Mô tả sơ qua về cột sống:
Đốt sống cổ hơi lõm vào, lưng trên hơi lồi, thắt lưng hơi lõm vào...đây là cấu trúc tự nhiên của cột sống con người được tạo ra như thế để giảm sốc.
Chỉ cần 1 trong 3 phần này mất tính lồi lõm tự nhiên của nó thì sẽ ảnh hưởng đến 2 phần còn lại của cột sống. Ví dụ:
Nếu thắt lưng lõm vào quá nhiều thì gọi là bị chứng lưng ưỡn (lordosis), cũng không tốt cho thắt lưng - có thể sinh ra đã bị hoặc bị nhiều khi các bạn tập các tư thế ngả lưng mà chưa nắm kỹ thuật và chưa biết phân bổ độ cong cho lưng. Thắt lưng bị phẳng hay lồi cũng sẽ gặp rắt rối, và gây ảnh hưởng đến lưng trên và cổ.
Hoặc nếu vùng lưng trên lồi quá (gù - Kyphosis) cũng sẽ ảnh hưởng tới đốt sống cổ và thắt lưng...
Có thể bạn quan tâm:
- Tỷ lệ cơ thể ảnh hưởng như thế nào đối với thực hành Yoga?
- Thảm yoga định tuyến Liforme - rủi ro hàng nhái, hàng giả?!
- Giải phẫu cơ thể học (anatomy) trong yoga quan trọng hay không?
Có một số người học định tuyến (nguyên tắc canh chỉnh thẳng hàng) xong áp dụng một cách quá mức: vd: Trồng chuối (Sirsasana), Đứng bằng tay (Adho Mukha Vrksasana) mà cuộn đỉnh mông to, kéo xương cụt về gót chân quá nhiều đến nổi cái thắt lưng thẳng băng, không còn cái sự lõm tự nhiên của nó, nhìn rất ư là quá mức (extreme), không có dòng chảy cân bằng nhẹ nhàng của khí gì cả, những tấm hình này đăng lên như là những hình mẫu của việc tập đúng định tuyến. Hãy kiểm tra lại, có thật như thế không?
Theo nghiên cứu thì từ khi việc có kỹ thuật cuộn mông và cuộn xương cụt xuống hướng về chân ra đời đã giúp nhiều người lấy lại cân bằng (khi họ làm đúng mức) và giảm đau lưng, nhưng cũng có một số người bị đau lưng do cụp xương cụt xuống quá mức làm phẳng hay gù cả phần thắt lưng (lồi)
Bởi vậy mình rất thích triết lý và định tuyến của Anusara - Hãy cân bằng ở giữa. Cân bằng giữa hai hành động Xoắn Ốc Trong (đổ khung chậu về trước làm thắt lưng lõm sâu vào) và Xoắn Ốc Ngoài (đổ khung chậu ra sau - cuộn nhẹ mông thì xương cụt tự đi về phía trước) - Xoắn ốc ngoài chỉ giúp làm kéo dài phần lõm của thắt lưng ra chứ không phải cụp mạnh xương cụt xuống.
Cái gì mà đưa nó về trạng thái tự nhiên thì sẽ ổn định và cân bằng, tại sao phải ép cơ thể cho nó theo một tiêu chuẩn gọi là "chuẩn"?
Hãy cân bẳng giữa việc vận dụng siết cơ vừa phải (năng lượng cơ) nhưng có sự mềm mại và tỏa sáng của năng lượng tự nhiên (có thần thái hihi) trong cách tập luyện của mình. Vì yoga là cân bằng mà hihi...
Mới nói về một khía cạnh tập Asanas thôi, mai mốt mình sẽ viết về "Tính kỹ luật" trong yoga nhé! Có nên cân bằng không?
Khi đã liên kết được với cơ thể thì hãy lưu tâm đến sự thư thái và dòng khí di chuyển, đừng mãi mê với cái cơ, cái khớp, cái định tuyến quá mức nhé! ☺😊... Đây gọi là nâng cao rùi hehe...
Kim Nguyen - Shriyoga.
Theo nghiên cứu thì từ khi việc có kỹ thuật cuộn mông và cuộn xương cụt xuống hướng về chân ra đời đã giúp nhiều người lấy lại cân bằng (khi họ làm đúng mức) và giảm đau lưng, nhưng cũng có một số người bị đau lưng do cụp xương cụt xuống quá mức làm phẳng hay gù cả phần thắt lưng (lồi)
Bởi vậy mình rất thích triết lý và định tuyến của Anusara - Hãy cân bằng ở giữa. Cân bằng giữa hai hành động Xoắn Ốc Trong (đổ khung chậu về trước làm thắt lưng lõm sâu vào) và Xoắn Ốc Ngoài (đổ khung chậu ra sau - cuộn nhẹ mông thì xương cụt tự đi về phía trước) - Xoắn ốc ngoài chỉ giúp làm kéo dài phần lõm của thắt lưng ra chứ không phải cụp mạnh xương cụt xuống.
Cái gì mà đưa nó về trạng thái tự nhiên thì sẽ ổn định và cân bằng, tại sao phải ép cơ thể cho nó theo một tiêu chuẩn gọi là "chuẩn"?
Hãy cân bẳng giữa việc vận dụng siết cơ vừa phải (năng lượng cơ) nhưng có sự mềm mại và tỏa sáng của năng lượng tự nhiên (có thần thái hihi) trong cách tập luyện của mình. Vì yoga là cân bằng mà hihi...
Mới nói về một khía cạnh tập Asanas thôi, mai mốt mình sẽ viết về "Tính kỹ luật" trong yoga nhé! Có nên cân bằng không?
Khi đã liên kết được với cơ thể thì hãy lưu tâm đến sự thư thái và dòng khí di chuyển, đừng mãi mê với cái cơ, cái khớp, cái định tuyến quá mức nhé! ☺😊... Đây gọi là nâng cao rùi hehe...
Kim Nguyen - Shriyoga.
Bạn nói chính xác đấy ạ! Mình tập yoga rồi đam mê, học thêm và đến dạy yoga được vài năm rồi nên mình cũng có chút cảm về nó. Mình thấy sau vài năm tập đã khỏe ra rất nhiều,cải thiện dáng vóc khá nhiều, tinh thần thư thái nhiều, mạnh mẽ dẻo dai nhiều...vậy thì cên gì mà nên vậy: mình chỉ cần tệp luyện nhẹ nhàng, điều chỉnh tư thế cân đối nhẹ nhàng theo hơi hít sâu và thở chậm,tập theo sức mình...đã đủ tốt. Cứ nói như bạn tui đồng ý: nói quá lên, bi a đủ điều, đũ loại hỗ trợ tập...làm người tập tốn kém, đua tranh...cuối cùng cũng không biết có khỏe thêm hay tiền mất.hic.hic. ai bi a nhiều học viên đông, tự cho giỏi học viên kgoai, phòng tập dụng có dụng cu hỗ trợ nhiều nóu cô giáo giỏi...nghe nhiều, thấy nhiều mà không viên thì tập tốt không tui chưa biết.hic.hic. cảm ơn bạn đã chia sr chân tình...định tuyến ơi ka định tuyến.
Trả lờiXóa