Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

Tản mạn về con đường tu luyện


Nhân dịp Năm Mới 2019 và chuẩn bị đón Xuân Mới Kỷ Hợi, trong tôi có những suy ngẫm về Con đường tu luyện mình đã chọn và đi theo 22 năm qua.

Mặt khác, đến thời điểm này, tôi cũng đã đạt đến Cái Mốc trong Thông Điệp tôi gửi đến các bạn đồng môn, và các bạn bè : "Phấn đấu rèn luyện toàn diện (Yoga) để sống tối thiểu đến 80 + khỏe mạnh, không đau ốm, bệnh tật", vì thế cũng muốn nói lên đôi điều về những gì mình thấy, cảm nhận, và thu nhận được trên đoạn đường theo Yoga gần 22 năm qua (1997-2019). 

Có thể bạn quan tâm:
Ngoài ra, đến lúc này còn khỏe mạnh, còn tỉnh táo, còn có thể viết, biết đâu "ngày mai" có thể có điều gì xảy ra, ai mà biết trước được, thì có muốn nói, muốn viết cũng "đành chịu".
Viết gì nhỉ?
Viết về lịch sử, mục đích,, triết lý, đạo đức,, ẩm thực, lợi ích của Yoga ư ? Khỏi phải viết, vì đến nay sách báo đã viết, hầu như mọi người đã biết và hiểu.
Nói vậy, vẫn có điều nên nói, nên viết.
Đó là, đã biết và hiểu rõ, hiểu đúng về Yoga chưa? (chưa nói đến hiểu đủ chưa), mà quan trọng là đã thực hành đúng chưa.
Để nói về điều này, tôi nghĩ lại về tình hình và xu thế tập luyện trong 21 năm qua(1997-2018).
  • 1997-2007: Giai đoạn ban đầu, xây dựng và hình thành phong trào tập luyện Yoga tới cộng đồng.Giai đoạn ban đầu này phát triển ở một số thành phố lớn, chủ yếu tập theo dòng Hatha Yoga, người tập vừa it, chủ yếu là phụ nữ, người lớn tuổi và bị bệnh tật. Nam giới ít tập vì các lý do khác nhau, người lớn tuổi thì cho rằng tập Yoga nhẹ nhàng nên dành cho phái yếu, còn các bạn nam trẻ tuổi, thì ngại là tập Yoga phải ăn chay sẽ ảnh hưởng về mặt sinh học.
  • 2007-2017 đến nay: Phong trào tập Yoga phát triển mạnh (như nấm mọc sau mưa) do việc giao lưu với bên ngoài, nên các dòng Yoga khác thâm nhập vào, và đặc biệt phương pháp tập luyện có khác với Yoga cổ điển, như vận động mạnh hơn, tập thành các chuỗi, và đặc biệt chú ý tới thế hiện cái bề ngoài bởi các tư thế (asana) khó (như làm xiếc) do đó thu hút lớp trẻ, đồng thời phong trào tập luyện Yoga mở rộng đến hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, và phát triển sâu đến các trung tâm huyện lỵ. 
Điều mừng là Yoga đã phát triển rộng rãi, giúp cho đông đảo trong cộng đồng tiếp cận được đến Yoga, môn tập vừa hữu ích, vừa lâu đời tuy nhiên thành phần tham gia mới có lớp trẻ nam giới, còn lớp lớn tuổi vẫn chưa thay đổi nhiều Điều chưa mừng và đáng quan tâm là phương pháp tập luyện hầu như lệch hướng, do thích thể hiện cái tôi, bề ngoài, thích ganh đua, nên đã dẫn đến những trường hợp gây chấn thương (phần thắt lưng), vừa ảnh hưởng đến người tập, vừa gây dư luận không đúng về Yoga.

Gần đây đã có nhiều bài viết nói lên sự lệch lạc, với tư cách là yogi cao tuổi, vừa có thời gian tập luyện lâu năm, vừa là hdv Yoga lớn tuổi nhất hiện nay, qua đây tôi mong muốn các bạn yogi nói chung, các hdv Yoga nói riêng quan tâm đến việc hướng dẫn và tập luyện để mọi người thu nhận được những gì tốt đẹp của Yoga.
---
Chép lại từ FB thày Kimtoan Trương

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2019

Tại sao mùa đông càng phải tập luyện Yoga???


"Không lo bệnh tật chỉ sợ bệnh lười"
Bạn thì sao? Mùa đông có lười nhác rèn luyện không? Có dậy sớm hơn các mùa để tập luyện chưa? Hàng ngày có làm ấm cơ thể bằng vận động không? Tôi xin phép nói thẳng là chúng ta mùa hè đã lười vận động thì chắc 100% mùa đông siêu lười luôn. Trong 4 mùa thì mùa đông có nguy cơ mắc bệnh lý cao như co mạch, hô hấp, đặc biệt phổ biến là xương khớp. Hôm nay tôi xin phép chia sẻ bệnh hay mắc phải vào mùa đông là thoát vị đĩa đệm, tại sao vậy? 

Có thể bạn quan tâm:

Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra vào mùa nào?

Thoát vị đĩa đệm (hay còn gọi là đau dây thần kinh tọa) là tình trạng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống do thoái hóa hoặc các sang chấn. Bệnh thường gây ra các triệu chứng đau nhức vùng thắt lưng lan xuống chân. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra bất cứ khi nào nhưng phổ biến nhất và thường tái phát vào mùa đông khi thời tiết chuyển lạnh, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, vận động của người bệnh. Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra vào mùa nào đây?

Vì sao bệnh thoát vị đĩa đệm thường xảy ra vào mùa đông?
Vào mùa đông khi thời tiết lạnh và thời điểm dễ xảy ra và tái phát nhiều bệnh như viêm xoang mũi, các bệnh đau nhức xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm khiến cho người bệnh cảm thấy lo lắng. Mỗi khi thời tiết thay đổi chuyển lạnh khiến cho vùng bị thoát vị đĩa đệm bị đau nhức, tê cứng khó cử động rất phiền toái. Nguyên nhân được xác định là do:

Mùa đông thời tiết lạnh, hanh khô, khi thì ẩm ướt thất thường kết hợp với các yếu tố bên trong sẵn có ở người bệnh như dịch khớp, kết tủa muối, thay đổi nồng độ hóa chất, vận mạch,… làm xuất hiện các cơn đau khớp.
Trời rét kèm theo mưa dễ khiến cho các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông hơn sẽ trở nên bị khô cứng gây ra khó cử động và đau mỏi. Bên cạnh đó do trời lạnh nên việc vận động giảm đi khiến cho khí huyết kém lưu thông khiến cho các cơn đau nhức, tê bì trở nên nặng thêm.
Các tác động do phong, hàn, thấp kèm theo các nguyên
Ngoài bệnh thoát vị đĩa đệm thường tái phát vào mùa đông còn có nhiều bệnh xương khớp khác cũng thường xuyên gặp phải như thoái hóa khớp háng, đầu gối, đau lưng, viêm khớp,… Do đó người bệnh cần lưu ý để phòng tránh và khắc phục bệnh hiệu quả.

Các biện pháp phòng tránh thoát vị đĩa đệm và bệnh xương khớp vào mùa đông

Các bệnh xương khớp dễ xảy ra và tái phát vào mùa đông. Do đó, người bệnh rất cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ xương khớp luôn khỏe mạnh để tránh mắc bệnh. Cụ thể các bạn nên thực hiện tốt các biện pháp như sau:

1. Giữ ấm cho cơ thể

Điều này rất quan trọng vì như đã nói ở trên, thời tiết lạnh sẽ khiến cho gân cơ bị co rút lại, dịch khớp khô cứng gây đau và tê khớp. Do đó, người bệnh cần thiết giữ ấm cho cơ thể khi có không khí lạnh tràn về, nhất là giữ ấm cho đôi chân.

2. Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý

Bạn nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Không nên làm việc quá sức, nhất là bưng bê nặng sẽ gây áp lực đè nặng lên cột sống và xương khớp. Cần nghỉ ngơi hợp lý. Hay dành thời gian tĩnh tâm giúp cho cơ của bạn thả lỏng.

3. Vận động hàng ngày bằng Yoga và kết hợp các kỹ thuật khác.

+ Vào mùa đông lạnh thường khiến cho nhiều người siêu lười vận động. Điều này khiến cho các khớp xương có nguy cơ bị cứng lại, khí huyết kém lưu thông gây đau nhức, tê bì chân tay. Do đó, các bạn nên thường xuyên vận động, tập luyện các bài tập phù hợp.

+ Các tư thế Yoga giúp cho cơ thể ấm lên, các khớp được mở ra. Khí huyết lưu thông khắp cơ thể tránh hiện tượng đông cứng các khớp, co rút các gân, dây chằng. Đặc biệt vùng thắt lưng các đốt sống mềm mại, dây chằng đàn hồi tốt hơn và các cơ rắn chắc nhờ các tư thế ngã, gập, và vặn xoắn.
+ sử dụng các kỹ thuật làm ấm như thở thận, thở tâm linh, thở thanh lọc, thở co rút trên huyệt đạo chính..... nó giúp cho khí huyết sung mãn, lan tỏa đến các khe đốt sống. Cột sống trở nên ấm, tươi mới.

+ Thường xuyên thực hiện các động tác xoa bóp, massage giúp lưu thông khí huyết và giảm đau nhức xương khớp.

+ Sử dụng kỹ thuật chườm ấm các vùng lưng, cổ.

4. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Người bệnh nên thường xuyên bổ sung vào thực đơn ăn uống các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, các loại vitamin vì chúng rất cần thiết và tốt cho hệ xương khớp khỏe mạnh. Bên cạnh đó cần tránh ăn các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn sẵn, thực

Kính tặng cả nhà bài viết, mong cả nhà không có thời gian đến phòng tập Yoga cộng đồng thì hãy tập trên chiếc giường của mình, hay bất kỳ nơi đâu thoải mái. Vì sức khỏe của mình là yêu thương gia đình bạn.

Photo: Trần Nguyên Phú

Chép lại từ FB Đặng Hùng

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2019

YOGA và CON ĐƯỜNG bạn lựa chọn


🌸 Trong yoga nhiều con đường để đến đích , nó không hề có định nghĩa nhất định, yoga không chỉ để thực hiện được các tư thế đẹp, mà quan trọng là tinh thần (Thể TÂM TRÍ ) các tư thế chỉ để cho người tập trải nghiệm hay còn gọi là luyện thể THỂ XÁC để hướng vào trong thể TÂM TRÍ, chỉ khi lắng xuống ta mới thấy được mình, yoga không mưu cầu - không so sánh - không hơn thua - không đặt mục đích, không ham các tư thế nâng cao, vì khi đặt mục đích ắt sẽ có hơn thua so sánh và tham sân si sẽ khởi lên trong TÂM mình... 

Có thể bạn quan tâm:

📌 Theo Tôi hiểu yoga là thiền và thiền là yoga, chứ yoga không phải là xiếc và xiếc không phải là yoga, nên tại sao lại nói yoga phù hợp với mọi lứa tuổi, cũng không phân biệt giới tính...

📌 Mà yoga luôn khuyến khích tập - trải nghiệm theo sức của mình...

🌸 Bản thân Tôi Thấy nuối tiếc 1 điều Yoga hiện đang dần bị suy thoái  và nhiều Yogi đang bị đi sai đường bởi từ Sai lầm ở nhiều giáo viên luôn khuyến khích Hv của mình tập cho nhanh bằng được các tư thế nâng cao, các tư thế khó, để đi khoe, để thể hiện cái đẹp, hay nói khó nghe hơn để thể hiện đi lòe thiên hạ.... 

🌸 Họ đâu biết mỗi cơ địa, mỗi độ tuổi khả năng về xương khớp khác nhau , nên trong 1 lớp mà khuyến khích quá về động tác “Khó” sẽ tạo nên môi trường có sự cố gắng sẽ có sự đố kỵ cũng không tránh được sự tự ti của những người không làm được ngay tư thế khó.... rồi từ đây người làm được sẽ háo thắng, người không làm được sẽ mặc cảm, rồi nản, rồi bỏ, nếu không bỏ thì cũng phải cố gắng theo.
Họ đâu biết rằng cái gì cố gắng đều sẽ bị “Mệt “ mệt ở cơ thể thì thư giãn sẽ trở lại bình thường, nhưng “Mệt “ về TÂM ắt cuộc sống sẽ luôn mệt! 

🌸 Nên mới có câu :
“Khi bạn cảm thấy bình yên trong tâm, Bạn sẽ trở thành người sống bình yên với những người khác“
Om om om 🙏
---
Chép lại từ FB Huỳnh Bích Hiền Yoga

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

Yoga và Ngoại tình


Có mối liên hệ nào giữa yoga và ngoại tình hay không? Mời cả nhà cùng đọc những chia sẻ về vấn đề này dưới góc nhìn của một giáo viên yoga lâu năm và nổi tiếng - cô Phương Liễu (PL)

PL vừa nhận được tin nhắn một bạn mở phòng tập ngoài Khánh Hoà. Bạn ấy than thở là một số học viên (Hv) ngoài đó dị ứng khi có Hv Nam tập cùng. Họ nói bộ môn này Nam và Nữ phải tập riêng để tránh ngoại tình. Có ông chồng khi biết CLB có Hv Nam thì bắt vợ nghỉ tập...

Có thể bạn quan tâm:

Một số ng còn nói dù ko ngoại tình đi nữa thì có nhiều tư thế nhạy cảm nên nếu cả nam và nữ tập cùng thì ko hay vv..

PL đã dạy gần 9 năm. Các lớp tập luôn có cả Nam và Nữ nhưng tuyệt đối chưa có trường hợp nào cặp bồ. Vì tính đặc thù của lớp học Yoga là tuyệt đối im lặng để lắng nghe hơi thở khi thực hành. Tập xong lại vội vã ra về nên thậm chí là tập cùng lớp mà có khi còn ko biết tên của nhau.

Ta nên biết, tình cảm thường phát sinh qua trò chuyện khi cảm thấy hợp nhau! Với lớp học Yoga thì việc chuyện trò là cực khó. Không giống như vài môn thể thao khác như Khiêu vũ hay đi bộ, việc tâm sự và trò chuyện dễ dàng nên hay phát sinh tình cảm...!!

Còn nói về các tư thế Yoga. Nó nhạy cảm hay không, lại tuỳ thuộc vào tâm trí của bạn. Nếu bạn chỉ chăm chú vào hơi thở để dẫn khí đến các bộ phận cơ thể qua từng Asana thì bạn ko còn bận tâm là tư thế đó nhạy cảm hay ko? Nếu khi tập mà đầu óc bạn luôn vướng bẩn suy nghĩ về sự nhạy cảm và dung tục của tư thế thì đích thị bạn chưa đi tập Yoga mà chỉ là tập thể dục thôi. Vì Yoga đúng nghĩa là khi người tập đã buông được cảm xúc đời thường để phiêu cùng hơi thở trong mỗi Asana.

Vậy nên, không có tư thế Yoga nhạy cảm mà chỉ có đầu óc của bạn quá u tối khi ko hiểu thế nào là Yoga.

Túm lại, Yoga dành cho tất cả mọi giới và mọi người đều tập chung cùng lớp nếu mình cảm thấy lớp đó phù hợp level. Còn chuyện ngoại tình thì có thể xảy ra bất cứ nơi đâu... Đặc biệt, với thời buổi internet tràn ngập nhà nhà thì việc tâm sự online dễ làm cho con người ngoại tình nhất. Bao nhiêu vụ đánh ghen phát tán trên mạng đều có nguyên nhân từ Fb và Zalo...

Kết lại, chúng ta nên công bằng trong suy nghĩ với bộ môn Yoga nha mọi người!

Chào thân ái và đoàn kết!❤️
---
Chép lại từ FB Phuong Lieu

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2018

TẬP YOGA NHƯ NIỀNG RĂNG (Thân yêu dành tặng các chị em tập yoga ❤️)


Tôi đi tập và đi dạy Yoga. Có rất nhiều câu hỏi băn khoăn: tại sao lưng mình gù thế nhở, tại sao chân cứng thế nhở, sao đầu gối không thẳng không chạm sàn, sao tư thế Anh Hùng (Virasana) không ngồi bệt xuống đất được mà chân cứ xoè ra, sao không xoạc được, xoạc được rồi sao không thẳng lưng nằm bẹp xuống sàn được. Tại sao tại sao?

Thường khi người tập đặt ra các câu hỏi này là họ đang không thoả mãn với tình hình hiện tại. Những người tập khác tập đẹp hơn, dẻo hơn sẽ nói: bạn cứ tập đi rồi nó khắc được!

Có thể bạn quan tâm:
Chắc bạn đã biết người ta niềng răng như thế nào. Người ta nối các răng bằng một hệ thống dây và vài tháng một lần siết chỉnh dây để lôi răng cho đều. Cơ thể chúng ta gồm các xương thành phần vật liệu giống hệt răng, và thay vì các dây thép, chúng ta có các cơ, mạc, dây chằng nối các xương. Khi tập yoga, chúng ta cũng chỉnh dần xương khớp bằng cách siết chỉnh các “dây” này. Người ta niềng răng phải mất 2 năm mới kéo được răng cho đều. Xương thì to và phức tạp hơn răng rất nhiều, chắc cũng phải mất từng ấy thời gian mới chỉnh nhìn thấy được rõ ràng khác biệt trên cơ thể. Và nó là một quá trình chỉnh từ từ, cực kỳ chậm, chứ không ai chỉnh răng bằng cách đến nha sĩ kéo rẹt cái xong ngay 🤣

Khi mới bắt đầu tập yoga, tôi còn đặt các câu hỏi aggressive hơn nhiều:
- Theo chị nếu em làm nóng cơ bằng cách xoa dầu dán cao nóng rồi mới xoạc thì nó có dãn cơ tốt hơn không? 🙂
Hoặc:
- Chị mất bao lâu để xoạc được dọc như thế này?
- Khoảng hai năm em ạ
- Khiếp cái gì?! Hai năm á?!?
Hai năm sau. Tôi vẫn chưa xoạc được =)) nhưng thái độ của tôi với việc xoạc hay việc tập yoga nói chung đã khác. Mà thật ra bạn không cần mất hai năm để xoạc, nếu thật sự cực kỳ muốn xoạc, hãy bỏ ra hai tiếng khởi động dãn cơ. Sau hai tiếng là cũng xoạc được kha khá. Tất nhiên ngày hôm sau khi không khởi động thì bạn lại cứng và không xoạc được. Nhưng đó chính là bản chất của cuộc đời này mà. Người ta sinh ra, già yếu chết đi, rồi lại đầu thai sinh ra, lại già yếu chết đi. Nhưng mục đích và sứ mệnh của mỗi cuộc sống chưa bao giờ là để xoạc :))))) hay để làm bất kỳ một hình dạng nào với cơ thể mình.

Tôi cho rằng khi tập yoga, chúng ta dùng tâm trí là cái không nhìn thấy được, để thay đổi cơ thể là cái nhìn thấy được. Nếu ta đặt nặng áp lực lên cơ thể (phải dãn! phải xoạc! Khiếp cái chân này sao mày cứng thế? sao xung quanh và trên instagram làm được mà mình không làm được?! 😠😡), cơ thể sẽ bị căng thẳng. Nếu tâm trí ta coi được một tư thế dãn sâu là thư giãn, cơ thể sẽ được thả lỏng. Lần sau khi tập dãn cơ thấy khó ở quá, hãy thử thay đổi tâm trí, nghĩ: hỡi đôi chân thân yêu nhiều cơ bắp khỏe mạnh đã giúp tôi đi lại chạy nhảy mỗi ngày, hãy thư giãn ra, và để cho tất cả căng thẳng thoát ra cùng hơi thở. Hãy thư giãn, hãy tận hưởng cảm giác đau này, vì nhỡ đâu sau này khi tôi xoạc được dễ dàng, tôi không còn cảm nhận được cảm giác này nữa.

Đừng tự ép mình, cuộc sống này đã có quá nhiều thứ ép ta :)))) Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép háng? Những thay đổi rất nhỏ mỗi ngày mang lại kết quả vĩ đại hơn nhiều. Vì khi bạn nhìn thấy thay đổi về cơ thể, cũng là lúc tâm trí bạn đã thay đổi theo.

Ảnh: tôi chụp cùng cô giáo Linh Bling trong tư thế Ngồi Cúi Gập Trước (Paschimottanasana). Linh không cần cố gắng nhiều còn tôi đang cố hết sức. Cột sống lưng dưới của tôi hạn chế chuyển động cúi gập trước nhiều hơn Linh. Nghĩa là tôi có thể tập luyện để “niềng” cột sống của mình và nhìn thấy sự thay đổi theo từng năm. Có khi sắp được thẳng thì già loãng xương lưng còng là vừa =)) nhưng có làm sao? Bản chất của cuộc đời là xây lâu đài cát bên bờ biển mà 🙂

Tất nhiên, bạn vẫn có thể coi Yoga là một môn thể thao thuần túy và cố gắng đạt thành tích là các hình tư thế. Khả năng chấn thương là có nhưng vẫn là an toàn so với các môn thể thao khác và so với việc không chơi thể thao. Hãy chơi thể thao vui vẻ và trân quý cơ thể mình!

(Bài viết mang một tí tẹo Đạo giáo, Phật giáo và AQ)
---
Chép từ FB Hamyhatha

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

Phương pháp tập Asanas thế nào cho đúng?


Xu hướng hiện nay có nhiều phương pháp Yoga được xây dựng và tạo ra những dòng phái mà nhiều người theo áp dụng, trải nghiệm. Có nhiều người bảo phương pháp tôi theo là đúng và phương pháp của ông thầy khác là sai, nhiều học viên khi tiếp cận cũng hoang mang. 

Quan điểm của tôi là một dân toán học, dân kỹ thuật nặng về nghiên cứu thì tôi xác định từ đầu là theo giải pháp, giống như cơ địa cụ già không thể áp dụng cho cơ địa người trẻ tuổi, cơ địa một người bị bệnh không thể áp dụng cho một người bình thường. Vậy mỗi đối tượng khác nhau tôi đưa ra giải pháp khác nhau, sao cho phù hợp, một cô gái xinh đẹp khi hướng dẫn Yoga làm đẹp cho chị em phụ nữ sẽ là thắng tôi rồi, vì trời đất sinh ra họ là phái đẹp, là duy nhất, là sự đặc biệt nên tôi nghĩ tôi quan sát học hỏi và trân trọng. 

Có thể bạn quan tâm:


Khi tôi nghiên cứu đầu tiên và trải nghiệm đầu tiên Rajadhiraja Yoga do tổ chức Ananda Marga xây dựng thì nền móng hay nền tảng cơ bản là dựa vào luân xa, nội tiết tố, hay Hatha Yoga tập trung vào cân bằng năng lượng dương và âm khi thực hiện... ngày nay thì có thêm một sự chuyển biến lớn là phương pháp thực hiện theo định tuyến, theo giải phẫu cơ xương khớp... trở thành trào lưu hót trong thời gian vừa qua thì nhiều người bảo cách tập người khác chưa chuẩn, sai nhưng tôi nghĩ nó đúng chỉ một phần, nó là sự cải tiến rất hay nhất là những tư thế tập phục hồi cho cơ xương khớp, những người bị bệnh lý cơ xương khớp và nó sẽ không đúng khi bệnh lý hay có vấn đề tổn thương bên trong như tâm sinh lý, nội tạng... bởi vì theo định nghĩa Yoga cổ xưa, Asanas (tư thế) là những tư thế Yoga thỏa mãn vững chắc và thoải mái về mặt thể xác và tinh thần. 

Điều đó một người cột sống sinh lý của họ không giống nhau, có người xương cùng, cụt cong ra sau quá, trong khi thắt lưng thì quá võng vào trong, anh chị không thể kết luận là họ phải thẳng cột sống không có là sai... Nhưng quả thực định tuyến hay giải phẫu chức năng nhằm giúp chúng ta hiểu là tập sao đưa con người đúng bản chất vốn có của mình, bản chất mà trời sinh ra, cha mẹ cho mình như vậy. Tất cả không phải là đúng hay sai mà là cần khoa học, cần phù hợp cơ địa, sức khỏe... nguyên tắc thực hành sao cho phù hợp từng người, do đó cần hiểu bản thân mình, đánh giá bản thân càng chi tiết càng tốt từ đó đưa giải pháp phù hợp. 

Người tập và người dạy Yoga cần phải linh hoạt, sáng tạo và nhìn nhận công tâm để đưa ra giải pháp tối ưu nhất và miễn sao mục đích bạn tập cho khỏe thì ngày càng khỏe ra, mục đích bạn là đẹp thì tập ngày càng đẹp ra... Người bác sỹ tốt nhất chính là mình, dù ông thầy có giỏi đến mấy cũng không bằng sự trải nghiệm, sự tỉnh thức của chính mình trên con đường rèn luyện.

Trân trọng!

Đặng Hùng 

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018

Ranh giới trong thiền và trong luyện tập yoga


Những gì mình chia sẻ dưới đây thuộc về kinh nghiệm bản thân và ranh giới của bản thân mình trên con đường luyện tập yoga của mình. Bài viết này chỉ với mục đích tham khảo cho mọi người và tìm ra được ranh giới của chính mình để vượt qua.

Có thể bạn quan tâm:
Như mọi người đều biết ranh giới là một thiết lập được tạo ra để bảo vệ bản thân an toàn, khi bạn cho ai đó bước qua khỏi ranh giới thì điều đó chứng tỏ bạn có cảm giác an toàn và người đó đáng tin cậy? Bạn có thể vẫn giữ khoảng cách, nhưng bạn đang cho họ cơ hội chứng minh rằng họ đáng tin cậy cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Mục đích của việc thiết lập ranh giới lành mạnh, tất nhiên, là để bảo vệ và chăm sóc tốt bản thân bạn.

Thiết lập ranh giới lành mạnh không phải luôn đến một cách tự nhiên hoặc dễ dàng. Học cách thiết lập ranh giới lành mạnh cho riêng mình là một quá trình rèn luyện trong tự do cá nhân. Nó có nghĩa là nhận biết chính mình và nâng cao nhận thức của bản thân mình về nơi mà ta sống, về công việc mà mình làm, những giới hạn được mình đặt ra nằm trong mục đích mà mình muốn hướng đến. Nó còn có nghĩa là buông bỏ những điều không lành mạnh, suy nghĩ không lành mạnh trong cuộc sống của mình để có thể phát triển tốt hơn như con đường mà mình đặt ra như thế.

Vậy thì có ý nghĩa gì trong việc luyện tập Yoga của bản thân mình?

Đầu tiên là ranh giới trong suy nghĩ. Ngay từ ngày đầu bắt tay vào việc luyện tập Yoga, mình không bao giờ có trong đầu suy nghĩ mình sẽ làm được những động tác mà mình tưởng chừng như chỉ có xiếc và ảo thuật mới có thể làm được chứ con người sao làm được. Nhưng rồi mình cũng bước qua được ranh giới đó để tin vào chính mình hơn, tin vào khả năng của mình hơn.

Tiếp theo là ranh giới cho nỗi sợ. Sợ bị đau, sợ chấn thương, sợ bị té…. Nhưng rồi mình cũng bước qua được những ranh giới đó bằng cách quan sát và lắng nghe, chậm chậm cảm nhận.

Ranh giới trong Thiền tập là gì: Thiền chỉ dành cho những ai theo đạo Phật, Thiền là tu, là ngồi một chỗ bất động. Nhưng càng đi vào tìm hiểu thì chỉ có ranh giới trong chính suy nghĩ của mình cột mình lại. Bởi ngay cả bạn đang chạy xe, đang ăn… bạn vẫn có thể Thiền được.

Tất cả những ranh giới mình lập ra đều dựa trên điểm yếu hoặc điểm mạnh của chính bản thân mình mà tùy vào đó mình hướng bản thân theo để hoàn thiện tốt hơn, có những suy nghĩ bị chính bản thân mình gói buộc lại, vì thế bước qua ranh giới của chính mình để thiết lập một ranh giới khác trong quá trình rèn luyện và hoàn thành bản thân là một con đường dài không ngừng học hỏi và khám phá bản thân mình.

Ranh giới của chúng ta đến từ tính cách, những kinh nghiệm về cuộc sống, quan hệ xã hội, cách giáo dục mà mình nhận được từ gia đình, từ việc giáo dục của nhà trường…Có những ranh giới là cố định nhưng cũng có những ranh giới chúng ta cần dũng cảm bước qua.

Bước qua ranh giới của chính mình mới là điều quan trọng trong quá trình rèn luyện bản thân.

Cảm ơn mọi người đã đọc bài chia sẻ của mình.
Namaste!
---
Chép lại từ FB Vivisa Yoga - Ms Vi Ngo