Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2022

Yoga và giác ngộ tâm linh

Yoga và giác ngộ tâm linh

 Yoga và thiền là 2 con đường song song giác ngộ. 

Long từng cảm nhận, yoga giống như là 1 cánh cửa mở ra thiền định. Càng đi sâu vào 3 lớp cơ thể thì Long khẳng định:

  • Yoga là con đường giúp bạn cân bằng 2 lớp cơ thể đầu tiên: vật chất & tinh thần
  • Thiền là con đường giúp bạn cân bằng hiểu biết lớp cơ thể cuối cùng: tâm linh 

Chính vì vậy, các thiền sư khi xưa họ đều bắt hành trình tìm lại mình bằng tập luyện yoga.

Ban đầu chỉ đơn giản là tập những tư thế đơn giản. Ngồi, nằm, đứng cảm từng tư thế. Lắng nghe phản ứng của cơ thể. Cảm nhận từng dòng chảy trong tâm thức của sự tĩnh lặng.

Lâu dần, khi tập quen với việc cảm. Họ nhìn ra và thấy bản chất cơ thể. Họ mới nâng cấp lên thêm các công cụ hỗ trợ cho việc tập luyện ấy thêm tốt đẹp hơn, bản chất và rõ ràng thật hơn. 🙂 

Họ nhận thấy khi hít thở 2 mũi chẳng hít cùng 1 lúc. Vậy là thở luân phiên ra đời để tối ưu hơi thở tốt hơn.

Họ nhận thấy rằng trong lúc tập luyện vùng khí ở bụng quan trọng nhất. Vùng đó là nơi tiêu hóa chuyển hóa thức ăn. Họ còn thấy chỗ đó sinh ra năng lượng cho cơ thể. Nên các bài thở tống hơi, thở nauli ra đời để hỗ trợ kích hoạt năng lượng vùng đan điền.

Họ nhận thấy rằng trong cơ thể con người tầm thường đầy chất dơ bẩn. Có 1 phần do tâm thức tạo ra. 1 phần do thói quen sinh hoạt ăn uống. Họ thấy những người dơ bẩn này khí ở đan điền cực yếu nên không thể thải chất dơ ra. Để hỗ trợ, họ tìm ra những phương pháp thải độc đại tràng cơ bản. Long được biết, ngày xưa các yogi thường thải độc bằng 1 phương pháp hoàn toàn khác giờ. Có phương pháp dùng nước uống nhanh để đẩy tống xuống đại tràng là đúng phương pháp cổ điển. Chứ không dùng cà phê thâm thụt như giờ đâu. 🙂 

Họ nhận thấy rằng, tim bơm máu đi, phổi hấp thụ oxi, dạ dày tiêu hóa..... Nhưng ngoài những bộ phận nói trên, còn có 1 dòng chảy kỳ lạ chạy khắp cơ thể. Dòng chảy này từ bụng đi lên, từ bụng đi xuống. Rồi dòng chảy này lại được nạp vào bởi thức ăn, bởi 1 chút hơi hít thở, bởi năng lượng nhận vào ra mỗi ngày. Nên hình thành ra lý thuyết 5 lớp cơ thể, hình thành nên y học ayurveda, hình thành những triết lý yoga cổ điển,.... Rồi mỗi người yogi lại thực hành, lại cảm nhận, lại thấy cần bổ xung thêm 1 góc nhìn, 1 thông tin để thêm sự thật. Vậy là triết lý yoga cổ đại hình thành từ đó.

Nó hình thành từ quá trình phát triển của yogi mong muốn giác ngộ bản thân. Họ hành 1 vài tư thế cơ bản trong nhiều tiếng đồng hồ. Để cảm, thấu rồi hiểu bản chất thật. Để chữa bách bệnh cho 2 lớp cơ thể đầu tiên. Rồi họ mới viết ra thành sách cho hậu thế ngày nay. 🙂 

Con người ngày nay đến với yoga khác hoàn toàn với người xưa. Họ đến coi yoga giống như 1 bộ môn vận động, giống như trò chơi thể thao để khỏe. Một vài người do từng đã tập ở tiền kiếp, 1 vài người do căn duyên mà nhận ra được một phần nhỏ yoga cổ điển. Nhưng những lời người nhận ra ấy nói cộng đồng xã hội thường không theo. Vì nó rắc rối, mất thời gian tập luyện cảm nhận và thấu hiểu.

Giống như con vẹt, chỉ biết bắt chước lại tiếng nói của loài người. Đến tình uống đó thì nhai lại mà không hiểu bản chất. Nên các công cụ vô cùng tốt đẹp mà hàng nghìn năm các bậc thầy yogi vừa dành cả đời tập luyện, cảm nhận mới  ghi chép được vài dòng bị hậu thế chép lại y nguyên mà không hiểu bản chất.

Thở luân phiên chỉ dành cho tối ưu hơi thở. Khi người nào cần tối ưu mới tập. Nhịp tập mỗi người tùy vào cơ thể, cảm nhận, bệnh mà cách tập khác nhau hoàn toàn.

Thở tống hơi chỉ để dành lúc thải độc cho cơ thể dạng đơn giản và mục tiêu để tăng khí đi lên. Nhịp mỗi người cũng khác nhau. Vậy mà giờ thì đua nhau tạo bài tập thở. Nam nữ tập như điên. Không hiểu lợi hay hại ntn chỉ nghe HLV nói thải độc là ngày nào cũng tập. 

Thở nauli là 1 bài tập thải độc chuyên sâu.  Nó không phải hơi thở. Nó là 1 asana chuyên sâu. Nó tác động vào đan điền tĩnh để xoay năng lượng và chuyển hóa về khí. Nó dành cho nam giới và chỉ nên tập tối đa 1 năm 1 lần. Bây giờ thì, vì tiền, vì tham lam, vì ngu dốt mà HLV đua nhau mở lớp dạy thở nauli. Mà cái chết là dạy cho toàn nữ. Nữ đâu tập được. Tập sớm muộn cũng ra đi. 

Rồi các bài tập thải độc đại tràng của các thầy cũng vậy nốt. Ngày xưa, các thầy chỉ thải độc khi cơ thể ăn uống sai trái, sinh hoạt thói quen không đúng tốt. Và thải độc chỉ làm 1 thời gian ngắn chứ không làm thường xuyên. Vì khi làm thường xuyên chẳng khác nào ngày nào cũng thọc sâu vào ống cống để đẩy chất dơ. Vừa tốn thời gian, vừa gây tổn hại cho ống cống lâu dài. Chưa kể khi tập cảm nhận được khí sẽ thấy khí ở đan điền sẽ loạn nếu thải độc thường xuyên.

Rồi đến mấy bài ăn thô, ăn rau xanh, ăn chất sạch, ăn thanh lọc nữa..... Ngày xưa các thầy dùng bài đó để thanh lọc cơ thể và cũng chỉ dùng 1 khoảng thời gian. Khi ăn vậy, các thầy không làm việc. Chủ yếu dành thời gian tĩnh lặng quan sát cơ thể. Vì khi ăn nhẹ dễ cảm nhận cơ thể hơn. Còn khi phải làm việc nặng nhọc mà ăn kiểu đó thiếu khí, thiếu dinh dưỡng thì 1 ngày đẹp trời sụt khí là tất nhiên. Trường hợp của Lê Thu Hân bạn chuyên về ăn thô, ăn rau xanh, vitamin để chữa ung thư bị chết bởi ngã rồi liệt giường là do thiếu khí xuống chân nên ngã đó thôi. Thích Nhất Hạnh cũng do ăn chay sai cách mà lại lao lực nên thiếu khí. Cuối đời liệt nửa người rồi méo miệng ngồi xe lăn đó thôi......

Xã hội hiện nay rất kỳ và lạ. Nhìn thấy 1 thằng đang múa kiếm trên đường. Thấy đẹp quá, ham quá nên cũng lao vào học. Múa chưa được vài đường thì thiệt mạng như chơi. Có đâu biết rằng: để có thể làm động tác chuyên nghiệp và đẹp mắt vậy là cả 1 quá trình tu luyện và hiểu bản chất vấn đề. Người múa kiếm đầu tiên họ phải học cách kiểm soát cơ, sâu hơn là kiểm soát khí. Để học rồi cảm rồi hiểu rồi hành cũng mất vài chục năm. Sau đó họ cần học cách để dùng công cụ phù hợp với từng bài múa. Không đơn giản như người xem. 🙂

Người không hiểu cứ thấy mấy cái đó đẹp hay nên cứ đem về dùng. Mà không hỏi kỹ bản chất thật. Mà cũng đau thay giờ chẳng mấy ai còn quan tâm tới bản chất. Nói lời thật lòng thì bảo điên. Nói lời ngay thẳng thì bảo là hỗn láo không tôn trọng. Giải thích ra bản chất khẳng định bản chất là.... thì lại bị coi là kiêu ngạo. 🙂 

Nên cộng đồng HLV yoga bây giờ, Long xin nói thật chắc hơn 90% sẽ thiệt mạng hậu covid sắp tới. 🙂 

Vì người chạm vào sự thật của yoga, thì chỉ cần tập yoga mỗi ngày. Thậm chí giỏi thì chỉ cần nhắm mắt ngồi trên xe cũng chữa được bách bệnh ở 2 lớp cơ thể rồi. 🙂 

Còn chuyển hóa lớp tâm linh thì khó hơn vạn lần. Tùy duyên độ tiếp.

---
Chép từ FB Nguyễn Đức Long

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2022

Ngả lưng để làm gì? Ngả như thế nào mới có thể phòng sự tổn hại đến các cấu trúc khớp, đĩa và mạc cơ?

NGẢ LƯNG ĐỂ LÀM GÌ?

Tại sao chúng ta lại ngả lưng, cấu trúc cơ thể của chúng ta sinh ra không phải để ngả lưng quá mức - đây là lời của các bác sĩ chỉnh xương khớp (extreme back extention).

Vì lối sống hiện đại: chúng ta ngồi nhiều trước máy tính, thói quen ngồi bị sai lệch khi sử dụng điện thoại, tập yoga theo các thói quen lệch và mất cân bằng lập đi lập lại nên chúng ta có khuynh hướng bị hơi gù phần lưng giữa lưng trên và đóng phần ngực, vì vậy cần các tư thế ngả lưng vừa phải đúng cách để lấy lại sự cân bằng của toàn bộ cấu trúc của cột sống. Mà không chỉ có tư thế ngả lưng mới đem lại sự cân bằng, mà tất cả các hướng di chuyển khác trong phạm vi di chuyển của cột sống đều cần thiết để có một cột sống khỏe mạnh (ROM: Range of Motion).

Theo các chuyên gia về canh chỉnh xương và các thầy cô yoga có kiến thức về giải phẫu học, ngả lưng không đúng cách lập đi lập lại sẽ không tốt cho các đĩa đệm và gây ra tổn thương, nhất là ngả lưng quá sâu tại một khu vực, ví dụ là ngả chỉ tại vùng thắt lưng hoặc chỉ tại lưng giữa, lưng trên quá nhiều quá nhanh cùng một lúc (ngả cục bộ) mà không phân bổ đều trên toàn cột sống bao gồm cả cổ (ngả toàn diện), sẽ gây ra chèn đĩa phía sau và đẩy đĩa đệm về trước và sẽ gây ra thoát vị đĩa về sau, hoặc sẽ gây đau bó cơ phía sau nếu cường độ ngả lưng quá nhiều, những diễn viên trình diễn đa số phải trả giá về sau cho việc ép dẻo quá nhiều.


Khi bạn quan sát một hình ảnh nào đó ngả lưng đăng trên facebook hay các trang xã hội, bạn sẽ nhìn ra sự ngả lưng đang thực hiện cục bộ hay toàn diện, cái chúng ta hướng tới là một phương pháp khoa học ngả lưng có bài bản, có kiến thức chứ không phải một hình mẫu nào cả, nếu bạn hướng tới một hình mẫu hay vì quan điểm ngả càng sâu càng tốt, nắm được chân hoặc chân chạm đầu càng tốt thì bạn sẽ đánh mất đi tinh thần của yoga và chắc chắn bạn sẽ có kết quả tổn hại về sau từ những quan điểm này.

Vậy để chúng ta lấy lại cột sống sinh lý tự nhiên lồi lõm của toàn bộ cột sống, chúng ta phải tăng sự tỉnh thức trong từng di chuyển nhỏ trong các chủng loại tư thế yoga và trong sinh hoạt đời sống hàng ngày chứ không phải chỉ một chủng loại ngả lưng, mà các tư thế đứng, đứng thăng bằng, thế quỳ, nằm sấp, nằm ngửa đều rất quan trọng.. tất cả đều cần được quan tâm tới sự canh chỉnh và lưu tâm cho toàn bộ cột sống lưng, chỉ có sự tỉnh thức mới là cái gốc rễ để bạn có thể tự chữa lành phục hồi cho chính mình chứ không phải một hay hai buổi hội thảo hay vài ngày học là bạn có thể chữa trị cho mình hay cho ai, bạn học là tốt nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời, vì bạn sẽ quay lại các thói quen tập của mình và các khuynh hướng cứ lập đi lập lại (samskara và vasana), rồi đâu lại về đó, bác sĩ canh chỉnh, người thầy phục hồi cho bạn chỉ đang làm giảm triệu chứng cho bạn chứ không thể là người nhổ cái rễ gây lệch lạc trong cơ thể bạn, mà chỉ có bạn, kiến thức, trí tuệ và sự tỉnh thức sẽ là các công cụ giúp bạn vững bền và phục hồi thật sự từ bên trong.
---
Chép lại từ FB Kim Nguyen

Yoga cân bằng

Yoga cân bằng

“Tập Yoga để làm gì?” Tôi tự hỏi mình sau 1 thời gian dài chinh phục được nhiều thế khó, quay được nhiều video và kiếm được kha khá nhiều like và khen. Tôi ngẫm! Chả lẽ đời mình tiếp tục đi luyện thế khó và biểu diễn lắm video?

Tôi dừng lại và xác định lại con đường! Tôi đến với Yoga khi đang mất cân bằng! Tôi tập từ từ trở nên cân bằng! Rồi Tôi lại tiếp tục tập khó, tập nhiều và có nguy cơ quay về mất cân bằng. Cổ tay bị đau và Bs kêu mổ! Vai gáy cổ bó và tự nghĩ đó là bình thường! Đặc biệt cái tôi lớn và cao ngạo! Tôi ko biết mình đang tập gì? Thể dục? Múa? Hay yoga?


Tôi nghĩ thể dục? Vì càng ra được nhiều mồ hôi càng thích, tập càng nặng càng mê! “Cố lên! Cố lên! Cố lên!” nó lấn át cái “Lắng nghe và cảm nhận”, cái “quan sát và sửa mình”. Triết lý Yoga đâu có nói tập nhiều và tập nặng? Triết lý Yoga nói về lối sống và tu sửa chính mình! Tập cân bằng thì ko hùng hục! Nó tinh tế và tĩnh tại hơn nhiều!

Đơn giản thể xác là trái phải, trên dưới, trước sau. Đặc tính cơ khớp! Hơi thở, cảm xúc, tâm trí và tinh thần! Nên phải nghe mới chỉnh được. Phải tĩnh mới quan sát được. Vội hay thành tích ko sửa được!

Cân bằng rồi thì vào tư thế nào cũng nhẹ! Chuỗi gì cũng nhẹ! Bánh xe nhẹ! Gập người nhẹ! Đi nhẹ, thở nhẹ! Nói cũng nhẹ và sống cũng thật nhẹ nhàng!

Nên ai hỏi Tôi đang tập Yoga kiểu gì? Tôi nói “HƠI THỞ LÀM GỐC, CÂN BẰNG LÀM HƯỚNG ĐI”! “HLV yoga ko phải Bác sĩ! Chúng tôi không khám và chữa bệnh! Chúng tôi tập trung tập cân bằng! Ở trạng thái cân bằng cơ thể tự chữa lành!”

Xin biết ơn những trải nghiệm và những Vị Thầy! Mỗi chúng ta đều cần dấn thân và trải nghiệm! Nên mọi thứ đã qua đều là bài học quý giá! Nhờ những lúc mất cân bằng mà Chúng ta mới biết quay trở về với cân bằng! 

Namaste!
---
Chép lại từ FB Hien Nguyen Van