe…

Vì vậy để quân bình cuộc sống hay triệt tiêu các yếu tố tiêu cực đó, các nhà yoga thường khuyên thở sâu, chậm và thở ra dài hơn hít vào để hạ H.A từ đó làm chậm nhịp tim.

Dù H.A có thay đổi khi hít thở sâu, chậm nhưng đó là sự thay đổi có kiểm soát, trong biên độ an toàn, chúng ta làm chủ được “cuộc chơi” tốt cho sức khỏe tim mạch này.

Và trên hết, luyện thở sâu chậm sẽ giảm nguy cơ và đẩy lùi bệnh tật. Nếu Ko luyện thở, 20-30 năm nữa có thể tốn nhiều tỷ để chữa bệnh, còn luyện thở hàng ngày chắc chắn sẽ ko mất món tiền đó.

ĐÓ CHÍNH LÀ KIẾM TIỀN TRONG TỪNG HƠI THỞ!

Bài viết thể hiện quan điểm nhận thức cá nhân, có thể ko đúng về mặt y học bởi người viết ko có chuyên môn y khoa.

---
Chép từ FB Lò Văn Một

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2020

Tập Nauli - Làm rõ một số vấn đề mà người tập hay thắc mắc



🗣🗣🗣Chào các bạn!

✍️ Mấy ngày qua, một số bạn inbox cho Nam Hoàng đặt ra câu hỏi liên quan tới việc tập Nauli. Những bạn này chủ yếu là các bạn chưa tập và đang có ý định tập. Ban đầu mình định viết một bài trả lời ngay để các bạn không bị hoang mang. Nhưng vì muốn có cái nhìn khách quan nhất, mình để các bạn tự cảm nhận trước những thay đổi của bản thân. Bởi mình bảo tốt mà các bạn không thấy tốt thì mình không thể khuyến khích các bạn tập được. Mình dự định làm một chủ đề đưa ra thảo luận trong khoá Nauli 6 sắp tới và trả lời các câu hỏi của các bạn còn băn khoăn. Nhưng hôm nay, sau khi các bạn đã cho mình thấy kết quả tập luyện, mình quyết định chia sẻ luôn để các bạn tham khảo trước và đỡ lo lắng. Tháng 9 sẽ cùng nhau thảo luận tiếp nhé.


👌 Về bản chất chắc chắn không có cái gì quá mà tốt cả. Quá nghĩa là không bình thường. Thế nên việc phân tích làm cái này quá, cái kia quá sẽ không tốt là cực kì tốn thời gian.

👌 Bạn tập bất cứ môn thể thao nào cũng sẽ gặp chấn thương không mong muốn nếu tập không đúng kĩ thuật và cường độ. Chưa kể tới cơ thể của mỗi người là khác nhau. Thế nên bạn phải tập đúng theo hlv hướng dẫn mà bạn tin tưởng. Cùng là cái đích đến nhưng mỗi nhóm người tuỳ vào sức khoẻ, độ tuổi, giới tính,… sẽ đi theo những con đường khác nhau.

👌 Nếu ai quan tâm tới Nauli, chắc ít nhiều các bạn đã tìm hiểu về nó. Tác dụng tốt hay các vấn đề cần lưu ý khi tập luyện thì các bạn dễ dàng đọc được ở rất nhiều bài biết (tham khảo: 9 Lợi ích kỳ lạ và tuyệt vời của nauli kriya). Tuy nhiên những vấn đề cần giải thích kĩ hơn thì ít và thường ai hỏi vào phần nào hlv mới giải thích cặn kẽ được. Bài viết này mình không nói hết được mà chỉ làm rõ được một số vấn đề thông thường nhất mà các bạn hay thắc mắc.

🕉 Thứ nhất: bụng của chúng ta chính là khu vực đan điền(nơi tập trung khí lực) là vùng có tính hoả, như cái bếp trong một ngôi nhà vậy, là nơi mà ngọn lửa luôn cần được giữ gìn và không được để tắt. Lý do vì sao chúng ta hay được nhắc nhở phải giữ ấm bụng. Khi các bạn đánh sóng Nauli QUÁ nhiều, vùng bụng nóng quá sẽ sinh nhiệt rất cao khiến dịch trong cơ thể (máu, khí huyết, nước…) nóng lên quá mức, mà vùng hố chậu chính là nơi chứa nhiều( máu, khí huyết, nước) nhất trong cơ thể.Nước sôi thì phải bốc hơi, đây chính là nguyên nhân mà các bạn tập quá thấy mình nóng tính, bốc hoả, cáu giận…Đây cũng là nguyên nhân khiến da xấu lên mụn, nóng trong chứ hoàn toàn không phải do gan. Tất nhiên nếu gan bạn đang có vấn đề cũng sẽ gây mụn, da xấu… nhưng đây là hai vấn đề khác nhau.Nhưng các vấn đề này nếu chẳng may các bạn gặp phải thì khắc phục rất đơn giản👍

🕉 Thứ hai: tập Nauli dễ gây xảy thai. Các bạn đang có thai mà tập Nauli thì xảy thai là đúng rồi. Khi mang thai, làm cái gì cũng nên nhẹ nhàng mà đánh bụng thế thì em bé nào chịu nổi. Thế nên nếu bạn đang lên kế hoạch có baby thì các bạn ngưng tập cho mình trước ít nhất 2 tháng. Làm một phép so sánh giữa người tập gym và nauli thì sẽ thấy các bạn tập nauli có cơ bụng săn nhưng mềm mại hơn các bạn tập gym. Bởi nauli kết hợp siết cơ và chuyển động cơ rất linh hoạt giúp bụng bạn săn chắc nhưng lại có độ đàn hồi cao. Thế nên các bạn yên tâm là nếu có em bé sau khi ngưng tập nauli thì bụng bạn cũng sẽ to như có bầu luôn ).

🕉 Thứ ba: nếu ai đang tập mà bụng không nhỏ lại thì 99% các bạn đang tập sai, tập thiếu. Còn 1% còn lại các bạn rất đăc biệt. Học viên của mình không có ai đặc biệt cả. Chính xác bài tập nauli là bài tập về cơ nên không thể giảm mỡ bụng, nhưng nó giúp chúng ta khép kín được cơ bụng dọc (sau khi các bạn sinh em bé, cơ bụng dọc bị tách ra). Muốn giảm mỡ bụng thì các bạn sẽ được hlv hướng dẫn tập các bài tập phụ trợ rất khắt khe kết hợp với nauli. Bởi hai bài tập bổ trợ cho nhau. Nếu giảm mỡ mà cơ bụng dọc không khép kín được thì bụng bạn sẽ lỏng lẻo, xổ bụng (do nội tạng bị đẩy về vùng cơ bị tách). Vậy nên các bạn phải tập kết hợp mới khiến bụng săn chắc. Phần này sẽ được nói rõ hơn khi các bạn luyện tập với mình.

🕉 Thứ tư: thông thường, các cơ quan nội tạng trong cơ thể con người đều hoạt động một cách tự động như tim tự đập, phổi tự thở, dạ dày, ruột tự co bóp, thận tự lọc máu…thì riêng bộ máy hô hấp ngoài tự động làm việc còn có thể hoạt động theo ý muốn của ta. Việc rút bụng sâu, kéo toàn bộ nội tạng lên giúp đẩy số khí dư ra nhiều hơn, hoành cách mô hạ xuống nâng lên nhiều sẽ kích thích lưu thông máu trong bụng (một dạng massage nội tạng - bụng), có thể cải thiện tuần hoàn tổng quát, giảm các ứ trệ trong khoang bụng và cả toàn thân, mà khi máu lưu thông tốt sẽ giảm các chứng bệnh, rõ nhất là chứng đau nhức. Nó ko hề đè nén hay chèn ép gì lên gan thận như một số bạn nghĩ. Có một câu nói rất hay “Đóng những cánh cổng năng lượng của cơ thể và đưa ý thức về tim…” chính là nói về cách mà bạn khoá 3 điểm năng lượng (cổ họng, bụng, hậu môn) rút bụng sâu đưa máu dồn về vùng trung tâm.

🕉 Thứ năm: khi bạn tập bất cứ môn thể thao nào sai cường độ đều đem lại tác dụng phụ không mong muốn. Chạy nhiều quá mà mất nước thì khô da, nữ mà tập các bài gym tác động lên cơ nhiều thì ngực sẽ nhỏ đi, nam giới mà tập yoya nhiều thiên về mềm dẻo thì cơ thể sẽ dần thay đổi theo hướng mềm mại… Đây người ta gọi là sự thích nghi. Thế nên khi tập các bạn cần xác định mục tiêu, hướng đi phù hợp.

🕉🕉🕉→ Tóm lại: các bạn cần hiểu đúng, hiểu đủ và quan trọng là cảm nhận cơ thể mình đầu tiên. Chúc các bạn một ngày vui vẻ và tràn đầy năng lượng. Chúc các bạn tập luyện an toàn và hiệu quả👍

🙂🙂🙂 Bài chia sẻ là ý kiến cá nhân, còn sơ sài, mong các bạn góp ý thêm để cùng thảo luận tiếp. Nauli không cao siêu hay thần bí gì cả đâu ạ. Nó đơn giản là một bài tập luyện. Chỉ là bạn có muốn tập hay không thôi 👍👍👍
---
Chép lại từ FB Nam Hoàng Yoga

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2020

Những Sự Thật Về PP Thở NauLi Thần Thánh Dáng Đẹp Eo Thon, Thanh Lọc Nội Tạng Thải Độc, Đẹp Da...?




Những Sự Thật Về PP Thở NauLi

Sáng nay mình có đọc 1 bài viết Nauli không dành cho phụ nữ!? - Phân tích & góc nhìn từ một HLV Yoga, có 1 số phân tích cũng chưa chưa đồng tình lắm đâu (trước mình có viết một bài khuyên HV của mình rồi để tìm lại chia sẻ cho mng nhé), nhưng thông qua thực hành cá nhân khoảng 3 năm trước và những kiến thức hiểu biết của mình thì xin chia sẻ 1 số quan điểm đồng tình của mình với Tác giả như sau:

- Nauli không nên tập thường xuyên và coi nó là một pp để giảm mỡ bụng thần thánh và hotrend (mình có cơ bụng 6 múi sau sinh e bé tăng 74kg hoàn toàn nhờ sự tập luyện yoga cân bằng cho từng nhóm cơ kết hợp core và pilates).


- Nhiều tài liệu có nhắc đến việc tập Nauli thật sự nên dưới sự hướng dẫn của những bậc thầy giỏi và có kinh nghiệm về Nauli trên 7 năm, cũng như người thực hành đã đủ lâu và cảm nhận tốt về cơ thể, biết cách điều khí cơ bản, thực hiện đúng bản chất các khoá năng lượng.... (đặc biệt khoá mula mà nhiều bạn tập Nauli còn không hề hiểu và thực hành đúng bản chất khoá năng lượng này).

- Cơ chế tác động của pp thở này thì rất nhiều tài liệu nói đến, nhưng việc thanh lọc nội tạng hay làm sạch nội tạng chưa có chứng mình khoa học xác thực. Một số người dạy Nauli mà da mặt trông rất xấu, mụn, thâm k hồng hào, khí tụ và tắc ở một số khi vực trên khuôn mặt (trong góc độ đông y, nhìn qua sẽ ứng với 1 số cơ quan nội tạng không hoạt động tốt) . Một số người thực hành cũng vậy thần khí phừng phừng rụt cổ rụt vai, gồng ép cơ thể hết mức để đẩy và đảo cục chứ không có cảm nhận hài hoà về khí.

- Bản thân mình đã thực hành Nauli gần 3 năm trước (1 cách thường xuyên và rất yêu thích) và đã từng bị năng lượng dương chiếm ưu thế, dễ cáu gắt và luôn cảm thấy nóng trong người, khí huyết k tốt vì k cân bằng dẫn tới mất ngủ, khó chịu và bồn chồn... khi mình nhận ra vấn đề và tìm hiểu nghiên cứu thêm thì đã k còn luyện tập nó như vậy nữa (thỉnh thoảng thực hành trong thận trọng và hết sức chú ý cảm nhận về khí+ thiền + động tác bài tập cân bằng lại năng lượng...).

- Nauli nên thực hiện trong 1 tư thế tốt nhất là đứng nhưng hiện nay đủ các BT cho Nauli đặc biệt là có Ng còn vừa đảo ngược vừa Nauli (sẽ không lường trước được hiểm hoạ có ngày thần kinh trở nên có vấn đề thì hối không kịp. Cái này mình được cao nhân về khí công nói cho và chỉ giáo).

- Nauli cũng là một pp điều khí (có kiểm soát về hơi thở và năng lượng). Điều khí thật sự có tác dụng và lợi ích khi nó được diễn ra một cách tinh tế không làm căng quá ở bất kì khu vực nào trên cơ thể, có từng tiến trình cơ bản của cấp độ điều khí đi lên cũng như sự cảm nhận ở mỗi người khác nhau, không thể nhanh vội và ép cơ thể dược (đặc biệt là rất thân trọng), vì khi điều khí bạn tác động đến hệ thần kinh giao và đối giao cảm cũng như Nauli tạo ra áp lực mạnh mẽ thay đổi áp suất bên trong cơ thể tác động trực tiếp đến các cơ quan nội tạng, khí mạch, cảm xúc .... có những điều diễn ra bên trong các bạn không lường trước được ngay cả người hướng dẫn của các bạn.

- Tài liệu chứng mình thở Nauli là vô sinh hay ảnh hưởng tới việc sinh đẻ thì chưa có ai đứng ra làm chứng tuy nhiên những phân tích của tác giả + nhưng lời khuyên những Ng thầy giỏi + những kiến thức mình đã tìm hiểu thì các bạn thật sự nên cân nhắc kĩ và rất thận trọng (đừng vì để có eo thon dáng đẹp, để thanh lọc mátxoa nội tạng, để thải độc.... blabla mấy cái trò PR đánh vào tâm lý phụ nữ chúng ta mà lao vào tập trong sự thiếu Thông thái). Ngoài tập luyện yoga một cách hợp lý, cân bằng, khoa học + thiền thì bạn cần có một lối sống - sinh hoạt lành mạnh để có một cuộc sống khỏe mạnh tốt đẹp và hạnh phúc bền lâu chứ không chỉ dựa vào vài cái pp thở hay vài động tác yoga được.
---
Chép từ FB Hạ Lan

Nauli không dành cho phụ nữ!? - Phân tích & góc nhìn từ một HLV Yoga


Nauli không dành cho phụ nữ

Thời gian gần đây (khoảng 1 năm trở lại đây) thi thoảng Long có comment bình luận về Nauli không dành cho phụ nữ. Nó có tác hại đủ đường, đủ mặt với phụ nữ. Long nhận lại được rất nhiều phản hồi và thắc mắc. Đã hứa sẽ viết 1 bài phân tích rõ ràng lý do nên nay nó xuất hiện.

Long xin phép thống nhất với các bạn. Long biết có rất nhiều HLV yoga trong nhóm đang hướng dẫn Nauli cho phụ nữ và cũng có rất nhiều các chị em đang coi Nauli giống như thần dược chữa những vấn đề nhạy cảm của phái nữ (ý là giảm mỡ bụng đó ). Long mở rộng tấm lòng để chia sẻ, và cũng mở lòng để đón nhận phản hồi từ tất cả các anh chị. Các anh chị khi phản hồi cũng xin hãy có dẫn chứng, lý luận hoặc khoa học đã chứng minh,… Đừng chửi, đừng mắng vì nó tạo không khí không bình an lắm. Các anh chị đọc xong không thích, cứ tập cũng được chẳng sao. Vì đó là quyền lựa chọn của mỗi người. Yoga là 1 con đường tâm linh. Mà đã là tâm linh thì mỗi người đều có bài học, trải nghiệm của riêng mình. Chẳng ai cấm và giống ai được.

Khi đã hiểu rõ, có sự thống nhất như vậy, chúng ta sẽ bắt đầu phân tích vì sao Nauli không dành cho nữ giới.

Nauli là 1 chuỗi bài tập dùng sức mạnh của vùng bụng (năng lượng dương) kích hoạt để làm sạch nội tạng. Khi tập bài tập này, năng lượng sẽ là năng lượng dương. Bản chất thực của Nauli chỉ có tác dụng THẢI ĐỘC TÂM LINH (thải độc về mặt cảm xúc, năng lượng) chứ thải độc cơ thể chỉ là 1 góc nhỏ. Khi tập chuỗi bài này, các guru năm xưa thường chọn vào buổi sáng, nơi không khí trong lành tự nhiên.

Trước tiên, chúng ta quay ngược lại lịch sử du lịch 1 vòng. Yoga xuất phát từ Ấn Độ. Có 1 điều kỳ lạ là họ chỉ dành cho nam không dành cho nữ. Ngày nay, các anh chị cũng không tìm được 1 HLV yoga nữ là người Ấn Độ (dù giờ hiện đại hơn, người nữ Ấn cũng có tập yoga). Vì thực chất chữ “yo” là 1 con đường kết nối bản thể với vũ trụ. Năng lượng của người nữ tượng trưng cho vũ trụ. Nên về mặt ý nghĩa thực sự, thì người nữ tập yoga chỉ đơn giản là những động tác giúp họ khỏe (chứ không phải như nam là để kết nối). Nên Nauli (việc thải độc tâm linh) thực sự không dành cho phái nữ.

Các thầy guru yoga họ dùng Nauli giống như 1 phương pháp thải độc tâm linh để chữa lành chính mình. Và bản thân họ, khi tập Nauli cũng chỉ định kỳ theo chu kỳ nhất định chứ không có chuyện luyện tập thường xuyên giống như mọi người hiện nay.

Để rõ về tác hại của Nauli với nữ giới, Long xin phân tích dưới 3 cơ thể: vật chất, tinh thần, tâm linh.

Cơ thể vật chất


Khi tập nauli bạn sẽ được ép sát bụng hóp sâu tối đa. Đó là cái hại lớn của Nauli với phụ nữ khi phân tích cơ thể vật chất.

Ở phụ nữ, có 1 thiên chức, 1 chức năng đặc biệt mang năng lượng của vũ trụ đó là được mang thai, được sinh con, được làm mẹ. Dưới phần bụng dưới của người nữ có 1 lớp cơ mỏng, có độ đàn hồi cao mà chỗ đó cực kỳ dễ tích mỡ bụng. Đó là nỗi ám ảnh với nữ nhưng đó là 1 chức năng tự nhiên để người nữ mang thai. Khi thai đến tuổi được đưa vào ổ bụng của người nữ, lớp cơ mỏng đó sẽ phải phìn ra để thai đủ chỗ mà trú ngụ trong đó. Nếu bạn tập Nauli thường xuyên, lớp cơ đó sẽ bị co lại và không thể dãn ra. Chắc chắn khi thai đến tuổi sẽ không trú ngụ được. Xảy thai sẽ xảy ra, và lý do mà tây y nói cũng vô cùng hoa mỹ. Bạn không hề biết, do sai lầm khi bạn lựa chọn tập Nauli.

Nauli không hề được dùng để giảm mỡ bụng. Việc các HLV cho nữ giới tập với mục tiêu giảm mỡ bụng là 1 cách hiểu sai lầm. Giống như cái chăn, khi bạn cần đắp bạn chỉ cần tung cái chăn đó là nó chùm kín người. Khi không cần, bạn chỉ cần gấp nó lại là nó sẽ gọn gàng. Thì lớp cơ dưới bụng cũng vậy. Bạn chỉ cần tập những bài tập bình thường mà yoga hay gym cung cấp. Lớp cơ đó sẽ được co lại để không tích mỡ. Khi mang thai, lớp cơ đó còn đủ độ đàn hồi dãn ra để thai nhi được đưa vào bụng.



Thứ 2, nữ chủ gan nam chủ thận. Đó là câu nói kinh điển nổi tiếng mà bất cứ một người nào học đông y đều biết. Gan là cơ quan điều tiết nội tiết tố nữ. Nữ có da đẹp không, xinh xắn không, có mụn không, nóng không,. ..... đều do từ gan mà ra. Nhưng vẻ đẹp bên ngoài không thực quan trọng bằng chu kỳ kinh của nữ. Gan có chức năng điều tiết ảnh hưởng chính đến chu kỳ của nữ. Chu kỳ kinh nguyệt của nữ quyết định đến sức khỏe của người phụ nữ. Cơ thể người nữ do được sinh ra có thiên chức làm mẹ nên theo chu kỳ tháng, người nữ luôn có kinh để thải độc. Chu kỳ kinh đều về ngày (khoảng 25-28 ngày/1 chu kỳ tính từ ngày kết thúc tháng này cho đến ngày bắt đầu tháng sau), đều về số lượng ra trong khoảng 3-5 ngày, đều về thời gian ra (khoảng từ 3-5 ngày), có độ nhờn, màu đỏ thẫm thì sức khỏe người nữ đó rất tốt. Cứ có 1 điều gì trong những điều trên Long nói không đều thì chắc chắn sức khỏe người nữ đó đang có vấn đề nào đó về nội tiết. Mà khi bạn tập Nauli, chắc chắn gan của bạn sẽ bị tác động rất mạnh. Cái gì mà quá đều sinh ra vấn đề, bệnh tật.
(Khi làm phục hồi trị liệu cá nhân cho người nữ, Long đều hỏi về vấn đề tế nhị riêng tư này. Không phải vì tò mò, mà vì mỗi thông tin về chu kỳ kinh của nữ phản ánh sức khỏe của họ. Điều quan trọng nhất là 2 chữ đều và đúng ngày, giai đoạn. Mỗi cơ thể người nữ sẽ khác nhau và sẽ có những điểm cần lưu ý khác nhau. Cái này, bạn có thể tự tìm đọc thêm các thông tin để hiểu rõ hơn). Tham khảo bài viết: Tập yoga thế nào trong ngày “đèn đỏ”?

Thứ 3, khi tập Nauli bạn sẽ phải hóp bụng sâu tối đa. Việc hóp sâu này nó sẽ làm toàn bộ phần gan, dạ dày,… bị đè nén tối đa. Áp lực này sẽ đè nén lên cột sống. Vốn dĩ cột sống của người nữ được cấu tạo cong hơn so với nam ở phần thắt lưng. Khi ép cột sống quá đà, chắc chắn cột sống sẽ bị biến dạng. Cột sống là trụ cột để sống. Cột sống biến dạng dần thành cột không sống chuyển sang cột sắp chết rồi đến cột chết. Lúc đó bạn sẽ được tây y chuẩn đoán một loạt bệnh mà bạn ngạc nhiên không rõ lý do tại sao mình lại bị.

Thứ 4, khi tập Nauli sẽ cần sự cố định xương chậu. Trong yoga gọi là khóa banda 1. Kỹ thuật này là 1 kỹ thuật khó (đưa 2 xương ngồi về phía xương mu để khóa cố định phần dưới). Nếu người thực hành yoga chưa đủ lâu để cảm nhận được phần xương chậu dưới rất dễ bị chấn thương tổn thương xương mu. Ngoài ra, còn rất nhiều vấn đề khác liên quan đến chậu, thần kinh tọa. Toàn bộ phần hông của bạn liên quan đến khả năng thải độc, là nền tảng cân bằng để nâng cơ thể đứng đi ngồi được. Khi tập Nauli, bạn không hiểu cơ thể, không làm chủ được bạn sẽ tự gây thêm chấn thương cho chính mình.

Cơ thể tinh thần


Nauli là bài tập mang năng lượng dương nên nó sẽ kích hoạt sự hưng phấn, hăng say, kích thích não bộ. Việc mà lúc nào bạn cũng tập nó, cũng kích thích sự hưng phấn sẽ khiến người ta trở nên dương hóa năng lượng mình. Người ta dễ trở nên nóng vội, nhanh chóng, tức giận, khó chịu, hay nổi nóng, khó giữ được tâm bình an, nhẹ nhàng. Với nam giới đã là điều không nên thì nữ giới càng không nên vậy.

Đó là lý do, các guru năm xưa không bao giờ coi Nauli là bài tập thường xuyên. Chỉ thi thoảng hoặc theo chu kỳ mới tập lại 1 lần. Mục đích chính là thải độc tâm linh (thải độc về năng lượng và cảm xúc).

Cơ thể tâm linh


Có bao giờ trong suy nghĩ bạn đã từng đặt câu hỏi: bạn là ai, tại sao kiếp này bạn sinh ra là nam, là nữ, sinh ra trong gia đình đó, ở với ba mẹ đó, là con người Việt mà lại không phải sinh ra gia đình khác, ở với gia đình khác và con người nước khác chưa. Đó là 1 phần nghiệp (là những gì bạn đã reo hoặc không reo) từ nhiều kiếp sống trước. Chu trình của 1 kiếp sống là bài học, là trải nghiệm để bạn hiểu ra, nhận ra 1 phần trong mình. Đó gọi là hành trình tâm linh, hành trình tìm về với chính bản thân mình.

Khi một linh hồn lựa chọn giới tính là nữ, linh hồn đó lựa chọn học bài học về tình yêu thương thuần khiết. Đó là năng lượng gốc, năng lượng tự nhiên, năng lượng chữa lành tự nhiên của vũ trụ. Chính năng lượng âm, năng lượng của sự thuần khiết ấy đã nuôi dưỡng, chăm sóc, chở che, yêu thương cả thế giới và năng lượng tình thương ấy đã đem sự sống, chữa lành đến cho thế giới. Khi người phụ nữ biến dạng về năng lượng, thì người đó sẽ không còn đủ khả năng để yêu thương, chở che và nuôi dưỡng. Bạn cứ thử tưởng tượng, 1 thế giới nơi mà người nữ nào cũng mạnh mẽ và chiến đấu giống như đàn ông. Khi về gia đình, bạn thấy 1 thằng đàn ông đang ở nhà. Liệu là thằng đàn ông bạn có thực hạnh phúc, đủ năng lượng và cảm xúc để tiếp tục tiến lên. Bên cạnh thành công của người đàn ông (năng lượng dương) luôn là 1 người phụ nữ (năng lượng âm) đồng hành. Vũ trụ sinh ra luôn ở trạng thái trung đạo, cân bằng.

Giờ thì bạn đã hiểu tại sao, người nữ tập yoga chỉ để khỏe ko cần kết nối. Và cũng hiểu tại sao người nữ mang trọng trách nặng nề là mang thai và sinh ra cả thế giới còn lại rồi chứ. Bạn cũng hiểu tại sao, đa số những người phụ nữ mạnh mẽ và thành đạt trên thương trường thì thường thất bại trong tình trường rồi chứ.

Nauli là bài tập mang năng lượng thuần dương. Và chính cái thuần dương ấy phá hủy năng lượng âm, năng lượng gốc rễ của người phụ nữ.

Những người nữ tập Nauli 1 thời gian đều chắc chắn có 1 hoặc nhiều triệu chứng kiểu giống như:
- Đau bụng âm ỉ 1 thời gian (có thể trong, trước sau chu kỳ kinh nguyệt hoặc 1 khoảng thời gian cố định nào đó)
- Ấn vào tạng gan có cơn đau
- Ấn vào vùng thận, sẽ thấy thận yếu. Có cơn đau xuất hiện
- Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới sẽ không còn đều (đều về thời gian + đều về số lượng ra trong khoảng 3-5 ngày). Có người sẽ bị mất chu kỳ dù chưa đến tuổi mãn kinh. Có người thời gian ra kinh sẽ ngắn hơn bình thường.
- Hai bên xương chậu bị khép lại. Phần thần kinh hông, phần cơ dưới xương chậu xuất hiện cơn đau. Đầu gối có thể có chấn thương. Thắt lưng chắc chắn lâu dần sẽ bị thoái hóa, thoát vị.
- Tính cách trở nên quá mạnh mẽ, không còn nhu mỳ. Giọng nói có thể trở nên ồm và đàn ông hơn. Người 1 số bộ phận nữ giới cần phát triển thì được teo tóp lại. Cơ xương khớp bị khô cứng, không còn làn da đẹp và mỏng manh dễ hút hồn như những người nữ khác.

Đó chưa kể, khi bạn tập Nauli ở dưới dạng thân hình phụ nữ, bạn sẽ còn phải đối mặt và hành dài dài trải nghiệm để chuyển hóa và hiểu biết chân thực về chính mình.

Đã viết, đã phân tích rất rõ dưới góc nhìn 3 cơ thể. Sự lựa chọn là nằm ở các bạn.
Bình an & khai sáng
Namaste!

P/s: Các bạn đã hiểu và rõ sao Nauli không có lợi gì cho nữ rồi ha.
Giờ thì ai cảm thấy hoang mang, sợ hãi hay thấy thông tin này đúng có giá trị thì các bạn cứ thực hiện không tập nữa. Có hàng ty tỷ bài trên mạng để giảm mỡ bụng an toàn mà chẳng hại đến nữ. Có hàng ty tỷ bài trên mạng để thải độc cơ thể mà ko ảnh hưởng đến chính mình
Còn ai cảm thấy bài nè viết vớ vẩn, tác giả không có kiến thức chỉ giỏi dọa thì các bạn thích tập thì cứ tâp thôi. Chẳng ai cấm được các bạn. Nhưng mong nếu bình luận hãy dùng lập luận dẫn chứng cá nhân nhé 
Cám ơn.
---

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2020

Cách thở gây bụng to và cách thở làm bụng nhỏ


BỤNG TO VÀ MỘT SỐ HỆ LỤY

Không hiếm gặp nhiều người tập yoga lâu năm mà cái bụng vẫn to bự.

Chúng ta cũng thấy một số bậc thầy, tu sĩ, Lạt Ma… cũng to bụng, nhưng tâm họ có thể đã không còn bám chấp vào hình tướng xác thịt giả tạm này vì mục đích tu luyện của họ là hướng đến sự giác ngộ tâm linh, thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử…Đối với họ bụng to nhỏ không còn quan trọng.

Còn chúng ta vẫn đang vật vã trong thế giới nhị nguyên cho nên bụng to bự hay thon gọn rất quan trọng.

Chưa có khái niệm thế nào là một cái bụng to bự, tôi mạnh dạn nêu ra 1 khái niệm về nó như sau: Bụng của một người được coi là to bự nếu như có bất kỳ vùng nào của bụng nhô ra khỏi xương ức nếu chiếu từ xương này xuống. Nhô càng nhiều thì bụng càng to bự.

Có thể bạn quan tâm:

Một cái bụng to bự có thể sẽ làm giảm sự tự tin của một người. Đối với các chị em thì giữ vòng 2 thon gọn cực kỳ quan trọng và tốn kém.

Một cái bụng to bự sẽ gây ra một số hệ lụy cho sức khỏe. Trước tiên nó làm ứ trệ lưu thông khí huyết ở nội tạng vùng bụng, làm tăng độc tố tích tụ ở nội tạng, tăng áp lực lên đáy chậu, trực tràng gây tăng nguy cơ bệnh trĩ. Bụng to bự còn làm giảm nhu động ruột, gây tiêu hóa kém. Dường như những người có một cái bụng săn chắc thì khả năng tiêu hóa tốt hơn. Một cái bụng to bự còn ảnh hưởng đến khả năng sinh lý…

Nội tạng vùng bụng được che chắn và bảo vệ của một số cơ: cơ thẳng bụng, cơ ngang bụng, cơ chéo trong/chéo ngoài. Trong đó cơ thẳng bụng là cơ dày nhất, mạnh mẽ nhất. Bụng to bự hay không phụ thuộc chính vào độ săn chắc hay nhão xệ của cơ này.

Đầu dưới cơ thẳng bụng bám vào xương mu, đầu trên bám vào xương ức và các dẻ sườn lồng ngực 5, 6,7 ở hai bên. Phần trên cơ này, phần trên rốn, to hơn và săn chắc hơn phần dưới của nó, phần dưới rốn. Vì vậy phần dưới rốn di chuyển với biên độ nhiều hơn phần trên rốn trong khi thở bụng.

Có nhiều nguyên nhân gây to bụng như chế độ ăn uống, lão hóa, luyện tập…
Trong bài này chỉ bàn về bụng to do cách thở gây ra.

CÁCH THỞ GÂY BỤNG TO


Nếu bạn hít vào mà CHỦ ĐỘNG ĐẨY BỤNG PHÌNH RA, nhiều người thực hiện như vậy khi được hỏi, thì bạn đã làm cơ thẳng bụng căng giãn ra rồi đấy.

Chủ động đẩy bụng phình ra khi hít vào chưa chắc làm không khí tràn vào đầy 2 lá phổi vì bạn chỉ chú ý làm phình bụng chứ không chú ý đến phổi và cơ hoành.

Một ngày đêm chúng ta hít thở khoảng 20.000-24.000 lần. Giả sử chúng ta hít thở theo cách trên từ khi thức dậy đến khi đi ngủ chỉ là 10.000 lần thì đây chính là số lần cơ thẳng bụng bị kéo giãn/ căng trong một ngày mà phần bụng dưới bị giãn căng nhiều nhất. Một tháng cơ thẳng bụng bị căng giãn 300.000 lần, một năm là 3.600.000 lần!

Thật kinh hoàng! Đến cơ bụng voi cũng không chịu nổi!
Với kiểu thở này, bụng không bự, nhão, xệ mới lạ!
5 năm, 10 năm luyện yoga với cách thở này còn gì là bụng nữa?

Đây chính là nguyên nhân tại sao tập yoga lâu năm mà bụng to ra.

Chủ động đẩy bụng phình ra khi hít vào là chúng ta tập trung chủ yếu vào vùng bụng mà có thể bỏ qua sự chú ý đến phổi, đối tượng quan trọng nhất của quá trình hô hấp

CÁCH THỞ LÀM NHỎ BỤNG


Công thức chung: THỞ RA BỤNG THÓT VÀO CHỦ ĐỘNG, HÍT VÀO BỤNG PHÌNH RA THỤ ĐỘNG

Một vài gợi ý:

  • Ngồi thẳng lưng trong thế hoa sen/bán hoa sen với tay để thoải mái trên 2 gối hoặc hai bàn tay đan lại để trước bụng
  • Bắt đầu bằng một HƠI THỞ RA, bụng CHỦ ĐỘNG hóp lại kiệt khí trong bụng ngực, rút nhị âm và cảm nhận đáy chậu và lưng. Nếu hóp/siết bụng dưới – nhị âm (mạnh/nhẹ tùy người, tùy mục đích) thì bạn đã góp phần làm săn chắc các cơ bụng và đáy chậu cũng như góp phần làm tiêu mỡ thừa ở bụng.
  • HƠI THỞ RA là hành động đầu tiên nhất của con người sau khi ra đời thể hiện qua tiếng khóc chào đời. Tạo hóa đã sắp đặt Thở ra có trước Hít vào.
  • Bắt đầu bài tập thở với HƠI THỞ RA sẽ giúp chúng ta ý thức về tầm quan trọng của Thở ra. Thở ra quan trọng hơn hít vào, quyết định hít vào, phổi rỗng mới lấy khí vào được, phải thải hết thán khí rồi mới lấy được sinh khí. Giống như bụng đói, rỗng mới ăn được cơm.
  • Bắt đầu với hơi thở ra sẽ giúp chúng ta cảm nhận và kiểm soát được thì hít vào dễ hơn.
  • Hít Vào: Sau khi hóp bụng thở ra kiệt khí, thì nội tạng bị chèn ép tạo ra một kháng lực đối với các cơ bụng. Lúc này hít vào hãy mở rộng lồng ngực để khí tràn đầy vào 2 lá phổi, đến đáy phổi. Tập trung cảm nhận vào phổi, cảm nhận đáy phối đang đẩy cơ hoành xuống. Hãy để bụng THỤ ĐỘNG phình ra do cơ hoành đẩy xuống và do kháng lực của nội tạng nở ra. Không được CỐ TÌNH đẩy bụng phình ra nếu bạn muốn có một cái bụng thon gọn.
  • Lúc này bạn sẽ cảm nhận được rõ rệt năng lượng lan tỏa khu vai, xương đòn, ngực...
  • Cho dù bắt đầu với Thở ra hay Hít vào thì Bụng luôn cần phải phình ra THỤ ĐỘNG khi hít vào và CHỦ ĐỘNG hóp/siết bụng khi thở ra.
  • Cách thở này hoàn toàn loại bỏ được hiện tượng bụng to bự do cách thở CHỦ ĐỘNG PHÌNH BỤNG như đã nêu ở phần đầu. THật khó tin cách thở này lại tiêu được mỡ, giảm béo nhưng đó là sự thật. Thực hành 10 ngày có thể giảm cân được 1-1,5 kg, tất nhiên phải có chế độ ăn hợp lý.
  • Hệ thần kinh và cơ thể vật lý cũng được trải qua 2 trạng thái Thụ động (Thư giãn, Âm) / Chủ động (Làm việc, Dương) liên tục, xen kẽ bất tận, kéo dài quanh năm suốt tháng nhờ vậy đem lại và duy trì sự cân bằng trong thần kinh, tâm trí, cơ thể.
  • Cách thở này tập trung vào phổi và cơ hoành, là cơ quan quan trọng nhất của hệ hô hấp, là đối tượng chính mà chúng ta luyện tập chứ không tập trung vào đẩy bụng phình ra chủ động.
  • Thời gian của các thì tùy thuộc vào từng người và hoàn toàn có thể cho thêm vào các thì Nín Dương/ Nín Âm để hình thành kiểu thở 3, 4 thì.
  • Trong kiểu Thở Nén cũng áp dụng tương tự tức là: Hít vào Bụng phình ra Thụ động, Thở ra Bụng Hóp vào Chủ động.
  • Trong các chuyển động cũng nên ý thức về cách thở như vậy.

Bài viết dài luôn gây nhàm chán, xin dừng ở đây. Hãy kiểm tra bạn đang thở phình bụng chủ động hay thụ động và điều chỉnh, nếu có hiệu quả thì nên phổ biến rộng rãi. Thường chỉ 3 ngày đã thấy dấu hiệu tích cực ở vùng bụng.

Cám ơn mọi người đã đọc!
Bài viết được hoàn thành với sự tham vấn bác sĩ tài năng Võ Thị Thanh.
---
Chép lại từ FB Lò Văn Một

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Nghệ thuật "Nín hơi" trong Yoga

Tôi đã quan sát rất nhiều trung tâm Yoga, nhiều giáo viên Yoga không hiểu rõ được lợi ích thiết thực của việc thở sâu và nín hơi, các bạn từng nói "nín hơi" trong thế yoga kia mới đúng và thở bình thường mới chuẩn? Nhưng thực sự các bạn chưa nắm bắt được cơ chế và nguyên tắc hoạt động của nín hơi trong Yoga.

Khi được thực hiện một cách đúng đắn, thì ngay cả một sự nín hơi ngắn cũng mang đến những lợi ích có tính trị liệu sâu sắc cho mọi cơ quan, tuyến và hệ chức năng trong cơ thể.

Trong Yoga gọi nín thở "Thở trong bụng mẹ" vì phổi không chuyển động. Trong biệt ngữ phương tây thì điều đó được gọi là "phản ứng lặn" hay là "hô hấp tế bào". Trong bụng mẹ, thai nhi nhận ôxy và năng lượng trực tiếp qua dây rốn chứ không qua phổi, và do đó mọi hô hấp của thai nhi chỉ diễn ra ở cấp tế bào mà thôi. Nín thở diễn ra bên trong cơ thể chúng ta là phức tạp, tinh tế và có tầm quan trọng trong việc thực hiện Pranayama (Kiểm soát dòng sinh lực sống).

Có thể bạn quan tâm:

Lợi ích rõ nhất "Nín thở" và hô hấp sâu nhịp tim chậm lại hơn, huyết áp giảm xuống, hô hấp tế bào được khởi động một cách tự động. Tế bào trong toàn cơ thể bắt đầu tự chúng "hô hấp", phá hủy đường để thả ra oxy và tự động bài tiết những chất thải tế bào vào máu để đào thải. Cơ thể bạn được trải nghiệm khi bạn luyện tập 15 phút thực hành hít thở sâu là kết quả trực tiếp của quá trình hô hấp tế bào.

Cơ chế về "phản ứng lặn" trong phương pháp nín hơi thường có trong những loại động vật như loại Hải cẩu, hay trẻ con vẫn giữ được phản ứng lặn này. Ngày nay con người trong xã hội đầy rẫy sự căng thẳng con người đã đánh mất dần những cơ chế này nên sinh ra sự già nua nhanh hơn, bệnh tật.... tăng vọt. Với kỹ thuật Pranayama (kiểm soát dòng sinh lực) cụ thể là kỹ thuật nén hơi thì chúng ta sẽ phục hồi được cơ chế "Phản ứng lặn", việc thực hành trong thời gian nén hơi ngắn rất dễ dàng với bất kỳ ai. Còn đối với những người muốn nén hơi lâu cần có sự chỉ dẫn của người thầy am hiểu tinh tường và đã qua trải nghiệm thực tiễn.

- Đẩy mạnh hô hấp tế bào là mục tiêu hàng đầu của nín thở, nhưng ngoài ra nó cũng có những mục tiêu khác. Trong phổi, sự nín thở làm cho máu được dồi dào hơn oxy và tẩy uế ra khỏi máu những CO2 đã có do kéo dài thời gian trao đổi khí.

- Trong Các mô, sự nín hơi làm gia tăng sức ép của oxy lên các thành mao mạch, và như thế cải thiện sự trao đổi khí giữa máu và các tế bào.

- Hô hấp tế bào phát ra thân nhiệt. Sức nóng này trước tiên được nhận thấy ở bụng dưới, sau đó chậm rãi lan tỏa ra đến những bộ phận xa nhất cơ thể và thường gây đổ mồ hôi, ngay cả trong ngày mùa đông giá rét. Sức nóng đó đến từ đâu vậy bạn? nó tỏa ra từ cái vạc của mỗi tế bào đó vào khí hải (dưới bụng) bằng một bài điều tức pháp rất phức tạp gọi là Tummo - Yoga , "Lửa trong bụng". Các thí nghiệm tại đã làm qua thực tế cho một số nhà yogi trong băng giá và cởi trần ngồi thiền. 1966 khi liên xô mời các nhà yogi từ Ấn Độ sang để huấn luyện cho các phi thuyền về phương pháp hít thở sâu và nín hơi trước khi thực hiện chuyến bay dài ngày.

- Việc hít thở sâu và nín hơi giúp cho hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm luôn cân bằng, tạo cho thế cân bằng nội tại trong cơ thể chúng ta.

- Những thử nghiệm Y học gần đây cho thấy việc hít thở sâu và nén hơi cũng để cơ thể tiết ra nhiều pepsin, một enzym phân hóa các protein, cũng như những dịch tiêu hóa quan trọng khác và điều đó tăng cường sự nhu động trên đường ruột. Đây là nguyên nhân việc nén hơi rất tốt cho việc chữa trị bệnh táo bón, và khó tiêu, các bệnh tiêu hóa khác.

CÁC BƯỚC ĐỂ THỰC HIỆN :
Bước 1 : Luyện hơi thở đều đặn bằng phương pháp thở bụng
Bước 2 : Luyện thở Yoga toàn phần
Bước 3 : Luyện thở sâu và nén hơi
Bước 4 : Thực hiện hít thở sâu và nén hơi, kết hợp tập trung ý niệm trong hơi thở
(Thực hiện thở sâu và nén hơi từ từ theo sự chỉ dẫn tận tường và phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe, thời gian ban đầu cần nén hơi ngắn rồi tăng dần).

CHỐNG CHỈ ĐỊNH VÀ LƯU Ý
- Bạn không nên nén hơi quá khả năng tự nhiên.
- Hãy thực hành nín hơi trung bình từ 3 đến 5 giây và sau vài tháng luyện thở đều đặn bạn tăng lên 7 đến 10 giây nhưng không được vượt quá thời hạn.
- Nhưng người có huyết áp không ổn định như cao hoặc thấp cần nhớ rõ khi thực hiện nén hơi (nên thở bình thường).

Con đường chân phúc...!
Vinh - An - Nhiên...!!!
---
Chép lại từ FB Đặng Hùng.