Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

Những sự thật về yoga hiện nay

 

Sự thật về yoga

Chia sẻ cá nhân về 1 số vấn đề phổ biến  trong yoga hiện nay (trước đó mình cũng chia sẻ 1 số bài viết từ cảm nhận, cái nhìn và kinh nghiêm luyện tập cũng như hướng dẫn yoga của mình nếu thích các bạn có thể tìm kiếm bài của mình để đọc lại nhé). Nếu bạn quan tâm thấy đúng thấy hữu ích thì suy ngẫm để hoàn thiện hơn cho mình. Nếu thấy chưa hài lòng thì có thể bỏ qua cho bớt Phiền não. Mọi quan điểm chia sẻ đưa ra sẽ có mặt đúng - chưa đúng, chúng ta không phải thánh nhân hay hoàn hảo tất cả và làm hài lòng được tất cả. Mình chia sẻ cho những ai thật sự hiểu và quan tâm - hay nói cách khác cùng năng lượng, nếu đã không cùng năng lượng khó có sự kết nối, vậy nên  mình sẽ không tranh luận với bất kì ai về bài viết cả. Nhóm kiến thức yoga nên chia sẻ, lan tỏa, học hỏi lẫn nhau sẽ tốt hơn là giống như một cái chợ với đủ kiểu nói móc hay chửi bới nhau, tại sao mình nói vậy chắc gần đây mọi người đều thấy điều này xảy ra trong nhóm, mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn biết bao nếu ta bớt phán xét và thể hiện sự Sân Hận tiêu cực cho người khác.

Có thể bạn quan tâm:

1. Cách thức, cường độ  luyện tập đều đặn,  đúng, an toàn, phù hợp, khoa học, cân bằng, quan trọng hơn là chú trọng tới vẻ bề ngoài và cấp độ cũng như thực hiện được bao nhiều tư thế. 

2. Thực trạng hiện nay phần đông những người mới đến với yoga hay chưa đủ hiểu biết và lường trước được những hậu quả lâu dài sau này nên  thường thúc ép bản thân đi quá mức giới hạn cho mục đích chinh phục các tư thế mà không tìm hiểu kĩ, suy xét xem những động tác, tư thế mình làm có đúng, có phù hợp với cơ thể, có mang lại được lợi ích thật sự hay không hay để cho cái tôi To Lớn - những tác động ảnh hưởng (lời khen, tán thưởng)  điều khiển khiến ta đánh mất Chính mình để rồi bị chấn thương, tổn hại cơ thể đủ đường (có rất nhiều Ng chấn thương đủ kiểu  do luyện tập yoga những năm gần đây) . 

3. Người tập hay HLV ngày càng trở nên ghanh đua ngầm trong cuộc chinh phục Asana nâng cao.  Nên nhớ rằng cấu trúc cơ địa, tiểu sử bệnh lý, thời gian và cấp độ luyện tập... mỗi người khác nhau bạn thấy người khác làm được những tư thế khó - đẹp mắt và rồi bạn nỗ lực cố gắng để đạt được như vậy nhưng nên hiểu rằng có nhiều tư thế   cho dù luyện tập  cả đời đi nữa  chưa chắc bạn có thể làm được vì cấu trúc cơ địa- tiểu sử bệnh lý - hay vài yếu tố khác, việc cố gắng phá bỏ giới hạn nào đó để đạt dược tư thế đều khiến bạn trở thành nạn nhân bị trấn thương. Chúng ta tập yoga không  phải chỉ để thực hiện được hết các tư thế còn nhiều giá trị tốt đẹp khác mà ta nên tìm hiểu trải nghiệm thêm  trên hành trình yoga của mình.  

4. Thực hành yoga đúng cách và duy trì Thiền định, lâu dài bạn sẽ không chỉ hoàn thiện những lớp vỏ vật lý bên ngoài mà  dần khám phá vào sâu bên trong nội tâm của mình cùng với sự tĩnh lặng, sâu sắc đạt được những giá trị lợi lạc, giá trị cốt lõi đích thực trân quý còn ngược lại chỉ là để “sống ảo” thì bạn SAI thật rồi khi mang tâm thế đó tiếp tục hành trình này. 

5. Nên thực hành yoga vào lúc nào, chúng ta cứ tranh luận tập yoga tốt nhất vào sáng hoặc tối nhưng sự thật là không có sự chính xác và quy đinh bắt buộc nào cho tất cả mọi người, sẽ tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, sự cảm nhận và mục tiêu chúng ta muốn đạt được (nhưng chắc chắn chúng ta k nên tập các bài thể lực nặng và sinh nhiều năng lượng vào buổi tối hay ngược lại vào buổi sáng ta sẽ cần những bài tập giúp sản sinh và tăng năng lượng cũng như sự tỉnh  táo khoan khoái cho một ngày dài). Người tập hay giáo viên nên cân nhắc về sự hợp lý này trong thiết kế bài tập, vì nhiều người tập yoga xong mà mất ngủ hay quá mệt mỏi kiệt sức... phần nhiều là do kết cấu bài tập có khoa học và sự cân bằng không nữa. 

6. Chúng ta thường mãn nguyện hay bị phấn khích bởi những lời khen ”bạn dẻo thế, bạn khỏe thế, hay bạn giỏi- siêu  thế mới tập mà đã làm được như vậy “...và bạn tiếp tục chìm đắm trong lợi thế và vô minh đó, Nên nhớ chúng ta tập yoga là để hướng tới sự cân bằng (tâm- thân- trí) và giải phóng. Nếu khôn ngoan hãy Hoàn Thiện Điểm Yếu Của Mình và Cân Bằng Với Điểm Mạnh , Đừng Chỉ Tập Trung Vào Thế Mạnh Mình Có.

7. Rất Nhiều trong số chúng ta luyện tập “ Đốt Cháy Giai Đoạn “, chưa có kiến thức tốt, chắc chắn về nền tảng cơ bản, nền móng của ngôi nhà chưa xây vững đã nôn nóng  nhảy vọt lên tầng cao hơn. Hậu quả là lợi lạc đâu chưa thấy mà hết chấn thương này đến trấn thương khác, đang lành thành què hơn, thoái hoá suy yếu các khớp và hệ mạc cơ, dây chằng bị tổn thương, Thân đã bị tổn thương sai lệch như vậy thì sao chữa lành - phục hồi - cân bằng được Tâm Trí và năng lượng bên trong.

Mình thật sự xót xa khi hữu duyên với rất nhiều học viên bị chấn thương do tập luyện chưa đúng, hầu hết Hv đến với mình đã có những người tập yoga lâu năm mà vẫn bị thoái hoá và chấn thương chứ không riêng gì người mới  (vậy cần phải xem xét lại tiến trình tập luyện xây dựng nền móng ban đầu của họ đã tốt chưa?, quá trình nội dung tập luyện đã hợp lý? Thời gian luyện tập bao lâu có phải là tất cả? Người thầy hướng dẫn phù hợp?...).

Tham khảo thêm: 6 Chấn thương yoga phổ biến và cách phòng tránh

8. Những người mới đến hay đến với yoga hay áp lực về “Hơi Thở”, tôi muốn thở sâu hơn dài hơn? sao mãi tôi chưa thở tốt được?làm thế nào để thở tốt hơn ngay được? Tập yoga mà không hít thở tốt được thì đâu có tác dụng chẳng phải hơi thở trong yoga quan trọng nhất sao?...

Hơi thở trong yoga rất quan trọng và tinh tế nhưng  thật sự không thể ép buộc được các bạn a moi sự nỗ lực quá sức gượng ép hơi thở đều gây ra tác dụng ngược lại (giống như thực hành các asana cũng vậy). Không có ai mới tập yoga mà thở tối ưu ngay được , tại sao chúng ta cần có thời gian và tiến trình luyện tập đúng đắn phù hợp  để cơ thể cảm nhận tốt hơn và cải thiện hơn về mặt vật lý (da thịt, cơ bắp, xương khớp, các cơ quan nội tạng ,dung tích phổi...)  và năng lượng (hơi thở, prana...), cả 2 thứ sẽ song hành và cân bằng cho nhau. Lấy một ví dụ đơn giản ta tập các tư thế mở ngực hay điều khí cơ bản để  cải thiện dung tích phổi dần dần, tạo ra cac khoảng trống bên trong cơ thể, tiếp tục luyện tập đúng thì điều đó sẽ cải thiện hơn mỗi ngày, ngực và phổi mở rộng hơn ta cũng hít thở tối ưu được hơn , còn ngược lại các lớp vật lý chưa được tác động cải thiện, ngực đóng - phổi hẹp thì sao mà thở tối ưu được... Nói về hơi thở thì rất rất dài, nếu có thời gian mình sẽ viết một bài về hơi thở trong yoga sau nhé. Mình chỉ muốn nói rằng Hơi Thở Hay Asana đều là các nhánh quan trọng và nên  có sự hợp nhất mượt mà, để đạt được điều đó thì Tiếp Tục thực hành có chánh niệm dưới sự hướng dẫn của một HLV có tâm và Tầm thực sự không phải Tầm “Ảo” thật hay ảo thì do duyên mỗi người. Không nên thúc ép quá sức bất cứ điều gì, một ngày đẹp trời mọi thứ sẽ dễ dàng và trở nên tuyệt vời hơn .

9. Hãy Sống thật với lòng mình và bớt Ảo, cái ảo của bạn sẽ giết chết người khác. Có rất nhiều bạn đăng hình ảnh tập yoga các tư thế khó (hình ảnh thì uốn éo siêu vẹo các khớp, bẻ, vặn quá sức, khuôn mặt căng cứng, gượng gồng .... , tư thế thực hiện chưa  đúng trông rất  nguy hiểm, thậm trí tập mấy tuần mấy  tháng đã làm được đủ các  tư thế ), hỏi ra thì phần nhiều các bạn tự tập, chắc phải rất vật lộn và chịu đau đớn sau đó để có những tấm ảnh... rồi  cổ vũ moi người tập theo, rồi còn chia sẻ cách mà bạn đang thực hành với người khác. Lan tỏa là điều tốt nhưng lan tỏa chưa đúng thì có rất nhiều người học theo, đặc biệt là khi bạn chưa có kiến thức nền tảng chuyên môn tốt (kể cả là HLV) thì bạn có khả năng làm người khác bị chấn thương đấy đừng chia sẻ bừa nếu bạn không chắc chắn. Rất nhiều người mới cứ thấy ai chia sẻ gì là cũng tập theo và hậu quả thì các bạn trải qua rồi sẽ hiểu. Ta học hỏi và thu lượm kiến thức một cách chọn lọc và Thông thái không nên cứ ào theo số đông (đại trà) đừng đem cơ thể ra làm vật thí nghiệm.

=> Hôm nay nghĩ tới đây và lan man được tới đây thôi, Còn rất nhiều sự thật trong yoga nữa mà chúng ta còn lầm tưởng và chưa tỏ hết, hãy chia sẻ thêm cho nhau nhé. Lúc nào đó ngộ ra thêm mình sẽ viết và chia sẻ tiếp nhé moii người, mình viết bài 1 cách  thẳng thắn nhất không giỏi trau chuốt ngôn từ và nội dung nên cả nhà thông cảm nhé 😊

Chúc cả nhà luôn  An Vui và Tinh Tấn trên con đường thực hành yoga của mình 

Người Viết: Hạ Lan Yoga 

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

Tập yoga sao cho hiệu quả - Ngả sau như thế nào để bảo vệ cột sống

 

Ngả sau như thế nào để bảo vệ cột sống

Các động tác ngả sau trong yoga như: bánh xe, kim cương, bồ câu toàn phần… cũng được xếp vào loại tư thế yoga đỉnh cao vì vừa mang lại nhiều lợi ích cho người tập, vừa không dễ để thực hiện vì đa số mọi người sẽ gặp hai trường hợp: (1) là rất khó và không thể ngả ra sau được (2) là nếu có thể ngả lưng ra sau dễ hơn thì khi thoát thế sẽ bị đau hoăc thậm chí tổn thương ở các đốt sống vùng thắt lưng. 

Có thể bạn quan tâm:

Vậy làm thế nào để có thể tập được ngả sau hiệu quả nhất? dưới đây là một vài gợi ý để mọi người lưu ý khi tập các động tác ngả sau an toàn và hiệu quả:

Đầu tiên, cần tập các động tác mở vai và ngực. Các động tác ngả lưng trước khi bắt đầu cần vươn thẳng cột sống rồi ngả dần theo trình tự các đốt sống từ cổ xuống đến các đốt sống ngang ngực, đến đốt sống thắt lưng. Khi mở từng đốt theo trình tự như vậy sẽ giúp cho lưng có độ cong nhất định, phân tán đều lực lên toàn bộ cột sống, giảm bớt lực nén lên các đốt sống tránh chấn thương. Khi vai và ngực chưa mở thì toàn bột phần cột sống ngang ngực sẽ bị giữ thẳng lại, vô tình khi gập sẽ nhấn vào đốt sống thắt lưng gây tổn thương vùng thắt lưng. Bạn có thể mở vai ngực bằng các tư thế: cánh cung, rắn hổ mang, nhân sư…

Thứ hai, tập cơ bụng. Phần cột sống ở thắt lưng là phần cột sống trụ đỡ cho toàn bộ thân trên của cơ thể do đó đã số các bênh liên quan đến cột sống thường rơi vào vùng thắt lưng/cổ do ít được hỗ trợ như các vùng khác. Hỗ trợ được cho các đốt sống ở thắt lưng chỉ có cơ lưng và bụng. Khi cơ lưng và bụng mạnh có thể giúp cho vùng bụng linh hoạt, hỗ trợ đỡ bớt lực cho các đốt vùng thắt lưng giúp giảm chấn thương. Do đó, khi vào thể ngả sau, cần có cơ bụng mạnh và linh hoạt để bảo vệ cho vùng đốt sống thắt lưng tránh bị chấn thương.

Thứ ba, gập trả sau khi vào thế. Sau khi tập các thế ngả sau, cần thiết phải gập lưng về phía trước để kéo giãn lại cột sống, trả lại cột sống về lại cân bằng như ban đầu.

Cuối cùng, cần phải kiên nhẫn. Ngả sau đối với một số người có thể rất khó do phần cơ vai, ngực rất khó để mở vì nhiều lý do như bị gù lưng, thói quen so vai khi đi đứng, ngồi làm việc hoặc có thể do cơ địa khác nhau của mỗi người. Do đó, việc kiên nhẫn để tập từ từ rất quan trọng để giúp bạn làm mềm cột sống và thực hiện các động tác ngả sau an toàn và nhận được lợi ích nhiều nhất.

Chúc mọi người luôn khỏe mạnh.

---
Chép từ FB Lê Hạnh Xuân.

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

Đau cổ tay trong luyện tập tập yoga - Những kỹ thuật quan trọng để cải thiện và phòng tránh

Đau cổ tay trong luyện tập tập yoga
 

1. Những nguyên nhân chính có thể dẫn đến đau cổ tay trong luyện tập yoga

- Do không khởi động kỹ, làm nóng di chuyển vào các tư thế chịu áp lực cho cổ tay quá nhanh.

- Do không có tiến trình tập làm khỏe cân bằng các cơ liên quan cẳng tay-bắp tay-vai-cơ lõi-cơ trọng tâm để hỗ trợ... (cơ thể chúng ta có sự liên kết chặt chẽ, nếu các vùng khác không được làm khỏe cân bằng thì chắc chắn áp lực sẽ dồn toàn bộ vào phần nào nó chịu trọng lượng - khi bạn chống trụ tay).

- Do thiếu sự ổn định - sai lệch trong cách đặt bàn tay sao cho trọng lượng phân bổ đồng đều và tối ưu nhất (nhiều người thường nhấn lực vào dìa bàn tay hoặc cổ tay và lỏng lẻo khu vực còn lại của bàn tay). Điều này cũng gây áp lực sự chèn ép lên xương nhỏ của bàn tay, các dây chằng dây thần kinh và gân xung quanh cổ tay vì trọng lượng không được phân phối đều, đúng cách là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau cổ tay.

- Không chú ý căn chỉnh sự thẳng hàng của các khớp Vai, cổ, cổ tay và khuỷu tay (đặc biệt những người có cấu trúc khớp khuỷu tay bị ưỡn-tăng võng) khiến áp lực dồn lên khớp.

- Mạc gan bàn tay bị bó-căng cứng ít được làm giãn đúng cách sẽ hạn chế phạm vi chuyển động và linh hoạt của bàn tay (fascia - mạc là 1 mạng lưới lớp vỏ mô liên kết mỏng bao bọc và phân tách các cơ, dây chằng,dây thần kinh, và cơ quan riêng biệt vì chứa dây thần kinh nên khi chúng ta kéo giãn và duỗi căng mạc bám vào các đầu ngón tay và bàn tay sẽ kích thích làm giải phóng sự bó hạn chế và linh hoạt của toàn bộ cấu tạo liên quan gan bàn tay và khớp cổ tay).

- Chưa biết những kỹ thuật để đặt nền móng đúng.

- Người tập thường thực hành các tư thế trụ tay quá giới hạn của mình, chưa xây dựng nền móng đúng cách và theo tiến trình hợp lý đã tiến tới những tư thế cao cấp hơn.

- Ngoài ra đau cổ tay còn đến từ những sinh hoạt thói quen hàng ngày qua cách chúng ta cầm, nắm bê vác, lái xe, cách cầm điện thoại, cầm chuột máy tính (nhất là dân văn phòng) sai lệch.

2. Nguyên lý và kỹ thuật đặt bàn tay các cách để cải thiện, giảm thiểu và phòng tránh.

- Luôn khởi động kỹ cổ tay trước buổi tập có nhiều tư thế phải dồn trọng lượng nhiều lên tay (nên vận động cổ tay theo nhiều chiều khác nhau gập lên-xuống, gập trước, lệch trong-lệch ngoài, duỗi, xoay, nắm chặt-xòe rộng).

- Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc:

Khi ấn xòe rộng khoảng cách các đầu ngón tay ấn chúng chặt chẽ xuống thảm tập có thể dùng tay còn lại để nhấc các ngón tay kia lên kiểm tra xem chúng có bám chắc trên thảm hay lỏng lẻo và đồng thời phải cảm nhận được (4 điểm bên dưới bàn tay bao gồm 2 điểm dưới đồi cổ tay, 1 điểm dưới gốc ngón trỏ và 1 điểm ở dưới gốc ngón út phải ấn xuống thảm). => Nên đầu tư một chiếc thảm tập yoga chuyên dụng có độ bám tốt

Làm tốt những điều trên bạn sẽ cảm nhận kích hoạt được toàn bộ cơ cẳng tay ,bắp tay truyền liên kết lên đến cả vai và vùng ngực .Có 1 kỹ thuật khác trong Anursa yoga cũng rất hay các bạn có thể thử để cảm nhận đó là chúng ta cong nhẹ và bấu chặt toàn bộ các đầu ngón tay xuống thảm giống như đánh đàn piano nhưng hãy cố gắng kéo các đầu ngón tay về phía lòng bàn tay để kích hoạt được 4 điểm trên thì sẽ giảm áp lực lên khớp cổ tay.

=> Tuy nhiên hãy tự tìm sự cân bằng của việc lan rộng các ngón tay tạo ra sự hỗ trợ tự nhiên và thoải mái nhất cho cấu trúc và ngưỡng riêng của mình, trải và xòe căng bàn tay hết mức cũng không phải là tối ưu, đôi khi các ngón tay lan rộng kéo căng quá mức sẽ tạo ra sự căng thẳng và cứng nhắc cũng dẫn đến đau cổ tay vì mỗi cấu trúc cơ thể -sự cảm nhận khác nhau. (Mình cũng luôn đưa ra nhiều lựa chọn cho Học viên để họ cảm nhận và tìm trạng thái tối ưu nhất chứ không áp dụng cứng nhắc vì định tuyến phù hợp với riêng từng người và chính người thực hành sẽ biết được đâu là định tuyến của mình).

- Tìm Sự Căn Chỉnh Phù Hợp Với Cơ Thể Mình

Căn chỉnh sao cho khoảng cách 2 tay rộng vừa bằng vai nhưng cũng không phù hợp với tất cả (ví dụ như trong tư thế cho up mặt, chó ngửa mặt, con quạ, hanstand... có nhiều người thấy sự thoải mái và tốt hơn khi mở rộng khoảng cách 2 tay hơn vai 1 chút xíu.

Nếu khuỷu tay của ai bị ưỡn-khóa khớp thì điều chỉnh xoay nhẹ sao cho các khớp tương đối thẳng hàng và tối ưu nhất (cổ tay-vai-khuỷu tay thẳng với nhau), tạo không gian cân bằng cho các khớp.

Điều chỉnh sao cho Nếp gấp cổ tay song song với mép thảm trước mặt, 2 ngón trỏ song song với nhau (tuy nhiên một số cấu trúc không thật sự phù hợp với căn chỉnh định tuyến này, hãy quan sát và cảm nhận cơ thể mình tinh tế để đưa ra sự điều chỉnh tối ưu nhất). => nên chọn một tấm thảm định tuyến để dễ dàng căn chỉnh và nhớ vị trí phù hợp với mình nhất.

Hãy chú ý tập luyện cho cổ tay khỏe và linh hoạt bất cứ lúc nào ngay cả khi chúng ta ngồi làm việc, đi, đứng (thi thoảng khởi động các chiều cổ tay sẽ k làm bạn mất thời gian đâu nhé :) ... chú ý tới cả cách chúng ta cầm chuột máy tính.

Những người đã bị viêm bao hoạt dịch, hội chứng ống cổ tay có vấn đề với cổ tay thì tốt nhất chúng ta hãy hạn chế tối đa việc thực hiện những tư thế dồn toàn bộ trọng lượng lên cổ tay (thậm trí ở mực độ nghiêm trọng thì k nên ,hãy thực hành phục hồi vấn đề của bạn trước).

3. Lời khuyên cho tập luyện

- Yoga là 1 hành trình để kết nối, cảm nhận và trải nghiệm, sâu hơn nữa là hướng mọi thứ vào bên trong bạn để hoàn thiện và cân bằng cơ thể - nội tâm, vì vậy đừng nóng vội, đừng đặt ra mục tiêu quá sớm là phải thực hiện được tư thế này tư thế kia giống ai đó. 

Hãy tôn trọng, yêu thương cơ thể luyện tập có tiến trình phù hợp, chậm cũng được ,lâu cũng được, tư thế đơn giản nhất cũng được miễn là phải tập đúng ngay từ đầu - an toàn và thật sự cố gắng vì sức khỏe và mang lại lợi ích chứ không phải để "BIỂU DIỄN hay SỐNG ẢO") lúc đó bạn sẽ không bao giờ làm tổn thương cơ thể của mình được.

---
Người viết: Hạ Lan

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2020

Nguyên tắc vàng trong ăn uống cho người tập yoga

1. Tập Yoga nên uống thế nào? 🍸🍸

🧊 Trước khi tập 30 phút: uống ít nhất là 200ml nước
🧊 Trước giờ tập một tiếng cũng có thể uống 1 ly nước ép rau củ hay hoa quả để vừa bổ sung nước vừa cung cấp năng lượng cho cả buổi tập.
🧊 Nếu tập vào buổi tối thì đảm bảo trong ngày đã uống đủ 2 lít nước và vẫn phải có 1 ly 200ml 30 phút trước buổi tập.
🧊 Nếu tập vào buổi sáng thì có thể uống 200-400ml trước khi tập.
🧊 Bạn không nên uống cà phê trước khi tập yoga vì cafe có thể khiến cơ thể bạn bị mất nước, trong quá trình tập, bạn sẽ thấy nhanh khát nước và cơ thể kém linh hoạt.
🧊 Sau khi tập xong: bạn có thể uống 1 hoặc 2 ly (tương đương 200-400ml) nước điện giải hoặc nước dừa. Các loại nước uống này sẽ giúp cơ bắp thư giãn, bù đi phần năng lượng đã mất, giảm đau đầu và đau cơ bắp.
🧊 Tuyệt đối không được uống rượu bia sau khi tập bởi sẽ khiến cơ thể bạn bị mất nước nhiều hơn, dễ bị say, đồng thời khiến bạn bị đau đầu dai dẳng, cơ thể mệt mỏi.

Có thể bạn quan tâm:


2. Tập Yoga nên ăn thế nào? 🥬🥝🍒🍉

🍇 Trước khi tập khoảng 1 tiếng tới 90 phút: bạn nên ăn nhẹ lót dạ để có đủ năng lượng, tỉnh táo và thực hiện các động tác yoga một cách chuẩn xác nhất.
🍉 Nếu bạn tập vào buổi sáng, có thể ăn trước nửa quả chuối hoặc uống một ly sinh tố trái cây. Một ly sữa đậu nành hoặc nước ép trái cây cũng là lựa chọn tốt để bổ sung đường và calo cho buổi tập nếu bạn không có đủ thời gian chuẩn bị.
🍑 Tuyệt đối không nên tập yoga ngay sau khi vừa ăn một bữa chính no, thịnh soạn vì dạ dày chứa đầy đồ sẽ khiến bạn khó thực hiện các động tác yêu cầu phải hóp bụng, trồng cây chuối hoặc cúi đầu sâu
🥭 Sau khi tập yoga xong: một bữa ăn giàu dinh dưỡng sẽ là phần thưởng xứng đáng cho cơ thể bạn vì dụ như 2 quả trứng rán, ăn thêm nhiều rau xanh, cà chua, hoa quả tươi và thịt xông khói. Chú trọng những loại thức ăn giàu protein để hồi phục và phát triển cơ bắp như thịt nạc, cá hồi,…
🥑 Tránh những loại thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện như bánh kẹo hoặc nước ngọt có ga, thay vào đó là các loại hoa quả có vị ngọt tự nhiên để bổ sung đường một cách tiết chế. Dùng mật ong thay cho đường nếu có thể.

(Sưu tầm)

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2020

Những lý do mà người tập yoga hay bỏ cuộc, bỏ tập yoga



Có rất nhiều người tìm đến Yoga như là một phương pháp giúp trẻ khỏe dài lâu, tuy nhiên không phải ai cũng kiên trì, gắn bó lâu dài được với nó. Vậy những lí do nào mà người tập thường gặp phải làm họ bỏ cuộc, không tiếp tục tập yoga?
Trong cuộc sống hiện tại, mỗi người còn phải lo rất nhiều công việc khác nhau nên thời gian rất eo hẹp. Đó là một lý do rất nhiều người nêu lên để bỏ tập hay để than rằng “Yoga hay lắm nhưng tôi bận quá, tôi không sắp xếp được thời gian tập”. Thực ra ta có thể sắp xếp sao cho giảm bớt một giờ ngủ, giảm bớt thời gian tán gẫu, thời gian mua sắm... là ta có thể có thời gian cho tập Yoga.
Tập Yoga có nghĩa là xây dựng những thói quen tốt mới để thay thế cho những thói quen xấu cũ. Có người tập được vài buổi, họ nói rằng tập yoga khó quá. Thực tế, đó là do những thói quen xấu cũ bắt rễ, bén gốc đã lâu trong cuộc sống hằng ngày. Thói quen cũ đây là gì, ví dụ: ngủ dậy quá trễ, ít vận động, thời gian làm việc trong ngày không có kế hoạch, hoặc có người thì lúc nào cũng ăn vặt, no bụng thì không thể tập được.
Một lý do nữa đó là thiếu sức mạnh ý chí: do ít vận động, khả năng chịu đựng của cơ thể kém nên khi tập yoga có sự căng giãn cơ khớp, dây chằng thì không chịu được đau trong giai đoạn đầu. Vì thế, một chút hiểu biết, một chút hăng hái ban đầu sẽ dể phai mờ theo thời gian nếu người tập không thật sự cố gắng.
Ngoài ra, những người lớn tuổi thì cho rằng người trẻ có cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh thì yoga sẽ thích hợp hơn. Còn người trẻ thì cho rằng yoga chậm rãi phù hợp với người lớn tuổi. Bản tính của người trẻ thường là ham hoạt động nên cảm thấy khó khăn trong việc tập trung tư tưởng. Họ cho rằng đầu óc có quá nhiều điều để suy nghĩ thì không thể nào kiểm soát được nên không tập yoga được.
Với người trẻ hay già, ai cũng vậy, lúc bắt đầu tập bao giờ cũng lạ lẫm. Tất cả những khó khăn về vật chất và tinh thần đều có thể đến với mọi người và người ta không ai sinh ra hoàn toàn để tập Yoga cả. Do vậy, điều kiện để tập Yoga không phải là phải có chân dài để ngồi hoa sen cho dễ, mà chỉ cần kiên nhẫn.
---
Chép từ FB Samkalpa Hoang

Tập Nauli - Làm rõ một số vấn đề mà người tập hay thắc mắc



🗣🗣🗣Chào các bạn!

✍️ Mấy ngày qua, một số bạn inbox cho Nam Hoàng đặt ra câu hỏi liên quan tới việc tập Nauli. Những bạn này chủ yếu là các bạn chưa tập và đang có ý định tập. Ban đầu mình định viết một bài trả lời ngay để các bạn không bị hoang mang. Nhưng vì muốn có cái nhìn khách quan nhất, mình để các bạn tự cảm nhận trước những thay đổi của bản thân. Bởi mình bảo tốt mà các bạn không thấy tốt thì mình không thể khuyến khích các bạn tập được. Mình dự định làm một chủ đề đưa ra thảo luận trong khoá Nauli 6 sắp tới và trả lời các câu hỏi của các bạn còn băn khoăn. Nhưng hôm nay, sau khi các bạn đã cho mình thấy kết quả tập luyện, mình quyết định chia sẻ luôn để các bạn tham khảo trước và đỡ lo lắng. Tháng 9 sẽ cùng nhau thảo luận tiếp nhé.


👌 Về bản chất chắc chắn không có cái gì quá mà tốt cả. Quá nghĩa là không bình thường. Thế nên việc phân tích làm cái này quá, cái kia quá sẽ không tốt là cực kì tốn thời gian.

👌 Bạn tập bất cứ môn thể thao nào cũng sẽ gặp chấn thương không mong muốn nếu tập không đúng kĩ thuật và cường độ. Chưa kể tới cơ thể của mỗi người là khác nhau. Thế nên bạn phải tập đúng theo hlv hướng dẫn mà bạn tin tưởng. Cùng là cái đích đến nhưng mỗi nhóm người tuỳ vào sức khoẻ, độ tuổi, giới tính,… sẽ đi theo những con đường khác nhau.

👌 Nếu ai quan tâm tới Nauli, chắc ít nhiều các bạn đã tìm hiểu về nó. Tác dụng tốt hay các vấn đề cần lưu ý khi tập luyện thì các bạn dễ dàng đọc được ở rất nhiều bài biết (tham khảo: 9 Lợi ích kỳ lạ và tuyệt vời của nauli kriya). Tuy nhiên những vấn đề cần giải thích kĩ hơn thì ít và thường ai hỏi vào phần nào hlv mới giải thích cặn kẽ được. Bài viết này mình không nói hết được mà chỉ làm rõ được một số vấn đề thông thường nhất mà các bạn hay thắc mắc.

🕉 Thứ nhất: bụng của chúng ta chính là khu vực đan điền(nơi tập trung khí lực) là vùng có tính hoả, như cái bếp trong một ngôi nhà vậy, là nơi mà ngọn lửa luôn cần được giữ gìn và không được để tắt. Lý do vì sao chúng ta hay được nhắc nhở phải giữ ấm bụng. Khi các bạn đánh sóng Nauli QUÁ nhiều, vùng bụng nóng quá sẽ sinh nhiệt rất cao khiến dịch trong cơ thể (máu, khí huyết, nước…) nóng lên quá mức, mà vùng hố chậu chính là nơi chứa nhiều( máu, khí huyết, nước) nhất trong cơ thể.Nước sôi thì phải bốc hơi, đây chính là nguyên nhân mà các bạn tập quá thấy mình nóng tính, bốc hoả, cáu giận…Đây cũng là nguyên nhân khiến da xấu lên mụn, nóng trong chứ hoàn toàn không phải do gan. Tất nhiên nếu gan bạn đang có vấn đề cũng sẽ gây mụn, da xấu… nhưng đây là hai vấn đề khác nhau.Nhưng các vấn đề này nếu chẳng may các bạn gặp phải thì khắc phục rất đơn giản👍

🕉 Thứ hai: tập Nauli dễ gây xảy thai. Các bạn đang có thai mà tập Nauli thì xảy thai là đúng rồi. Khi mang thai, làm cái gì cũng nên nhẹ nhàng mà đánh bụng thế thì em bé nào chịu nổi. Thế nên nếu bạn đang lên kế hoạch có baby thì các bạn ngưng tập cho mình trước ít nhất 2 tháng. Làm một phép so sánh giữa người tập gym và nauli thì sẽ thấy các bạn tập nauli có cơ bụng săn nhưng mềm mại hơn các bạn tập gym. Bởi nauli kết hợp siết cơ và chuyển động cơ rất linh hoạt giúp bụng bạn săn chắc nhưng lại có độ đàn hồi cao. Thế nên các bạn yên tâm là nếu có em bé sau khi ngưng tập nauli thì bụng bạn cũng sẽ to như có bầu luôn ).

🕉 Thứ ba: nếu ai đang tập mà bụng không nhỏ lại thì 99% các bạn đang tập sai, tập thiếu. Còn 1% còn lại các bạn rất đăc biệt. Học viên của mình không có ai đặc biệt cả. Chính xác bài tập nauli là bài tập về cơ nên không thể giảm mỡ bụng, nhưng nó giúp chúng ta khép kín được cơ bụng dọc (sau khi các bạn sinh em bé, cơ bụng dọc bị tách ra). Muốn giảm mỡ bụng thì các bạn sẽ được hlv hướng dẫn tập các bài tập phụ trợ rất khắt khe kết hợp với nauli. Bởi hai bài tập bổ trợ cho nhau. Nếu giảm mỡ mà cơ bụng dọc không khép kín được thì bụng bạn sẽ lỏng lẻo, xổ bụng (do nội tạng bị đẩy về vùng cơ bị tách). Vậy nên các bạn phải tập kết hợp mới khiến bụng săn chắc. Phần này sẽ được nói rõ hơn khi các bạn luyện tập với mình.

🕉 Thứ tư: thông thường, các cơ quan nội tạng trong cơ thể con người đều hoạt động một cách tự động như tim tự đập, phổi tự thở, dạ dày, ruột tự co bóp, thận tự lọc máu…thì riêng bộ máy hô hấp ngoài tự động làm việc còn có thể hoạt động theo ý muốn của ta. Việc rút bụng sâu, kéo toàn bộ nội tạng lên giúp đẩy số khí dư ra nhiều hơn, hoành cách mô hạ xuống nâng lên nhiều sẽ kích thích lưu thông máu trong bụng (một dạng massage nội tạng - bụng), có thể cải thiện tuần hoàn tổng quát, giảm các ứ trệ trong khoang bụng và cả toàn thân, mà khi máu lưu thông tốt sẽ giảm các chứng bệnh, rõ nhất là chứng đau nhức. Nó ko hề đè nén hay chèn ép gì lên gan thận như một số bạn nghĩ. Có một câu nói rất hay “Đóng những cánh cổng năng lượng của cơ thể và đưa ý thức về tim…” chính là nói về cách mà bạn khoá 3 điểm năng lượng (cổ họng, bụng, hậu môn) rút bụng sâu đưa máu dồn về vùng trung tâm.

🕉 Thứ năm: khi bạn tập bất cứ môn thể thao nào sai cường độ đều đem lại tác dụng phụ không mong muốn. Chạy nhiều quá mà mất nước thì khô da, nữ mà tập các bài gym tác động lên cơ nhiều thì ngực sẽ nhỏ đi, nam giới mà tập yoya nhiều thiên về mềm dẻo thì cơ thể sẽ dần thay đổi theo hướng mềm mại… Đây người ta gọi là sự thích nghi. Thế nên khi tập các bạn cần xác định mục tiêu, hướng đi phù hợp.

🕉🕉🕉→ Tóm lại: các bạn cần hiểu đúng, hiểu đủ và quan trọng là cảm nhận cơ thể mình đầu tiên. Chúc các bạn một ngày vui vẻ và tràn đầy năng lượng. Chúc các bạn tập luyện an toàn và hiệu quả👍

🙂🙂🙂 Bài chia sẻ là ý kiến cá nhân, còn sơ sài, mong các bạn góp ý thêm để cùng thảo luận tiếp. Nauli không cao siêu hay thần bí gì cả đâu ạ. Nó đơn giản là một bài tập luyện. Chỉ là bạn có muốn tập hay không thôi 👍👍👍
---
Chép lại từ FB Nam Hoàng Yoga