Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2020

5 Nguyên tắc của yoga bạn nhất đinh phải biết



Khi Yoga trở thành một bộ môn phổ biến được tập luyện rộng rãi, Nhiều người thường đồng nhất Yoga và Asanas.
Hiểu nôm na, Asanas là các tư thế tập luyện của cơ thể được giữ trong một khoảng thời gian nhất định. Trong lúc giữ tư thế có sự chú tâm vào hơi thở và vì thế giữ cho tâm trí tập trung.
Tuy thế nhiều người chỉ cố làm bằng được những động tác khó, cho rằng thế mới giỏi, thúc ép cơ thể để đôi khi dẫn đến chấn thương. Nhiều Trung tâm thẩm mỹ dùng yoga như một liệu pháp làm đẹp cho học viên tập nhanh, mạnh, bỏ qua thư giãn để toát nhiều mồ hôi ép cân😭


Có thể bạn quan tâm:

Vậy nên hiểu về Yoga thế nào cho đúng? Yoga theo nghĩa rộng là một lối sống với 5 nguyên tắc chính:
1. Tập thể dục đúng
2. Hít thở đúng
3. Thư giãn đúng
4. Chế độ ăn đúng
5. Tư duy tích cực và thiền định

🤸‍♂️Thể dục đúng: thường xuyên tập luyện giúp xương khớp, dây chằng, gân cơ và những bộ phận khác của cơ thể được bôi trơn, mềm dẻo tăng cường lưu thông máu duy trì sự trẻ trung và hoạt động tốt.

🧘‍♀️Hít thở đúng tăng cường oxy cho cơ thể, nuôi dưỡng sâu tế bào, thải độc tố và làm mạnh tâm trí. Sự tập luyện các bài tập hít thở đều đặn hàng ngày giúp phát triển trực giác tốt.

🙇‍♀️Thư giãn đúng: khi cơ thể bị làm việc quá tải, hiệu quả sẽ giảm rõ rệt. Thư giãn là cách tự nhiên giúp cơ thể tái nạp lại năng lượng. Yoga sẽ chỉ ra cách thư giãn đúng đắn và mang lại hiệu quả tốt nhất.

🍎Chế độ ăn đúng: yoga khuyến khích chế độ ăn lành mạnh với thực phẩm thiên nhiên tươi mới, giàu dinh dưỡng, ít chế biến và ít chất bảo quản. Thực đơn chay được khuyến khích vì mang lại năng lượng tốt cho cơ thể và sự thanh khiết cho tâm trí.

Thiền định và tư duy tích cực: sẽ giúp cho tâm trí được thanh lọc. Khoa học đã chứng minh rằng những suy nghĩ tích cực mang lại cho các tế bào những kết quả tích cực. Khi thiền định mang lại một trạng thái tích cực kéo dài cho tâm trí nó sẽ làm trẻ hóa các tế bào của cơ thể và chống lại sự mục ruỗng.

Chúc các bạn hiểu đúng và luyện tập đúng để có một cơ thể khỏe mạnh với một tâm trí sáng suốt và bình an.

(Bài viết có tham khảo tài liệu của hệ thống Sivananda)

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2020

Mục đích và cách sử dụng các khối gạch yoga


Ngày nay, chúng ta đang sử dụng rất nhiều các đạo cụ Yoga khác nhau để tăng cường khả năng thực hiện các tư thế Yoga. Một trong những đạo cụ Yoga phổ biến nhất được sử dụng trong các lớp học Yoga là các khối gạch Yoga. Chúng được làm từ mút bọt, tre, gỗ hoặc nút bần (nút chai). Gạch Yoga thường được sử dụng như một phần mở rộng cho hai cánh tay, nhưng nó cũng có thể hỗ trợ cho lưng, đầu, chân và hông nhằm giúp cơ thể chúng ta đạt được sư ổn định trong lúc thực hiện các tư thế Yoga.

SỰ HỖ TRỢ CỦA CÁC KHỐI GẠCH YOGA BAO GỒM:

1. Hỗ trợ phạm vi chuyển động, từ đó rút ngắn khoảng cách giữa bạn với sàn nhà (nâng cao điểm tựa).

2. Hỗ trợ chính xác trong việc thiết lập sự liên kết của các tư thế Yoga.

3. Hỗ trợ những người mới bắt đầu tập luyện, những người gặp phải các chấn thương hoặc những người bị các hạn chế khác nhau về cơ thể (hông, đầu gối, lưng, chân..). Tất cả đều nhằm mục đích giúp người tập tiếp cận với thực hành Yoga mà không gặp trở ngại nào.

4. Mang lại cho bạn sự nhận thức về cơ thể để thúc đẩy các cơ bắp một cách hợp lý khi thực hiện một tư thế nào đó.

5. Gạch Yoga có thể được sử dụng để tùy chỉnh cho các vị trí khác nhau như thấp, trung bình và cao, để tăng thêm hay giảm bớt mức độ căng giãn các bộ phận cơ thể khi thực hiện tư thế Yoga nào đó.

NHỮNG TƯ THẾ THƯỜNG SỬ DỤNG GẠCH YOGA (Xem hình)

1. Tư thế Plank Thấp / Tấm Phản - Low Plank

2. Tư thế Chó Ngẩng Mặt - Upward Facing Dog

3. Tư thế Chó Úp Mặt - Downward Facing Dog

4. Tư thế Mặt Dây Chuyền - Pendant Pose

5. Tư thế Bánh Xe - Wheel Pose

6. Tư thế Lạc Đà - Camel Pose


7. Tư thế Ngồi Giang Chân Vặn Người - Seated Wide Legged Twist

8. Tư thế Anh Hùng Nằm Ngửa - Reclined Thunderbolt Pose



9. Tư thế Lưỡi Liềm Cao - High Lunge Pose

10. Tư thế Ngồi Đầu Chạm Gối - Head To Knee Forward Bend


11. Tư thế Nhà Độc Hành - The Celibate’s Pose


12. Tư thế Tam Giác - Triangle Pose

13. Tư thế Tam Giác Xoay - Revolved Triangle

12. Tư thế Ngồi Gập Người - Seated Forward Bend


14. Tư thế Con Thuyền - Boat Pose

15. Tư thế Nằm Nâng Thẳng Một Chân - Lying Straight One Leg Raise

16. Tư thế Con Quạ - Crow Pose



17. Tư thế Anh Hùng - Hero’s Pose

18. Tư thế Con Cá - Fish Pose


19. Tư thế Chim Bồ Câu - Pigeon Pose

20. Tư thế Cây Cầu - Bridge Pose


21. Tư thế Lưỡi Liềm Quì Gối - Crescent Lunge Pose On The Knee


22. Tư thế Đứng Gập Người - Standing Forward Bend


23. Tư thế Kim Tự Tháp - Pyramid Pose

24. Tư thế Cái Kiềng - Tripod Headstand Pose

25. Tư thế Em Bé - Child’s Pose

26. Tư thế Nằm Vặn Người Biến Thể - Reclined Twist Variation

27. Tư thế Con Bướm - Butterfly Pose


28. Tư thế Nửa Vầng Trăng - Half Moon Pose

29. Tư thế Khúc Gỗ - Fire Log Pose

30. Tư thế Ngồi Xoay Người Đầu Chạm Gối - Revolved Head To Knee Pose

31. Tư thế Ngồi Uốn Hông - Seated Side Bend Pose

32. Tư thế Con Khỉ - Monkey Pose



33. Tư thế Đứng Bằng Đầu - Headstand

34. Tư thế Cái Cày - Plough Pose

35. Tư thế Cánh Cung - Bow Pose

36. Tư thế Con Mèo - Cat Pose

37. Tư Thế Góc Nghiêng Mở Rộng Tay - Extended Side Angle

38. Tư thế Ngồi Xổm - Garland Pose

39. Tư thế Đứng Một Chân - Standing One Leg

40. Tư thế Góc Cố Định Nằm Ngửa - Reclined Bound Angle Pose

41. Tư thế Tấm Ván - Plank Pose

42. Tư thế Vòi Voi - Elephant’s Trunk Pose

43. Đứng Rộng Chân Gập Người - Wide Legged Forward Bend

44. Gác Chân Biến Thể - Legs Up The Wall Pose Variation


NGUỒN THAM KHẢO: 
acefitness.org, yogarove.com, yogabycandace.com, schimiggy.com, njyogacollective.com, hypebae.com, doyouyoga.com
---
Chép lại từ FB Thang Mlod