Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

Con đường trở thành huấn luyện viên Yoga


Bạn có tin rằng khi bạn mong muốn đủ nhiều, cả Vũ Trụ sẽ hợp sức giúp bạn không? 😍😍

Sau sự cố với hôn nhân, mình tìm hiểu nhiều về tâm lý, về thiền. Rồi sau khi Má mình mất, mình mới thật sự nghiêm túc tập Yoga, vì nó là môn thể thao duy nhất giúp đứa rối loạn tiền đình như mình tập được, và cân bằng tâm trí rất tốt.

Có thể bạn quan tâm: Sau khi Má mất, mình có những lo lắng, hoang mang với cuộc sống. Mình nhận ra con đường mình đang đi tại thời điểm ấy ko phù hợp, cả gia đình lại ko đồng hành, người duy nhất luôn bên mình thì đã ko còn nữa. Và mình mong muốn có 1 công việc khác tốt hơn, chủ động hơn, nhưng ko phải chôn vùi tại công ty, mà lại còn giúp mình trẻ-khoẻ-đẹp nữa.

Khi bạn mong muốn đủ, cả Vũ Trụ sẽ hợp sức giúp bạn. Mình nhận được 1 tin nhắn của chị về lớp GV Yoga, mình đã nghĩ đó là thông điệp Vũ Trụ trao đến cho mình, nhưng rồi 1 số lý do, nỗi sợ, rào cản...mình bỏ qua tn ấy.

Lại 1 lần nữa, chị ấy có 1 topic ở 1 group, nói về việc muốn giúp đỡ singlemom có thêm thu nhập ở lĩnh vực làm đẹp, spa và Yoga. Mình hẹn gặp chị với mục đích....hợp tác về Spa. Qua cuộc nói chuyện, mọi việc lại hướng đến Yoga nhiều hơn, và mình đã nt từ chối việc học GV Yoga bởi vì mình ko đủ sức khoẻ, ko đủ đam mê.

Chị ko thuyết phục mình quá nhiều, chỉ nói mình suy nghĩ kỹ, đam mê sẽ đến khi mình đủ mong muốn. Mình suy nghĩ và đã đồng ý theo học.
Với sự động viên, tận tâm của chị, và nỗ lực của chính mình đã giúp mình hoàn thành được khoá học. Mình chưa lần nào mở lời chính thức cám ơn chị vì tính mình ngại nói lắm 😅😅😅😅 nhưng trong tâm mình luôn nói lời cám ơn chị mỗi ngày, và luôn gởi lời cầu nguyện cho cuộc sống và sự nghiệp của chị được tốt đẹp như chị mong muốn.

Em cám ơn chị đã mang đến cho em 1 cơ hội để ít nhất giúp bản thân em có được sức khoẻ tốt hơn, và 1 cơ hội nghề nghiệp ổn định hơn, đồng thời cũng sẽ giúp nhiều người khác có sức khoẻ. Cám ơn c đã luôn bên cạnh và đồng hành cùng tụi em trong lúc học cũng như trong cuộc sống.

Mình là 1 đứa lười vận động, rối loạn tiền đình, từng nghĩ Yoga ko phù hợp với mình...vậy mà giờ đây đã hoàn thành xong khoá Huấn Luyện Viên Yoga.
Bạn có tin là bạn cũng sẽ làm được nếu bạn đủ mong muốn và đam mê ko?
---
Chép lại từ FB Hoàng Uyên

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2018

Thảm tập yoga - Tổng quan về các thương hiệu trên thị trường Việt Nam


Theo đà phát triển của phong trào luyện tập yoga, thị trường thảm tập yoga hiện nay ở Việt Nam rất đa dạng mẫu mã và chủng loại với các nhãn hiệu đến từ rất nhiều thương hiệu khác nhau. Là một người đến với yoga từ hơn 10 năm trước, với sở thích sưu tầm và trải nghiệm các mẫu thảm tập yoga khác nhau, nhân ngày hội Quốc tế Yoga cũng muốn chia sẻ với bạn bè cùng sở thích yoga những kiến thức tổng quát về các thương hiệu chuyên về thảm tập yoga trên thị trường hiện nay.

Bài viết này chỉ đề cập đến tổng quan các thương hiệu mà không đi sâu vào chi tiết các tiêu chí về chất lượng như chất liệu, độ bền, mẫu mã từng loại cụ thể.

Có thể bạn quan tâm:

Đầu tiên, để có thể lựa chọn được một tấm thảm yoga tốt, bạn cần tìm đến các thương hiệu chuyên về yoga, tại sao lại như vậy? có lẽ là mình cũng không cần phải trả lời vì cái gì chuyên nó sẽ tốt hơn đúng không nào 😊. Ở góc nhìn này bạn cần bỏ qua ngay các tấm thảm đến từ thương hiệu như Nike, Adidas, Reebok... bởi vì các hãng này như bạn biết, họ là các hãng thể thao nổi tiếng nhưng lại không chuyên về yoga nên mặc dù có làm thảm yoga cũng chỉ để làm... cho vui. Dùng thảm của họ để tập thể dục thì được, thậm chí một số nơi còn nhầm lẫn thảm tập thể dục của các hãng này là thảm yoga 😏. Hơn nữa, chính vì họ là các hãng thể thao đã có tên tuổi nên giá thảm của họ cũng không hề rẻ, ở đây câu nói "Tiền nào của ấy" không thể áp dụng được đâu nhé, đừng có nghĩ bạn bỏ nhiều tiền mà đã có được tấm thảm yoga thực sự tốt.

Đến đây chắc bạn sẽ hỏi, vậy các thương hiệu chuyên về yoga là những thương hiệu nào? bạn không phải sốt ruột, sẽ có câu trả lời ngay đây 😃

Các thương hiệu chuyên về yoga là các thương hiệu đến từ các hãng chỉ tập trung sâu vào việc nghiên cứu, phát triển, sản xuất, hoàn thiện... những sản phẩm phục vụ cho việc luyện tập yoga mà trong đó thảm tập yoga là sản phẩm hàng đầu. Trên thế giới hiện nay có khá nhiều, trong phạm vi bài viết này, mình sẽ chỉ nêu những thương hiệu đại diện ở các phân khúc khác nhau hiện đã có mặt tại thị trường Việt Nam.

1. Manduka: Có thể nói đây là thương hiệu lâu đời và phổ biến nhất với logo hình con ếch đến từ Mỹ. Các sản phẩm thảm tập của Manduka được biết đến với độ bền cao, mẫu mã đa dạng và thay đổi liên tục, chẳng hạn như dòng thảm tập yoga PRO của Manduka được hãng bảo hành trọn đời trên toàn cầu.

Các sản phẩm của Manduka hiện đã có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới. Ngoài thảm tập yoga Manduka còn cung cấp tất cả các dụng cụ luyện tập cũng như trang phục quần áo tập yoga.

Hiện tại Manduka đã có nhà phân phối chính thức tại Việt Nam, các bạn có thể tìm trực tiếp tham khảo các sản phẩm trên trang web của hãng: https://manduka.com

2. Liforme: Dù chỉ mới ra đời từ năm 2007 và chỉ có duy nhất sản phẩm là thảm tập yoga nhưng thương hiệu Liforme đến từ Anh quốc đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng chuyên về thảm tập yoga. Các sản phẩm của Liforme được đánh giá là mang lại độ trải nghiệm tốt nhất thế giới hiện nay, tuy nhiên mức giá của thảm yoga Liforme cũng vào loại đắt nhất thế giới.

Hiện tại Liforme đã có nhà phân phối chính thức tại Việt Nam, các bạn có thể tham khảo các sản phẩm trên trang web của hãng: https://liforme.com

3. Lululemon: Thương hiệu đến từ Canada này cũng đã có kinh nghiệm đến 20 năm, các dòng thảm tập của Lululemon được dánh giá khá cao từ các yogi trên thế giới. Ngoài thảm tập yoga, Lululemon còn có thế mạnh trong mảng quần áo tập.

Một hạn chế là Lululemon chưa có nhà phân phối chính thức tại Việt Nam mà thường các sản phẩm của hãng có mặt trên thị trường thông qua đường "xách tay" nên cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro cho người mua.

Tham khảo website của hãng tại đây: https://lululemon.com

4. BeYoga: Thương hiệu beYoga đến từ Đài Loan này dù chỉ mới ra đời hơn 10 năm nhưng được đánh giá khá cao về chất lượng sản phẩm với mức giá phải nói là vô cùng cạnh tranh so với các hãng tên tuổi khác.
Các sản phẩm của beYoga bao gồm nhiều dòng thảm tập và các dụng cụ được thiết kế chuyên dụng cho luyện tập yoga, được ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất, các sản phẩm của hãng luôn bán chạy nhất trong nhiều năm liền tại thị trường Đài Loan.

Các sản phẩm của beYoga đặc biệt phù hợp với các phòng tập do chi phí đầu tư rẻ hơn các nhãn hiệu ở trên mà vẫn đảm bảo chất lượng, an toàn cho sức khỏe của học viên.

BeYoga cũng đã có nhà phân phối chính thức ở Việt Nam. Bạn có thể tìm hiểu và tham khảo trên website của hãng: http://beyogataiwan.com

5. Pido: Là một thương hiệu chuyên về yoga đến từ Trung Quốc, các sản phẩm của Pido rất đa dạng gồm thảm tập và dụng cụ tập yoga, các sản phẩm của Pido tuy không thể so sánh với các thương hiệu tên tuổi khác nhưng lại rất phổ biến vì có mức giá rẻ.

Dù chưa có nhà phân phối chính thức tại Việt Nam nhưng các sản phẩm của Pido đã có mặt trên thị trường Việt Nam từ khá lâu và có mặt rộng khắp ở các cửa hàng bán đồ thể thao, có lẽ vì ưu thế giá rẻ, xuất xứ rõ ràng và chất lượng chấp nhận được. Tuy nhiên, cũng chính vì độ phổ biến nên thảm PIDO bị dân đánh hàng Tàu làm nhái khá nhiều.

Tham khảo trang web của Pido ở đây: http://yogamat.cn

Ngoài 5 thương hiệu kể trên, trên thị trường Việt Nam cũng còn có sự xuất hiện của một số thương hiệu chuyên về yoga khác như Gaiam, Jade, Prana, Yoloha, ... nhưng người viết bài xin không liệt kê vì hoặc là mức độ kém phổ biến hoặc là đã trùng với các phân khúc ở trên.

Viết đến đây mình cảm thấy buồn cho các thương hiệu thảm Việt Nam vì thực sự là mình không thể nêu được một cái tên vào danh sách ở trên. Lý do? Rất đơn giản là nếu là hàng madein Việt Nam thực sự thì chất lượng quá tồi (chưa có nhà sản xuất nào chuyên về yoga cả), hoặc nếu chất lượng tạm ổn một chút thì lại là hàng nhập Trung Quốc chỉ gắn mác và đóng gói ở Việt Nam nên cũng không biết độ an toàn thế nào 😒.

Và cuối cùng sẽ là rất thiếu sót và có lỗi nếu không đề cập đến vô vàn các nhãn hàng khác vẫn đang tồn tại trên thị trường như: Louis, Tree, Zen, Hatha, Zeno, Vinsa, Kitten, Procare, Fitfound, Relax, Vendy... Bạn chỉ cần làm một bước kiểm tra vô cùng đơn giản là nhờ anh Google tìm trang web của các nhãn hàng này... kết quả là bạn sẽ không bao giờ tìm thấy được trang web chính thức của các nhãn này (thời đại công nghệ 4.0 rồi mà không có trang web thì vô lý quá! 😁), cũng như không thể thấy được văn phòng, nhà máy, địa chỉ.... ở đâu cả. Tại sao lại vậy? Mình trả lời luôn là các nhãn này thực tế là do dân đánh hàng từ Tàu về tự tạo ra, câu trả lời này chắc chắn sẽ làm mất lòng rất nhiều người đang kinh doanh chúng... nên mình chỉ share bài này ở chế độ bạn bè thôi, kẻo ra đường bị ném đá vỡ đầu... thì tội chết 😅. Còn về mức độ nguy hại đến sức khỏe người tập, thậm chí gây ung thư của các loại thảm không rõ nguồn gốc này bạn cũng có thể Google là ra ngay... bài viết trên báo Người Lao động này là một VD: https://nld.com.vn/kinh-te/tham-tap-yoga-trung-quoc-co-doc-20160330214022241.htm

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn cùng tập yoga hiểu hơn về chiếc thảm yoga - một vật dụng luôn gắn liền với người tập yoga, và chọn cho mình được một tấm thảm từ thương hiệu ưng ý, phù hợp, đặc biệt là đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.

Namaste!
---
Chép lại từ FB Trang Yoga

HLV yoga và những điều tưởng - Tâm sự của người trong nghề


Mọi người thường nghĩ:

HLV yoga sướng thật đấy, vừa đi dạy kiếm tiền, vừa được tập, một công đôi việc.
Tập yoga cần sự tập trung, kết hợp giữa hơi thở và động tác nên HLV vừa hướng dẫn, vừa làm mẫu, vừa nói, vừa đi quan sát chỉnh sửa, không thể coi là 1 buổi tập nhé các bạn, còn mệt hơn cả tập đấy😅

Có thể bạn quan tâm:
- HLV Yoga là một nghề kiếm tiền tốt, 1h dạy mấy trăm nghìn, ngày vài ca dạy, tháng thu nhập cả mấy chục triệu 🤑
Nếu tôi nói giá HLV bây giờ 70k/h, bạn tin ko? 700-800k/h? Bạn tin ko?
Giá của HLV như nào phụ thuộc vào trình độ, vào khu vực họ hoạt động và cả vào sự may mắn của từng người nữa đấy. Nghề nào cũng thế, nếu bạn thực sự yêu nó, tâm huyết, cứ bền bỉ bạn sẽ đc đền đáp xứng đáng thôi. Giá cả thì vô cùng, cứ năng nhặt thì chặt bị thui mà .
- Nhà có HLV yoga, chắc người thân được chăm sóc tốt lắm.
………………………………………………………………
Dấu lặng của tôi ở đây đấy☹️

- Đã là HLV yoga thì đương nhiên là dẻo và tập được tất cả các thế khó.
HLV chỉ hơn người đi tập ở chỗ họ phát hiện được các cơ thể khác nhau của Học viên để phát huy những thế mạnh và biết cách hướng dẫn vào các thế khó một cách an toàn. Thực tế thì có những động tác mà Học viên làm chuẩn, đẹp đến mức HLV chỉ biết thán phục mà thôi🤩

- Đã là HLV yoga thì chắc chắn khỏe và miễn nhiễm với mọi thể loại bệnh tật.
Khi tôi nói đi khám, ối người ngạc nhiên đấy nhé😯
Ô, bệnh tật có trừ một ai cả đâu? tập yoga là để phòng bệnh, nếu đã có bệnh rồi thì tập để giảm bớt chứ không thể nào thay thế bệnh viện và thầy thuốc nhé. Tập để trị liệu phải đúng cách chứ nếu không lại phản tác dụng. Các cụ đã đúc kết rồi “sinh nghề tử nghiệp”, HLV yoga lại là người dễ mắc các bệnh về cơ xương khớp nhiều nhất do tập luyện cường độ cao mà lại chủ quan, cố ép dẻo, cố vượt qua ngưỡng cơ thể mình cho phép.

- Nữa này, một ngày các bạn dạy bao nhiêu ca vậy, các bạn đồng nghiệp của tôi? Hết ca nơi này, lại lao ra đường bay tới một nơi khác (mà cũng hay, cái nghề toàn hoạt động vào lúc người ta được nghỉ ngơi). Nắng, gió, khói bụi hay rét mướt, mưa giông, chúng ta vì đam mê hay vì cơm áo gạo tiền mà chạy sô mải miết, có khi nào các bạn dừng lại và tự hỏi: mình làm nghề về sức khỏe nhưng có phải mình đang bán sức khỏe không vậy? HV đang khỏe dần và rạng rỡ, mình đang yếu dần đều đấy HLV ơi😆
Cá nhân tôi, sau gần 6 năm tập luyện và hướng dẫn, giờ đây tôi lại chỉ thích đến các phòng tập, thả hồn vào hơi thở, vào các thế tập để cảm nhận và khám phá bên trong mình. Không phải lo phải lên bài nữa, ko phải vắt óc ra sắp xếp chuỗi thật độc đáo, thật hay ho, thanh thản chỉ tập và tập thôi😁😁😁

Thôi thì đã trót mang cái nghiệp vào thân, việc làm cũng tự nguyện chẳng ai bắt, nói ra để mọi người thấy rằng nghề nào cũng có những nỗi niềm, những vất vả riêng, nghề nào cũng phải đổ mồ hôi và trí óc mới kiếm được tiền.
Thôi thì đền đáp lại là những lần đến lớp thấy chật kín thảm những nụ cười rạng rỡ sau buổi tập, những phản hồi tích cực về sức khỏe của mọi người đã là phần thưởng quí giá lắm rồi í😍😍😍
Nhân ngày Quốc tế Yoga 21/6
---
Nguồn: chị Huệ Hừng Hực, ảnh minh họa từ Internet. 

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

Trao đổi chuyên môn về Yoga



CON CẢM ƠN THẦY VỀ BUỔI TRAO ĐỔI CHUYÊN MÔN
"Đạo học ở đời mênh mông như biển cả
Công thầy khai tuệ lồng lộng tựa non cao"
Ngày đầu tiên thầy gặp con trong công viên thống nhất, lúc con đang ngồi thiền, nhân duyên lớn thầy đã dẫn dắt con trên con đường chân phúc. Thầy không dạy kỹ thuật cho con mà chỉ dạy con thông điệp Yoga áp dụng cho cuộc đời này, thầy nhìn rõ tâm thức, suy nghĩ và tình yêu của con cho Yoga. Thầy đặt tên cho con trong Yoga là "Yogicheart" nghĩa là trái tim nhân hậu của một Yogi, dù trong cuộc đời nhiều thử thách nhưng sau 16 năm con vẫn trung thành con đường mà thầy dạy, kỹ thuật Yoga có thể biến hóa không lường hợp với thời thế nhưng giá trị cốt lõi của Yoga thì bất diệt. 

Có thể bạn quan tâm:
Ngày nay, các nhà Yoga, các giáo viên Yoga.. có thể có nhiều kỹ thuật, kỹ năng điêu luyện nhưng thấm nhuần trong tư tưởng Yoga và trái tim rộng lớn Yoga đang khan hiếm dần, đó là báo động lớn cho Yoga Việt Nam. Giống như cách đây 1 năm có chị giáo viên Sài Gòn lên diễn đàn giáo viên, huấn luyện Yoga Việt Nam nói rằng không cẩn thận Yoga Việt Nam trong tương lai là thảm họa. 

Điều đó tôi cũng trăn trở, bản thân tôi cũng vậy không cẩn thận nằm trong vòng xoáy đó, nằm trong sự cuốn hút hữu hình và vô hình đó. Tôi cũng chỉ là hạt cát trên bãi biển rộng lớn khi có cơn gió may ra tôi mới bay được ít nhưng tôi luôn cố gắng để kết nối Yoga cộng đồng mọi người sống thức tỉnh trong Yoga. Sự thức tỉnh đó giúp chúng ta không bị những sự cố đáng tiếc hay nếu có bị chúng ta còn quay lại làm lại từ đầu. 

Cái trước mắt cũng quan trọng, giống như là ngắn hạn là phải được cái này thế kia, như học trò tôi đến với Yoga thì mong được nhiều bài hơn về để dạy để kiếm sống hay vì lý do gì đó, mong được có cái gì lạ, độc để truyền cho học viên nhưng quan trọng hơn là con đường Yoga bền chặt, mà trong đó giá trị cốt lõi và tỉnh thức trong rèn luyện Yoga cực kỳ quan trọng. 

Như tôi nói các bạn biết Yoga chưa đủ mà cần phải làm được nó, làm được nó chưa đủ cần phải hiểu nó, hiểu nó chưa đủ cần phải phân tích được nó, phân tích nó chưa đủ cần tổng hợp nó, tổng hợp nó chưa đủ cần sáng tạo nó. Nghĩa là chúng ta cần tái cấu trúc liên tục, hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống này, để làm mới, để khác biệt đi, hôm nay phải học theo thầy, làm như thầy, nhiều người nhưng 10 năm hay 20 năm sau phải làm khác thầy, phải sáng tạo nó lên mà dựa trên cốt lõi và nhận thức. Dẫu có thế nào, đi xa bao nhiêu hay trở thành ông này bà kia thì khi đứng trước thầy, ở đâu thầy mãi là người thầy vĩ đại vì may mắn con gặp thầy mà con đã tạo sự khác biệt. 
"Dẫu con có trở thành ông này bà nọ
Mãi mãi là trò nhỏ của thầy
Dẫu con có trở thành nhà bác học Yoga
Vẫn cứ là trò nhỏ của thầy"
Con cảm ơn thầy tất cả, thầy luôn theo dõi con trên con đường Chân phúc.
---
Chép lại từ Facebook Đặng Hùng

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

Định tuyến trong yoga - Cái gì quá mức cũng sẽ đứt!

Mình viết điều này vì thấy quá nhiều người đang làm quá lố việc áp dụng định tuyến trong việc tập luyện yoga!

Mô tả sơ qua về cột sống:

Đốt sống cổ hơi lõm vào, lưng trên hơi lồi, thắt lưng hơi lõm vào...đây là cấu trúc tự nhiên của cột sống con người được tạo ra như thế để giảm sốc.
Chỉ cần 1 trong 3 phần này mất tính lồi lõm tự nhiên của nó thì sẽ ảnh hưởng đến 2 phần còn lại của cột sống. Ví dụ:
Nếu thắt lưng lõm vào quá nhiều thì gọi là bị chứng lưng ưỡn (lordosis), cũng không tốt cho thắt lưng - có thể sinh ra đã bị hoặc bị nhiều khi các bạn tập các tư thế ngả lưng mà chưa nắm kỹ thuật và chưa biết phân bổ độ cong cho lưng. Thắt lưng bị phẳng hay lồi cũng sẽ gặp rắt rối, và gây ảnh hưởng đến lưng trên và cổ.
Hoặc nếu vùng lưng trên lồi quá (gù - Kyphosis) cũng sẽ ảnh hưởng tới đốt sống cổ và thắt lưng...

Có thể bạn quan tâm:
Có một số người học định tuyến (nguyên tắc canh chỉnh thẳng hàng) xong áp dụng một cách quá mức: vd: Trồng chuối (Sirsasana), Đứng bằng tay (Adho Mukha Vrksasana) mà cuộn đỉnh mông to, kéo xương cụt về gót chân quá nhiều đến nổi cái thắt lưng thẳng băng, không còn cái sự lõm tự nhiên của nó, nhìn rất ư là quá mức (extreme), không có dòng chảy cân bằng nhẹ nhàng của khí gì cả, những tấm hình này đăng lên như là những hình mẫu của việc tập đúng định tuyến. Hãy kiểm tra lại, có thật như thế không?

Theo nghiên cứu thì từ khi việc có kỹ thuật cuộn mông và cuộn xương cụt xuống hướng về chân ra đời đã giúp nhiều người lấy lại cân bằng (khi họ làm đúng mức) và giảm đau lưng, nhưng cũng có một số người bị đau lưng do cụp xương cụt xuống quá mức làm phẳng hay gù cả phần thắt lưng (lồi)

Bởi vậy mình rất thích triết lý và định tuyến của Anusara - Hãy cân bằng ở giữa. Cân bằng giữa hai hành động Xoắn Ốc Trong (đổ khung chậu về trước làm thắt lưng lõm sâu vào) và Xoắn Ốc Ngoài (đổ khung chậu ra sau - cuộn nhẹ mông thì xương cụt tự đi về phía trước) - Xoắn ốc ngoài chỉ giúp làm kéo dài phần lõm của thắt lưng ra chứ không phải cụp mạnh xương cụt xuống.

Cái gì mà đưa nó về trạng thái tự nhiên thì sẽ ổn định và cân bằng, tại sao phải ép cơ thể cho nó theo một tiêu chuẩn gọi là "chuẩn"?
Hãy cân bẳng giữa việc vận dụng siết cơ vừa phải (năng lượng cơ) nhưng có sự mềm mại và tỏa sáng của năng lượng tự nhiên (có thần thái hihi) trong cách tập luyện của mình. Vì yoga là cân bằng mà hihi...

Mới nói về một khía cạnh tập Asanas thôi, mai mốt mình sẽ viết về "Tính kỹ luật" trong yoga nhé! Có nên cân bằng không?

Khi đã liên kết được với cơ thể thì hãy lưu tâm đến sự thư thái và dòng khí di chuyển, đừng mãi mê với cái cơ, cái khớp, cái định tuyến quá mức nhé! ☺😊... Đây gọi là nâng cao rùi hehe...

Kim Nguyen - Shriyoga.

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018

Hơi thở UJJAYI và lợi ích trong thực hành Yoga


Hôm nay tôi sẽ nói với tất cả mọi người về hơi thở trong yoga. Trong yoga có rất nhiều cách thở khác nhau và có rất nhiều lợi ích của từng hơi thở đem lại cho chúng ta. Nhưng hôm nay tôi muốn nhấn mạnh về hơi thở Ujjayi hay còn gọi là thở đại dương và lợi ích tuyệt vời mà nó đem lại khi kết hợp trong thực hành yoga.

Hiện tại ở Việt Nam có rất ít người dạy yoga biết đến thở Ujjayi này. Trước khi đến Mysore Ấn Độ để học thì tôi hoàn toàn không biết đến tên của nó nhưng khi xem lại các clip mà mình đã quay trước đó khi thực hiện asana thì vô tình tôi biết áp dụng được cách thở này trước đó. Khi đi học về thì tôi mới biết được kỹ thuật thở đúng về Ujjayi và lợi ích của nó.

Có thể bạn quan tâm:
Bởi vì hơi thở Ujjayi là một phương pháp mà qua đó phổi được mở rộng hoàn toàn theo mọi hướng, do đó ngực mở rộng và di chuyển lên trên tương tự như của một chiến binh chiến thắng.

Kỹ thuật hơi thở này đòi hỏi một sự co hẹp nhẹ của thanh môn, phần trên của thanh quản, đóng một phần nó với thanh quản, giống như nó tự nhiên xảy ra khi nuốt. Bằng cách làm như vậy trong khi hít thở và thở ra không khí qua cả hai lỗ mũi, một âm thanh rít lên như một 'hhhhh' từ thanh quản được tạo ra như âm thanh của tiếng sóng biển. Âm thanh không nên quá mạnh, hít vào và thở ra phải bằng nhau về thời gian, dài và sâu.

Khi tập luyện Ujjayi cùng với asana, chúng ta sẽ nhận được nhiều lợi ích từ nó. Tập trung thở Ujjayi chúng ta sẽ nhận nhiều oxy vào cơ thể và nó theo máu bơm đầy đủ tới các tế bào trong cơ thể sẽ làm cho chúng ta cảm nhận được mình tràn đầy năng lượng hơn, tập luyện sẽ hiệu quả hơn rất nhiều và khi thở ra được kéo dài thì nhiều độc tố được đẩy ra ngoài bên ngoài. Hơi thở Ujjayi điều chỉnh sưởi ấm của cơ thể. Sự ma sát của không khí đi qua phổi và cổ họng tạo ra nhiệt độ cơ thể bên trong. Nó tương tự như một massage cho các cơ quan nội tạng, trở nên ấm từ bên trong, cơ thể trở nên chuẩn bị cho thực hành asana. Nhiệt này làm cho kéo dài an toàn hơn trong khi các cơ quan bên trong có thể được làm sạch của bất kỳ độc tố đã tích lũy. Sự khác biệt thực sự giữa hơi thở Ujjayi và hơi thở dài bình thường là hệ thống sưởi ấm được kích hoạt khi hơi co lại, một nguồn nhiệt phát triển từ bên trong và làm cho cơ thể linh hoạt hơn, do đó nó làm cho chúng ta thực hành an toàn hơn. Sự gia tăng mức độ nhiệt của cơ thể cũng thúc đẩy mồ hôi, vì vậy chúng ta có thể loại bỏ nhiều chất độc hơn và trở nên khỏe mạnh hơn.

Nhưng lợi ích của Ujjayi không chỉ giới hạn trong lĩnh vực vật lý mà thôi. Quan sát chất lượng hơi thở trong khi tập yoga, nghĩa là lắng nghe âm thanh của nó, cho chúng ta biết rất nhiều về hiện trạng cơ thể của chúng ta trong thực tế: hơi thở căng thẳng, bất thường, không tập trung vào hơi thở là một cảnh báo rõ ràng nhất. Nếu thực hành một cách chính xác, nó có tác dụng nhẹ nhàng trên hệ thần kinh và làm dịu tâm trí, vì nó có tác dụng thư giãn rất sâu, làm chậm nhịp tim và làm giảm huyết áp. Hơi thở Ujjayi là một công cụ của Pratyahara (thu hồi các giác quan), khi chúng ta tập trung vào âm thanh của hơi thở, nó trở nên dễ dàng hơn và dễ dàng hơn để tăng sự tập trung của chúng ta trong thực hành như một bước đầu tiên để cho phép nó trở thành một động tác thiền. Vì vậy, lý do chính để thực hành Ujjayi vẫn là tâm trí. Luôn nhớ kết nối giữa hơi thở và sự chuyển động, mọi chuyển động đều thoát ra khỏi hơi thở.

Trong tất cả các lớp học tại Yoga Life’s Good đều đã được áp dụng cách thở này. Và học viên đã cảm nhận và phản hồi về nó rất tốt nhưng khi học viên đi tập ở những nơi khác thì họ hay bị những người không biết về Ujjayi phàn nàn về âm thanh của nó. Họ phản ứng vì họ chưa biết gì về nó đều đó cũng thật dễ hiểu. Nhưng hy vọng rằng thở Ujjayi sẽ được phát triển mạnh mẽ và rộng rãi trong thời gian sắp tới ở Việt Nam.

Hầu hết tất cả các lớp học ở Mysore India đều được áp dụng cách thở này trong các bài dạy. Thở Ujjayi đã được áp dụng rộng rãi trong trường phái Sharath Jois và nó đã được xem là hiển nhiên như sự mặc định.

Namaste 🙏🏻🙏🏻
---
Chép từ trang FB Center Yoga Life's Good

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2018

Các tư thế yoga dẻo lưng ngả ra sau - lợi ích và rủi ro

Trong lớp yoga, mọi người thường sẽ ồ lên và khen ngợi những người có thể ngả ra sau thật sâu, lưng thật cong. Nhiều người tập yoga muốn chụp hình nhưng phải chờ cho lưng thật dẻo rồi mới chụp để nhìn cho... "chuyên nghiệp". Tuy nhiên, gập về trước (forwardbend) hoặc ngả ra sau (backbend) đều có những vấn đề cần lưu ý. Bài về forwardbend Nhi sẽ viết trong lần khác. Ở đây chỉ nói về ngả sau.
Hình 1: Một tư thế ngả về sau
Đã có nhiều người đang có một cái lưng tốt, sau một thời gian tập thì càng tập càng đau. Đã có một trường hợp, bạn của bạn Nhi, đam mê và tự tập ở nhà qua mạng, đến lớp được vài lần, sau hơn 10 năm tập luyện, dù đã làm được tư thế trồng chuối (Headstand/Sirsasana) và một số tư thế khó như Con quạ (Crow pose/Bakasana) nhưng ngày kia, lưng đau "điên đảo" đến mức phải đi khám. Bác sĩ bảo, "Cô tập yoga kiểu gì mà cột sống của cô hư hết trơn vậy?". Bây giờ chị ấy ngồi hay nằm dù không làm gì thì cũng rất đau, phải dừng tập luyện. Nhi thấy mà buồn... Nên hy vọng, một số lưu ý cơ bản sau đây có thể cung cấp cho mọi người tập yoga an toàn và "tận hưởng" hơn. 


Khi người bị đổ về trước (do gù, hoặc tập gập người về trước), lúc còn trẻ - cột sống còn mạnh thì không nói gì, nhưng khi đã... có tuổi, đĩa đệm bắt đầu bị thoái hóa - lúc này nhân đĩa đệm có khuynh hướng lọt ra ngoài (tức là phía ngoài lưng) gây đau lưng. Còn khi nhân đĩa đệm chính thức lọt ra ngoài thì trở thành thoát vị đĩa đệm.
Hình 2: Minh họa tác động khi gập về trước và ngả về sau đối với đĩa đệm

Khi bạn tập các bài backbend, lợi ích QUAN TRỌNG NHẤT của nó là đưa nhân đĩa đệm từ từ lọt vô trong lại (hoặc ít nhất là không bị thoát vị trầm trọng hơn), xoa dịu các cơn đau lưng do dây thần kinh cột sống bị chèn. Tham khảo thêm: Tại sao những tư thế uốn cong lưng lại quan trọng trong thực hành yoga?
 
TÓM LẠI: Các bài backbend ngả về sau nhẹ nhàng giúp chống thoát vị đĩa đệm, hỗ trợ phục hồi đưa đĩa đệm trở về bình thường. Do đó, về bản chất, chỉ cần bạn ngả ra sau nhẹ nhàng thì đã tốt lắm rồi.

B - ĐIỀU GÌ XẢY RA NẾU BẠN TẬP DẺO LƯNG NGẢ RA SAU QUÁ MỨC?


Bạn có tự hỏi, tại sao có những người ko cần tập mà ngả ra sau một phát nhẹ tênh lưng thành hình chữ U, có người tập mãi 15 - 20 năm cũng chỉ cong hơn khoảng 5% - 10% không? Đó là từ 3 lý do sau:

♥ Một là: Cấu tạo đĩa đệm tự nhiên của mỗi người có độ đàn hồi khác nhau.

Bạn ngả ra sau thì đĩa đệm xẹp xuống, gập về trước thì đĩa đệm giãn ra. Xẹp xuống hay giãn ra đều nằm trong độ đàn hồi tự nhiên mà bạn không nên và cũng không thể cố gắng thay đổi nó. Người có độ đàn hồi đĩa đệm lớn thì ngả ra sau dễ dàng hơn (nhưng điều này không có nghĩa là không có giới hạn bạn nhé).
Nếu bạn ngả quá mức đến mức khiến đĩa đệm bị đè nén vượt quá mức chịu đựng thì nó sẽ bị xẹp/lún. Lúc này thì bạn sẽ thấy đau lưng cả ngày lẫn đêm. Để cải thiện nó, bạn chỉ có thể tập các bài kéo giãn cột sống theo chiều dọc hoặc xoay vặn nhẹ nhàng. Bạn cũng nên hạn chế gập về trước luôn vì vòng ngoài đĩa đệm đã bị tổn thương, nhân đĩa đệm dễ lọt ra ngoài gây ra thoát vị sau đó. Còn khi nào đĩa đệm trở lại bình thường thì... hên xui, có khi 2-3 tháng, có khi hơn 1 năm.


Hình 3: Minh họa về xẹp đĩa đệm và các mấu đốt sống có thể đụng nhau khi ngả về sau

♥ Hai là: Các mấu gai cột sống (chính là mấy mấu xương nổi lên khi bạn gù cong lưng lên) của mỗi người to nhỏ khác nhau.

Mấu gai này to thì vừa ngả ra sau các mấu đã đụng nhau nên bạn không thể tiếp tục ngả sâu hơn được nữa. Ngược lại, nếu mấu gai này nhỏ thì bạn có thể ngả sâu hơn.
Nếu bạn cố gắng ép mình ngả ra sau khi các mấu xương này đã đụng nhau thì:
- Một là có thể gây chèn các dây thần kinh cột sống gây đau nhức;
- Hai là dễ gây hẹp lỗ liên hợp đốt sống (khoảng hở giữa 2 đốt sống) --> bị cái này là thuộc dạng khá nặng, khó phát hiện ra. Nếu đã bị thì tức là bạn đã tập sai lâu ngày rồi mà không biết.
- Ba là bạn sẽ... thất vọng, tự trách mình - kiểu như sao tôi tập nhiều vậy mà mãi không thấy tiến bộ (dù thật ra bạn đã là the best của bạn rồi) (hihi)

♥ Ba là: Mỗi người có độ căng giãn tự nhiên của gân và dây chằng khu vực lưng/cột sống khác nhau.
Gân và dây chằng cũng có mức giới hạn đàn hồi của nó. Bạn gập người về trước thì dây chằng giãn ra, ngả về sau thì dây chằng co lại. Co hết mức của nó rồi thì tội tình gì phải ép uổng nó chứ, phải không? Bạn miễn cưỡng ép dây chằng co lại vượt quá tự nhiên thì bạn bị tổn thương thôi.

TÓM LẠI:
- Để tận hưởng yoga thay vì đau đớn vì yoga, hãy lắng nghe cơ thể mình
- Luôn nhớ rằng ý nghĩa của yoga không phải sự phô diễn để nhận được sự tán thưởng hay thỏa mãn cái tôi chiến thắng, mà chính là sự hòa hợp thân - tâm. Xem thêm: Sự vô lý của các tư thế yoga nâng cao
- Khi đã bị đau, hãy hỏi giáo viên hướng dẫn, và nếu thấy không yên tâm, hãy đi khám và chụp hình để có kết quả chính xác nhất.
- Nếu bạn là giáo viên yoga, đừng ép học viên của mình tập dẻo lưng quá mức mà không hiểu cơ thể của họ.
- Nếu bạn là người tập luyện yoga, một lần nữa, hãy tập trung vào cảm nhận cơ thể của mình, vì không ai có điều kiện hiểu nó hơn bạn cả.

Xin chúc mọi người tập yoga vui vẻ và càng tập càng khỏe càng bình yên.

Tác giả: Health coach & Master yoga Trần Khoa Việt Nhi