Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

6 tư thế yoga cho chứng mất ngủ

(By: Casey Coviello)

Hãy thử bài tập thư giãn này để làm giảm áp lực trước khi bạn đi ngủ và có một giấc ngủ ngon hơn.

Có thể bạn quan tâm:

1. HƠI THỞ MẶT TRĂNG (Moon / Lunar Breath)


Theo yoga truyền thống, lỗ mũi bên trái được liên kết với năng lượng làm mát cơ thể và lỗ mũi bên phải với năng lượng làm nóng cơ thể. Thực hành Kỹ Thuật Thở Lỗ Mũi Trái giúp tập trung tâm trí và giảm căng thẳng. Đồng thời, nó tác động các cơ quan trong cơ thể và giúp cho việc kích hoạt giấc ngủ, nó báo hiệu dây thần kinh phế vị của bạn gửi tín hiệu đến não bộ để thư giãn.


Trong tư thế ngồi thoải mái, hãy sử dụng Ấn Mrigi / Vishnu Mudra bằng bàn tay phải. Bằng cách, gập ngón tay trỏ và ngón tay giữa của bạn vào trong lòng bàn tay, để ngón tay đeo nhẫn và ngón tay út duỗi thẳng lên. Ngón tay cái đóng lỗ mũi phải của bạn và hít vào qua lỗ mũi trái. Sau đó thả ngón tay cái ra và dùng ngón tay đeo nhẫn đóng lỗ mũi trái của bạn, rồi thở ra qua lỗ mũi phải. Tiếp tục hít thở từ 1 đến 3 phút cho đến khi bạn bắt đầu cảm thấy tâm trí lắng dịu.

2. TƯ THẾ NGÓN CHÂN CÁI (Big Toe Pose)


Tư thế này kích thích gan và thận từ phía sau lưng, nó kích hoạt hệ thần kinh đối giao cảm, chịu trách nhiệm giải tỏa sự căng thẳng và đưa cơ thể vào giấc ngủ.

Đứng hai chân rộng bằng hông. Gập người về phía trước một cách nhẹ nhàng từ hông của bạn. Nắm chặt hai ngón chân cái của bạn bằng ngón tay trỏ, ngón tay giữa và ngón tay cái. Cong hai khuỷu tay của bạn và hai bàn chân đứng trên sàn một cách chắc chắn, hạ đỉnh đầu xuống để cho đầu và cổ bạn được thư giãn. Hít thở sâu và giữ tư thế từ 1 đến 3 phút.

3. TƯ THẾ KHÚC GỖ (Fire Log Pose)


Khi bạn tích cực tập trung vào việc giải tỏa sự căng thẳng ở hai hông, thì cơ thể bạn sẽ phản ứng lại bằng cách giải tỏa sự căng cứng ở các nhóm cơ khác, điều này chuẩn bị cho bạn ngủ một giấc ngủ ngon lành.
Duỗi thẳng chân trái của bạn ra sau đó gập đầu gối một góc 90 độ. Gập chân phải của bạn và đặt bàn chân phải lên trên đầu gối trái, để cho cẳng chân phải xếp chồng lên cẳng chân trái. Nếu kiểu ngồi này gây ra đau nhức ở khớp hông của bạn, thì hãy di chuyển bàn chân trái của bạn gần về phía xương chậu. Đưa hai tay về phía trước khi bạn thở ra để gia tăng sự căng giãn ở hai hông. Giữ tư thế trong 1 phút. Lặp lại ở chân bên kia.

4. TƯ THẾ CHÓ CON DUỖI MÌNH (Extended Puppy Pose)


Để chống lại những tác động xấu sau nhiều giờ ngồi bên bàn làm việc, bạn hãy sử dụng tư thế uốn lưng phù hợp này để đưa máu giàu ôxy đến tim, đồng thời làm giảm căng thẳng và mở rộng hai vai. Việc mát xa trán một cách nhẹ nhàng cũng kích thích tuyến yên, giúp kiểm soát hoóc môn melatonin và kích hoạt chu kỳ giấc ngủ của cơ thể.

Từ tư thế Khúc Gỗ (Fire Log Pose), nhoài người về phía trước trên hai tay và hai chân. Giữ hai hông của bạn bên trên hai đầu gối, di chuyển cơ thể về phía trước trên các đầu ngón tay của bạn. Khi bạn đã thả lỏng ngực và trán thì giữ cho hai khuỷu tay nâng lên khỏi sàn. Sau đó, mát xa trán bằng cách lăn trán từ trái sang phải và ngược lại để làm giảm căng thẳng cho khuôn mặt. Giữ tư thế trong 1 phút. Để thoát thế, hãy đưa mông của bạn trở lại gót chân trong tư thế Em Bé (Child Pose).

5. TƯ THẾ NẰM VẶN NGƯỜI (Supine Twist)


Tiến sĩ Roger Cole, nhà nghiên cứu khoa học và cũng là giáo viên Iyengar Yoga, ông đã chứng minh rằng các tư thế đảo ngược và xoắn-vặn như tư thế Nằm Vặn Người (Supine Twist), chúng cải thiện giấc ngủ bằng cách thư giãn Bộ Phận Nhận Cảm Áp (Baroreceptor), nó được biết là giúp duy trì huyết áp ở mức gần như không đổi.

Nằm ngửa xuống sàn và co hai đầu gối của bạn gần về phía ngực. Giang rộng hai cánh tay sang hai bên và đặt đầu gối của bạn sang bên phải, đặt đầu gối trái chồng lên đầu gối phải. Ép vai trái xuống sàn đồng thời thả rơi trọng lực của hai chân bạn xuống thảm. Thực hiện cả hai bên.

6. GÁC CHÂN LÊN TƯỜNG (Legs-Up-the-Wall Pose)


Khi bạn chuẩn bị tâm trí của mình để có một giấc ngủ sâu, thì tư thế này thực sự phù hợp vì nó cho phép bạn tập trung vào sự thư giãn một cách có ý thức. Nó còn có thêm lợi ích là, rút hết lượng máu cũ ra khỏi hai chân và hỗ trợ cho hệ tuần hoàn của bạn.

Đặt một khối gạch yoga hoặc một gối lót cách tường 5 inch (12.7 Cm). Đặt mông của bạn lên trên gối lót, cho mông trượt vào khoảng trống giữa gối và tường. Giang hai cánh tay sang hai bên với lòng bàn tay úp xuống dưới hoặc ngửa lên trên. Giữ nguyên tư thế này trong 5 đến15 phút. Thực hiện việc quan sát cơ thể bạn một cách từ từ để thư giãn từng nhóm cơ chính trong cơ thể, hãy bắt đầu từ hai bàn chân rồi lần lượt lên tới mặt của bạn.
---
Chép lại từ FB Thang Mlod

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

Đau nhức trong thực hành yoga và các biện pháp

(By: Ann Pizer)

Thông qua các chuyển động chậm với những tác động sâu bên trong cơ thể, và thông qua sự căng giãn và chú tâm đen xen giữa những gian đoạn ngừng nghỉ. Thoạt nhìn bề ngoài yoga có vẻ là một thực hành dễ dàng và nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nhiều người ngạc nhiên khi họ cảm thấy bị đau nhức hoặc khó chịu trong lúc tập luyện yoga hoặc sau một buổi tập.

Có thể bạn quan tâm:

Yoga căng giãn cơ thể theo những cách lạ lẫm và tác động vào các nhóm cơ bắp mà thường ngày chúng ít được sử dụng. Thậm chí những người thường xuyên tập thể dục nếu không thích ứng có thể cảm thấy đau nhức khi tập luyện yoga.

ĐAU NHỨC TRONG BUỔI TẬP YOGA

Yoga gồm các tư thế nhiều thách thức bởi sự căng giãn sâu. Nếu bạn chưa quen với yoga hoặc trước đó bạn chưa từng bước lên tấm thảm yoga. Bạn sẽ nhận thấy rằng, những tư thế có vẻ dễ dàng nhưng lại kiến cơ bắp của bạn có sự cảm nhận mà trước kia bạn chưa từng có.

Yoga có thể là thực hành khó khăn hơn so với điều mà bạn mong đợi. Việc tập trung vào hơi thở của mình sẽ giúp bạn duy trì các tư thế khó, nhưng nếu bạn ráng sức, giáo viên có thể hướng dẫn các tư thế biến thể dễ hơn để bạn thực hiện.

Trong tất cả tư thế yoga, bạn chỉ nên thực hành sâu hơn khi cơ thể bạn cảm thấy thoải mái. Nếu bạn cảm thấy bất kỳ sự đau nhức hoặc khó chịu và khiến cho bạn khó thở, hãy quay về lại một tư thế thư giãn (Em bé).

Qua thời gian và bằng sự thực hành thường xuyên, mỗi buổi tập yoga sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nếu bạn trải qua cơn đau nhức kéo dài hoặc cơn đau làm suy nhược cơ thể trong khi tập luyện, bạn hãy đi khám bác sĩ hoặc gặp một nhà vật lý trị liệu .

Cho đến khi nguồn gốc của cơn đau nhức được điều trị, bạn hãy quay trở lại với thực hành yoga. Trên thực tế, Đại học Y khoa Hoa Kỳ khuyến nghị rằng, yoga là phương pháp điều trị hữu hiệu đầu tiên đối với chứng đau lưng mãn tính, và các nghiên cứu khác cũng cho thấy yoga là phương pháp điều trị không dùng thuốc hiệu quả để làm giảm cơn đau nhức trong ngắn hạn và trung hạn.

ĐAU NHỨC TRONG TƯ THẾ YOGA

Nhiều người đến với yoga với mong muốn sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn, nhưng khi bạn là người mới tập lần đầu, bạn có thể gặp phải tình trạng đau nhức trong những giờ tập luyện và có thể cả vài ngày sau đó.

Giống như bất kỳ các hình thức tập luyện khác, việc giữ tư thế trong yoga gây ra các vết rách siêu nhỏ bên trong mô. Điều này thúc đẩy phản ứng chống viêm của cơ thể để giãn nở các mạch máu, và cho phép máu có khả năng điều trị chảy đến các mô bị tổn thương nhiều hơn.

Khi cơ thể tự phục hồi, các cơ bắp, gân và mạc cơ của bạn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, và nếu bạn tiếp tục tập luyện yoga, bạn sẽ bắt đầu thu nhận về những lợi ích.

Loại đau nhức phổ biến nhất sau khi tập luyện yoga được gọi là đau nhức cơ bắp khởi phát muộn. Cơn đau này thường xảy ra từ 12 đến 48 giờ sau khi tập luyện. Sự đau nhức này thường tự biến mất, nhưng có một số biện pháp mà bạn có thể sử dụng để tăng tốc độ cho cơ thể tự lành bệnh và giảm đau nhức.

NHỮNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Sự đau nhức trong lúc tập luyện yoga sẽ biến mất, bởi vì bạn càng tập luyện nhiều, cơ thể bạn sẽ càng cảm thấy thích nghi hơn. Những điều bạn có thể làm để giảm đau nhức và tăng tốc độ cho cơ thể tự phục hồi, bao gồm:

NGHỈ NGƠI

Lúc bạn chìm trong giấc ngủ, cơ thể bạn sẽ tự phục hồi các mô bị tổn thương. Vì vậy, nghỉ ngơi sau khi tập luyện yoga sẽ giúp bạn nhanh chóng cảm thấy khỏe mạnh hơn. Cố gắng ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm và hãy cân nhắc một sự thư giãn ngắn (tư thế Xác Chết - Savasana) sau buổi tập để cơ thể có thời gian tự phục hồi.

BẮT ĐẦU CHẬM

Nếu bạn có kế hoạch tập luyện yoga mỗi ngày hoặc vài lần một tuần. Trong hai hoặc ba ngày trước khi tập luyện sẽ tốt hơn nếu bạn thử tập một hình thức yoga nhẹ nhàng hơn trước khi tham gia một buổi tập nặng và vất vả. Trong buổi tập cố gắng tránh ép buộc cơ thể thực hiện những tư thế gây đau nhức, và thay vào đó hãy để cho các mô của bạn thêm thời gian để phục hồi.

UỐNG NƯỚC

Giữ cho cơ thể đủ lượng nước cần thiết trước và sau khi tập luyện yoga, điều này có thể giúp ngăn ngừa và làm giảm sự đau nhức. Mặc dù Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia khuyến cáo rằng, phụ nữ uống khoảng 2,7 lít nước từ tất cả các loại đồ uống và thực phẩm mỗi ngày và đàn ông uống khoảng 3,7 lít mỗi ngày, nhưng nhiều người đã bỏ qua điều đó.

Uống khoảng 8 ounces (0.24 lít) đến 16 ounces (0.47 lít) nước khoảng một giờ trước khi tập yoga, nhưng không uống nước trong 30 phút trước buổi tập. Sau buổi tập, tiếp tục uống nước để cơ thể bạn loại bỏ chất thải chuyển hóa và các độc tố được thải ra trong lúc tập luyện, chúng có thể gây ra sự đau nhức.

THỦY TRỊ LIỆU

Tắm nước nóng hoặc ngâm mình trong bồn nước nóng sẽ làm giảm sự căng cơ và đau nhức. Thêm muối Epsom (magiê sunfat) vào bồn nước nóng sẽ tăng thêm nhiều lợi ích.

Ngâm mình trong bồn tắm muối Epsom là một trong những cách hiệu quả nhất để hấp thụ magiê vào cơ thể. Magiê là một chất điện giải nó thực sự hỗ trợ tốt cho các chức năng của cơ bắp, thần kinh và enzyme, nó chắc chắn làm giảm các chứng viêm và đau nhức.

LIỆU PHÁP CHƯỜM LẠNH HOẶC CHƯỜM NÓNG

Nếu cơn đau nhức gây khó chịu hoặc ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các công việc thường ngày của bạn, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn sau khi nghỉ ngơi 20 phút để chườm đá hoặc chườm nóng vùng cơ thể bị đau nhức.

Liệu pháp nhiệt thường là biện pháp để khắc phục các chấn thương mãn tính hoặc đau nhức cơ bắp. Nhiều người nhận thấy rằng, việc sử dụng một túi chườm nóng hoặc chai nước nóng đem lại hiệu quả làm giảm cơn đau. Xông hơi đặc biệt hữu ích cho việc thư giãn các cơ bắp bị căng cứng.

Chườm đá thường được khuyên dùng đối với các chấn thương cấp tính. Tuy nhiên, một số người nhận thấy việc chườm đá cũng hữu ích cho chứng đau nhức trong khi tập luyện. Chườm đá vào vùng cơ thể bị đau nhức trong vài phút sẽ kích thích phản ứng co-giãn mạch máu, làm tăng lưu lượng máu đến khu vực đó và giúp mô phục hồi lại.

Tuy nhiên, một số người nhận thấy liệu pháp chườm đá có thể làm gia tăng sự đau nhức. Nếu bạn tiếp tục cảm thấy đau nhức hoặc cơn đau tăng lên sau vài phút chườm đá, hãy chuyển sang chườm nóng.

AN TOÀN LÀ TRÊN HẾT

- Luôn luôn sử dụng một miếng vải lót hoặc khăn lót giữa da của bạn với dụng cụ chườm nóng để không bị bỏng, và nếu trong lúc trị liệu bạn cảm thấy quá nóng, hãy thêm một lớp lót nữa giữa túi chườm và da của bạn.

- Cẩn thận không chườm đá trực tiếp lên da của bạn. Sử dụng khăn như một miếng lót để bảo vệ da của bạn không bị bỏng băng lạnh.

CĂNG GIÃN

Nếu cơn đau nhức không quá nhiều, thì một số động tác căng giãn nhẹ có thể giúp làm giảm sự căng cứng của cơ bắp và cải thiện phạm vi chuyển động của chúng. Hãy thận trọng để khởi đông cơ bắp bằng một hình thức tập luyện nhẹ nhàng khác như đi bộ, trước khi bạn tập luyện các tư thế căng giãn cơ bắp của yoga.

ỐNG LĂN MÁT XA (Foam Rolling)

Thực hành yoga gây ra các vết rách siêu nhỏ cho các cơ bắp, gân và mạc cơ. Ống Lăn Mát Xa là một phương pháp tự thực hiện để giải tỏa sự căng cứng, giúp làm giảm sự căng cơ và thúc đẩy sự phục hồi cơ bắp sau một buổi tập cường độ cao.

Theo đánh giá bởi các tập san khoa học có liên quan vào năm 2015, Ống Lăn Mát Xa có thể là một sự tác động hiệu quả đối với hoạt động của cơ bắp sau khi tập luyện và nó cũng có thể làm tăng phạm vi chuyển động của cơ bắp.

MÁT XA

Xoa bóp cũng có thể giúp làm giảm sự đau nhức cơ bắp sau khi tập luyện yoga. Bởi vì, việc xoa bóp khu vực bị đau nhức sẽ giúp đưa máu đến các mô. Thuốc giảm đau cục bộ, chẳng hạn như Arnica, hay một số loại tinh dầu và thuốc dạng kem bôi giảm đau cũng có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

BỔ XUNG BCAA

Nhiều chuyên gia thể chất khuyên dùng Chuỗi Axít Amin Phân Nhánh (BCAA) để giảm đau nhức sau khi tập luyện. Các axít amin là các khối tạo thành protein và Chuỗi Axít Amin Phân Nhánh (BCAA) có liên quan đến cấu trúc hóa học của ba axít amin thiết yếu: Leucine, Isoleucine và Valine.

Theo một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Dinh dưỡng Thể thao Quốc tế, việc kết hợp uống Chuỗi Axít Amin Phân Nhánh (BCAA) và axít amin Taurine trước và sau khi tập luyện có thể giúp làm giảm sự đau nhức cơ bắp khởi phát muộn.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, việc sử dụng kết hợp 3,2 gram Chuỗi Axít Amin Phân Nhánh (BCAA) và 2,0 gram axít amin Taurine, ba lần một ngày, trong hai tuần trước khi tập luyện và ba ngày sau khi tập luyện có thể làm giảm tổn thương và đau nhức cơ bắp do tập luyện.

Ngoài ra, ăn uống các loại thực phẩm giàu Chuỗi Axít Amin Phân Nhánh (BCAA), chẳng hạn như trứng, thịt và sữa, có thể giúp tăng tốc độ tự phục hồi của cơ bắp và giúp bạn cảm thấy bình phục nhanh hơn.

THUỐC GIẢM ĐAU

Nếu cơn đau nhức rất khó chịu, một loại Thuốc Chống Viêm Không Steroid (Non-steroidal Anti-inflammatory Drugs - NSAID) và không cần kê đơn bác sĩ, như Motrin (ibuprofen) hoặc Aleve (naproxen), có thể giúp làm giảm chứng viêm và đau nhức cơ bắp.

Một số người không nên dùng Thuốc Chống Viêm Không Steroid (NSAID). Đó là những người bị loét dạ dày, chảy máu dạ dày, rối loạn gan hoặc bị bệnh tim, họ nên tham khảo với chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi sử dụng thuốc, để hiểu về những lợi ích và các nguy cơ tiềm ẩn của Thuốc Chống Viêm Không Steroid (NSAID).

ĐI KHÁM BÁC SĨ

Nếu bạn cảm thấy cơn đau nhức đột ngột và trực tiếp trong bất kỳ hình thức tập luyện nào, hãy dừng tập luyện ngay lập tức! Nếu cơn đau không giảm bớt sau vài phút nghỉ ngơi, bạn có thể đã bị căng cơ và nên nói chuyện với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc các bác sĩ chỉnh hình.

Nếu cơn đau nhức của bạn trở nên nghiêm trọng sau khi tập luyện, và gây trở ngại cho bạn khi thực hiện các hoạt động thường ngày hoặc cơn đau diễn biến gây co thắt cơ bắp, bạn cũng nên đi khám bác sĩ.

MỘT LỜI KHUYÊN

Nếu bạn tiếp tục tập luyện yoga đều đặn, bạn có thể sẽ khám phá ra rằng, sự trải nghiệm đau nhức của mình sau mỗi lần tập luyện sẽ giảm bớt. Để duy trì sự tiến bộ của bạn, mỗi tuần hãy tập luyện yoga từ ba lần trở lên là tối ưu nhất. Bởi vì, tập luyện yoga mỗi tuần một lần hoặc ít hơn cũng rất tốt để làm giảm căng thẳng và giải tỏa tâm trí của bạn, nhưng bạn sẽ cảm thấy sự đau nhức sau mỗi buổi tập.

VỀ TÁC GIẢ:
Ann Pizer là một tác giả kỳ cựu với rất nhiều bài viết về Yoga. Năm 2002 cô đến với Yoga để tìm một "Liều thuốc giải độc" cho sự căng thẳng của mình sau sự kiện ngày 9/11 tại thành phố New York. Năm 2004 cô chính thức trở thành giáo viên Yoga. Ann giảng dạy cho các lớp Vinyasa / Flow Yoga và các lớp Yoga Trước Khi Sinh cho phụ nữ. Ngoài việc giảng dạy Yoga, Ann đã có bằng Cử nhân Lịch sử Nghệ thuật và Khảo cổ học từ Đại học Tufts và bằng Thạc sĩ Mỹ thuật của Đại học Texas tại Austin.
---
Chép lại từ FB Thang Mlod

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020

COVID-19 phải chăng đã đến lúc nhìn lại sự phát triển yoga ở Việt Nam???


1. Yoga không chỉ chú tâm vào chinh phục tư thế khó để nhiều người mến mộ mà quan trọng hơn để bảo vệ sức khỏe.

2. Yoga không phải đặt ưu tiên hàng đầu về định tuyến, siết cơ, khỏe cơ... mà nên thực hiện tư thế tự nhiên theo chính mình.

Có thể bạn quan tâm:

3. Yoga không chỉ bề nổi bên ngoài body, mà tác động xoa bóp sâu bên trong cơ thể.

4. Yoga không chỉ thực hiện tốt cho cơ thể mà cần biết học cách cân bằng trong cuộc sống.

5. Yoga hiện đại không phải là cạnh tranh khốc liệt mà cần phát triển thuận theo quy luật vốn có của nó để có sự bình an.

6. Yoga không chỉ là những tư thế mà quan trọng là lối sống Yoga.

7. Yoga hiện đại hướng tới nhanh, gấp thì đến lúc đưa nó về bản chất của nó; chậm rãi, nhẹ nhàng, uyển chuyển và buông lỏng tự tại.

8. Không phải là thực hành những tư thế cao siêu mà chỉ cần ngồi thở, tư thế đơn giản cũng đã khỏe mạnh.

9. Có rất nhiều cách nhìn khác nhau mà dân Yoga chúng ta lúc này cần nhìn lại nữa chăng???

Đây là quan điểm của tôi, khi một lĩnh vực phát triển sẽ có nhiều cách nhìn đa chiều theo mục đích khác nhau, nhu cầu khác nhau và theo xu thế mới. Nhưng một động cơ sâu thẳm của các bậc tiền bối Yogi cổ xưa để lại hàng ngàn năm đó là bảo vệ sức khỏe cơ thể và tâm trí, xa hơn là sự giác ngộ để mọi người sống tỉnh thức hạnh phúc an lạc trong cuộc đời nhiều sóng gió. Tôi mong cả nhà cùng đóng góp để Yoga Việt Nam ngày một hoàn hảo hơn, bản thân tôi được rất nhiều từ sự hoàn hảo đó.

Chúng ta càng có niềm tin mãnh liệt hơn khi Yoga giúp rất rất nhiều tới sức khỏe chính mình và cho cộng đồng.

"Hãy quay về hơi thở của chính mình"

Con đường chân phúc...!

Vinh - An - Nhiên...!!!
---
Chép lại từ FB Đặng Hùng

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2020

Tâm sự về nghề giáo viên yoga


Cuộc sống con người là mỗi dòng chảy
Trong hàng tỷ người trên trái đất, được gặp nhau đã là một chữ duyên
Có chữ duyên đến rồi đi, có chữ duyên đến rồi ở lại!


Hành trình gần 5 năm biết đến Yoga, và 4 năm dạy Yoga đã từng được trải nghiệm trên dưới 20 Phòng tập, tiếp xúc hơn 1k Học Viên.

Có thể bạn quan tâm:

Có vài người mình chỉ gặp thời gian rất ngắn nhưng cách người đó thực hành Yoga ảnh hưởng khá lớn đến tư tưởng giảng dạy của mình.

Có bạn vào chiến binh thì chân giậm phành phạch xuống sàn, có bạn thì vào chiến binh đưa chân nhẹ như con mèo.

Có người học với mình hơn 1 năm khi không còn gặp nữa rồi cũng là xã giao
Không có tốt, không có xấu; mọi thứ hoàn toàn do “duyên” và “hợp”.

Khi học Yoga một thời gian, bạn không thể không có sự so sánh.

Là huấn luyện viên Yoga khổ thế đấy.
Học viên soi giáo viên, so sánh vì cảm nhận của mỗi học viên khác nhau.
Tùy mục đích tập luyện, tùy phong cách sở trường, mà có khi cũng tùy thời điểm mà học viên có những nhận xét về cùng một giáo viên khác nhau.
Trước kia mình có thể tập hùng hục như trâu, có thời điểm chỉ thích uốn dẻo, thích tập nâng cao…nhưng qua thời gian chính bản thân mình cũng thay đổi về quan điểm tập luyện.
Và khi mình định hình được mình cần gì, phong cách tập và giảng dạy của mình cũng thay đổi.

Bạn nghĩ sao về hình ảnh của một cô gái từng khóc tu tu như một đứa trẻ khi 5:00 sáng dầm mưa 10km chạy đến lớp mà không có học viên nào đến.. vì trời mưa và sáng sớm thì quá lạnh?
Những lúc ấy mình luôn băn khoăn hỏi tại sao lớp vắng?
Tại sao hôm nay người này, người kia lại nghỉ học?
Và cũng tự băn khoăn hay mình dạy chưa tốt?

Nhưng mình tự trấn an bản thân rằng:
HLV Yoga ơi! đừng buồn khi học viên có sự so sánh, cũng đừng quá chạnh lòng khi học viên đến rồi lại đi.
Khó có thể so sánh được ai hơn ai, chỉ là ai hợp với ai hơn ai.

Khi viết những dòng này mình cũng khá tâm trạng, mình biết có thế này thế kia, cuộc đời mà.
Có nơi có những người bạn đồng hành cùng chung niềm đam mê.
Đến nơi mới, ban đầu khá lạc lõng, dần cũng quen và mình luôn cố gắng tự tìm niềm vui, cảm hứng trong việc hướng dẫn HV tập theo đúng khả năng của họ.

Người trong ảnh là HV đầu tiên mình dạy kèm
Có lẽ hầu hết mọi người đều thấy tư thế khá dễ
Nhưng mình và cô ấy đã trải qua nhiều thứ không hề đơn giản
Từ khi không chạm tới chân.. cho đến khi nắm được chân
Cuộc đời cũng như vậy, mỗi người sẽ có những góc nhìn khác nhau…

Và dù sao, cuộc sống vẫn phải tiếp diễn. ☺️
---
Chép từ FB Vy Diệp