Tôi đã hơn 10 năm nghiên cứu, thống kê và trị liệu phục hồi cho nhiều bệnh nhân và những chấn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó là chấn thương do tập luyện Yoga. Mới gần đây tôi quyết tâm đưa ra các chỉ số KPI (chỉ số đo lường) cụ thể, tỉ mỉ cho các bệnh nhân và người chấn thương thì tôi đã làm hội chẩn cho họ, đưa ra giải pháp, theo dõi quá trình và đánh giá KPI. Tôi nhận thấy mức độ tổn thương của người luyện tập là theo nhiều mức độ khác nhau, thường thì tổn thương mức độ nhẹ, đau nhẹ khi vận động quá hoặc thay đổi thời tiết... nhưng lâu ngày mưa dầm thấm lâu từ cái bé, cái bé nhỏ mà sai lâu ngày thành họa (mức độ tổn thương tăng lên), ngược lại cái bé chuẩn, tốt thì kết quả mang lại lợi ích vô cùng.
Vậy cái sai nhỏ bé đó nó xuất phát từ đâu? Nguyên nhân của nó???
Vâng, có rất nhiều nguyên nhân xảy ra vấn đề sai nhỏ này nhưng hôm nay tôi chia sẽ cái sai ở đây là thiếu hiểu biết từ người bạn hướng dẫn hay 1 giáo viên, huấn luyện Yoga thiếu hiểu biết, cẩu thả, hời hợt hay còn gọi là vô trách nhiệm của người hướng dẫn mình. Họ không cố ý nhưng họ cẩu thả và thiếu hiểu biết mới dẫn tới như vậy. Mấy hôm nay 1 ngày tôi xử lý, tư vấn cho hôm 3 người, hôm thì 5 người bị tổn thương cơ gân kheo vì lý do dở hơi là khi họ xoặc, họ dạng rộng khớp háng thì người bên cạnh không hiểu sao ấn mạnh quá, hay đột ngột dẫn tới chấn thương cơ gân kheo.
Có thể bạn quan tâm:
🤔🤔🤔Cơ gân kheo là nhóm gân nằm sau đùi, gân kheo chịu trách nhiệm ‘đính kết’ nhóm cơ bắp chịu lực ở sau với xương và do đó, nó là nhóm tổ hợp cơ lớn, chịu tác động lẫn nhau và rất dễ tổn thương vì áp lực không được chia đều lên hầu hết cả nhóm. Môn phẫu thuật học xem gân kheo là cả nhóm cơ sau đùi để dễ dàng hơn trong việc phân loại. Tại đây, gân kheo được chia ra làm ba cái tên khác để chỉ đích danh chúng, gồm cơ bán mạc, cơ bán gân và cơ nhị đầu đùi. Chấn thương gân kheo tùy mức nặng hay nhẹ, chính là chỉ đến những tổn thương chung của cả ba nhóm cơ này. Gân kheo không ảnh hưởng đến việc di chuyển nhẹ nhàng như đi bộ. Nó được dùng để giúp cho đầu gối chịu bớt lực hơn khi hông bắt đầu được dùng nhiều cho việc vận động. Bạn có thể cảm nhận sự kéo căng cơ gân kheo trong các tư thế Con cò, đứng thăng bằng 1 chân, hay trong các động tác xoạc chân.
Nguyên nhân chấn thương cơ gân kheo
Nguyên nhân chấn thương cơ gân kheo
Phía sau đùi có 3 bó cơ kéo dài từ phần xương ngồi xuống đến đầu gối. Bạn cứ hình dung nó như sợi dây chun co dãn. Khi bạn bị đau phía sau đùi, hầu hết bắt nguồn từ phần phía dưới xương ngồi, ấn vào đó bạn sẽ thấy đau, sau đó vùng đau lan tận đến đầu gối. Đó là nguyên nhân chính bạn không thể dơ chân lên cao hoặc cúi gập người về phía trước.
Phục hồi sau chấn thương
Phục hồi sau chấn thương
Nếu bạn cảm thấy mình có những biểu hiện của đau cơ gân kheo. Thì hãy phục hồi với những giai đoạn sau
Đầu tiên 3 ngày sau khi chấn thương, bạn phải hoàn toàn ngừng tập luyện, chườm đá nhiều lần trong ngày (mỗi lần chườm đá khoảng 20 phút). Trong giai đoạn này bạn tuyệt đối không được kéo dãn, kéo dài cơ hoặc là bôi dầu nóng vào phần cơ bị tổn thương.
Thứ hai: Trong vòng 6 tuần sau khi bị chấn thương, làm thẳng hàng lại các cấu trúc bị tổn thương, bạn cần định tuyến đúng trong quá trình bạn tập luyện và đặc biệt phục hồi xoa bóp trị liệu. Giai đoạn này bạn không được giãn cơ quá sâu. Tập trung vào co cơ gân kheo phía sau. Bạn cần hiểu đơn giản là bạn làm ngược lại với các asana giãn cơ gân kheo, tăng cường sức khỏe cho cơ.
Giai đoạn 3: Đánh giá thực tế để xây dựng các bài tập phục hồi phù hợp, tăng cường cường độ, mạnh, bền... lên.
Vậy theo bạn người giúp đỡ mình quan trọng không? Hay chính người thầy dẫn dắt chúng ta quan trọng không???
Mong các bạn tỉnh thức và thấu hiểu người khác trước khi giúp đỡ ai không có tư tưởng làm việc thiện nhưng hành động thì sai. Tôi luôn mong muốn hoàn thiện học hỏi và chia sẽ những điều tuy nhỏ nhưng tôi cảm nhận đây là chủ đề cần thiết mà những nhà Yogi& Yogini cần lưu tâm. Nếu bạn thấy góp ý thêm kho tàng kiến thức, ý nghĩa cho mình và người bên cạnh thì hãy bình luận và chia sẽ.
Trân trọng và cảm ơn thật nhiều!!!
Đặng Hùng
Đầu tiên 3 ngày sau khi chấn thương, bạn phải hoàn toàn ngừng tập luyện, chườm đá nhiều lần trong ngày (mỗi lần chườm đá khoảng 20 phút). Trong giai đoạn này bạn tuyệt đối không được kéo dãn, kéo dài cơ hoặc là bôi dầu nóng vào phần cơ bị tổn thương.
Thứ hai: Trong vòng 6 tuần sau khi bị chấn thương, làm thẳng hàng lại các cấu trúc bị tổn thương, bạn cần định tuyến đúng trong quá trình bạn tập luyện và đặc biệt phục hồi xoa bóp trị liệu. Giai đoạn này bạn không được giãn cơ quá sâu. Tập trung vào co cơ gân kheo phía sau. Bạn cần hiểu đơn giản là bạn làm ngược lại với các asana giãn cơ gân kheo, tăng cường sức khỏe cho cơ.
Giai đoạn 3: Đánh giá thực tế để xây dựng các bài tập phục hồi phù hợp, tăng cường cường độ, mạnh, bền... lên.
Vậy theo bạn người giúp đỡ mình quan trọng không? Hay chính người thầy dẫn dắt chúng ta quan trọng không???
Mong các bạn tỉnh thức và thấu hiểu người khác trước khi giúp đỡ ai không có tư tưởng làm việc thiện nhưng hành động thì sai. Tôi luôn mong muốn hoàn thiện học hỏi và chia sẽ những điều tuy nhỏ nhưng tôi cảm nhận đây là chủ đề cần thiết mà những nhà Yogi& Yogini cần lưu tâm. Nếu bạn thấy góp ý thêm kho tàng kiến thức, ý nghĩa cho mình và người bên cạnh thì hãy bình luận và chia sẽ.
Trân trọng và cảm ơn thật nhiều!!!
Đặng Hùng
---
Chép lại từ FB Đặng Hùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét