Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

Trao đổi chuyên môn về Yoga



CON CẢM ƠN THẦY VỀ BUỔI TRAO ĐỔI CHUYÊN MÔN
"Đạo học ở đời mênh mông như biển cả
Công thầy khai tuệ lồng lộng tựa non cao"
Ngày đầu tiên thầy gặp con trong công viên thống nhất, lúc con đang ngồi thiền, nhân duyên lớn thầy đã dẫn dắt con trên con đường chân phúc. Thầy không dạy kỹ thuật cho con mà chỉ dạy con thông điệp Yoga áp dụng cho cuộc đời này, thầy nhìn rõ tâm thức, suy nghĩ và tình yêu của con cho Yoga. Thầy đặt tên cho con trong Yoga là "Yogicheart" nghĩa là trái tim nhân hậu của một Yogi, dù trong cuộc đời nhiều thử thách nhưng sau 16 năm con vẫn trung thành con đường mà thầy dạy, kỹ thuật Yoga có thể biến hóa không lường hợp với thời thế nhưng giá trị cốt lõi của Yoga thì bất diệt. 

Có thể bạn quan tâm:
Ngày nay, các nhà Yoga, các giáo viên Yoga.. có thể có nhiều kỹ thuật, kỹ năng điêu luyện nhưng thấm nhuần trong tư tưởng Yoga và trái tim rộng lớn Yoga đang khan hiếm dần, đó là báo động lớn cho Yoga Việt Nam. Giống như cách đây 1 năm có chị giáo viên Sài Gòn lên diễn đàn giáo viên, huấn luyện Yoga Việt Nam nói rằng không cẩn thận Yoga Việt Nam trong tương lai là thảm họa. 

Điều đó tôi cũng trăn trở, bản thân tôi cũng vậy không cẩn thận nằm trong vòng xoáy đó, nằm trong sự cuốn hút hữu hình và vô hình đó. Tôi cũng chỉ là hạt cát trên bãi biển rộng lớn khi có cơn gió may ra tôi mới bay được ít nhưng tôi luôn cố gắng để kết nối Yoga cộng đồng mọi người sống thức tỉnh trong Yoga. Sự thức tỉnh đó giúp chúng ta không bị những sự cố đáng tiếc hay nếu có bị chúng ta còn quay lại làm lại từ đầu. 

Cái trước mắt cũng quan trọng, giống như là ngắn hạn là phải được cái này thế kia, như học trò tôi đến với Yoga thì mong được nhiều bài hơn về để dạy để kiếm sống hay vì lý do gì đó, mong được có cái gì lạ, độc để truyền cho học viên nhưng quan trọng hơn là con đường Yoga bền chặt, mà trong đó giá trị cốt lõi và tỉnh thức trong rèn luyện Yoga cực kỳ quan trọng. 

Như tôi nói các bạn biết Yoga chưa đủ mà cần phải làm được nó, làm được nó chưa đủ cần phải hiểu nó, hiểu nó chưa đủ cần phải phân tích được nó, phân tích nó chưa đủ cần tổng hợp nó, tổng hợp nó chưa đủ cần sáng tạo nó. Nghĩa là chúng ta cần tái cấu trúc liên tục, hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống này, để làm mới, để khác biệt đi, hôm nay phải học theo thầy, làm như thầy, nhiều người nhưng 10 năm hay 20 năm sau phải làm khác thầy, phải sáng tạo nó lên mà dựa trên cốt lõi và nhận thức. Dẫu có thế nào, đi xa bao nhiêu hay trở thành ông này bà kia thì khi đứng trước thầy, ở đâu thầy mãi là người thầy vĩ đại vì may mắn con gặp thầy mà con đã tạo sự khác biệt. 
"Dẫu con có trở thành ông này bà nọ
Mãi mãi là trò nhỏ của thầy
Dẫu con có trở thành nhà bác học Yoga
Vẫn cứ là trò nhỏ của thầy"
Con cảm ơn thầy tất cả, thầy luôn theo dõi con trên con đường Chân phúc.
---
Chép lại từ Facebook Đặng Hùng

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

Định tuyến trong yoga - Cái gì quá mức cũng sẽ đứt!

Mình viết điều này vì thấy quá nhiều người đang làm quá lố việc áp dụng định tuyến trong việc tập luyện yoga!

Mô tả sơ qua về cột sống:

Đốt sống cổ hơi lõm vào, lưng trên hơi lồi, thắt lưng hơi lõm vào...đây là cấu trúc tự nhiên của cột sống con người được tạo ra như thế để giảm sốc.
Chỉ cần 1 trong 3 phần này mất tính lồi lõm tự nhiên của nó thì sẽ ảnh hưởng đến 2 phần còn lại của cột sống. Ví dụ:
Nếu thắt lưng lõm vào quá nhiều thì gọi là bị chứng lưng ưỡn (lordosis), cũng không tốt cho thắt lưng - có thể sinh ra đã bị hoặc bị nhiều khi các bạn tập các tư thế ngả lưng mà chưa nắm kỹ thuật và chưa biết phân bổ độ cong cho lưng. Thắt lưng bị phẳng hay lồi cũng sẽ gặp rắt rối, và gây ảnh hưởng đến lưng trên và cổ.
Hoặc nếu vùng lưng trên lồi quá (gù - Kyphosis) cũng sẽ ảnh hưởng tới đốt sống cổ và thắt lưng...

Có thể bạn quan tâm:
Có một số người học định tuyến (nguyên tắc canh chỉnh thẳng hàng) xong áp dụng một cách quá mức: vd: Trồng chuối (Sirsasana), Đứng bằng tay (Adho Mukha Vrksasana) mà cuộn đỉnh mông to, kéo xương cụt về gót chân quá nhiều đến nổi cái thắt lưng thẳng băng, không còn cái sự lõm tự nhiên của nó, nhìn rất ư là quá mức (extreme), không có dòng chảy cân bằng nhẹ nhàng của khí gì cả, những tấm hình này đăng lên như là những hình mẫu của việc tập đúng định tuyến. Hãy kiểm tra lại, có thật như thế không?

Theo nghiên cứu thì từ khi việc có kỹ thuật cuộn mông và cuộn xương cụt xuống hướng về chân ra đời đã giúp nhiều người lấy lại cân bằng (khi họ làm đúng mức) và giảm đau lưng, nhưng cũng có một số người bị đau lưng do cụp xương cụt xuống quá mức làm phẳng hay gù cả phần thắt lưng (lồi)

Bởi vậy mình rất thích triết lý và định tuyến của Anusara - Hãy cân bằng ở giữa. Cân bằng giữa hai hành động Xoắn Ốc Trong (đổ khung chậu về trước làm thắt lưng lõm sâu vào) và Xoắn Ốc Ngoài (đổ khung chậu ra sau - cuộn nhẹ mông thì xương cụt tự đi về phía trước) - Xoắn ốc ngoài chỉ giúp làm kéo dài phần lõm của thắt lưng ra chứ không phải cụp mạnh xương cụt xuống.

Cái gì mà đưa nó về trạng thái tự nhiên thì sẽ ổn định và cân bằng, tại sao phải ép cơ thể cho nó theo một tiêu chuẩn gọi là "chuẩn"?
Hãy cân bẳng giữa việc vận dụng siết cơ vừa phải (năng lượng cơ) nhưng có sự mềm mại và tỏa sáng của năng lượng tự nhiên (có thần thái hihi) trong cách tập luyện của mình. Vì yoga là cân bằng mà hihi...

Mới nói về một khía cạnh tập Asanas thôi, mai mốt mình sẽ viết về "Tính kỹ luật" trong yoga nhé! Có nên cân bằng không?

Khi đã liên kết được với cơ thể thì hãy lưu tâm đến sự thư thái và dòng khí di chuyển, đừng mãi mê với cái cơ, cái khớp, cái định tuyến quá mức nhé! ☺😊... Đây gọi là nâng cao rùi hehe...

Kim Nguyen - Shriyoga.

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018

Hơi thở UJJAYI và lợi ích trong thực hành Yoga


Hôm nay tôi sẽ nói với tất cả mọi người về hơi thở trong yoga. Trong yoga có rất nhiều cách thở khác nhau và có rất nhiều lợi ích của từng hơi thở đem lại cho chúng ta. Nhưng hôm nay tôi muốn nhấn mạnh về hơi thở Ujjayi hay còn gọi là thở đại dương và lợi ích tuyệt vời mà nó đem lại khi kết hợp trong thực hành yoga.

Hiện tại ở Việt Nam có rất ít người dạy yoga biết đến thở Ujjayi này. Trước khi đến Mysore Ấn Độ để học thì tôi hoàn toàn không biết đến tên của nó nhưng khi xem lại các clip mà mình đã quay trước đó khi thực hiện asana thì vô tình tôi biết áp dụng được cách thở này trước đó. Khi đi học về thì tôi mới biết được kỹ thuật thở đúng về Ujjayi và lợi ích của nó.

Có thể bạn quan tâm:
Bởi vì hơi thở Ujjayi là một phương pháp mà qua đó phổi được mở rộng hoàn toàn theo mọi hướng, do đó ngực mở rộng và di chuyển lên trên tương tự như của một chiến binh chiến thắng.

Kỹ thuật hơi thở này đòi hỏi một sự co hẹp nhẹ của thanh môn, phần trên của thanh quản, đóng một phần nó với thanh quản, giống như nó tự nhiên xảy ra khi nuốt. Bằng cách làm như vậy trong khi hít thở và thở ra không khí qua cả hai lỗ mũi, một âm thanh rít lên như một 'hhhhh' từ thanh quản được tạo ra như âm thanh của tiếng sóng biển. Âm thanh không nên quá mạnh, hít vào và thở ra phải bằng nhau về thời gian, dài và sâu.

Khi tập luyện Ujjayi cùng với asana, chúng ta sẽ nhận được nhiều lợi ích từ nó. Tập trung thở Ujjayi chúng ta sẽ nhận nhiều oxy vào cơ thể và nó theo máu bơm đầy đủ tới các tế bào trong cơ thể sẽ làm cho chúng ta cảm nhận được mình tràn đầy năng lượng hơn, tập luyện sẽ hiệu quả hơn rất nhiều và khi thở ra được kéo dài thì nhiều độc tố được đẩy ra ngoài bên ngoài. Hơi thở Ujjayi điều chỉnh sưởi ấm của cơ thể. Sự ma sát của không khí đi qua phổi và cổ họng tạo ra nhiệt độ cơ thể bên trong. Nó tương tự như một massage cho các cơ quan nội tạng, trở nên ấm từ bên trong, cơ thể trở nên chuẩn bị cho thực hành asana. Nhiệt này làm cho kéo dài an toàn hơn trong khi các cơ quan bên trong có thể được làm sạch của bất kỳ độc tố đã tích lũy. Sự khác biệt thực sự giữa hơi thở Ujjayi và hơi thở dài bình thường là hệ thống sưởi ấm được kích hoạt khi hơi co lại, một nguồn nhiệt phát triển từ bên trong và làm cho cơ thể linh hoạt hơn, do đó nó làm cho chúng ta thực hành an toàn hơn. Sự gia tăng mức độ nhiệt của cơ thể cũng thúc đẩy mồ hôi, vì vậy chúng ta có thể loại bỏ nhiều chất độc hơn và trở nên khỏe mạnh hơn.

Nhưng lợi ích của Ujjayi không chỉ giới hạn trong lĩnh vực vật lý mà thôi. Quan sát chất lượng hơi thở trong khi tập yoga, nghĩa là lắng nghe âm thanh của nó, cho chúng ta biết rất nhiều về hiện trạng cơ thể của chúng ta trong thực tế: hơi thở căng thẳng, bất thường, không tập trung vào hơi thở là một cảnh báo rõ ràng nhất. Nếu thực hành một cách chính xác, nó có tác dụng nhẹ nhàng trên hệ thần kinh và làm dịu tâm trí, vì nó có tác dụng thư giãn rất sâu, làm chậm nhịp tim và làm giảm huyết áp. Hơi thở Ujjayi là một công cụ của Pratyahara (thu hồi các giác quan), khi chúng ta tập trung vào âm thanh của hơi thở, nó trở nên dễ dàng hơn và dễ dàng hơn để tăng sự tập trung của chúng ta trong thực hành như một bước đầu tiên để cho phép nó trở thành một động tác thiền. Vì vậy, lý do chính để thực hành Ujjayi vẫn là tâm trí. Luôn nhớ kết nối giữa hơi thở và sự chuyển động, mọi chuyển động đều thoát ra khỏi hơi thở.

Trong tất cả các lớp học tại Yoga Life’s Good đều đã được áp dụng cách thở này. Và học viên đã cảm nhận và phản hồi về nó rất tốt nhưng khi học viên đi tập ở những nơi khác thì họ hay bị những người không biết về Ujjayi phàn nàn về âm thanh của nó. Họ phản ứng vì họ chưa biết gì về nó đều đó cũng thật dễ hiểu. Nhưng hy vọng rằng thở Ujjayi sẽ được phát triển mạnh mẽ và rộng rãi trong thời gian sắp tới ở Việt Nam.

Hầu hết tất cả các lớp học ở Mysore India đều được áp dụng cách thở này trong các bài dạy. Thở Ujjayi đã được áp dụng rộng rãi trong trường phái Sharath Jois và nó đã được xem là hiển nhiên như sự mặc định.

Namaste 🙏🏻🙏🏻
---
Chép từ trang FB Center Yoga Life's Good

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2018

Các tư thế yoga dẻo lưng ngả ra sau - lợi ích và rủi ro

Trong lớp yoga, mọi người thường sẽ ồ lên và khen ngợi những người có thể ngả ra sau thật sâu, lưng thật cong. Nhiều người tập yoga muốn chụp hình nhưng phải chờ cho lưng thật dẻo rồi mới chụp để nhìn cho... "chuyên nghiệp". Tuy nhiên, gập về trước (forwardbend) hoặc ngả ra sau (backbend) đều có những vấn đề cần lưu ý. Bài về forwardbend Nhi sẽ viết trong lần khác. Ở đây chỉ nói về ngả sau.
Hình 1: Một tư thế ngả về sau
Đã có nhiều người đang có một cái lưng tốt, sau một thời gian tập thì càng tập càng đau. Đã có một trường hợp, bạn của bạn Nhi, đam mê và tự tập ở nhà qua mạng, đến lớp được vài lần, sau hơn 10 năm tập luyện, dù đã làm được tư thế trồng chuối (Headstand/Sirsasana) và một số tư thế khó như Con quạ (Crow pose/Bakasana) nhưng ngày kia, lưng đau "điên đảo" đến mức phải đi khám. Bác sĩ bảo, "Cô tập yoga kiểu gì mà cột sống của cô hư hết trơn vậy?". Bây giờ chị ấy ngồi hay nằm dù không làm gì thì cũng rất đau, phải dừng tập luyện. Nhi thấy mà buồn... Nên hy vọng, một số lưu ý cơ bản sau đây có thể cung cấp cho mọi người tập yoga an toàn và "tận hưởng" hơn. 


Khi người bị đổ về trước (do gù, hoặc tập gập người về trước), lúc còn trẻ - cột sống còn mạnh thì không nói gì, nhưng khi đã... có tuổi, đĩa đệm bắt đầu bị thoái hóa - lúc này nhân đĩa đệm có khuynh hướng lọt ra ngoài (tức là phía ngoài lưng) gây đau lưng. Còn khi nhân đĩa đệm chính thức lọt ra ngoài thì trở thành thoát vị đĩa đệm.
Hình 2: Minh họa tác động khi gập về trước và ngả về sau đối với đĩa đệm

Khi bạn tập các bài backbend, lợi ích QUAN TRỌNG NHẤT của nó là đưa nhân đĩa đệm từ từ lọt vô trong lại (hoặc ít nhất là không bị thoát vị trầm trọng hơn), xoa dịu các cơn đau lưng do dây thần kinh cột sống bị chèn. Tham khảo thêm: Tại sao những tư thế uốn cong lưng lại quan trọng trong thực hành yoga?
 
TÓM LẠI: Các bài backbend ngả về sau nhẹ nhàng giúp chống thoát vị đĩa đệm, hỗ trợ phục hồi đưa đĩa đệm trở về bình thường. Do đó, về bản chất, chỉ cần bạn ngả ra sau nhẹ nhàng thì đã tốt lắm rồi.

B - ĐIỀU GÌ XẢY RA NẾU BẠN TẬP DẺO LƯNG NGẢ RA SAU QUÁ MỨC?


Bạn có tự hỏi, tại sao có những người ko cần tập mà ngả ra sau một phát nhẹ tênh lưng thành hình chữ U, có người tập mãi 15 - 20 năm cũng chỉ cong hơn khoảng 5% - 10% không? Đó là từ 3 lý do sau:

♥ Một là: Cấu tạo đĩa đệm tự nhiên của mỗi người có độ đàn hồi khác nhau.

Bạn ngả ra sau thì đĩa đệm xẹp xuống, gập về trước thì đĩa đệm giãn ra. Xẹp xuống hay giãn ra đều nằm trong độ đàn hồi tự nhiên mà bạn không nên và cũng không thể cố gắng thay đổi nó. Người có độ đàn hồi đĩa đệm lớn thì ngả ra sau dễ dàng hơn (nhưng điều này không có nghĩa là không có giới hạn bạn nhé).
Nếu bạn ngả quá mức đến mức khiến đĩa đệm bị đè nén vượt quá mức chịu đựng thì nó sẽ bị xẹp/lún. Lúc này thì bạn sẽ thấy đau lưng cả ngày lẫn đêm. Để cải thiện nó, bạn chỉ có thể tập các bài kéo giãn cột sống theo chiều dọc hoặc xoay vặn nhẹ nhàng. Bạn cũng nên hạn chế gập về trước luôn vì vòng ngoài đĩa đệm đã bị tổn thương, nhân đĩa đệm dễ lọt ra ngoài gây ra thoát vị sau đó. Còn khi nào đĩa đệm trở lại bình thường thì... hên xui, có khi 2-3 tháng, có khi hơn 1 năm.


Hình 3: Minh họa về xẹp đĩa đệm và các mấu đốt sống có thể đụng nhau khi ngả về sau

♥ Hai là: Các mấu gai cột sống (chính là mấy mấu xương nổi lên khi bạn gù cong lưng lên) của mỗi người to nhỏ khác nhau.

Mấu gai này to thì vừa ngả ra sau các mấu đã đụng nhau nên bạn không thể tiếp tục ngả sâu hơn được nữa. Ngược lại, nếu mấu gai này nhỏ thì bạn có thể ngả sâu hơn.
Nếu bạn cố gắng ép mình ngả ra sau khi các mấu xương này đã đụng nhau thì:
- Một là có thể gây chèn các dây thần kinh cột sống gây đau nhức;
- Hai là dễ gây hẹp lỗ liên hợp đốt sống (khoảng hở giữa 2 đốt sống) --> bị cái này là thuộc dạng khá nặng, khó phát hiện ra. Nếu đã bị thì tức là bạn đã tập sai lâu ngày rồi mà không biết.
- Ba là bạn sẽ... thất vọng, tự trách mình - kiểu như sao tôi tập nhiều vậy mà mãi không thấy tiến bộ (dù thật ra bạn đã là the best của bạn rồi) (hihi)

♥ Ba là: Mỗi người có độ căng giãn tự nhiên của gân và dây chằng khu vực lưng/cột sống khác nhau.
Gân và dây chằng cũng có mức giới hạn đàn hồi của nó. Bạn gập người về trước thì dây chằng giãn ra, ngả về sau thì dây chằng co lại. Co hết mức của nó rồi thì tội tình gì phải ép uổng nó chứ, phải không? Bạn miễn cưỡng ép dây chằng co lại vượt quá tự nhiên thì bạn bị tổn thương thôi.

TÓM LẠI:
- Để tận hưởng yoga thay vì đau đớn vì yoga, hãy lắng nghe cơ thể mình
- Luôn nhớ rằng ý nghĩa của yoga không phải sự phô diễn để nhận được sự tán thưởng hay thỏa mãn cái tôi chiến thắng, mà chính là sự hòa hợp thân - tâm. Xem thêm: Sự vô lý của các tư thế yoga nâng cao
- Khi đã bị đau, hãy hỏi giáo viên hướng dẫn, và nếu thấy không yên tâm, hãy đi khám và chụp hình để có kết quả chính xác nhất.
- Nếu bạn là giáo viên yoga, đừng ép học viên của mình tập dẻo lưng quá mức mà không hiểu cơ thể của họ.
- Nếu bạn là người tập luyện yoga, một lần nữa, hãy tập trung vào cảm nhận cơ thể của mình, vì không ai có điều kiện hiểu nó hơn bạn cả.

Xin chúc mọi người tập yoga vui vẻ và càng tập càng khỏe càng bình yên.

Tác giả: Health coach & Master yoga Trần Khoa Việt Nhi

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Bật mí "nín hơi" chìa khóa quan trọng hàng đầu cho người luyện yoga


Cách đây 15 năm về trước, khi chúng tôi rèn luyện, sinh hoạt và trao đổi thường xuyên với nhau ở 3B - Đặng Thái Thân - Hà Nội. Nơi đó là cái nôi Yoga ở Hà nội, từ đó chúng tôi đã lan tỏa Yoga ra nhiều nơi, mỗi người một con đường cứ thế phát triển nhưng 1 điều chúng tôi đến bây giờ và đến khi sang thế giới bên kia chúng tôi mang những linh hồn trong Yoga.

Cái mà tôi gọi là linh hồn trong Yoga có nhiều khía cạnh khác nhau nhưng tôi muốn từ đáy lòng tâm sự các bạn trẻ trong đó anh Đặng Hùng luôn nhớ đào tạo cho nhiều cho thế hệ sau vì chúng tôi bây giờ ngoài 80 tuổi, cống hiến hết mình bằng tinh thần Yoga có thể.

Cái mà tôi gọi linh hồn Yoga đây chính là bí mật "Nín hơi trong tập luyện" nó hết sức quan trọng với mọi người khi tham gia tập luyện Yoga. Các bạn bây giờ trẻ hóa Yoga, làm đẹp Yoga, các thể loại Yoga nhưng tôi cảm nhận rằng do phương pháp hay sao ấy? Các bạn có thể trẻ đẹp, cơ bắp cuồn cuộn.. đủ thứ nhưng tôi quan sát các bạn càng tập Yoga càng cáu giận, càng căng thẳng, càng bám vào chấp ngã, càng ganh đua... đặc biệt là bệnh tật không thuyên giảm mà có khi còn gây nhiều rối loạn, chấn thương ngoài mong muốn.

Thời chúng tôi tư thế rất đơn giản, tập nơi giản đơn ở những khu như nhà kho, bụi cây, nhà văn hóa.. và quan tâm nhiều đến "Nín hơi" trong tư thế đó, thưởng thức trong tư thế đó. Sau thời gian chúng tôi thấy bệnh tật thuyên giảm, như tôi 25 năm nay hầu như không mất một viên thuốc nào, trước đó tôi ung thư còn 35kg nữa, tưởng tôi không qua nổi nhưng nhờ các tư thế đơn giản và nín hơi trong mọi động tác đó mà kết quả mang lại trông thấy.

Tại sao "Nín hơi" quan trọng vậy? Mọi bệnh tật bị đánh bay vậy? Tôi chia sẽ các bạn đôi điều như sau về "Nín thở" là:

- Nín hơi trong thời xa xưa các cụ bảo đó là "Thở trong bụng mẹ" vì phổi lúc này không chuyển động. Phương tây họ nói đó là "Phản ứng lặn" hay gọi phương pháp này là hô hấp "Tế bào". Một em bé lớn lên trong bụng mẹ, hấp thụ oxy qua dây rốn chứ không phải qua phổi, và do đó mọi hô hấp của em bé chỉ hô hấp cấp tế bào mà thôi.

Khi nén hơi sức nóng trước tiên sẽ nhận thấy dưới rốn, sau đó nó lan tỏa khắp cơ thể, làm cơ thể nóng lên khi bạn nén hơi lâu. Quá trình như vậy Khí huyết sẽ đẩy đến các tế bào xa nhất cơ thể và có quá trình diễn ra hấp thụ dinh dưỡng, thải thán khí từ tế bào.

Các bạn biết hầu như cơ thể chúng ta bị bệnh do nhiễm độc, từ đó quá trình hấp thụ trao đổi chất kém, trường hợp như tôi là điển hình bị ung thư thì cơ thể nhiễm nhiều chất phóng xạ, khi tôi nghiên cứu Tiến sỹ bên Nga về Y sinh. Thời đó tôi không ý thức điều đó vì tôi luôn mang tư duy về phương tây, sau này tôi bị bệnh nặng tôi đã nghiên cứu và trải nghiệm Yoga, kinh dịch thì tôi đã hiểu và ý thức được rất nhiều. 

Tôi đã nắm được chìa khóa "Nín hơi" là rất tuyệt cho các bạn khi thực hành Yoga hay không thực hành Yoga. Nó có nhiều góc độ giải thích về "Nín hơi" sâu sắc để thấy giá trị của nó nhưng muộn giờ rồi tôi về đi dạy kinh dịch đã vì tối nay tôi dạy 2 lớp đến 10 giờ mới về nhà.

=> Buổi chiều thật tuyệt cùng trao đổi với Cô Hoàng Quy Lý - Phó chủ tịch Hội Đồng Khoa Học Học viện Yoga Việt Nam. Cảm ơn cô đã cho chúng cháu hiểu thêm nhiều kiến thức bật mí, chúng cháu sẽ để ý hơn khi thực hành Yoga là "Nín hơi" và thở sâu chậm trong từng động tác.

Tiến Sỹ Hoàng Quy Lý

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

Hai thái cực Yoga hiện nay


Theo quan sát của tôi trong những năm qua, trào lưu Yoga ngày càng phát triển rực rỡ nhưng chúng ta ít khi quan tâm rằng nguồn gốc sâu xa lại có những phương pháp, bài tập như vậy. Tôi đặt thái cực thứ nhất là Yoga Phương tây và thái cực thứ 2 là Yoga Phương đông. Hai thái cực này thực hành những khía cạnh thể lý trong vận động hoàn toàn đối nghịch nhau.

Có thể bạn quan tâm:
Những bài tập của Phương Đông thì buông lỏng, duỗi giãn và thư giãn cơ thể thoải mái, và kết hợp chậm rãi và nhịp nhàng; còn những loại tập luyện Yoga Phương tây thì nhanh và những nỗ lực từng đợt. Chế độ tập luyện Yoga phương đông giúp tập hợp và tích lũy Prana (Sinh lực), để lại cho bạn cảm giác tươi mới, trẻ trung và thuần khiết theo tự nhiên. Yoga phương tây thì làm tiêu hao năng lượng, mất dần năng lượng và khi thực hiện quá dẫn tới bạn kiệt sức.

Mọi bài tập Yoga phương Đông đều chủ yếu là nhằm tăng lượng oxy thâm nhập vào cơ thể, đưa các dưỡng chất đi khắp nơi đến các vùng tế bào bấy lâu nay bị bỏ rơi, vì tất cả chúng đều liên quan đến việc hít thở và buông lỏng lắng nghe chính mình. Cho nên, ngoài những lợi ích khác nhau mà những bài tập khác nhau mang đến cho cơ thể, mọi bài tập Yoga phương Đông đều tốt cho hệ tim mạch và cung cấp nhiều oxy cho máu. Việc bạn thường xuyên thở bụng, cơ hoành được sử dụng như một cái Bơm cho tuần hoàn, cơ thể càng hít thở càng sâu lắng giúp cho trái tim không phải làm việc quá tải.

Sự khác biệt Yoga phương tây và Yoga phương Đông cũng được thể hiện trong các khớp và các cơ liên kết cột sống. Bằng cách thả lỏng và duỗi giãn cột sống cũng như thư giãn những cơ liên kết cột sống, bạn có thể phục hồi đến mức tối ưu những xung năng và xung lực thần kinh cho các cơ quan trọng yếu của cơ thể. Những cơ cột sống căng không chỉ ngăn chặn thần kinh và những kênh Nadis (kênh năng lượng) mà chúng còn làm cạn kiệt năng lượng trong cơ thể, bởi để giữ cho cơ thể căng như vậy chúng phải mất năng lượng. Lý do tại sao các bậc thầy Yoga cổ điển xưa toàn hướng dẫn Học trò tập phải buông lỏng, thả lỏng và lắng nghe cơ thể của mình, ngày nay Yoga phương tây đã điều chỉnh khác biệt như khi thực hiện thế cần phải bó cơ lại, siết chặt cơ... nhằm cũng cố cơ ở vùng đó hay tạo sự thẳng hàng, định vị cơ thể tốt hơn.

Thư giãn hoàn toàn cơ thể là điều kiện cần cho việc áp dụng Pranayama (Kiểm soát dòng sinh lực), sau này rất cần thiết cho sự vun trồng sức mình tinh thần và tâm trí. Nên các bậc Yogi thời xưa nhấn mạnh việc luyện Yoga là nhằm mục đích tối thượng là tâm trí bình an và sự an lạc trong nội tâm. Yoga Phương tây ngày nay đề cập nhiều về sức mạnh thể chất và xa lánh sự bình an trong tâm trí.

Vào thời cổ đại, do lũ lụt của các Sông và suối nên không khí quá nhiều âm và rất ẩm ướt, khiến cho năng lượng trong cơ thể con người bị tù đọng lại, làm cho xương khớp của họ cứng nhắc và đau đớn. Vì vậy họ thực hành một số bài tập mềm mại làm dịu triệu chứng đó. Những bài tập có tính trị liệu cao được học hỏi từ những chuyển động con vật, thực vật trong tự nhiên. Chính là hòa hợp giữa cơ thể- hơi thở- tâm thức tạo nên dòng chảy thiêng liêng tinh khiết trong cơ thể vật lý và tâm thức của con người. Nó kết nối lại với nhau giúp chúng ta Vinh quang, an lạc, an nhiên hơn trong cuộc sống này.

Theo tôi bạn chọn cách nào là tùy duyên khởi của bạn nhưng tôi nghĩ nên học hỏi và kết hợp hai thái cực này làm một để đem lại nhiều hiệu quả theo mục đích khác nhau của bạn.
---
Chép lại từ FB Đặng Hùng

Thứ Tư, 3 tháng 1, 2018

TƯ THẾ DÁNG YOGA LÀ TƯ THẾ VÀNG CHO CHỊ EM ???


Tôi xin chia sẻ trên góc độ nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy cho hàng ngàn chị em khi thực hiện tư thế dáng yoga này đều đặn, để biết điều này ta nên làm rõ như sau:

1. Rối loạn nội tiết là gì ? Rối loạn kinh nguyệt?
2. Bạn hiểu thế nào về tư thế asana dáng Yoga?
3. Tư thế đó tại sao thở ra hết, rồi nén hơi? 

Có nhiều vấn đề để phải đặt ra câu hỏi sâu sắc bên trong của tư thế này, nhưng tôi xin phép làm sáng tỏ một số quan điểm và mong các bạn cộng sự góp sức tìm tòi, khám phá.

1. Rối loạn nội tiết

Rối loạn nội tiết là bệnh khá phổ biến mà nhiều chị em thường gặp, nhưng đa số chúng ta lại không hiểu về những nguy hại của nó.
Rối loạn nội tiết là bệnh khá phổ biến mà nhiều chị em thường gặp, nhưng đa số chúng ta lại không hiểu về những nguy hại của nó. Khi bạn cảm thấy có dấu hiệu khác thường ở vòng 1, làn da, tính tình thì đó có thể là biểu hiện của việc bạn đang bị rối loạn nội tiết tố.

Nội tiết tố nữ đóng một vai trò rất quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe của phụ nữ. Nội tiết tố nữ (mà chủ yếu là estrogen) là một trong những hormon rất quan trọng giúp mang lại vẻ đẹp, sự trẻ trung và nữ tính của chị em. Hàm lượng nồng độ estrogen (nội tiết tố) của phụ nữ thường dao động từ 50 - 400pg/ml. Nếu nồng độ estrogen dưới 100pg/ml là bị rối loạn nội tiết tố nữ và cần cân bằng nội tiết tố nữ. Nếu bị rối loạn nội tiết nữ sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng hoạt động của buồng trứng, tử cung, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm về phụ khoa, ảnh hưởng đến khả năng sinh con, đó là chưa kể đến những ảnh hưởng của nó đến vẻ đẹp làn da, tạo nên tâm lý tiêu cực, dễ bị stress kéo dài… làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, việc nhận biết dấu hiệu bệnh rối loạn nội tiết tố nữ sẽ giúp chị em nhanh chóng nhận ra căn bệnh này để có biện pháp chữa trị phù hợp, hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.

2. Rối loạn kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt hằng tháng có thể thay đổi, rối loạn vì nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng rối loạn nội tiết tố nữ là một trong những nguyên nhân cơ bản. Chu kỳ kinh nguyệt hằng tháng chính là sự hoạt động của cơ thể có sự liên quan mật thiết nhất đối với nội tiết tố nữ, khi chị em nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt từ chỗ rất “đều đặn” bỗng nhiên kéo dài ra hoặc rút ngắn lại thì đây là một trong những dấu hiệu cơ bản chứng tỏ đang bị rối loạn nội tiết nữ bởi vì khi chị em bị rối loạn nội tiết tố nữ thì các chức năng của buồng trứng, tử cung cũng bị rối loạn theo, vì thế mà chu kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi nhất định.

3. Tư thế dáng Yoga
A. Kỹ thuật 

Bước 1 :
- Ngồi thẳng cột sống.
- Thả lỏng nét mặt.
- lưỡi uốn cong, đỉnh lưỡi chạm hàm ếch.
- Ngồi bán già hoặc kiết già hoặc chân bắt chéo thoải mái.
- Tay đặt đầu gối sao cho thoải mái cánh tay
Bước 2:
- hít sâu xuống bụng kết hợp tay phải nắm hờ cổ tay trái.
- Thở ra kết hợp di chuyển cơ thể xuống thảm tập yoga
Bước 3 :
- Nén hơi 8s kết hợp giữ thế
- Buông lỏng cơ thể
- Tập trung ở huyệt khí hải (khu đan điền hạ)
- Đóng hậu môn ( chú ý ở mức độ tập sau 6 tháng trở lên thường xuyên).
Bước 4:
- Hít hơi sâu xuống bụng kết hợp di chuyển cơ thể về.
- Đưa cơ thể về vị trí ban đầu.
- Thả lỏng hoàn toàn tư thế và thư giản
B. Giải mã một số kỹ thuật
- Do cấu trúc cơ thể học được chia 2 phần cơ thể từ vùng xương chậu, hai phần này nó di chuyển vào nhau tạo thành lực ép vật lý nhất định theo cơ địa từng người. Do đó vùng bụng được xoa bóp, tác động sâu trong tuyến nội tiết như tuyến tụy, tuyến thận, thượng thận và sinh dục. Đây là lý do tại sao chúng ta thở ra hết rồi nén hơi, các nhà Yogi thời tiền sử đã chiêm nghiệm được chính họ khi thực hành thở ra hết nén hơi. Tôi đã từng hỏi các học viên về vấn đề nén hơi khi thở ra nhưng các bạn ấp úng, nhưng hiểu rõ bạn sẽ hiểu ra sâu xa của nó là phòng ngừa các rối loạn cho chị em, nhất là rối loạn kinh nguyệt. Một vấn đề cao cấp của tư thế này là co hậu môn, đóng chặt giúp bạn chữa lành rất nhiều vấn đề. Vấn đề đó là gì mong các bạn tư duy và trải nghiệm, tôi chia có hướng mở cho các bạn. 

C. Lợi ích

- Phòng ngừa rối loạn nội tiết.
- Xương khớp
- Trẻ hóa cơ thể
- Kéo dài tuổi thọ
- Cải thiện hệ tiêu hóa
- Ổn định huyết áp
- Tâm trí bình an

D. Chống chỉ định

- Sau khi mổ vùng bụng
- Giai đoạn có kinh nguyệt
- Huyết áp quá cao
- Vấn đề cột sống, đầu gối, một số rối loạn cần có tư vấn bác sỹ hoặc chuyên gia Yoga trị liệu.
Chúc các bạn có những hướng đi toàn diện trong Yoga cho 2018. Tôi luôn lắng nghe học hỏi từ sự phát triển và tinh tế trong bạn. Vạn sự cát tường và an lạc hiện tại.
---
Chép từ FB Đặng Hùng