SỐNG TRONG ĐỜI SỐNG CẦN CÓ MỘT TẤM LÒNG...
Nguồn: Sưu tầm
Blog những người bạn yoga Việt Nam lập ra với mục đích chia sẻ, giao lưu, kết nối... Nội dung của blog sẽ xoay quanh chủ đề yoga và thiền cũng như lối sống yoga.
SỐNG TRONG ĐỜI SỐNG CẦN CÓ MỘT TẤM LÒNG...
Nguồn: Sưu tầm
YANG - YIN YOGA: thái độ ứng xử với cơ thể trong luyện tập yoga hay lối sống yoga trong một Yogi...bài viết cố gắng đưa về sự đơn giản nhất để người chưa thực hành asana yoga cũng có thể hiểu bởi yoga không giới hạn bởi các tư thế chuyển động của cơ thể, yoga là cách ứng xử, lối sống, phong thái... bài viết là sự nghiên cứu và phân tích của cá nhân, nên các bạn chia sẻ kiến thức vui lòng trích nguồn 🙏
❣️ Trước hết, hiểu thế nào là Yang yoga và Yin yoga (dưới góc độ luyện tập asana)
Yang yoga được hiểu là tập luyện cho sự phát triển cơ bằng cách xiết căng, tối đa sự giữ căng, tăng áp lực lên cơ nhằm tăng sức mạnh cơ.
Yin yoga được hiểu là sự kéo dãn và thả lỏng, mục đích phục hồi và trị liệu, nếu Yang làm nóng cơ thì Yin làm mát, nếu Yang là sự căng xiết tập trung thì Yin là sự đồng điệu và dung hòa...
Trong giới hạn về khái niệm Yang- Yin dưới góc độ luyện asana thì Yang và Yin lại được hiểu theo cấp độ luyện tập như sau:
❣️ Sâu và cao hơn Yang và Yin được hiểu là âm và dương, hay là hai mặt đối lập của vấn đề...trung đạo là khoẻ, là hạnh phúc, thì cũng thế: không quá mạnh, ko quá yếu- không quá cương, không quá nhu- không quá vận động - không quá nghỉ ngơi-....cho cùng một vấn đề, hoặc cùng một chủ thể, cùng một tư thế...
❣️ Yoga mang tính chất hỗ trợ sự chữa lành, là công cụ để hỗ trợ sự cân bằng cho chúng ta trong cuộc sống...sự cân bằng trong cơ thể vật lý và trong cơ thể tinh thần...vận dụng nó linh hoạt phù hợp với mình thì ta khỏe. Ví dụ: cả ngày căng thẳng vì hoạt động công việc, tập Yin yoga để đem lại sự thư giãn, đối lập với trạng thái hiện hữu kia của cơ thể; ngược lại một ngày ủ rũ, tập Yang yoga để tăng sự hoạt động, linh hoạt cơ thể đối lập với trạng thái hiện hữu kia...; hoặc cả tuần căng xiết thì cuối tuần Yin yoga; hoặc ngay trong chính buổi tập hãy chủ động tìm cho mình Yin và Yang do thái độ ứng xử của chính mình với tư thế...
Trong tinh thần, học cách ứng xử với cùng một vấn đề để đưa nó về trung đạo, ko quá ghét- quá yêu; ko quá trọng- quá khinh...cách nhìn của bạn khiến thế giới của bạn thay đổi và cơ thể tâm linh của bạn thay đổi-cơ thể tâm linh thay đổi thì thế giới quanh bạn thay đổi...
TRONG VŨ TRỤ NÀY, KHI BẠN ĐI TRÊN CON ĐƯỜNG TRUNG ĐẠO LỐI VỀ SẼ THÊNH THANG
NAMASTE 🙏🙏🙏
---
Chép từ FB LI DI
"Yoga là sức khỏe, nét đẹp thể chất & tinh thần, là kiểm soát hơi thở, trị liệu, phục hồi chức năng"
Yoga là một môn thể thao thực hành với hiệu quả tác động rất lớn đến cơ thể người tập và rất phổ biến rộng rãi hiện nay trên khắp thế giới. Nó là một trong số ít các môn thể thao thực hành có sự gắn kết giữa thân tâm trí và tính cộng đồng rất cao, tuy nhiên thật không may, nhiều người tập hiện nay đang phá hủy cơ thể của họ do thiếu nhận thức về chuyển động, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng hiểu về chuyển động thích hợp và cách kết hợp các khái niệm này vào thực hành yoga của bạn, bạn có thể nhận thấy một số khác biệt giữa những gì được dạy trong một lớp yoga truyền thống và những gì được viết trong bài viết này.
Khi yoga lần đầu tiên xuất hiện hơn năm ngàn năm trước, nhu cầu cũng như tác động của cuộc sống vào con người khác rất nhiều so với bây giờ, con người không bị ảnh hưởng tư thế xấu, các hội chứng đau cổ vai gáy do máy tính, máy điện thoại thông minh gây nên, công nghệ không chi phối tâm trí của chúng ta và chúng ta đã không ngồi nhiều giờ mỗi ngày. Mọi người di chuyển nhiều hơn và ăn ít hơn. Nói một cách đơn giản, cuộc sống ít phức tạp hơn và ít kích thích hơn. chính bởi vì thói quen cuộc sống của chúng ta đã thay đổi trong thời đại 4.0, nên chúng ta phải tập luyện thể thao nói chung và yoga nói riêng.
Từ cấp độ cơ bản nhất, thực hành yoga và vật lý trị liệu bổ sung cho nhau theo nhiều cách. Tuy nhiên, có kiến thức về vật lý trị liệu có thể làm cho việc tập yoga hiện đại an toàn hơn, hiệu quả hơn cũng như đạt được tác động ngày càng cao hơn cho tâm trí và cơ thể người tập, việc căn chỉnh trong Yoga để tăng cường thực hành của bạn và sửa chữa các sai lệch chuyển động phổ biến trong mỗi tư thế.
Đối với nhiều người hiện nay, chưa hiểu rõ về các thành phần quan trọng của căn chỉnh định tuyến nhưng lại muốn đốt cháy giai đoạn tập luyện không qua các lớp nền tảng cơ bản mà muốn các bước thực hành nhanh hơn với tham vọng lớn hơn cho các tư thế ấn tượng. Sự thiếu quan tâm về vấn đề căn chỉnh dẫn đến các tư thế chuyển động thiếu sót, và khi được thực hiện lặp đi lặp lại, có thể gây hại nhiều hơn là tốt. Hiểu được sự phức tạp của từng tư thế là rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro bị thương và tối đa hóa lợi ích của việc thực hành.
Sau một thời gian tập yoga tôi đã hiểu rằng các kiểu di chuyển không đúng cách tạo ra những áp lực lặp đi lặp lại trên cơ thể tôi. Trong khi tôi đang trải qua rất nhiều lợi ích về tinh thần từ yoga, nhưng đồng thời tôi cũng đang bị tổn thương về thể chất trong quá trình này
Khi bạn là một giáo viên yoga và để trở thành một giáo viên tốt bạn cần phải làm chậm quá trình thực hành của chính mình, và cần nhận ra 2 yếu tố chính trong chuyển động dẫn đến sự an toàn cho quá trình thực hành yoga
1. Sự chuyển đổi giữa các tư thế mà không chú ý đúng mức đến sự căn chỉnh chi tiết và phát triển một số thói quen di chuyển kém trong quá trình thực hành tư thế. Sự thiếu nhận thức này đã đặt ra quá nhiều áp lực căng thẳng không cân xứng lên một số phần của cột sống cũng như các khớp và một số khu vực cơ của người tập. bạn cần có một sự tập vào việc di chuyển giữa các tư thế chậm rãi và và cảm nhận chuyển động cúa cơ thể.
2. Xác định căn chỉnh cột sống thích hợp là điều kiện tiên quyết cho gần như tất cả các tư thế để đạt được hiệu quả cao và an toàn, trong quá trình luyện tập nếu bạn phân phối không đều áp lực chuyển động trên cột sống. Bạn cần thay đổi nhận thức để cải thiện về tư thế cột sống của bạn, sẽ giúp cho quá trình thực hành yoga mạnh mẽ và bền vững hơn.
Yoga giúp thúc đẩy quá trình chuyển động tự nhiên
Nhiều bài kiểm tra chức năng được thực hiện trong phòng khám vật lý trị liệu là các biến thể của tư thế yoga
- Đánh giá Sự ổn định trục lõi của cơ thể có thể được kiểm tra trong Chaturanga
- Đánh giá độ chắc và ổn định của cột sống có thể được thực hiện trong Forward Fold và Backbend............
Về mặt cơ bản tất cả các tư thế yoga đều tuyệt vời cho cơ thể, tuy nhiên hiện nay rất nhiều người tập yoga với chuyển động tư thế rất nhanh và ít chăm chút cảm nhận chuyển động điều này sẽ càng trở nên tồi tệ và dễ gây chấn thương hơn nếu người hướng dẫn không siêng năng sửa chữa tư thế, và căn chỉnh chuyển động phù hợp từng tư thế theo đặc điểm cơ thể của người tập. Điều quan trọng cần nhớ là thực hiện các tư thế từ từ và thông minh sẽ đem lai hiệu quả rất tốt cơ thể.
Trong các bài viết tiếp theo chúng ta sẽ cùng đề cập đến những vấn đề như sau: chuỗi động học của cơ thể trong yoga, quan điểm Yoga là về hành trình, không phải là đích đến và tìm hiểu cốt lõi của vấn đề di chuyển trong thực hành yoga.
Tham khảo thêm các bài viết về chủ đề: Giải phẫu học yoga.
TS. Đàm Anh Tuấn
Chuyên ngành vận động học và y học TDTT
Giảng viên khoa y sinh trường ĐH TDTT TP. HCM
Chuyên khoa YHCT
HLV yoga liên đoàn Yoga
Coach cấp 3 Training Fitness & thể hình
Không cần nhắc lại sự nguy hiểm của các bệnh liên quan đến huyết áp, chúng ta sẽ nói đến quá trình diễn ra ở tế bào. Tại đó luôn diễn ra quá trình lấy ôxy từ máu và thải CO2 vào máu. Quá trình này diễn ra liên tục ko ngừng nghỉ đối với mọi người, những đại sư công lực thâm hậu có thể làm ngưng tạm thời quá trình hô hấp tế bào này.
Một lần hít vào bình thường, lượng oxy ngấm vào máu qua các phế nang khoảng chừng 350ml, hít sâu có thể lên đến 800-1000ml. Giả định con số trung bình là 500ml
Có thể bạn quan tâm:
Ở chiều ngược lại, số liệu y khoa cho biết lượng CO2 được máu vận chuyển đến phổi vào khoảng 200ml ( bình thường) đến 8000ml/phút ( vận động mạnh). Giả định con số trung bình là 6000ml/phút tức 100ml/ giây.
Huyết áp tăng khi hít vào:
Khi hít vào áp lực trong mạch máu bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố: Lượng Oxy từ phế nang ngấm vào máu được tim co bóp đưa đến khắp tế bào và lượng CO2 thải ra từ tế bào vào máu. Thật dễ nhận thấy 2 yếu tố này tăng lên sẽ làm tăng áp lực trong mạch máu tức làm huyết áp tăng.
Theo số liệu trên, giả sử khi hít vào kéo dài 5 giây, lượng khí O2 ngấm vào máu là 500ml, còn lượng CO2 là 500ml. Như vậy hệ thống mạch máu phải chứa thêm 1000ml khí hỗn hợp này khi hít vào, làm tăng HA.
H.A giảm khi thở ra:
Khi thở ra, lượng CO2 theo hơi thở ra ngoài, đồng thời lượng Ô xy vẫn ko ngừng nghỉ theo các mạch máu đi đến từng tế bào và thẩm thấu vào nó. Theo giả định trên thì sẽ có 1000ml khí hỗn hợp thoát ra khỏi hệ thống mạch máu. Điều này làm giảm huyết áp.
Nín thở làm tăng H.A:
Khi nín thở, ko có khí vào/ra khỏi phổi nhưng tim vẫn đập, máu vẫn lưu thông, lượng CO2 vẫn ko ngừng được sinh ra ở mọi tế bào và thẩm thấu vào máu. Mặc dù lượng O2 vẫn được ngấm vào tế bào, nhưng do ko có O2 bổ xung cho nên lượng CO2 ngấm vào máu sẽ lớn hơn lượng O2 ngấm vào tế bào. Tổng hợp lại sẽ làm tăng H.A.
Nín Dương hay nín Âm đều làm tăng H.A
Như vậy người bị bệnh cao H.A nên luyện thở ra dài hơn hít vào và ko nên luyện nín thở.
Lúc ngồi tĩnh tọa luyện thở có thể quán tưởng câu “Huyết áp ta đang hạ” mỗi khi thở ra.
Người bị H.A thấp nên chú trọng hít vào sâu và luyện nín thở. Có thể quán câu “ H.A ta đang tăng dần” khi tĩnh tọa.
Hít thở nông khiến H.A tăng:
Hít thở nông làm cho cơ thể sẽ thiếu O2 khiến tim phải co bóp nhiều hơn để bơm máu mang O2 đến nuôi tế bào. Hít thở nông cũng làm lượng CO2 tồn đọng nhiều trong phổi và dồn ứ lại trong mạch máu. Điều này làm tăng H.A. Đây là gợi ý quan trọng để chúng ta hít thở sâu.
Tại sao nên thở chậm, sâu và thở ra nên dài hơn hít vào dưới cái nhìn huyết áp?
Huyết áp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Chỉ riêng nhịp đập của tim thay đổi cũng làm H.A thay đổi. Tim đập nhanh sẽ làm tăng H.A. Trong cuộc sống có rất nhiều yếu tố làm tim đập nhanh: căng thẳng, áp lực trong công việc và gia đình, ô nhiễm không khí, kẹt xe…
Vì vậy để quân bình cuộc sống hay triệt tiêu các yếu tố tiêu cực đó, các nhà yoga thường khuyên thở sâu, chậm và thở ra dài hơn hít vào để hạ H.A từ đó làm chậm nhịp tim.
Dù H.A có thay đổi khi hít thở sâu, chậm nhưng đó là sự thay đổi có kiểm soát, trong biên độ an toàn, chúng ta làm chủ được “cuộc chơi” tốt cho sức khỏe tim mạch này.
Và trên hết, luyện thở sâu chậm sẽ giảm nguy cơ và đẩy lùi bệnh tật. Nếu Ko luyện thở, 20-30 năm nữa có thể tốn nhiều tỷ để chữa bệnh, còn luyện thở hàng ngày chắc chắn sẽ ko mất món tiền đó.
ĐÓ CHÍNH LÀ KIẾM TIỀN TRONG TỪNG HƠI THỞ!
Bài viết thể hiện quan điểm nhận thức cá nhân, có thể ko đúng về mặt y học bởi người viết ko có chuyên môn y khoa.
---
Chép từ FB Lò Văn Một
Tại trung tâm Y khoa Boston, nghiên cứu về hiệu quả của yoga đối với bệnh đau lưng đã nói về những tâm lý học của bệnh. Những người đau lưng thường có thái độ e ngại và tránh né, hạn chế vận động, khiến cho bệnh càng nặng thêm. Khi bệnh nhân nằm yên 1 chỗ thì các cơ có thể bị teo, và sự tăng trọng có thể tạo thêm khó chịu cho vùng bị đau.
Bệnh đau lưng không được điều trị làm giảm hàm lượng acid gamma-aminobutyric(GABA), một chất dẫn truyền thần kinh mà khi giảm thấp sẽ gây ra chứng trầm cảm.
Đau lưng có nhiều nguyên nhân và có nhiều vùng bị đau khác nhau trên cột sống, liên quan tới nhiều bệnh lý khác nhau.
Hôm này mình xin phép chia sẻ về Rối loạn chức năng KHỚP CÙNG CHẬU
Rối loạn chức năng ở khớp cùng chậu (Sacroiliac joint), còn được gọi là khớp SI, các triệu chứng bao gồm đau ở lưng dưới và xương cùng, lan đến mông háng hoặc đùi.
Các cơ chế chính của rối loạn chức năng khớp SI bao gồm:
➡️ Di chuyển quá nhiều (tăng biên độ vận động của khớp hoặc khớp không vững) của khớp cùng chậu có thể khiến xương chậu mất ổn định và dẫn đến đau. Đau do di chuyển quá nhiều thường xuất hiện ở vùng thắt lưng và / hoặc hông, và có thể lan ra vùng háng. Cái này các giáo viên yoga hay mắc phải do hay làm mẫu phần đầu hoặc do luyện quá nhiều 1 tư thế trong thời gian dài, gây mất cân bằng và là nguy cơ tiềm ẩn đau lưng.
➡️ Di chuyển quá ít (giảm mức độ vận động hoặc sự cố định) có thể gây căng cơ, đau và có thể ức chế vận động. Đau thường xuất hiện ở một bên của thắt lưng hoặc mông, và có thể lan xuống mặt sau chân (tương tự như đau thần kinh tọa).Cái này người ngồi làm việc lâu một chỗ như dân văn phòng hay mắc phải!
Trong tập tư thế yoga thì nguyên nhân là phần dây chằng bao quanh bảo vệ khớp bị duỗi quá mức khiến một số khớp của xương chậu di chuyển quá mức, ví dụ như gập phía trước hoặc ngả sau quá mức, các cơ vùng này bị kích hoạt liên tục mà không được trả lại hợp lý hoặc chưa khởi động kỹ hoặc các cơ lõi chưa được kích hoạt để bảo vệ thì đểu gây tổn thương cho vùng khớp cùng chậu này. Vì vậy hãy cẩn thận và tập chậm với các tư thế ngả lưng phía sau và gập sâu phía trước đặc biệt trong xoạc ngang.
Trong từng trường hợp cụ thể mới chỉ ra được nguyên nhân và trị liệu đúng được nên mong mọi người thông cảm.
Chúc cho các bạn tập tốt và hãy luôn lắng nghe cơ thể mình!
--- Chép từ FB Yoga Phương Thuỷ