Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2022

Giải mã “cơn đau” trong luyện tập yoga

Giải mã “cơn đau” trong luyện tập yoga

Sau mỗi giờ luyện tập, những cơn đau, nhức mỏi thường xuyên xuất hiện. Nếu đã từng luyện tập bất cứ môn thể thao nào, đó là điều không tránh khỏi.

Đau có thể là tốt hoặc xấu. Vậy làm sao để phân biệt được đâu là cơn đau có lợi cho cơ thể? Đâu là giới hạn cho sự quá mức?

Để tăng sức mạnh cho hệ thống cơ, chúng ta phải đặt những cơ này vào áp lực nhiều hơn chúng từng trải nghiệm, áp lực này thường được gọi tên là quá trình đốt cháy cơ. Sau quá trình này cùng với việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cơ chế bảo vệ cơ thể được kích hoạt làm tăng kích thước hoặc số lượng các sợi cơ, dẫn đến việc phát triển cơ (khỏe hơn, lớn hơn).

Vậy thế nào là cơn đau “XẤU”???

Hệ thống cơ, xương, khớp, dây chằng, mạc, sụn là những cấu trúc sống phản ứng với việc chịu áp lực một cách từ từ. Việc tạo áp lực quá lớn và đột ngột lên chúng có thể gây ra các cơn đau mãn tính và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Mệt mỏi sau một buổi tập đầy chất lượng, có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang đẩy xa hơn giới hạn sinh học của bản thân. Những áp lực này có thể khiến bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng chứ không hề vắt kiệt sức lực. Mệt mỏi kéo dài nhiều ngày đồng nghĩa với việc cơ thể vật lý đã bị thách thức quá mức, và điều này có nghĩa cơ bắp và kho dự trữ năng lượng không được bổ sung một cách hiệu quả.

Nếu sau khi nghỉ ngơi thích hợp, cơn đau vẫn tiếp tục, đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề y tế khác và nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

ĐAU DO TẬP YOGA?

Điều đầu tiên thường được nhắc đến khi hỏi về Yoga là “bạn có dẻo không?”. Nhưng dẻo hay nói cách khác là vùng hoạt động quanh các khớp lớn (ROM), có thể là nguyên nhân chính dẫn đến những cơn đau “Xấu”.

Bạn có đủ dẻo để làm bồ câu, vắt chân qua đầu, hay chạm tay xuống đất khi gập người. Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc, chúng ta đang sứ dụng bộ phận nào trên cơ thể để vào những tư thế này hay chưa. Việc đi vào các tư thế này một cách quá nhanh khi chưa có hỗ trợ của cơ, xương nhất định sẽ tạo áp lực ngay lấp tức lên khớp, căng cứng quá mức dây chằng,…. Cộng thêm sự linh hoạt ở khớp lại càng khiến bạn đi xa hơn nữa, theo thời gian sẽ dẫn đến những cơn đau không dứt và chấn thương mãn tính. Nói chính xác hơn là chúng ta đang sử dụng khớp để chịu áp lực mà đáng lẽ ra hệ thống cơ phải làm.

Hoặc giả, ép cơ thể đi quá mức giới hạn của nó, đến nỗi cơ không còn đủ sức để thực hiện chức năng thường lệ. Thì tất nhiên, các hệ thống khác trên cơ thể sẽ gánh chịu một phần áp lực.

Chúng ta cũng nên lưu ý rằng, đa số các trường hợp chấn thương trong Yoga đều đến từ từ. Tức là, bạn không thể tập bồ câu một ngày và bị thoái hóa các đốt sống ở thắt lưng ngay lập tức.

Khi nào cần chú ý đến những cơn đau này?

Khi có một trong những triệu chứng dưới đây, có lẽ đã đến lúc cơ thể bạn báo động:

Đầu tiên, cơn đau kéo dài sau khi tập thể dục. Cơn đau không biến mất khi nghỉ ngơi, không đổi hoặc tăng dần theo thời gian

Thứ hai, ảnh hưởng đến hiệu suất thể thao của bạn.

Thứ ba, ảnh hưởng đến chức năng của bạn bên ngoài các môn thể thao, chẳng hạn như đi bộ hoặc ngủ...

Lắng nghe và thấu hiểu cơ thể mình nhiều hơn nữa để tránh các chấn thương không mong muốn.

Nguồn: Inside Yoga

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét