CHUẨN BỊ CHO MỘT BÀI TẬP BACK BEND CẦN NHỮNG GÌ???
Back bend (ngả sau) thường rất được yêu thích, nhưng các tư thế back bend đều ko đơn giản. Có lẽ vì nó khó nên mọi người cũng thích cái cảm giác chinh phục nó hơn.
Tập bất kỳ một tư thế hay nhóm tư thế nào đó, cũng giống như việc nấu ăn, chúng ta sẽ cần những nguyên liệu, gia vị, và dụng cụ để tạo thành một món ăn. (Dạo này Linh mê nấu ăn ý mà =)) )
Trong bài này Linh sẽ viết về các "nguyên liệu" để thực hành nhóm tư thế Back bend. Chỉ là "nguyên liệu" thôi, còn "công thức" thì không có công thức chung mà sẽ phải tùy vào từng cơ thể, từng trạng thái của mỗi người, vì vậy mình ko nói tới ở đây.
---
Có thể bạn quan tâm:
Và chúng ta cần ít nhất 5 yếu tố dưới đây để tập Back bend một cách an toàn:
1.Kéo giãn cơ đùi trước
Trước khi vào các tư thế Back bend, ta cần vận động, làm nóng và kéo giãn cơ đùi trước. Nó giống như nền móng vậy, cơ đùi trước có khỏe và dẻo dai thì mới có thể hỗ trợ được cho lưng trong khi ngả sau. Cứ thử nhìn tất cả các tư thế ngả sau xem, đường cong sẽ xuất phát từ đùi - hông - bụng - ngực. Việc này cũng giống như xây cầu, ta cần xây từ đầu cầu ^_^
Vậy tập cái gì để kéo giãn cơ đùi trước ạ?
- Virasana (Anh hùng)
- Anjaneyasana (Lunge - tư thế xuất phát)
- Ustrasana (Lạc đà).
…v..v…
---
2.Ngả khung chậu về sau
Ngả chậu về sau là khi ta hạ xương cụt đi xuống, kéo phần xương mu đi lên, nhằm kéo giãn thắt lưng. Hành động này sẽ giúp bảo vệ tối đa phần thắt lưng (phần dễ tổn thương trên cột sống).
Ví dụ bình thường phụ nữ thích mông cong thì hay ưỡn thắt lưng, động tác này làm tăng võng thắt lưng, gọi là ngả chậu về trước (hay chậu ngả trước). Nếu như vừa ngả chậu về trước (lưng võng), lại vừa backbend, thử nhìn xem, lưng gập hoàn toàn ở thắt lưng, điều này sẽ gây hại cho thắt lưng vì các đốt sống bị chèn ép vào nhau, gây ra vô vàn hậu quả về sau nhé!
Làm thế nào để ngả chậu về sau?
Tập Virabhadrasana 1 (Chiến binh 1) ạ. Hoặc Ukatasana (Cái ghế). Hoặc chỉ cần hạ xương cụt đi xuống, thóp bụng lại 1 chút, miễn sao cảm nhận thắt lưng ko còn võng, mà sẽ phẳng hơn so với độ cong tự nhiên là được ạ.
---
3.Vươn dài cột sống
Đương nhiên là phải vươn rồi. Vươn dài cột sống không chỉ có trong nhóm back bend mà còn có trong hầu hết các tư thế. Kéo dài, kéo giãn sau đó gập thì sẽ giúp tạo khoảng trống giữa các xương, từ đó đĩa đệm và các dây thần kinh ko bị chèn ép.
Hãy nhớ, kéo dài rồi mới bẻ cong.
Có rất rất nhiều tư thế giúp kéo dài cột sống. Vươn 2 tay qua đầu đã là kéo dài rồi. Nên chắc ko cần nói thêm nữa nhỉ? :D
---
4.Mở ngực, mở vai
Nếu kéo giãn cơ đùi là một đầu cầu, thì mở ngực mở vai có thể coi là đầu còn lại đấy :D (trong 1 vài tư thế thì cầu sẽ đc nối dài tới đầu hoặc tay nữa :p )
Mở ngực, mở vai là thế nào? Là đưa 2 bả vai vào gần nhau, và nâng xương ức lên. Đơn giản thế thôi, nhưng nhiều khi lại quên đấy ạ :) Khi mở ngực thì phần lưng trên cũng đc uốn cong, và cột sống lúc này sẽ cong đều như chữ “C” vậy.
Các tư thế giúp mở ngực: Gomukhasana, Dhanurasana, Setu bandha,……
---
5.Chuyển động có kiểm soát
Đừng bao giờ hành động một cách vô thức. Trong ngả sau, cần hướng ý thức tới việc cột sống đang ngả ở đâu, mức độ như thế nào, và các cơ tham gia vào từng chuyển động phải thả phải xiết ở mức độ nào?!
Yếu tố thứ 5 này ko phải ai cũng làm được, nhưng hãy luyện tập. Mỗi ngày hãy chú ý đến một vị trí, bộ phận nào đó trên cơ thể, rồi cảm nhận nó, tìm hiểu nó. Đến một ngày sẽ òa lên ngạc nhiên và thích thú vì bạn quá hiểu cơ thể mình đó :))
---
Tạm thời món “Back bend” của mình cần ít nhất 5 "nguyên liệu" đó, còn các gia vị như: cổ ngả như thế nào, mắt nhìn đi đâu, bàn chân bàn tay ra làm sao; rồi các dụng cụ hỗ trợ như khối gỗ, dây,… Những cái đó còn nhiều lắm nên mọi người cứ tự nêm nếm cho mình nhé! :D
Lâu lắm mới lạch cạch viết bài, hy vọng giúp ích được cho mọi người.
Chúc bạn luôn khỏe <3
Namaste!
---
Chép từ FB của Linh Linh Yoga
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét