Không cần nhắc lại sự nguy hiểm của các bệnh liên quan đến huyết áp, chúng ta sẽ nói đến quá trình diễn ra ở tế bào. Tại đó luôn diễn ra quá trình lấy ôxy từ máu và thải CO2 vào máu. Quá trình này diễn ra liên tục ko ngừng nghỉ đối với mọi người, những đại sư công lực thâm hậu có thể làm ngưng tạm thời quá trình hô hấp tế bào này.
Một lần hít vào bình thường, lượng oxy ngấm vào máu qua các phế nang khoảng chừng 350ml, hít sâu có thể lên đến 800-1000ml. Giả định con số trung bình là 500ml
Có thể bạn quan tâm:
- 5 Dạng thở trong Pranayama Yoga – Lợi ích & thực hành
- Thảm tập yoga - Tổng quan về các thương hiệu trên thị trường Việt Nam
- Những sự thật về yoga hiện nay
Ở chiều ngược lại, số liệu y khoa cho biết lượng CO2 được máu vận chuyển đến phổi vào khoảng 200ml ( bình thường) đến 8000ml/phút ( vận động mạnh). Giả định con số trung bình là 6000ml/phút tức 100ml/ giây.
Huyết áp tăng khi hít vào:
Khi hít vào áp lực trong mạch máu bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố: Lượng Oxy từ phế nang ngấm vào máu được tim co bóp đưa đến khắp tế bào và lượng CO2 thải ra từ tế bào vào máu. Thật dễ nhận thấy 2 yếu tố này tăng lên sẽ làm tăng áp lực trong mạch máu tức làm huyết áp tăng.
Theo số liệu trên, giả sử khi hít vào kéo dài 5 giây, lượng khí O2 ngấm vào máu là 500ml, còn lượng CO2 là 500ml. Như vậy hệ thống mạch máu phải chứa thêm 1000ml khí hỗn hợp này khi hít vào, làm tăng HA.
H.A giảm khi thở ra:
Khi thở ra, lượng CO2 theo hơi thở ra ngoài, đồng thời lượng Ô xy vẫn ko ngừng nghỉ theo các mạch máu đi đến từng tế bào và thẩm thấu vào nó. Theo giả định trên thì sẽ có 1000ml khí hỗn hợp thoát ra khỏi hệ thống mạch máu. Điều này làm giảm huyết áp.
Nín thở làm tăng H.A:
Khi nín thở, ko có khí vào/ra khỏi phổi nhưng tim vẫn đập, máu vẫn lưu thông, lượng CO2 vẫn ko ngừng được sinh ra ở mọi tế bào và thẩm thấu vào máu. Mặc dù lượng O2 vẫn được ngấm vào tế bào, nhưng do ko có O2 bổ xung cho nên lượng CO2 ngấm vào máu sẽ lớn hơn lượng O2 ngấm vào tế bào. Tổng hợp lại sẽ làm tăng H.A.
Nín Dương hay nín Âm đều làm tăng H.A
Như vậy người bị bệnh cao H.A nên luyện thở ra dài hơn hít vào và ko nên luyện nín thở.
Lúc ngồi tĩnh tọa luyện thở có thể quán tưởng câu “Huyết áp ta đang hạ” mỗi khi thở ra.
Người bị H.A thấp nên chú trọng hít vào sâu và luyện nín thở. Có thể quán câu “ H.A ta đang tăng dần” khi tĩnh tọa.
Hít thở nông khiến H.A tăng:
Hít thở nông làm cho cơ thể sẽ thiếu O2 khiến tim phải co bóp nhiều hơn để bơm máu mang O2 đến nuôi tế bào. Hít thở nông cũng làm lượng CO2 tồn đọng nhiều trong phổi và dồn ứ lại trong mạch máu. Điều này làm tăng H.A. Đây là gợi ý quan trọng để chúng ta hít thở sâu.
Tại sao nên thở chậm, sâu và thở ra nên dài hơn hít vào dưới cái nhìn huyết áp?
Huyết áp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Chỉ riêng nhịp đập của tim thay đổi cũng làm H.A thay đổi. Tim đập nhanh sẽ làm tăng H.A. Trong cuộc sống có rất nhiều yếu tố làm tim đập nhanh: căng thẳng, áp lực trong công việc và gia đình, ô nhiễm không khí, kẹt xe…
Vì vậy để quân bình cuộc sống hay triệt tiêu các yếu tố tiêu cực đó, các nhà yoga thường khuyên thở sâu, chậm và thở ra dài hơn hít vào để hạ H.A từ đó làm chậm nhịp tim.
Dù H.A có thay đổi khi hít thở sâu, chậm nhưng đó là sự thay đổi có kiểm soát, trong biên độ an toàn, chúng ta làm chủ được “cuộc chơi” tốt cho sức khỏe tim mạch này.
Và trên hết, luyện thở sâu chậm sẽ giảm nguy cơ và đẩy lùi bệnh tật. Nếu Ko luyện thở, 20-30 năm nữa có thể tốn nhiều tỷ để chữa bệnh, còn luyện thở hàng ngày chắc chắn sẽ ko mất món tiền đó.
ĐÓ CHÍNH LÀ KIẾM TIỀN TRONG TỪNG HƠI THỞ!
Bài viết thể hiện quan điểm nhận thức cá nhân, có thể ko đúng về mặt y học bởi người viết ko có chuyên môn y khoa.
---
Chép từ FB Lò Văn Một
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét