Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Nghệ thuật "Nín hơi" trong Yoga

Tôi đã quan sát rất nhiều trung tâm Yoga, nhiều giáo viên Yoga không hiểu rõ được lợi ích thiết thực của việc thở sâu và nín hơi, các bạn từng nói "nín hơi" trong thế yoga kia mới đúng và thở bình thường mới chuẩn? Nhưng thực sự các bạn chưa nắm bắt được cơ chế và nguyên tắc hoạt động của nín hơi trong Yoga.

Khi được thực hiện một cách đúng đắn, thì ngay cả một sự nín hơi ngắn cũng mang đến những lợi ích có tính trị liệu sâu sắc cho mọi cơ quan, tuyến và hệ chức năng trong cơ thể.

Trong Yoga gọi nín thở "Thở trong bụng mẹ" vì phổi không chuyển động. Trong biệt ngữ phương tây thì điều đó được gọi là "phản ứng lặn" hay là "hô hấp tế bào". Trong bụng mẹ, thai nhi nhận ôxy và năng lượng trực tiếp qua dây rốn chứ không qua phổi, và do đó mọi hô hấp của thai nhi chỉ diễn ra ở cấp tế bào mà thôi. Nín thở diễn ra bên trong cơ thể chúng ta là phức tạp, tinh tế và có tầm quan trọng trong việc thực hiện Pranayama (Kiểm soát dòng sinh lực sống).

Có thể bạn quan tâm:

Lợi ích rõ nhất "Nín thở" và hô hấp sâu nhịp tim chậm lại hơn, huyết áp giảm xuống, hô hấp tế bào được khởi động một cách tự động. Tế bào trong toàn cơ thể bắt đầu tự chúng "hô hấp", phá hủy đường để thả ra oxy và tự động bài tiết những chất thải tế bào vào máu để đào thải. Cơ thể bạn được trải nghiệm khi bạn luyện tập 15 phút thực hành hít thở sâu là kết quả trực tiếp của quá trình hô hấp tế bào.

Cơ chế về "phản ứng lặn" trong phương pháp nín hơi thường có trong những loại động vật như loại Hải cẩu, hay trẻ con vẫn giữ được phản ứng lặn này. Ngày nay con người trong xã hội đầy rẫy sự căng thẳng con người đã đánh mất dần những cơ chế này nên sinh ra sự già nua nhanh hơn, bệnh tật.... tăng vọt. Với kỹ thuật Pranayama (kiểm soát dòng sinh lực) cụ thể là kỹ thuật nén hơi thì chúng ta sẽ phục hồi được cơ chế "Phản ứng lặn", việc thực hành trong thời gian nén hơi ngắn rất dễ dàng với bất kỳ ai. Còn đối với những người muốn nén hơi lâu cần có sự chỉ dẫn của người thầy am hiểu tinh tường và đã qua trải nghiệm thực tiễn.

- Đẩy mạnh hô hấp tế bào là mục tiêu hàng đầu của nín thở, nhưng ngoài ra nó cũng có những mục tiêu khác. Trong phổi, sự nín thở làm cho máu được dồi dào hơn oxy và tẩy uế ra khỏi máu những CO2 đã có do kéo dài thời gian trao đổi khí.

- Trong Các mô, sự nín hơi làm gia tăng sức ép của oxy lên các thành mao mạch, và như thế cải thiện sự trao đổi khí giữa máu và các tế bào.

- Hô hấp tế bào phát ra thân nhiệt. Sức nóng này trước tiên được nhận thấy ở bụng dưới, sau đó chậm rãi lan tỏa ra đến những bộ phận xa nhất cơ thể và thường gây đổ mồ hôi, ngay cả trong ngày mùa đông giá rét. Sức nóng đó đến từ đâu vậy bạn? nó tỏa ra từ cái vạc của mỗi tế bào đó vào khí hải (dưới bụng) bằng một bài điều tức pháp rất phức tạp gọi là Tummo - Yoga , "Lửa trong bụng". Các thí nghiệm tại đã làm qua thực tế cho một số nhà yogi trong băng giá và cởi trần ngồi thiền. 1966 khi liên xô mời các nhà yogi từ Ấn Độ sang để huấn luyện cho các phi thuyền về phương pháp hít thở sâu và nín hơi trước khi thực hiện chuyến bay dài ngày.

- Việc hít thở sâu và nín hơi giúp cho hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm luôn cân bằng, tạo cho thế cân bằng nội tại trong cơ thể chúng ta.

- Những thử nghiệm Y học gần đây cho thấy việc hít thở sâu và nén hơi cũng để cơ thể tiết ra nhiều pepsin, một enzym phân hóa các protein, cũng như những dịch tiêu hóa quan trọng khác và điều đó tăng cường sự nhu động trên đường ruột. Đây là nguyên nhân việc nén hơi rất tốt cho việc chữa trị bệnh táo bón, và khó tiêu, các bệnh tiêu hóa khác.

CÁC BƯỚC ĐỂ THỰC HIỆN :
Bước 1 : Luyện hơi thở đều đặn bằng phương pháp thở bụng
Bước 2 : Luyện thở Yoga toàn phần
Bước 3 : Luyện thở sâu và nén hơi
Bước 4 : Thực hiện hít thở sâu và nén hơi, kết hợp tập trung ý niệm trong hơi thở
(Thực hiện thở sâu và nén hơi từ từ theo sự chỉ dẫn tận tường và phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe, thời gian ban đầu cần nén hơi ngắn rồi tăng dần).

CHỐNG CHỈ ĐỊNH VÀ LƯU Ý
- Bạn không nên nén hơi quá khả năng tự nhiên.
- Hãy thực hành nín hơi trung bình từ 3 đến 5 giây và sau vài tháng luyện thở đều đặn bạn tăng lên 7 đến 10 giây nhưng không được vượt quá thời hạn.
- Nhưng người có huyết áp không ổn định như cao hoặc thấp cần nhớ rõ khi thực hiện nén hơi (nên thở bình thường).

Con đường chân phúc...!
Vinh - An - Nhiên...!!!
---
Chép lại từ FB Đặng Hùng.

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

7 Bí quyết Thăng bằng trong Yoga

"Thăng bằng trong yoga" chính là điểm mạnh nhất của tớ và tớ có tới tận 7 bí quyết muốn chia sẻ cùng các cậu đó nha!

Bật mí: tớ bi chừ là người có "tinh thần thép" và cực bản lĩnh trong cuộc sống, phần lớn cũng là nhờ việc kiên trì tập luyện các tư thế thăng bằng dù chỉ là các thế đơn giản!

🍁🍁🍁🍁🍁🍁🍁🍁🍁🍁🍁🍁

BẢY BÍ QUYẾT ĐÓ CHÍNH LÀ:

1. Làm chủ hơi thở, kết hợp hài hòa hơi thở và động tác (Tớ thường hít sâu, thở chậm và áp dụng kỹ thuật hít-thở bụng).

Có thể bạn quan tâm:

2. Luôn mở mắt và mắt nhìn thẳng vào một điểm cố định khi giữ thế để tăng khả năng tập trung.
Tớ thì hiếm khi mở mắt các cậu ợ, trừ khi mở mắt để tạo dáng đẹp chụp hình thui hoặc khi thực hiện các tư thế thăng bằng quá khó.
Nếu các cậu mở mắt, "tệ" hơn còn "liếc ngang, liếc dọc", ngắm mình trong gương xinh không hay ngó xem "đứa" bên cạnh mình "nó" "đổ cái rụp" chưa hí hí thì úi giời, còn lâu các cậu mới giữ được thăng bằng nhá nhá.😊😊😊

3. Thực hiện tư thế một cách từ tốn, nhẹ nhàng và chậm rãi thui, cứ từ từ từng chút một, lắng nghe và "thăm dò" cơ thể. Thăng bằng mà vội vã, "nhanh ẩu đoảng", thì coi như hỏng đó nha.

4. Khi bắt đầu thực hiện tư thế, thường tớ thả lỏng cơ thể, cảm giác khá "phiêu du" và động tác siết cơ với tớ là động tác cuối cùng, là động tác dành cho việc "chốt hạ" tư thế. Sai lầm của các cậu thường ở chỗ này đới, là lên thế phát, lập tức siết cơ ngay. Thay đổi ngay giùm tớ cái nhá.

5. Để giữ thế được lâu, tớ thường sử dụng "lực đối kháng" giữa chân và tay (ở phần đa các tư thế thăng bằng).
Hiểu nôm na là: chân đẩy căng về phía trước thì tay phải kéo mạnh ra sau với một lực tương ứng. Vì tớ thường liên tưởng tới hình ảnh kéo co ấy. Nếu cả hai đầu sử dụng cùng một lực thì không bên nào bị ngã cả. Tuy nhiên, chỉ cần một bên dùng một lực yếu hơn thì chắc chắn sẽ "thua", sẽ đổ kềnh ra phía sau. Các cậu hiểu ý tớ hem? 😜😜😜

6. Luôn giữ lưng thẳng bằng cách: "Nâng xương ức lên và cuộn xương cụt xuống". Đó là hai "nguyên tắc vàng" mà tớ phát hiện ra để giúp giữ lưng thẳng. Tớ nhắc điều này cho các học viên của tớ suốt thôi. Chỉ cần các cậu hạ xương ức xuống sẽ khiến lưng cong ra sau hay nâng xương cụt lên cao sẽ khiến lưng bị võng. Trong cả hai trường hợp này, việc không giữ được thăng bằng là điều hiển nhiên. Do đó, kỹ thuật giữ lưng thẳng vô cùng quan trọng.

7. Giữ tâm thế bình thản, trạng thái tâm lý ổn định.
Tớ có lời khuyên với các cậu dư lày: Hãy bỏ mọi nỗi muộn phiền, mọi nỗi lo toan, mọi nghĩ suy tiêu cực, mọi khổ đau ngoài cánh cửa phòng tập nhé. Đã bước vào phòng tập rồi thì:

"Mỗi ngày một giờ dành cho mình thôi.
Nỗi buồn kia xin dừng nơi cánh cửa.
Chỉ còn ta với ta.
Và yoga".
( Thơ con cóc của tớ đó hí hí )😀😀😀

Khi lên các thế thăng bằng, chỉ cần tâm trí các cậu trót xao nhãng trong một giây thui, chỉ cần nghĩ lung lung, vẩn vơ chút thui là "ngã ngựa" đới, hổng có giữ được thăng bằng đâu nha.
Vậy mới nói, giữ được tâm thế an yên trong lúc tập luyện yoga, đặc biệt ở các tư thế thăng bằng là vô cùng, vô cùng quan trọng đó các cậu của tớ.

Bibi các cậu!

Chúc các cậu tập luyện hiệu quả và nhớ phản hồi lại cho tớ cùng chung vui!
---
Chép lại từ FB Trần Thủy Yoga

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2020

Yoga cho mái tóc khỏe mạnh

(By: Dr. Minakshi Welukar)
Trong kỷ nguyên hiện đại hóa ngày nay, mái tóc giữ một vai trò quan trọng trong việc tôn vinh vẻ đẹp của bạn. Mái tóc có vai trò riêng của nó trong việc cải thiện vẻ đẹp, hình ảnh và cảm nhận của xã hội đối với bản thân bạn. Mái tóc khỏe mạnh và quyễn rũ tạo nên ấn tượng về cá tính của bạn trong khi mái tóc khô, dễ gãy và xơ rối làm ảnh hướng tới vẻ đẹp của bạn. Ngày nay, chứng rụng tóc và tóc bị tổn thương từ việc làm tóc (uốn, nhuộm...) dường như là những hiện tượng phổ biến nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Đặc tính của mái tóc là sự phản ánh đối với sức khỏe bên trong cơ thể và việc vệ sinh cá nhân của bản thân bạn, nó thể hiện cho toàn bộ lối sống của bạn. Những vấn đề của tóc có thể là dấu hiệu về các bệnh lý bên trong cơ thể.
Chúng ta đã từng nhiều lần sử dụng các sản phẩm đắt tiền chăm sóc cho mái tóc, chúng được quảng cáo trên T.V., báo hoặc các Tạp chí về sức khỏe, nhằm ngăn ngừa các các chứng bệnh của tóc nhưng vẫn không thể kiểm soát được chúng. Bạn cũng có thể nhờ các chuyên gia thẩm mỹ giúp giải quyết vấn đề của mình, nhưng bạn đang quên mất phương thuốc dễ dàng và tiết kiệm nhất trong tầm tay, đó chính là yoga. Vâng ... yoga có một vai trò tích cực cho mái tóc khỏe mạnh.
TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN CHO CÁC VẤN ĐỀ VỀ TÓC
Theo Viện Y tế Quốc gia (Hoa Kỳ), chứng rụng tóc và viêm chân tóc là những vấn đề phổ biến nhất về tóc mà chúng ta đang phải đối phó trong cuộc sống hàng ngày.
Trầm cảm và căng thẳng trong công việc hàng ngày hay việc hấp thụ không đủ các chất dinh dưỡng liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh, hoặc các vấn đề về tiêu hóa, việc cung cấp máu không đủ cho da đầu, sự mất cân bằng nội tiết tố và các rối loạn của hệ miễn dịch. Đó là những nguyên nhân hiển nhiên của các chứng bệnh rụng tóc và viêm chân tóc.
VAI TRÒ CỦA YOGA CHO MÁI TÓC KHỎE MẠNH
Đối với bất cứ vấn đề nào về tóc, thì tác động của yoga là biện pháp tốt nhất trong việc đem lại sự khỏe mạnh cho mái tóc. Yoga không trực tiếp giải quyết các vấn đề, nhưng các tư thế yoga và kỹ thuật thở (pranayama) sẽ giúp giải quyết các nguyên nhân gốc rễ gây ra các chứng bệnh của tóc.
CÁC TƯ THẾ YOGA & KỸ THUẬT THỞ (PRANAYAMA) CHO MÁI TÓC KHỎE ĐẸP
1. ĐỨNG BẰNG ĐẦU (Headstand - Sirsasana)
Tư thế Đứng Bằng Đầu (Headstand - Sirsasana) hoặc một tư thế nghịch đảo, đó là tư thế yoga khi bạn đứng với sự đảo ngược cơ thể. Tư thế này làm tăng lưu lượng máu đến vùng da đầu. Do đó, nang tóc sẽ nhận được đủ lượng máu giàu ôxy cùng các chất dinh dưỡng. Khi các nang tóc khỏe mạnh sẽ giúp ngăn ngừa chứng rụng tóc và dẫn đến sự phát triển khỏe mạnh của mái tóc.
2. TƯ THẾ KIM CƯƠNG / ANH HÙNG / SẤM SÉT (Hero / Diamond Pose / Thunderbolt - Varisana / Vajrasana)
Tư thế Kim Cương hay tư thế ngồi với sự hỗ trợ của 2 đầu gối, nó giúp cải thiện hệ tiêu hóa và làm giảm bớt các chứng bệnh về axit hoặc táo bón. Vì vậy, cơ thể sẽ hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thức ăn và cung cấp cho mái tóc. Ngoài ra, tư thế Kim Cương cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể để chống lại chứng nhiễm trùng da đầu.
3. TƯ THẾ CHÓ ÚP MẶT (Downward Facing Dog - Adho Mukha Svanasana)
Hình dáng chữ V đặc biệt của cơ thể khi thực hiện tư thế Chó Úp Mặt, nó làm tăng lưu lượng máu đến não và vùng da đầu. Điều này cải thiện chức năng não bộ và làm cho bạn điềm tĩnh và sáng suốt, để bạn có khả năng đối phó với những tình huống căng thẳng.
4. TƯ THẾ RẮN HỔ MANG (Cobra Pose - Bhujangasana)
Trong tư thế Rắn Hổ Mang ngẩng cao đầu chuẩn bị tấn công, nó kích thích cơ quan bụng và cải thiện hệ tiêu hóa, cải thiện chức năng tim-phổi và tăng hàm lượng ôxy trong máu cũng như sự lưu thông máu đến vùng da đầu.
CÁC KỸ THUẬT THỞ (Pranayama)
Yoga Vidya Gurukul (Đại học Yoga) đã chứng minh rằng thực hiện các kỹ thuật thở (pranayama) sẽ có được một cơ thể khỏe mạnh. Chăm lo cho một cơ thể khỏe mạnh và cân bằng là biện pháp quan trọng nhất cho một mái tóc khỏe mạnh.
1. HƠI THỞ LỬA (Kapalbhati - Breath of Fire)
Hơi hít vào chậm nhưng khi thở ra nhanh và giật thành từng đợt được thực hiện theo Hơi Thở Lửa (Kapalbhati), nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Phương pháp này cải thiện chức năng não, sự lưu thông máu đến vùng da đầu, cải thiện hoạt động của cơ quan bụng và hệ tiêu hóa. Vì vậy, Hơi Thở Lửa giải quyết hầu hết các vấn đề dẫn đến chứng rụng tóc.
2. THỞ MŨI LUÂN PHIÊN (Alternate nostril breathing - Nadi Shodhan / Anuloma Viloma)
Thở Mũi Luân Phiên tạo ra sự cân bằng giữa cơ thể và tâm trí. Thở Mũi Luân Phiên làm tăng nồng độ ôxy trong máu, loại bỏ các độc tố trong máu và nó đem lại hiệu quả trong việc kiểm soát sự căng thẳng và các chứng bệnh tâm thần.
3. HƠI THỞ ỐNG BỄ (Bhastrika Pranayama - Bellows Breath)
Nhịp điệu của hơi hít vào và hơi thở ra làm tăng tốc độ chuyển động của cơ hoành, đây là một cơ chính đối với sự hô hấp. Chính điều này lại kích thích cơ tim và phổi, tạo điều kiện việc trao đổi dưỡng khí và gia tăng nồng độ ôxy trong máu cũng như sự lưu thông máu đến vùng da đầu.
4. HƠI THỞ CON ONG (Bhramari Pranayama - Bee Breath)
Như tên gọi của nó cho thấy rằng, bạn phải tạo ra âm thanh như tiếng ong vo ve. Hít một hơi thật sâu làm đầy phổi. Thở ra từ từ với tiếng vo ve liên tục từ cổ họng, đồng thời ngậm miệng lại. Âm thanh sẽ vang vọng trong đầu. Phương pháp thở này làm giảm mức độ căng thẳng, trầm cảm hoặc sự tức giận và cải thiện sức khỏe tinh thần.
VỀ TÁC GIẢ:
Tiến sĩ Minakshi Welukar là một bác sĩ y khoa có trụ sở tại thành phố Pune, Ấn Độ. Bà là một cây bút chuyên nghiên cứu về y khoa và lâm sàng tại InfocusRx, Hyderabad Ấn Độ. Bà cũng là một cây bút chuyên nghiên cứu về y tế cộng đồng tại InQuill, Soquel, California - Hoa Kỳ.
Mục tiêu của bà là đem đến sự nhận thức cho cộng đồng đối với các vấn đề sức khỏe, tầm quan trọng của sức khỏe và thể chất, chế độ ăn uống và dinh dưỡng, thực hành yoga, những chứng bệnh do lối sống và các vấn đề sức khỏe của phụ nữ.
---
Chép lại từ FB Thang Mlod