Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2021

Kích hoạt thần kinh cơ - Phương pháp tập trị liệu phục hồi an toàn bạn nên biết

 

Nay mình sẽ viết chia sẻ cho các bạn về cách kích hoạt thần kinh cơ để phục hồi trị liệu cho cơ thể. Chúng ta sẽ đặt câu hỏi tại sao cần kích hoạt hệ thần kinh cơ. Và lý do tại sao phương pháp này lại là phương pháp trị liệu phục hồi an toàn.

Một cơ thể gọi là cơ thể sống khi cơ thể ấy còn chuyển động. Chuyển động từ bên ngoài bạn có thể dễ thấy (đi đứng nằm ngồi). Ở tầng tâm linh năng lượng, cơ thể còn tiếp nhận và trao đổi năng lượng với môi trường xung quanh.

Cơ thể bằng tổng thể hệ cơ. Long nói được như vậy là vì để 1 chuyển động bên ngoài xảy ra, thì hệ cơ cần hoạt động. Thước đo sức khỏe hệ cơ gồm: độ co, độ dãn và lập đi lập lại sự co dãn cơ. Khi hệ cơ khỏe thì cơ thể chúng ta cũng sẽ khỏe mạnh.

Về giải phẫu cơ thể, cơ thể hệ vận động chia thành các phân đoạn khớp khác nhau. Mục đích là để giảm lực, nâng cơ thể đứng thẳng. Trong đó:
Dây chằng như những dải băng co dãn gắn kết các xương với nhau. Khi cơ thể chuyển động, dây chằng cố định khớp.
Cơ bắp co duỗi để làm khớp chuyển động trong biên độ cho phép. Để cơ cơ duỗi được thì các tín hiệu thần kinh truyền đến cơ kích thích cơ vận động.
Gân nối xương với cơ để chuyển sức co của cơ vào xương.
Sụn là lớp mô bao lấy đầu xương để ngăn các xương tiếp xúc trực tiếp với nhau, giúp khớp vận động dễ dàng.

Bao khớp (màng hoạt dịch) là lớp màng bao bọc quanh khớp. Lớp lót trong của bao khớp tiết ra dịch khớp để bôi trơn, giúp khớp hoạt động dễ dàng và cung cấp chất bổ dưỡng cho sụn. Trong chuyển động, do một lý do nào đó mà cơ không đủ lực co hoặc dãn và lập lại quá trình co dãn. Để tiếp tục nâng đỡ được chuyển động, cơ thể đã dồn lực vào dây chằng để nó chịu lực cùng cơ. Lâu ngày, dây chằng bị dãn và gây chấn thương lên khớp. Khớp không còn được bảo vệ của dây chằng trở nên lỏng lẻo. Biên độ hoạt động khớp vượt quá biên độ bình thường cơ thể cho phép. Tình trạng bị đau mỏi nhức, thoái hóa, thoát vị xảy ra. Vậy gốc ban đầu khiến tình trạng xấu này xảy ra là do cơ không hoạt động. Độ co dãn và lập đi lập lại ở cơ bị yếu khiến cho cơ thể bị chấn thương. Kích hoạt thần kinh cơ được hình thành từ nguyên lý này

Kích hoạt thần kinh cơ là phương pháp dùng các tác động bên ngoài để thần kinh đưa tín hiệu đến hệ cơ kích thích cơ co dãn và lập đi lập lại co dãn. Phương pháp này bạn có thể dùng xung điện từ bên ngoài. Có thể dùng bấm huyệt, day ấn để kích hoạt thần kinh cơ. Ở bài viết này, Long sẽ hướng dẫn các bạn tự kích hoạt thần kinh cơ bằng tập luyện.

NGUYÊN TẮC SỐ 1: HƠI THỞ LÀ SỰ SỐNG LÀ CƠ HỘI BẠN PHỤC HỒI VÀ KÍCH HOẠT THẦN KINH CƠ

Hơi thở có sức mạnh kỳ diệu trong cả 3 lớp cơ thể vật chất, tinh thần & tâm linh. Ở lớp vật chất, hơi thở đem sức sống lại. Ở lớp tinh thần hơi thở đem sự cân bằng cảm xúc, thư giãn thần kinh. Ở lớp tâm linh, hơi thở là người bạn đồng hành dẫn dắt bạn chuyển hóa. Bây giờ Long nói với bạn ý nghĩa hơi thở trong kích hoạt thần kinh cơ.

Cơ thể chúng ta được sống, hoạt động bình thường nhờ anh hệ thần kinh tự động (tự chủ) điều khiển. Bạn không cần phải suy nghĩ: tim vẫn đập, phổi vẫn thở. Các cơ quan khác vẫn làm việc là nhờ thần kinh tự động điều khiển. Trong hệ thần kinh tự động phân ra giao cảm và phó giao cảm (đối giao cảm). Và hơi hít vào kích thích giao cảm (dương). Hơi thở ra kích thích phó giao cảm (âm).

Về ý nghĩa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm các bạn có thể tìm google. Ở dưới góc độ bài viết hôm nay, Long viết đơn giản giao cảm kích thích bạn phản ứng gì đó. Còn phó giao cảm kích thích sự thư giãn trong cơ thể bạn. Sự kích thích co dãn và lập đi lập lại co dãn của cơ do anh giao cảm đảm nhiệm. Còn sự thư giãn của cơ để cơ nghỉ ngơi do anh phó giao cảm đảm nhiệm. Khi tập để kích thích và cân bằng cơ, các bạn cần tập kết hợp với hơi thở là vì lý do vậy đó.


NGUYÊN TẮC 2: CHẬM VÀO CƠ NHANH VÀO XƯƠNG VÀ KHỚP

Khi bạn chuyển động rất nhanh thì yêu cầu cơ ở chỗ đó cũng cần co dãn & lập đi lập lại co dãn thật nhanh. Nếu lâu ngày, bạn không có thời gian phục hồi thì cơ của bạn sẽ bị co rút. Độ đàn hồi của cơ bị giảm sút và chắc chắn nó tác động vào dây chằng. Chưa kể khi chuyển động nhanh, có thể thần kinh chưa kịp truyền tín hiệu đến cơ để cơ co dãn. Nó cũng gây ra chấn thương cho cơ thể không đáng có.
Vì vậy, để giúp cho hệ cơ vận động bạn khỏe mạnh bạn cần lập đi lập lại co dãn thật chậm. Càng chậm càng tốt. Bạn cần làm mạnh các hệ cơ ở các phân đoạn khớp trên cơ thể. Cơ thể gồm các phân đoạn khớp sau:
  • Ngón chân
  • Cổ chân
  • Đầu gối
  • Xương chậu
  • Xương đùi
  • Thắt lưng
  • Xương ức
  • Xương bả vai
  • Cánh tay
  • Khửu tay
  • Bàn tay
  • Ngón tay
  • Cổ
  • Xương quay ở đốt sống cổ C1 và C2
Long ví dụ: Long muốn làm mạnh ngón tay. Long tập hít vào xòe căng các ngón tay ra. Thở ra co nhẹ các ngón tay lại. Hơi thở Long ứng dụng vào động tác chuyển động chậm. Lập đi lập lại chuyển động chậm nhất có thể. Nó tác động sâu vào cơ ở từng ngón tay và giúp cho cơ từng phân đoạn khớp được khỏe lên. Các phân đoạn khớp cũng được ổn định và không bị tiếp tục chấn thương nữa.

NGUYÊN TẮC THỨ 3 LẬP ĐI LẬP LẠI KIÊN TRÌ VÀ RÈN LUYỆN MỖI NGÀY

Có rất nhiều bạn nói với Long rằng, chị có tập yoga abc, tập yoga cơ bản chỉ hít thở. Vậy mà chị vẫn bị chấn thương. Long chỉ có thể đáp các chị đã tập sai thì dù đơn giản hay phức tạp vẫn chấn thương. Chẳng qua, khi tập nặng mà sai thì chấn thương nặng và nhanh hơn thôi. Cơ thể bao gồm nhiều phân đoạn khớp để giảm lực, phân lực dồn đều lên toàn bộ cơ thể tránh chấn thương. Nhưng do nhiều lần lập đi lập lại những thói quen vận động sai nên giờ cơ thể tổng lại thành cơn đau nhức mỏi.

Điều đó để nói lên là, không phải chờ lúc bị bệnh hay cơ thể có vấn đề các bạn mới tập. Mà ngày nào cũng dành thời gian cho mình để tập cơ bản, tập để làm mạnh từng phân đoạn khớp. Nó giống như cơm ăn hàng ngày, như giấc ngủ nghỉ ngơi hàng ngày vậy. Ngoài ra, bạn cũng cần thay đổi thói quen khiến cơ thể vận động sai. Các bạn có thể tìm và chọn cho bản thân 1 huấn luyện viên chuyên về trị liệu để họ giúp bạn chỉ ra thói quen chưa đúng. Thay đổi hoặc không sớm muộn cơ thể cũng đau nhức mỏi. Đó là tùy ở bạn.

Bài viết này khá ngắn. Long chỉ nêu ra cho các bạn biết phương pháp trị liệu khá hay: kích hoạt hệ thần kinh cơ. Phương pháp này ở thế giới thì có khá lâu còn Việt Nam thì Long biết có từ khoảng năm 1994. Long may mắn bị liệt bẩm sinh nên hồi bé đến tuổi tập đi phải thực hiện phương pháp này để đi được. Tất nhiên, phương pháp hồi đó còn khá sơ khai. Bây giờ có thay đổi gì hay không thì lâu rồi Long không vào viện tâm sự với bác sĩ nên Long không biết. Long mong muốn sẽ càng ngày càng có nhiều HLV yoga, HLV trị liệu phục hồi biết đến phương pháp này để giúp cho nhiều người hơn.

Tham khảo thêm chuyên mục: Yoga trị liệu.

Mong bài viết hữu ích đến các bạn
Om Namaste
---
Chép từ FB Nguyễn Đức Long

Thứ Ba, 18 tháng 5, 2021

Dây chằng - Nỗi đau và lời cảnh tỉnh

 

Ngày xửa ngày xưa, trong một gia tộc nọ có 2 anh em, được đặt tên là CƠ & DÂY CHẰNG. Hai anh em đều rất khỏe và sống có ích. Tuy nhiên, vì là người có trách nhiệm, anh DÂY CHẰNG quyết không ra ngoài, thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ, nên dần dà người ta chỉ nhớ anh CƠ.
Anh CƠ được cung phụng rất nhiều món ngon vật lạ và ngày càng béo tốt lên. Đơn giản vì nếu ảnh to, người ta nhìn vào sẽ có cảm giác "ngưỡng mộ". Còn anh DÂY CHẰNG ngay cả máu cũng không có, mặt mày lúc nào cũng trắng bệt vì thiếu ăn. Để anh CƠ được bành trướng thế lực, anh DÂY CHẰNG phải làm việc miệt mài, chăm chỉ, không một lời oán thán. 

Anh CƠ nếu có bị thương, dù chỉ là vết rách nhẹ thì ngay lập tức, thống lĩnh gia tộc cho điều binh xuống yểm trợ và tăng cường lực lượng ngay. Ảnh mệt xíu là bao nhiu em hormone đổ dồn về chăm sóc, vuốt ve để ảnh nhanh hồi phục. DÂY CHẰNG chỉ có collagen, đứt một sợi phải đợi 50 - 100 ngày mới liền lại được. 

CƠ cứ thế mà phất lên như diều gập gió với đủ kiểu phô trương, khi thì duỗi căng về trước khi thì co gập ra sau, khi thì uốn éo bên này lúc lượn lờ bên kia, xoắn vặn từ trên xuống dưới, bất chấp mọi giới hạn. 

Trong khi đó, anh DÂY CHẰNG ngoài sức mạnh, khả năng chịu đựng, ảnh còn rất thông minh. Ảnh nhạy cảm và tinh tế vô cùng. Chỉ cần một tín hiệu bất thường, ảnh vận dụng toàn lực để ra sức vừa truyền tin cấp báo, vừa chống trả quyết liệt để giữ gìn thế cân bằng cho gia tộc. Trong âm thầm, ảnh cố giữ anh CƠ lại, khuyên răn đủ điều để anh CƠ biết tiết chế.Vậy mà...

Vì biết anh DÂY CHẰNG nắm binh quyền trong tay khi có mối liên kết chặt chẽ với Xương, Khớp, Gân, Hệ thần kinh - các quan chức cấp cao - CƠ đã lập mưu tính kế. Khi ra quân, CƠ đã phối hợp rất ăn ý với 1 tên quân sư gian manh - kẻ có rất nhiều tên gọi như là "Thử thách", "Sự nỗ lực", "Kiên nhẫn", "Lòng can đảm", "Sự quyết tâm", v.v..... ra ám hiệu giả là mình ko hề điều binh gì cả, đi đến một lãnh địa chưa từng biết trước đây, hòng chinh phạt "giới hạn" mới. Đến khi DÂY CHẰNG nhận được tín hiệu nguy hiểm thì hỡi ơi.....

ĐAU. RẤT ĐAU!!!

ĐAU là 1 PHẢN ỨNG SINH TỒN. Nhờ biết đau mà con người mới có phản ứng để tránh bị CHẤN THƯƠNG. ĐAU là 1 biểu hiện TÍCH CỰC. Cơn đau có giá trị BÁO ĐỘNG để cơ thể phản xạ lại tác nhân gây đau. 

Khi ta đau, dây chằng đang phát tín hiệu để ngăn chặn việc CƠ co hoặc duỗi quá mức. Tập mở vai, mở háng, ngã sau, gập trước gì đó mà còn đau, ta còn biết đường phản ứng. Tập mà đến hết biết đau, ai bảo vệ mình đây? Không đau thì khác gì "điếc không sợ súng"? Được khen 1 tiếng "dẻo quá", rùi cơ thể không còn lành lặn, những kẻ đã khen mình sẽ chịu trách nhiệm không? Dây chằng không còn tác dụng báo tín hiệu đau lên não, biết cách nào để bảo vệ xương, khớp nữa đây?

Xin đừng giăng bẫy! Xin hãy tỉnh táo để đừng sập bẫy! Đau là ân huệ tạo hóa ban cho, hãy giữ gìn nỗi đau như một lời CẢNH TỈNH!

---
Chép lại từ FB Trần Bạch Ngọc

Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2021

"Tư thế trồng cây chuối" - Cần hiểu đúng để tập luyện sao cho an toàn và hiệu quả

 

Trong yoga, trồng chuối được gọi là "tư thế vua" và cây nến được gọi là "tư thế hoàng hậu". Đã là yogi/yogini, ai cũng mong muốn chinh phục "tư thế vua" này còn quan điểm của mình về tư thế trồng chuối sẽ xét trên 7 khía cạnh sau: 

1. Tạo hoá sinh ra cơ thể của chúng ta, từ trực quan đã thấy, cổ chỉ có chức năng đỡ cái đầu mà thôi. Trọng lượng bình quân của đầu khoảng 4-6kg. Khi chúng ta trồng cây chuối, sẽ không gây hại cho cổ nếu chúng ta biết chia lực đúng và đều lên 2 tay sao cho 2 tay đỡ 90% trọng lượng của cơ thể, cổ chỉ đỡ 10%. Muốn cổ chỉ đỡ 10% trọng lượng của cơ thể thì cơ thể của bạn không được uốn, không được bẻ cong mà từ gót chân xuống tới đỉnh đầu cần tạo thành một trục thẳng đứng. Vậy nên, khi bạn thực hành các tư thế biến tấu đi, tất nhiên cổ của bạn sẽ phải chịu lực hơn 10% và gây hại cho cổ, vai, gáy nói riêng và cột sống nói chung rồi.

2. Một tài liệu yoga cổ xưa mình đọc được đã chỉ ra rằng: Khi bạn trồng cây chuối, áp lực xuống nhãn cầu sẽ tăng gấp 2 -3 lần so với bình thường. Do đó, nếu bạn trồng chuối quá nhiều lần mỗi ngày, trong vòng 5 năm, mắt bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mù loà. Chính vì vậy, trường phái Ananda Marga không cho phép trồng chuối khi thực hành yoga. Năm 2017, mình có cơ duyên gặp và dùng cơm chay cùng thầy tổ của trường phái này và trong buổi toạ đàm, mình có được nghe thầy chia sẻ về tư thế trồng chuối. Thầy đã hơn một trăm tuổi, nhiều người nói thầy là người đầu tiên đưa yoga vào Việt Nam.


3. Các bạn quan sát sẽ thấy, nhiều bạn trẻ tập hip-hop, họ cũng đội mũ bảo hiểm khi trồng chuối để bảo vệ đầu, trong khi nhiều yogi, dù ở bất kỳ địa thế nào, họ cũng trồng chuối được, kể cả nhiều mẹ bầu, thậm chí bầu lớn rùi, tam cá nguyệt cuối rồi mà vẫn ham trồng chuối.

4. Trồng chuối rõ ràng là có tác dụng lớn trong việc đưa oxi máu về não, cải thiện giấc ngủ, thậm chí có thể "hô biến" tóc bạc thành xanh trở lại, da dẻ trở nên hồng hào, cũng trị liệu tốt cho người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân vì khi chân được đưa lên vị trí cao hơn tim, máu sẽ được đưa chủ động từ tĩnh mạch trở về tim. Tuy nhiên, đây là một tư thế chống chỉ định nếu bạn bị thoái hoá đốt sống cổ hay gặp các vấn đề về tim mạch, huyết áp cao/thấp. Để đảm bảo an toàn cho học viên trong tập yoga trị liệu, mình thường thay thế "tư thế vua" này bằng "tư thế hoàng hậu", tức là tư thế cây nến hay còn gọi là tư thế đứng trên vai ấy. Tác dụng của 2 tư thế này trong trị liệu khá tương đồng, có thể thay thế cho nhau nhưng tư thế cây nến an toàn hơn nhiều.

5. Nếu bạn thực hiện tư thế trồng cây chuối sát giờ ngủ thì giấc ngủ của bạn sẽ không được cải thiện mà còn gây nên hiện tượng mất ngủ. Vì sao vậy? Vì ở tư thế chúc ngược này, máu oxi lưu thông từ tim về não quá nhanh, quá nhiều, quá đột ngột sẽ khiến cơ thể phản ứng không kịp thời, gây choáng, dây thần kinh bị kích thích quá độ, tạo nên sự hưng phấn giống như cảm giác tỉnh táo ảo khi bạn uống cà-phê hay hút thuốc lá và bạn rất khó ngủ.

6. Trước khi tập tư thế trồng chuối, bạn cần tập ngã trước nhé! Bởi đây là tư thế thăng bằng chúc ngược rất khó. Nếu chẳng may bạn mất thăng bằng, có xu hướng ngã, bạn hãy thả lỏng cơ thể ra để muốn ngã đi đâu thì ngã. Trong trường hợp này, nếu có ngã và bị chấn thương thì bạn cũng chỉ bị chấn thương phần mềm thôi. Nếu bạn gồng cứng cổ lại mà ngã, sẽ dẫn đến chấn thương nghiêm trọng là gãy cổ đó. Một đồng nghiệp của mình đã gặp chấn thương nghiêm trọng này và phải bỏ nghề và mang dị tật vĩnh viễn.

7. Trong tập luyện yoga, có hai nguyên tắc sau bạn cần lưu ý: có cho đi- có trả lại, có co - có duỗi. Vì vậy, sau khi lên thế trồng chuối chỉ một lần thôi, bạn cần về luôn tư thế em bé để "trả thế" giúp điều hoà huyết áp, tim mạch, đưa cơ thể trở về trạng thái cân bằng nhanh nhất. Nếu bạn thực hiện liên tục nhiều lần rồi mới "trả thế", sẽ vô cùng nguy hiểm đến cả tính mạng. Thậm chí, nhiều bạn thực hiện xong, quên hoặc "không thèm" trả thế.

Một vài chia sẻ cá nhân trong giới hạn kiến thức của mình, hi vọng giải đáp được một phần nào đó những thắc mắc, bối rối của các bạn để các bạn có giải pháp, phương pháp hợp lý cho việc tập luyện của bản thân nha!

---
Chép lại từ FB Trần Thủy Yoga.