Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

Yoga cho người đau lưng - Nguyên nhân và giải pháp



Tại trung tâm Y khoa Boston, nghiên cứu về hiệu quả của yoga đối với bệnh đau lưng đã nói về những tâm lý học của bệnh. Những người đau lưng thường có thái độ e ngại và tránh né, hạn chế vận động, khiến cho bệnh càng nặng thêm. Khi bệnh nhân nằm yên 1 chỗ thì các cơ có thể bị teo, và sự tăng trọng có thể tạo thêm khó chịu cho vùng bị đau. 

Bệnh đau lưng không được điều trị làm giảm hàm lượng acid gamma-aminobutyric(GABA), một chất dẫn truyền thần kinh mà khi giảm thấp sẽ gây ra chứng trầm cảm.


Có thể bạn quan tâm:


Đau lưng có nhiều nguyên nhân và có nhiều vùng bị đau khác nhau trên cột sống, liên quan tới nhiều bệnh lý khác nhau.

Hôm này mình xin phép chia sẻ về Rối loạn chức năng KHỚP CÙNG CHẬU

Rối loạn chức năng ở khớp cùng chậu (Sacroiliac joint), còn được gọi là khớp SI, các triệu chứng bao gồm đau ở lưng dưới và xương cùng, lan đến mông háng hoặc đùi.

Các cơ chế chính của rối loạn chức năng khớp SI bao gồm:

➡️ Di chuyển quá nhiều (tăng biên độ vận động của khớp hoặc khớp không vững) của khớp cùng chậu có thể khiến xương chậu mất ổn định và dẫn đến đau. Đau do di chuyển quá nhiều thường xuất hiện ở vùng thắt lưng và / hoặc hông, và có thể lan ra vùng háng. Cái này các giáo viên yoga hay mắc phải do hay làm mẫu phần đầu hoặc do luyện quá nhiều 1 tư thế trong thời gian dài, gây mất cân bằng và là nguy cơ tiềm ẩn đau lưng.

➡️ Di chuyển quá ít (giảm mức độ vận động hoặc sự cố định) có thể gây căng cơ, đau và có thể ức chế vận động. Đau thường xuất hiện ở một bên của thắt lưng hoặc mông, và có thể lan xuống mặt sau chân (tương tự như đau thần kinh tọa).Cái này người ngồi làm việc lâu một chỗ như dân văn phòng hay mắc phải!

Trong tập tư thế yoga thì nguyên nhân là phần dây chằng bao quanh bảo vệ khớp bị duỗi quá mức khiến một số khớp của xương chậu di chuyển quá mức, ví dụ như gập phía trước hoặc ngả sau quá mức, các cơ vùng này bị kích hoạt liên tục mà không được trả lại hợp lý hoặc chưa khởi động kỹ hoặc các cơ lõi chưa được kích hoạt để bảo vệ thì đểu gây tổn thương cho vùng khớp cùng chậu này. Vì vậy hãy cẩn thận và tập chậm với các tư thế ngả lưng phía sau và gập sâu phía trước đặc biệt trong xoạc ngang.

Trong từng trường hợp cụ thể mới chỉ ra được nguyên nhân và trị liệu đúng được nên mong mọi người thông cảm.


Chúc cho các bạn tập tốt và hãy luôn lắng nghe cơ thể mình!

--- Chép từ FB Yoga Phương Thuỷ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét