Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Ai hưởng lợi từ việc cấp lại bằng cho huấn luyện viên yoga?


AI HƯỞNG LỢI TỪ VIỆC CẤP LẠI BẰNG CHO HUẤN LUYỆN VIÊN YOGA?

Thời gian qua cộng đồng Yoga trong cả nước đã phản ứng trái chiều trên các mạng xã hội và các diễn đàn về việc thay đổi bằng cấp từ quyết định của Liên Đoàn Yoga Việt Nam(LĐYGVN) đề ra. 

Ngày 30/3/2017, bất ngờ, Liên đoàn Yoga VN đã ra công văn 477 với nội dung như sau:
Đề xuất, bắt buộc các Huấn Luyện Viên(HLV) đang giảng dạy tại tất cả trung tâm, cơ sở yoga phải đi tập huấn do Liên đoàn Yoga VN (LĐYVN) tổ chức. Nhưng trước khi “được” đi tập huấn HLV đó phải hoàn thành xong 300 giờ dạy. Và sau khi tập huấn xong mới được cấp chứng chỉ hành nghề yoga cơ bản của LĐYGVN.

Để tìm hiểu thêm chi tiết PV Lao Động Việt có buổi tiếp xúc trò chuyện với Cô Duyên Anh, Huấn Luyện Viên Yoga (từng là huấn luyện tại công ty Trái Tim Vàng), và bây giờ là HLV tự do để tìm hiểu thêm thông tin tại sao có việc đưa ra thông báo này. Mục đích của việc chứng nhận lại chứng chỉ hành nghề của các HLV là gì ?

Cô Duyên Anh bức xúc nói: ”Trước khi chúng tôi đi dạy đều được đào tạo huấn luyện và tổ chức thi bởi Hội Dưỡng sinh HCM, sau đó nhận chứng chỉ mới được dạy, vậy tại sao bây giờ Liên đoàn Yoga buộc chúng tôi phải thay đổi bằng cấp với hình thức bắt đi tập huấn lại với mức học phí 7 triệu/7 ngày. Vừa phải ra điều kiện đã hoàn thành đủ 300 giờ giảng dạy. Vậy những giáo viên mới ra nghề chưa đi dạy làm sao có đủ 300 giờ để đi tập huấn và nếu họ không được tập huấn thì không được cấp chứng chỉ hành nghề. Lẽ nào giáo viên đó vĩnh viễn không bao giờ được đi dạy ???

Theo công văn này thì HLV đang làm việc phải hoàn thành 300 giờ dạy Yoga mới được đi tập huấn 7 ngày với giá 7 triệu. Các HLV đang lagm việc bức xúc về việc họ đã học xong với bằng cấp có đầy đủ giá trị, tại sao lại phải tập huấn lại để được cấp lại bằng ? Ai sẽ là người trả chi phí cho cuộc tập huấn đó? Nhưng điều bất cập nhất trong việc này là đòi hỏi người đi tập huấn phải có 300 giờ dạy chính thức. Thế thì những người mới ra trường, chưa dạy chính thức thì sẽ không được tập huấn. Và nếu không tập huấn thì không có bằng? Nếu vậy thì làm sao những học sinh mới ra trường này có thể hành nghề?

Cô Duyên Anh thắc mắc thêm:”Cơ quan có thẩm quyền nào chứng nhận cho giáo viên đó đã hoàn thành xong khóa dạy 300 giờ? tại sao phải có chứng nhận 300 giờ rồi mới được đi tập huấn mà chỉ cấp giấy chứng nhận hành nghề, điều này rất mâu thuẫn và khó hiểu đối với các huấn luyện viên yoga trong nước. Trong khi những đơn vị được phép chứng nhận cấp 300 giờ dạy là 1 trong 7 trung tâm thuộc liên đoàn yoga VN, vậy có tiêu chuẩn nào để chứng minh họ đủ đạt chuẩn để cấp chứng nhận cho các huấn luyện viên hay không? Ai giám sát việc cho việc này? cơ quan nào có thẩm quyền và đủ chuyên môn để giám sát họ?

7 trung tâm này gồm: 1.công ty Trái Tim Vàng-tp HCM, 2.công ty cổ phần Thể thao Quốc tế Việt Ấn, 3.Công ty Cổ phần học viện Yoga VN-HN, 4.Hội Yoga TP Hải Phòng, 5.Hội Thể dục dưỡng sinh TP HCM (chi hội Yoga TP HCM), 6.Trung tâm đào tạo Yoga TP HCM, 7.Trung tâm Hương Anh Fitness và Yoga HN.
Theo cộng đồng Yoga: ”7 trung tâm này hiện đào tạo HLV và cấp chứng nhận đã hoàn thành đủ 300 giờ dạy (họ đồng thời cũng là thành viên của Liên đoàn Yoga VN)
Trên FB, Phó chủ tịch LDYVN Lê Thị Tố Hải (hiện là chủ tịch Công ty Đào tạo HLV Yoga Trái tim Vàng) trả lời cho các HLV về công văn 477 như sau: “Nếu đơn vị kiểm tra phát hiện HLV nào chưa có bằng chứng nhận bởi Liên đoàn, thì HLV đó sẽ bị đình chỉ dạy đồng thời cơ sở Yoga nơi đó sẽ phải tạm đóng cửa”

Nhưng theo thông tư luật Yoga của bộ văn hóa Thông tin cho phép Tổng cục Văn hóa Thể thao thực hiện tập huấn Yoga trong phạm vi cả nước thì phải mất vài năm chứ không thể nào mới ra luật mà đi kiểm tra và phạt liền ngay được. Và thông tư của bộ VHTT không đề cập đến người được tập huấn phải hướng dẫn đủ 300 giờ dạy, và cũng không bị phạt hoặc ngưng hoạt động.

Trong khi Bộ VHTT chưa đưa ra bất cứ một văn bản nào để đình chỉ các chứng chỉ nghề của HLV Yoga được hội dưỡng sinh thành phố HCM, và hội Yoga VN đã cấp trước đó không còn tác dụng để hành nghề thì tại sao tổng cục thể thao – LĐ Yoga VN bắt buộc chuyển đổi chứng chỉ hành nghề Yoga, mà chứng chỉ chỉ có thời hạn 5 năm thôi. Với học phí cho đợt tập huấn này là 7 triệu/1 HLV trong thời gian 7 ngày.
“Sau khi phát công văn gửi đến cho các cơ sở bắt buộc HLV đi học thì 3 ngày sau một số trung tâm thuộc liên đoàn yoga đã chạy quảng cáo rầm rộ trên FB về việc nhận đào tạo HLV đồng thời cam kết học xong sẽ tạo điều kiện cho HLV đó được dạy đủ 300 giờ mới đi tập huấn, vậy mục đích của Liên đoàn Yoga đề ra 300 giờ là động cơ gì cho khóa huấn luyện này? ” Cô Duyên Anh nói.

Vì thế, các HLV Yoga thắc mắc: Tại sao Liên Đoàn Yoga VN bắt HLV phải được đào tạo đủ 300 giờ để đi tập huấn. Và ai là cơ quan đào tạo này? Chính các trung tâm Yoga thành viên của LĐYVN. Có phải đây là một cách để có thêm thu nhập của LĐYVN?
Ngoài ra, một câu hỏi cũng được đặt ra là: Trong Liên đoàn Yoga VN và tổng cục thể thao thì ai là người giám sát việc ra quy định này?

Với cương vị là phó chủ tịch Liên đoàn Yoga VN, bà Lê Thị Tố Hải đã đủ giảng dạy 300 giờ chưa? Ai chứng nhận và cơ quan nào là người cấp chứng nhận hành nghề Yoga VN cho bà và các thành viên còn lại trong LĐYGVN?

Câu trả lời còn lại dành cho những người có thẩm quyền .

Phóng viên LĐV
---
Chép từ trang FB Lao Động Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét