Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2020

Khớp háng & các tư thế xoạc ngang - xoạc dọc trong yoga

 


Khớp háng là khớp hoạt dịch thuộc khớp chỏm, nối giữa xương chậu với xương đùi trong cơ thể người. Khớp chỏm là khớp di chuyển nhiều nhất trong cơ thể: gập-duỗi; dạng-khép; xoay vào-xoay ra.
Chính vì vậy khớp háng sẽ tham gia rất nhiều vào các hoạt động Yoga, nên có 1 khớp háng linh hoạt sẽ giúp chúng ta vào các tư thế được dễ dàng hơn.


☘️ Xoạc Dọc: khi xoạc dọc khớp háng sẽ là gập tại khớp ở chân trước (cơ duỗi hông, cơ mông lớn, cơ gân kheo giãn) và duỗi tại khớp ở chân sau (cơ gập hông, cơ thẳng đùi trên giãn). Khi xoạc dọc chúng ta cần:
- Ngồi thẳng và giữ cho 2 bên hông cân bằng.
- Hướng cơ thể hoàn toàn về trước, tránh bị lệch hông.
- Nghiêng người qua chân trước và cố ngồi xuống 1 bên mông chân trước.


☘️ Xoạc Ngang: khi xoạc ngang khớp háng sẽ gập, dạng và xoay ra ở cả 2 chân (cơ đùi trong, cơ hình lê, cơ gân kheo, dây chằng chậu đùi, dây chằng mu đùi giãn, các nhóm cơ mông lớn, cơ mông nhỡ, cơ gập hông mềm cũng giúp nhiều cho xoạc ngang). 

Khi thực hiện, chúng ta nên: Giữ vững mông trên thảm và dạng chân ra theo sức, đầu gối thẳng, 2 bàn chân dựng đứng và chậm rãi gập người về trước (lưng luôn giữ thẳng, đẩy hông và rướn dài cột sống về trước, không gù lưng chạm đầu xuống thảm trong khi bụng vẫn chưa chạm sàn).

💢 Đặc biệt, chúng ta nên #LƯU_Ý các thông tin hữu ích sau:

▶️ Khi xoạc dọc bị lệch sẽ dẫn đến không giúp khớp háng gập duỗi đúng nơi, các nhóm cơ liên quan không căng giãn đúng hướng và việc xoạc sẽ không bao giờ hoàn chỉnh.
▶️ Xoạc ngang thông thường khó hơn xoạc dọc vì liên quan nhiều đến cấu trúc khung chậu bẩm sinh của từng người. Khi xoạc ngang mà chúng ta cảm thấy đau nhức ngay mông sau thì phải dừng lại việc ép dạng chân ra tiếp vì lúc này xương đùi chúng ta đã mở quá mức và chạm vào hốc ổ khớp của khung chậu, không thể thêm nữa sẽ bị chấn thương.
▶️ Khi tập tư thế nào chúng ta phải khởi động, làm nóng khớp đó và các cơ liên quan thì việc vào tư thế sẽ dễ dàng hơn.
▶️ Tùy theo cấu trúc khung chậu và các nhóm cơ, dây chằng liên quan mà có người sẽ xoạc dọc dễ hơn hoặc ngược lại, và cũng có người xoạc không được vì cấu trúc khung chậu chúng ta không cho phép (chứ không phải như lời hứa của vài giáo viên là cứ cố gắng xoạc, ép đẩy các kiểu rồi sẽ xoạc được 😉)
▶️ Yoga chỉ giúp chúng ta làm giãn các cơ, gân, dây chằng chứ Yoga không thể thay đổi cấu trúc xương khớp của chúng ta. Sẽ không có câu trả lời hoàn chỉnh cho việc bao lâu bạn sẽ xoạc được vì điều đó phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của bạn và thời gian tập luyện.
▶️ Chúng ta nên biết Yoga có rất nhiều các tư thế khác nhau và không có 1 ai sẽ làm hoàn hảo tất cả các tư thế Yoga. Chúng ta cứ vui vẻ tập luyện theo sức mình, không so sánh mình với ai và hài lòng với những gì mình đạt được vì Yoga là con đường chúng ta tự khám phá và chinh phục chính bản thân mình ❤️
Sưu tầm và tổng hợp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét