Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

Tản mạn về con đường tu luyện


Nhân dịp Năm Mới 2019 và chuẩn bị đón Xuân Mới Kỷ Hợi, trong tôi có những suy ngẫm về Con đường tu luyện mình đã chọn và đi theo 22 năm qua.

Mặt khác, đến thời điểm này, tôi cũng đã đạt đến Cái Mốc trong Thông Điệp tôi gửi đến các bạn đồng môn, và các bạn bè : "Phấn đấu rèn luyện toàn diện (Yoga) để sống tối thiểu đến 80 + khỏe mạnh, không đau ốm, bệnh tật", vì thế cũng muốn nói lên đôi điều về những gì mình thấy, cảm nhận, và thu nhận được trên đoạn đường theo Yoga gần 22 năm qua (1997-2019). 

Có thể bạn quan tâm:
Ngoài ra, đến lúc này còn khỏe mạnh, còn tỉnh táo, còn có thể viết, biết đâu "ngày mai" có thể có điều gì xảy ra, ai mà biết trước được, thì có muốn nói, muốn viết cũng "đành chịu".
Viết gì nhỉ?
Viết về lịch sử, mục đích,, triết lý, đạo đức,, ẩm thực, lợi ích của Yoga ư ? Khỏi phải viết, vì đến nay sách báo đã viết, hầu như mọi người đã biết và hiểu.
Nói vậy, vẫn có điều nên nói, nên viết.
Đó là, đã biết và hiểu rõ, hiểu đúng về Yoga chưa? (chưa nói đến hiểu đủ chưa), mà quan trọng là đã thực hành đúng chưa.
Để nói về điều này, tôi nghĩ lại về tình hình và xu thế tập luyện trong 21 năm qua(1997-2018).
  • 1997-2007: Giai đoạn ban đầu, xây dựng và hình thành phong trào tập luyện Yoga tới cộng đồng.Giai đoạn ban đầu này phát triển ở một số thành phố lớn, chủ yếu tập theo dòng Hatha Yoga, người tập vừa it, chủ yếu là phụ nữ, người lớn tuổi và bị bệnh tật. Nam giới ít tập vì các lý do khác nhau, người lớn tuổi thì cho rằng tập Yoga nhẹ nhàng nên dành cho phái yếu, còn các bạn nam trẻ tuổi, thì ngại là tập Yoga phải ăn chay sẽ ảnh hưởng về mặt sinh học.
  • 2007-2017 đến nay: Phong trào tập Yoga phát triển mạnh (như nấm mọc sau mưa) do việc giao lưu với bên ngoài, nên các dòng Yoga khác thâm nhập vào, và đặc biệt phương pháp tập luyện có khác với Yoga cổ điển, như vận động mạnh hơn, tập thành các chuỗi, và đặc biệt chú ý tới thế hiện cái bề ngoài bởi các tư thế (asana) khó (như làm xiếc) do đó thu hút lớp trẻ, đồng thời phong trào tập luyện Yoga mở rộng đến hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, và phát triển sâu đến các trung tâm huyện lỵ. 
Điều mừng là Yoga đã phát triển rộng rãi, giúp cho đông đảo trong cộng đồng tiếp cận được đến Yoga, môn tập vừa hữu ích, vừa lâu đời tuy nhiên thành phần tham gia mới có lớp trẻ nam giới, còn lớp lớn tuổi vẫn chưa thay đổi nhiều Điều chưa mừng và đáng quan tâm là phương pháp tập luyện hầu như lệch hướng, do thích thể hiện cái tôi, bề ngoài, thích ganh đua, nên đã dẫn đến những trường hợp gây chấn thương (phần thắt lưng), vừa ảnh hưởng đến người tập, vừa gây dư luận không đúng về Yoga.

Gần đây đã có nhiều bài viết nói lên sự lệch lạc, với tư cách là yogi cao tuổi, vừa có thời gian tập luyện lâu năm, vừa là hdv Yoga lớn tuổi nhất hiện nay, qua đây tôi mong muốn các bạn yogi nói chung, các hdv Yoga nói riêng quan tâm đến việc hướng dẫn và tập luyện để mọi người thu nhận được những gì tốt đẹp của Yoga.
---
Chép lại từ FB thày Kimtoan Trương

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2019

Tại sao mùa đông càng phải tập luyện Yoga???


"Không lo bệnh tật chỉ sợ bệnh lười"
Bạn thì sao? Mùa đông có lười nhác rèn luyện không? Có dậy sớm hơn các mùa để tập luyện chưa? Hàng ngày có làm ấm cơ thể bằng vận động không? Tôi xin phép nói thẳng là chúng ta mùa hè đã lười vận động thì chắc 100% mùa đông siêu lười luôn. Trong 4 mùa thì mùa đông có nguy cơ mắc bệnh lý cao như co mạch, hô hấp, đặc biệt phổ biến là xương khớp. Hôm nay tôi xin phép chia sẻ bệnh hay mắc phải vào mùa đông là thoát vị đĩa đệm, tại sao vậy? 

Có thể bạn quan tâm:

Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra vào mùa nào?

Thoát vị đĩa đệm (hay còn gọi là đau dây thần kinh tọa) là tình trạng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống do thoái hóa hoặc các sang chấn. Bệnh thường gây ra các triệu chứng đau nhức vùng thắt lưng lan xuống chân. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra bất cứ khi nào nhưng phổ biến nhất và thường tái phát vào mùa đông khi thời tiết chuyển lạnh, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, vận động của người bệnh. Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra vào mùa nào đây?

Vì sao bệnh thoát vị đĩa đệm thường xảy ra vào mùa đông?
Vào mùa đông khi thời tiết lạnh và thời điểm dễ xảy ra và tái phát nhiều bệnh như viêm xoang mũi, các bệnh đau nhức xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm khiến cho người bệnh cảm thấy lo lắng. Mỗi khi thời tiết thay đổi chuyển lạnh khiến cho vùng bị thoát vị đĩa đệm bị đau nhức, tê cứng khó cử động rất phiền toái. Nguyên nhân được xác định là do:

Mùa đông thời tiết lạnh, hanh khô, khi thì ẩm ướt thất thường kết hợp với các yếu tố bên trong sẵn có ở người bệnh như dịch khớp, kết tủa muối, thay đổi nồng độ hóa chất, vận mạch,… làm xuất hiện các cơn đau khớp.
Trời rét kèm theo mưa dễ khiến cho các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông hơn sẽ trở nên bị khô cứng gây ra khó cử động và đau mỏi. Bên cạnh đó do trời lạnh nên việc vận động giảm đi khiến cho khí huyết kém lưu thông khiến cho các cơn đau nhức, tê bì trở nên nặng thêm.
Các tác động do phong, hàn, thấp kèm theo các nguyên
Ngoài bệnh thoát vị đĩa đệm thường tái phát vào mùa đông còn có nhiều bệnh xương khớp khác cũng thường xuyên gặp phải như thoái hóa khớp háng, đầu gối, đau lưng, viêm khớp,… Do đó người bệnh cần lưu ý để phòng tránh và khắc phục bệnh hiệu quả.

Các biện pháp phòng tránh thoát vị đĩa đệm và bệnh xương khớp vào mùa đông

Các bệnh xương khớp dễ xảy ra và tái phát vào mùa đông. Do đó, người bệnh rất cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ xương khớp luôn khỏe mạnh để tránh mắc bệnh. Cụ thể các bạn nên thực hiện tốt các biện pháp như sau:

1. Giữ ấm cho cơ thể

Điều này rất quan trọng vì như đã nói ở trên, thời tiết lạnh sẽ khiến cho gân cơ bị co rút lại, dịch khớp khô cứng gây đau và tê khớp. Do đó, người bệnh cần thiết giữ ấm cho cơ thể khi có không khí lạnh tràn về, nhất là giữ ấm cho đôi chân.

2. Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý

Bạn nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Không nên làm việc quá sức, nhất là bưng bê nặng sẽ gây áp lực đè nặng lên cột sống và xương khớp. Cần nghỉ ngơi hợp lý. Hay dành thời gian tĩnh tâm giúp cho cơ của bạn thả lỏng.

3. Vận động hàng ngày bằng Yoga và kết hợp các kỹ thuật khác.

+ Vào mùa đông lạnh thường khiến cho nhiều người siêu lười vận động. Điều này khiến cho các khớp xương có nguy cơ bị cứng lại, khí huyết kém lưu thông gây đau nhức, tê bì chân tay. Do đó, các bạn nên thường xuyên vận động, tập luyện các bài tập phù hợp.

+ Các tư thế Yoga giúp cho cơ thể ấm lên, các khớp được mở ra. Khí huyết lưu thông khắp cơ thể tránh hiện tượng đông cứng các khớp, co rút các gân, dây chằng. Đặc biệt vùng thắt lưng các đốt sống mềm mại, dây chằng đàn hồi tốt hơn và các cơ rắn chắc nhờ các tư thế ngã, gập, và vặn xoắn.
+ sử dụng các kỹ thuật làm ấm như thở thận, thở tâm linh, thở thanh lọc, thở co rút trên huyệt đạo chính..... nó giúp cho khí huyết sung mãn, lan tỏa đến các khe đốt sống. Cột sống trở nên ấm, tươi mới.

+ Thường xuyên thực hiện các động tác xoa bóp, massage giúp lưu thông khí huyết và giảm đau nhức xương khớp.

+ Sử dụng kỹ thuật chườm ấm các vùng lưng, cổ.

4. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Người bệnh nên thường xuyên bổ sung vào thực đơn ăn uống các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, các loại vitamin vì chúng rất cần thiết và tốt cho hệ xương khớp khỏe mạnh. Bên cạnh đó cần tránh ăn các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn sẵn, thực

Kính tặng cả nhà bài viết, mong cả nhà không có thời gian đến phòng tập Yoga cộng đồng thì hãy tập trên chiếc giường của mình, hay bất kỳ nơi đâu thoải mái. Vì sức khỏe của mình là yêu thương gia đình bạn.

Photo: Trần Nguyên Phú

Chép lại từ FB Đặng Hùng

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2019

YOGA và CON ĐƯỜNG bạn lựa chọn


🌸 Trong yoga nhiều con đường để đến đích , nó không hề có định nghĩa nhất định, yoga không chỉ để thực hiện được các tư thế đẹp, mà quan trọng là tinh thần (Thể TÂM TRÍ ) các tư thế chỉ để cho người tập trải nghiệm hay còn gọi là luyện thể THỂ XÁC để hướng vào trong thể TÂM TRÍ, chỉ khi lắng xuống ta mới thấy được mình, yoga không mưu cầu - không so sánh - không hơn thua - không đặt mục đích, không ham các tư thế nâng cao, vì khi đặt mục đích ắt sẽ có hơn thua so sánh và tham sân si sẽ khởi lên trong TÂM mình... 

Có thể bạn quan tâm:

📌 Theo Tôi hiểu yoga là thiền và thiền là yoga, chứ yoga không phải là xiếc và xiếc không phải là yoga, nên tại sao lại nói yoga phù hợp với mọi lứa tuổi, cũng không phân biệt giới tính...

📌 Mà yoga luôn khuyến khích tập - trải nghiệm theo sức của mình...

🌸 Bản thân Tôi Thấy nuối tiếc 1 điều Yoga hiện đang dần bị suy thoái  và nhiều Yogi đang bị đi sai đường bởi từ Sai lầm ở nhiều giáo viên luôn khuyến khích Hv của mình tập cho nhanh bằng được các tư thế nâng cao, các tư thế khó, để đi khoe, để thể hiện cái đẹp, hay nói khó nghe hơn để thể hiện đi lòe thiên hạ.... 

🌸 Họ đâu biết mỗi cơ địa, mỗi độ tuổi khả năng về xương khớp khác nhau , nên trong 1 lớp mà khuyến khích quá về động tác “Khó” sẽ tạo nên môi trường có sự cố gắng sẽ có sự đố kỵ cũng không tránh được sự tự ti của những người không làm được ngay tư thế khó.... rồi từ đây người làm được sẽ háo thắng, người không làm được sẽ mặc cảm, rồi nản, rồi bỏ, nếu không bỏ thì cũng phải cố gắng theo.
Họ đâu biết rằng cái gì cố gắng đều sẽ bị “Mệt “ mệt ở cơ thể thì thư giãn sẽ trở lại bình thường, nhưng “Mệt “ về TÂM ắt cuộc sống sẽ luôn mệt! 

🌸 Nên mới có câu :
“Khi bạn cảm thấy bình yên trong tâm, Bạn sẽ trở thành người sống bình yên với những người khác“
Om om om 🙏
---
Chép lại từ FB Huỳnh Bích Hiền Yoga