Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2020

Cách Phân Biệt Và Nhận Biết Các Loại Hình Yoga Hiện Nay

 

Cách Phân Biệt Và Nhận Biết Các Loại Hình Yoga Hiện Nay

I. HATHA YOGA. 

Các lớp học Hatha thường gồm cá tư thế chậm phù hợp cho người mới bất đầu. Hatha được chia ra Ha là mặt trời Tha là mặt trăng. Điều này đề cập đến sự cân bằng của nam tính nắng nóng và năng động và nữ tính mặt trăng mát mẻ dễ tiếp thu trong tất cả chúng ta. Hatha hướng đến sự cân bằng và thống nhất đối lập. Hatha là công cụ mạnh mẽ để tự chuyển hóa nó đòi hỏi chúng ta phải chú ý trong hơi thở giúp chúng ta kiểm soát biến động ở tâm và diễn biến ở tùy khoảnh khắc.

II. VINYASA – Là một thuật ngữ sử dụng chung cho yoga nhanh và  liên tiếp

Những lớp học Vinyasa có thể bao gồm nhiều trường phái khác nhau và thường di chuyển nhanh hơn trường phái Hatha. Lớp Vinyasa tốt cho những ai tìm lớp có nhiệp độ nhanh thích thay đổi các tư thế yoga liên tục, nên tránh nếu như người mới tập yoga và những ai bị chấn thương. Vinyasa có nghĩa là dòng chảy và nó trở thành một phong cách cực kỳ phổ biến của yoga. Phong cách này ko chỉ làm cho ta mạnh mẽ và linh hoạt mà còn cải thiện cơ bắp sự tự tin năng động . Vinyasa  Astanga qua thời gian những người ko muốn gắn bó thì họ sáng tạo tự do hơn đã tạo ra phong cách Astanga  Vinyasa và Vinyasa ko luôn luôn có sự lặp lại của Chaturanga lên và xuống mà nó là trình tự nghệ thuật có dòng chảy dễ dàng hay còn gọi là nghệ thuật của vũ đạo. 

III. ASTANGA YOGA

Tập trung vào 6 bộ tư thế truyền thống của S.P.JOIS tập trung vào hơi thở khóa năng lượng và điểm nhìn cố định các tư thế luôn nối tiếp, khi tập ko có âm nhạc mỗi tư thế giữ trong 5 hơi thở, mỗi lớp tập từ 75-90 phút, mặc dù các lớp tập bình thường ngắn hơn. Ko sử dụng dụng cụ hỗ trợ Astanga cũng được gọi là 8 nhánh của yoga. Nó đề cập đến 8 nhánh của yoga và xây dựng sức mạnh về cơ. Bài tập Astanga ko thích hợp cho người mới tập và đang bị chấn thương. 

IV. IYENGGAR YOGA

P.K.S. Iyengar yoga là người lập ra và là người biết đến như một cha đẻ của yoga hiện đại. Iyengga tập trung vào từng tư thế từng chi tiết, chú ý đến từng chi tiết và định tuyến nó có sử dụng đến các dụng cụ như ghế, dây dai, gạch, gối… sử dụng cho hầu hết các tư thế ko tập với âm nhạc, Iyenggar yoga tốt cho bất kỳ ai học yoga về cơ thể học, cho người mới bắt đầu người phục hồi sau chấn thương. Tránh tập lớp yoga này nếu bạn muốn có nhịp độ nhanh và muốn tập với âm nhạc và những ai thích học ko qua quan trọng. 

 V.  YINGOYA

Kết hợp với nguyên tắc Hatha và khí công Yinyoga tập trung vào các liên kết mô và gân, dây chằng chứ ko phải là cơ bắp. Nó ko tập trung vào việc làm ấm cơ bắp  hoặc di chuyển một cách nhanh chống thay vào đó Yinyoga là 1 trường phái tập luyện nhẹ nhàng do Paulie Pink là một giác viên yoa chuyên gia võ thuật với loại yoga này các tư thế tập luyện được giữ trong thời gian 45 giây đến 45 phút. Các chuyên gia tin rằng khoản thời gian này sẽ tạo áp lực cho các mô liên kết, tăng sức dẻo dai, tăng cường tuần hoàn và  hệ hô hấp. Giữ một tư thế trong một thời gian dài đòi hỏi người tập có sự kiên trì và ý chí cao. Tập trung vào hơi thở tương tự như cách tập thiền. Nên tránh với những người có lớp học có nhiệt độ không ngồi yên. 

Tham khảo thêm: Yin Yoga là gì? Lợi ích & Trải nghiệm.

VI. BIKRAM YOGA

Được tạo ra bởi chuyên gia Bikram Choudhury l. Đặc điểm chính của loại hình yoga này phải tập trong căn phòng nóng có nhiệt độ 38-40 độ, trong chuỗi 90 phút tập luyện sẽ có 26 tư thế cơ bản được tập luyện hai lần và 2 bài tập thở. Tập luyện ở nhiệt độ này giúp chúng ta loại bỏ được độc tố, tăng nhịp tim, tăng tuần hoàn máu và tính linh hoạt của cơ bắp. 

VII. HOT YOGA

Là thể loại yoga khá tương đồng với BikRam, tuy nhiên bạn sẽ ko bị giới hạn bởi 26 tư thế và có thể tự do sáng tạo hơn Hotyoga rất thích hợp với bạn nào tập luyện thể thao trong tình trạng đầm mồ hôi giải phóng cơ thể.

VIII. ANUSARA YOGA

Anusara hoặc gọi là yoga của trái tim được thành lập bởi JohnFine vào những năm 1990. Sau mooth vài lớp học Anusara bạn sẽ cảm thấy tất cả những lợi ít tiêu biểu của việc thực hành Asana thông thường, bao gồm gia tăng sứ mạnh giúp cơ thể linh hoạt , tâm hồn được điềm hình nhẹ nhàng. Trong Anusara yoga trong tâm chính là việc kết nối cua 3 yếu tố (tâm hồn, cơ thể và trái tim). Trong khi bnaj tập cơ thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ động tác tốt hơn.

IX. KUNDALNI

Được đề cập như là năng lượng ngầm của cuộc sống (chakra luân xa). Mục đích của Kundalni yoga là đánh thức khia thác nguồn năng  lượng. Kundalni là một loại hình yoga bí ẩn nhất về các hoạt động tin thần và thể chất. Nó tập trung vào hít thở niệm chú, thiền, cử chỉ tay nên các bài tập đều được thực hiện trong tư thế ngồi. Kundalni yoga giúp bạn phát triển trí óc và nhận thức , bạn ko nên theo tập loại hình yoga  này nếu bạn đang tìm kiếm một trắc nghiệm vật lý hoặc có những định kiến với giới tâm linh.

Ngoài các loại hình yoya trên còn có rất nhiều loại yoga khác như: Sivananda, Jivamuti, yoga võng, gậy, yoga bóng…

Có thể bạn quan tâm: Phong cách Yoga nào phù hợp nhất với bạn? So sánh 3 kiểu Yoga cơ bản.

---
Chép lại từ FB Trịnh Ngàn Phương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét