Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

Hai thái cực Yoga hiện nay


Theo quan sát của tôi trong những năm qua, trào lưu Yoga ngày càng phát triển rực rỡ nhưng chúng ta ít khi quan tâm rằng nguồn gốc sâu xa lại có những phương pháp, bài tập như vậy. Tôi đặt thái cực thứ nhất là Yoga Phương tây và thái cực thứ 2 là Yoga Phương đông. Hai thái cực này thực hành những khía cạnh thể lý trong vận động hoàn toàn đối nghịch nhau.

Có thể bạn quan tâm:
Những bài tập của Phương Đông thì buông lỏng, duỗi giãn và thư giãn cơ thể thoải mái, và kết hợp chậm rãi và nhịp nhàng; còn những loại tập luyện Yoga Phương tây thì nhanh và những nỗ lực từng đợt. Chế độ tập luyện Yoga phương đông giúp tập hợp và tích lũy Prana (Sinh lực), để lại cho bạn cảm giác tươi mới, trẻ trung và thuần khiết theo tự nhiên. Yoga phương tây thì làm tiêu hao năng lượng, mất dần năng lượng và khi thực hiện quá dẫn tới bạn kiệt sức.

Mọi bài tập Yoga phương Đông đều chủ yếu là nhằm tăng lượng oxy thâm nhập vào cơ thể, đưa các dưỡng chất đi khắp nơi đến các vùng tế bào bấy lâu nay bị bỏ rơi, vì tất cả chúng đều liên quan đến việc hít thở và buông lỏng lắng nghe chính mình. Cho nên, ngoài những lợi ích khác nhau mà những bài tập khác nhau mang đến cho cơ thể, mọi bài tập Yoga phương Đông đều tốt cho hệ tim mạch và cung cấp nhiều oxy cho máu. Việc bạn thường xuyên thở bụng, cơ hoành được sử dụng như một cái Bơm cho tuần hoàn, cơ thể càng hít thở càng sâu lắng giúp cho trái tim không phải làm việc quá tải.

Sự khác biệt Yoga phương tây và Yoga phương Đông cũng được thể hiện trong các khớp và các cơ liên kết cột sống. Bằng cách thả lỏng và duỗi giãn cột sống cũng như thư giãn những cơ liên kết cột sống, bạn có thể phục hồi đến mức tối ưu những xung năng và xung lực thần kinh cho các cơ quan trọng yếu của cơ thể. Những cơ cột sống căng không chỉ ngăn chặn thần kinh và những kênh Nadis (kênh năng lượng) mà chúng còn làm cạn kiệt năng lượng trong cơ thể, bởi để giữ cho cơ thể căng như vậy chúng phải mất năng lượng. Lý do tại sao các bậc thầy Yoga cổ điển xưa toàn hướng dẫn Học trò tập phải buông lỏng, thả lỏng và lắng nghe cơ thể của mình, ngày nay Yoga phương tây đã điều chỉnh khác biệt như khi thực hiện thế cần phải bó cơ lại, siết chặt cơ... nhằm cũng cố cơ ở vùng đó hay tạo sự thẳng hàng, định vị cơ thể tốt hơn.

Thư giãn hoàn toàn cơ thể là điều kiện cần cho việc áp dụng Pranayama (Kiểm soát dòng sinh lực), sau này rất cần thiết cho sự vun trồng sức mình tinh thần và tâm trí. Nên các bậc Yogi thời xưa nhấn mạnh việc luyện Yoga là nhằm mục đích tối thượng là tâm trí bình an và sự an lạc trong nội tâm. Yoga Phương tây ngày nay đề cập nhiều về sức mạnh thể chất và xa lánh sự bình an trong tâm trí.

Vào thời cổ đại, do lũ lụt của các Sông và suối nên không khí quá nhiều âm và rất ẩm ướt, khiến cho năng lượng trong cơ thể con người bị tù đọng lại, làm cho xương khớp của họ cứng nhắc và đau đớn. Vì vậy họ thực hành một số bài tập mềm mại làm dịu triệu chứng đó. Những bài tập có tính trị liệu cao được học hỏi từ những chuyển động con vật, thực vật trong tự nhiên. Chính là hòa hợp giữa cơ thể- hơi thở- tâm thức tạo nên dòng chảy thiêng liêng tinh khiết trong cơ thể vật lý và tâm thức của con người. Nó kết nối lại với nhau giúp chúng ta Vinh quang, an lạc, an nhiên hơn trong cuộc sống này.

Theo tôi bạn chọn cách nào là tùy duyên khởi của bạn nhưng tôi nghĩ nên học hỏi và kết hợp hai thái cực này làm một để đem lại nhiều hiệu quả theo mục đích khác nhau của bạn.
---
Chép lại từ FB Đặng Hùng