Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019

10 Sai lầm Yoga phổ biến bạn có thể mắc phải

Tất cả chúng ta đã từng trải qua những buổi tập yoga, mà chúng đã khiến cho chúng ta cảm thấy thất vọng hoặc chán nản. Tại sao chúng ta lại có những buổi tập đó? Thông thường, khi chúng ta là những người mới tập luyện yoga, chỉ mới bắt đầu hiểu được các tư thế thể xác, khi chúng ta cảm thấy "buổi tập tốt nhất" có nghĩa là chúng ta đã thành công về mặt thể xác, ví dụ: Chúng ta đã thực hiện được các tư thế, giáo viên đã khen ngợi, tức là chúng ta đã có một sự tách biệt hơn so với bất kỳ ai.

Nhưng đó là điều sai lầm đầu tiên của chúng ta, vì yoga không chỉ là khía cạnh về thể xác. Khi chúng ta học cách vượt qua bề nổi của sự thực hành và đi sâu hơn nữa, đó là lúc điều kỳ diệu sẽ xảy ra.

Mỗi ngày có sự khác nhau, về thể xác và tinh thần... và điều quan trọng là phải chấp nhận điều đó. Chúng ta cần chuyển sự tập trung của mình từ bên ngoài vào bên trong và cho phép bản thân mình khám phá những gì cần trong thời điểm đó, để tận dụng tối đa buổi tập yoga. Càng thực hành yoga, chúng ta càng học cách tập trung vào bên trong và để cho sự thay đổi diễn ra.

Có thể bạn quan tâm:
Dưới đây là 10 sai lầm phổ biến mà chúng ta đã từng mắc phải trong suốt quá trình tập luyện yoga của mình:

1. LO LẮNG VỀ NHỮNG GÌ NGƯỜI KHÁC SUY NGHĨ

Yoga là sự kết nối giữa thể xác và tâm trí của bạn, vì vậy đừng ngại thay đổi bài tập yoga để phù hợp với nhu cầu đang hiện hữu của mình. Hãy cho phép bản thân mình quyền lựa chọn để thêm nhiều yếu tố Âm (giảm) hoặc Dương (tăng) vào bài tập của mình mà không phải lo lắng về sự phán xét từ người khác.

Hãy làm những gì bạn cảm thấy đúng và những gì sẽ giúp tăng cường sự thực hành của bạn, ngay cả khi bạn là người duy nhất đang nghỉ hồi sức trong tư thế Em Bé suốt 20 phút. Nhưng thành thật mà nói, chẳng ai để ý đến bạn... họ đang quá tập trung trong tư thế Cái Cây để không bị ngã.

2. KHÔNG SỬ DỤNG CÁC DỤNG CỤ YOGA

Không biết tại sao các dụng cụ yoga bị mang tiếng xấu. Nhiều người cảm thấy họ không phải là người giỏi hay người mạnh mẽ nếu họ sử dụng một khối gạch yoga hoặc dây đai yoga... đó là sai lầm lớn! Điều đó không phải là sự thật.

Các yogi dày dạn kinh nghiệm thích sử dụng các dụng cụ yoga trong thực hành vì nó giúp họ khám phá cơ thể và thực hành sâu hơn trong các tư thế. Một lần nữa, đừng quan tâm những gì người khác nghĩ - vì đây là thực hành yoga của bạn!

3. BỎ QUA TƯ THẾ XÁC CHẾT (SAVASANA)

Bỏ qua tư thế Xác Chết (Savasana) là một sai lầm lớn. Tư thế Xác Chết là một phần quan trọng trong thực hành yoga. Nó cho phép cơ thể và tâm trí của bạn hoàn toàn thư giãn và cảm nhận được những lợi ích phục hồi của sự thực hành.

Hãy nhớ rằng - tư thế Xác Chết (Savasana) là một tư thế yoga và giống như bất kỳ tư thế nào khác, nó cần phải thực hành. Nếu bạn nhận thấy tư thế này cực kỳ khó, nhưng không chỉ riêng bạn... vì tất cả chúng ta có thể học được một vài bài học từ sự tĩnh lặng.

4. QUÊN THỞ

Hơi thở của bạn đóng một vai trò rất lớn trong sự thực hành yoga. Chúng ta sử dụng hơi thở của mình để di chuyển vào và ra khỏi tư thế, để tập trung vào nhận thức, để thanh lọc cơ thể và nhiều thứ khác nữa. Có thể rất dễ bị mất tập trung vào hơi thở. Nhưng nếu bạn thấy mình đang nín thở hoặc tâm trí đang bắt đầu đi lang thang, hãy đưa sự tập trung quay trở lại với hơi thở sâu, có ý thức.

Giữ nhận thức của bạn trong hơi thở là một cách tốt nhất để kết nối với cơ thể của chính mình và không phải lo lắng về những gì đang diễn ra trong phòng tập. Hơi thở sẽ giúp bạn tập trung vào thực hành của chính mình.

5. MANG CÁI 'TÔI' VÀO PHÒNG TẬP

Đúng vậy, bản ngã có thể xuất hiện ngay cả trong phòng tập yoga. Ganh đua với người tập bên cạnh là điều vô nghĩa, vì vậy hãy bỏ tính ganh đua của bạn bên ngoài cửa phòng tập.

Nếu bạn thúc ép bản thân quá mức chỉ để thi đấu với người bên cạnh - hãy dừng lại - và dành một chút thời gian để nhắc nhở mình rằng, hành trình yoga là của riêng bạn và tất cả chúng ta đều đi trên một con đường duy nhất của chính chúng ta. Thực hành của bạn sẽ hoàn toàn khác so với người bên cạnh bạn - và điều đó không sao cả!

6. QUAN NIỆM YOGA NHƯ MỘT THỨ GÌ ĐÓ ĐỂ TRỞ NÊN TÀI GIỎI

Thông thường, khi chúng ta lướt qua các trang Instagram hoặc Facebook, chúng ta thấy những bức ảnh về các tư thế thực sự nâng cao được thực hiện một cách hoàn hảo. Nhưng sự hoàn hảo không tồn tại. Chúng ta không hướng đến sự hoàn hảo trong buổi tập yoga của mình, chúng ta đang hướng đến sự trải nghiệm sâu xa hơn bởi chính mình.

Theo thời gian, điều đó có thể khiến chúng ta nghĩ rằng yoga là thứ có thể trở nên tài giỏi hoặc phải như vậy, đó không phải là sự thật! Đừng bao giờ nản lòng hay khó chịu với chính bạn hay sự thực hành của bạn... đó là lý do tại sao chúng ta luyện tập yoga.

7. TỰ ĐỘC THOẠI NHỮNG ĐIỀU TIÊU CỰC

Những ý nghĩ của bạn mạnh mẽ hơn so với khả năng mà bạn có thể nhận ra chúng. Nếu bạn dành cả buổi tập chỉ để độc thoại với mình rằng, sự thăng bằng tồi tệ đến mức nào hoặc bạn không bao giờ có thể thực hiện được tư thế Con Quạ, rất có thể những ý nghĩ đó sẽ xuất hiện.

Nhưng nếu bạn học cách để chấp nhận sự thực hành của mình với những gì nó đang hiện có, hãy trao cho mình niềm đam mê và sự quả quyết mà bạn xứng đáng được như vậy, bạn chỉ cần trao cho chính mình sức mạnh để có một buổi tập tốt hơn và thời gian tuyệt vời còn lại trong ngày của bạn. Khi bạn nhận thấy những suy nghĩ tiêu cực xâm nhập vào sự thực hành, bạn chỉ cần buông bỏ chúng và quay trở lại với hơi thở.

8. TRỞ NÊN TỰ MÃN

Đừng mắc sai lầm khi tự mãn và chính bạn không cố gắng để tiếp tục học hỏi và tiến bộ. Thật đáng sợ khi lại trở thành người mới tập lần nữa bằng cách thử thách các tư thế cho người mới tập (các tư thế cũ), nhiều lớp yoga, v.v.

Thật dễ dàng để bị dập khuôn theo một hình thức yoga, hoặc nghĩ rằng chỉ có một trường phái yoga là "đúng" hoặc "tốt nhất". Đừng phạm sai lầm về việc kìm hãm bản thân mình, vì bất kỳ lý do nào. Bạn chỉ mới bắt đầu để khám phá toàn bộ tiềm năng của mình và sự thực hành yoga chính là để giúp bạn tìm hiểu sâu hơn nữa.

9. TOAN TÍNH CÔNG VIỆC TRONG BUỔI TẬP

Có khi nào bạn nhận thấy tâm trí mình đang lang thang giữa buổi tập và đột nhiên bạn nghĩ về danh sách những việc cần làm trong ngày, hoặc những gì bạn sẽ nấu cho bữa tối. Hiện diện trong khoảnh khắc hiện tại có thể đôi lúc, nói dễ hơn là làm, nhưng nó rất quan trọng trong thực hành yoga của bạn.

Hãy đảm bảo dành cho mình đủ thời gian trên thảm tập trước khi buổi tập bắt đầu cho đến lúc kết thúc, và trở nên hiện hữu trong khoảnh khắc hiện tại một cách đầy đủ. Đừng tước đoạt thời gian của bạn cho việc phục hồi, tự học hỏi và sự tiến bộ bằng việc không tập trung một cách trọn vẹn trong quá trình thực hành của mình.

10. TẬP YOGA MỘT CÁCH QUÁ NGHIÊM TÚC

Hãy nhớ rằng đây là một món quà cho chính bạn, bởi chính bạn. Hãy tận hưởng sự thực hành của bạn - nó chỉ dành cho bạn! Đôi khi chúng ta ép buộc mình một cách quá nghiêm khắc - đặt cho mình những tiêu chuẩn quá cao, tức là không cho phép mình thư giãn và thả lỏng.

HÃY LOẠI BỎ NHỮNG SAI LẦM VỀ YOGA

Bài viết này nhằm giúp chúng ta loại bỏ một số sai lầm nghiêm trọng, chúng có thể được tạo ra bởi chính chúng ta trong sự thực hành yoga của mình và ở khắp mọi nơi. Vì vậy, hãy đem lại cho sự thực hành những nụ cười và những tiếng cười vui sướng.

Bởi vì, cho dù sự thực hành là thiêng liêng, thì nó cũng có nghĩa là để được Vui vẻ - Hạnh phúc!!
---
By: Teresa Mason

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019

Tại sao bạn không thể trở thành một Giáo viên - một Huấn luyện viên Yoga?


Cùng Yogi vượt qua các rào cản👉

1. Chị thích lắm nhưng không có thời gian để học?

Cuộc sống này quá nhiều thứ để lo, quá lắm việc phải làm... nhưng các anh chị hãy nhớ việc gì nên ƯU TIÊN thì phải làm trước. Và SỨC KHỎE có phải là điều cần ưu tiên trên tất thảy không? Khi đã ưu tiên thì không thể không bố trí được thời gian😍.

Có thể bạn quan tâm:

2. Chị chưa từng học Yoga liệu có học được lớp giáo viên không?

Anh chị có công nhận, một tờ giấy trắng bao giờ cũng dễ vẽ một bức tranh đẹp hơn là một tờ giấy đã nham nhở vài nét mực? Hãy đem trang giấy tinh khôi ấy đến và chúng ta cùng nhau vẽ lên 1 bức tranh đẹp nhất, đúng nhất về Yoga.

3. Chị cứng lắm/già lắm không tập được Yoga đâu?

Ơ kìa, Ai bảo Yoga là uốn dẻo nhỉ, ai bảo cứng là không tập được Yoga. Yoga dành cho tất cả mọi người. Và càng cứng thì càng nên tập Yoga cho cơ thể trở nên dẻo dai hơn.
Yoga là con đường rèn luyện Tâm Thân Trí bao gồm Các Asana (động tác), Thở, Thiền.... Yoga bao gồm sức mạnh, sự dẻo dai, sự cân bằng...
Không một Yogi nào có thể đi đến tận cùng của Yoga, chỉ là chúng ta từng bước chinh phục bản thân mình bằng Yoga mà thôi. Hãy yêu bản thân mình tập luyện đúng, phù hợp với cơ thể của mình.

4. Và Tại sao chúng ta không phải là giáo viên cho chính mình, những đứa trẻ của mình và gia đình mình?

Trước khi nghĩ đến mình sẽ là giáo viên dạy cho một ai đó trước hết hãy dạy cho chính bản thân mình.
Mỗi tư thế đều có "kỹ thuật" riêng của nó, xiết cơ nào, thả lỏng cơ nào, sử dụng hơi thở ra sao... Ở khóa đào tạo giáo viên yoga anh chị sẽ được cung cấp kiến thức, để luyện tập yoga một cách khoa học, được giác ngộ để có thái độ đúng đắn trong thực hành yoga.
Và sau nữa hãy trở thành giáo viên yoga cho các thành viên gia đình mình, cả gia đình được luyện tập, được lan tỏa yoga đó là điều tuyệt vời nhất.
Khi đã trở thành giáo viên Yoga của chính mình thì những ngày mưa gió, bận rộn, những ngày đi công tác xa không đến được phòng tập, không có cô giáo...chẳng còn là điều cản trở mình luyện tập mỗi ngày.

5. Giáo viên Yoga là một nghề thú vị?

Đơn giản thế này: Nếu các ngành nghề khác, anh chị đang kiếm tiền để mua sức khỏe, thì giáo viên yoga là nghề vừa có thể kiếm tiền vừa có sức khỏe. Một nghề cho ta rất nhiều kỹ năng, sự tự tin và đầy năng lượng với khả năng kết nối bao la.

6. Và cuối cùng tập luyện Yoga là chúng ta đang học cách yêu thương bản thân mình.
---
Sưu tầm

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

Chấp nhận và yêu cả những điều không hoàn hảo


Học viên của mình, mỗi người tìm đến yoga với những mục đích khác nhau, phần lớn là họ đều muốn thay đổi một điều gì đó trên cơ thể như muốn giảm/tăng cân, muốn nhỏ bụng, gọn cánh tay, muốn to mông hay trẻ hóa khuôn mặt,....

Hướng đến chân – thiện – mỹ là mục tiêu chính đáng của con người. Vì vậy mà hầu hết mỗi chúng ta đều không tự hài lòng với chính mình. Bạn luôn mong muốn được là một người khác, muốn thân hình tuyệt mỹ của những cô người mẫu trên bìa tạp chí, muốn được dẻo dai như người này, mạnh mẽ như người kia. Bạn luôn so sánh bản thân với người khác.

Có thể bạn quan tâm:
Bản thân mình cũng có một đôi tay rất nhỏ so với tỉ lệ cơ thể. Mình đã từng thấy buồn phiền, xấu hổ vì nó. Mình muốn thay đổi, nhưng nó vốn đã là một phần đặc điểm của mình từ lúc được sinh ra.

Rồi mình lại thấy có lỗi, vì hằng ngày, bên cạnh đôi chân, thì cánh tay là bộ phận hoạt động nhiều nhất, mình đi xe máy, mình nấu ăn bằng đôi tay, mình kết nối với mọi người bằng những cái bắt tay, kết nối với học viên bằng sự chạm chỉnh, thể hiện tình yêu thương với những đứa con của mình bằng những cái ôm thật chặt. Đôi tay thật sự đã luôn hỗ trợ mình dù mình có chán ghét nó thế nào đi chăng nữa.

Và kể từ khi mình nhận ra được điều đó, mình biết ơn, chấp nhận và cố gắng chăm sóc đôi tay của mình nhiều hơn, tập luyện để tăng cường sức mạnh cho nó.

Mình nghĩ rằng, việc của mình cũng bao gồm cả việc khích lệ những học viên yêu mến vẻ đẹp và tính duy nhất của họ. Mình rất thích câu nói của siêu mẫu Miranda Kerr và thường xuyên chia sẻ nó với học viên: "Bạn không nên cảm thấy phiền lòng về bản thân hay ước ao được làm một ai khác. Bởi vì một đóa hoa hồng không bao giờ là hoa hướng dương và ngược lại. Hoa hồng thật xinh đẹp, hoa hướng dương hay bồ công anh cũng vậy. Tất cả các loài hoa đều xinh đẹp theo cách của chúng và phụ nữ cũng vậy”.

Sau một thời gian tập yoga, bạn cảm thấy yêu cơ thể, yêu con người mình, chấp nhận và yêu cả những điều không hoàn hảo, đó là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đã và đang tập yoga đúng hướng.

HÃY LUÔN NHỚ RẰNG: THẾ GIỚI NÀY, BẠN LÀ MỘT, LÀ RIÊNG, LÀ DUY NHẤT.

Hãy giữ lấy sự độc đáo của riêng bạn, yêu thương chính mình và trở thành người truyền cảm hứng cho bất kì ai đó mà bạn quen biết, đó mới chính là điều mà bạn nên làm.
---
Chép lại từ FB Trần Thùy Dung

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

Lớp Yoga không phân biệt học viên cũ hay mới tập


Muốn gửi tới cộng đồng, những tín đồ yoga, những cá nhân đã-đang-sẽ tập yoga xem đó và cùng trải nghiệm.

📌 Nhấn mạnh là yoga không phải chỉ là DẺO, yoga không phải chỉ là MẠNH, yoga không phải chỉ là THIỀN, yoga không NHÀM CHÁN, yoga không phải chỉ dành riêng cho PHỤ NỮ, không phải môn của ĐÀN BÀ. Học yoga không phải để PHÔ TRƯƠNG, học yoga không phải để trở thành SIÊU NHÂN, yoga không quan trọng ở 1 tư thế KHÓ, mà trong 1 tư thế dễ với KỸ THUẬT ĐÚNG, HƠI THỞ ĐÚNG, THỜI GIAN GIỮ THẾ sẽ được bao lâu, CẢM NHẬN tư thế đó vào cơ thể sẽ là gì??? Tác động vào đâu???

Có thể bạn quan tâm:

📌Nhiều người không tin vào khả năng và những lợi ích Yoga đem lại, đơn giản vì họ đi tập chỉ là để vui, theo phong trào, muốn làm tư thế khó cho bằng bạn bằng bè và vì nhìn thấy thích quá nên thử, sẽ không bao giờ có kết quả tốt nếu không có sự kiên trì cố gắng và nỗ lực.

🙏Tôi lại nhớ đến người, Thầy Tôi hồi xưa không dạy tôi nhiều về tư thế, mà Thầy dạy Tôi về kỹ năng, về kiến thức, chỉ cho Tôi cách nhận biết CẦN VÀ ĐỦ. Khi Tôi hỏi Thầy "Con không có nhiều thời gian đi học như các đồng đồng môn khác, con thấy tự ti quá Thầy ạ".

👉Thầy đã nói với Tôi rằng "Cái quan trọng nó là cái nội lực bên trong, khi con hợp nhất TÂM TRÍ và HƠI THỞ vào tư thế đó, con dần sẽ cảm nhận được sức mạnh trong tư thế đó và NỘI LỰC trong cơ thể con".

👉Người Thầy giỏi là người sẽ đào tạo ra những học viên xuất sắc, mà cái đó nó là cách diễn đạt, dòng năng lượng và sự nhiệt tình có tâm của con. Con đã có kiến thức, đã hiểu nguyên lý thì con hãy tự tập 1 mình con để con cảm nhận nhiều vào, và đừng ganh đua với bạn, kệ người ta..."

👉 Một điều nữa Tôi muốn nói đến thường thì Các lớp Yoga luôn có học viên mới đến tập vì vậy giáo trình đưa ra luôn phải phù hợp với thể lực của những người mới, còn Người cũ thay vì vẫn tư thế đó chúng ta có thể giữ lâu vậy sự hiệu quả của 1 tư thế mới có tác dụng massage tác động sâu vào bên trong cơ thể của Bạn.

📌Mà trong Yoga vẫn thường nói không phải là Bạn làm được nhiều tư thế khó, nhiều tư thế đẹp và quan trọng Bạn phải giữ lâu ở 1 tư thế hay còn gọi là "Thiền trong tư thế" Vậy đó.

👉Vì vậy hãy đừng nghĩ người khác làm phiền mình, hay viện lý do vì lớp nâng cao mà học theo Học viên mới không thấm được... Thấm hay không là do bản thân Bạn cảm nhận chứ đừng để người khác tác động vào mình ... Mà hãy " Tĩnh lại" để hòa hợp được mọi yếu tố Bạn nhé !!!

👉Và NẾU Bạn KHÔNG COI việc tập mỗi ngày hoặc ít nhất tập cách buổi 1 tiếng như là 1 THÓI QUEN, như là 1 bữa ăn QUAN TRỌNG trong ngày thì khó có thể chạm vào được những hiệu quả thần kỳ mà yoga đem lại, chính là nó sẽ tự chữa lành cơ thể, phục hồi cơ thể nếu tập đúng phương pháp, và coi nó như 1 việc quan trọng của mình trong 1 ngày. Còn không thì dù tập 10 năm, 20 năm thì chỉ là góp tiền làm giàu các trung tâm thôi.

📌Sức khỏe là cái không mua được bằng vàng, người thông minh sẽ biết dành cho mình 1 tiếng vào quỹ "bảo dưỡng cơ thể". Máy móc không hoạt động còn hỏng, xe để lâu không hoạt động còn khó đề, xe chạy nhiều thì hết dầu cũng phải thay dầu nữa là cơ thể con người.

👉Ai cũng muốn khỏe đẹp, nhưng nhiều người lười vận động quá, ngại khó ngại khổ, sợ đau. Hay đi đến phòng tập mà lại cầu vui.... Thật ra Xương khớp là phần cứng chứ có phải phần mỡ đâu mà ko đau, ko đau sao có hiệu quả. Dậy sớm dành 1 tiếng đi tập thì "ai ngủ hộ?" Sợ béo dành 1 tiếng đi tập thì "ai ăn hộ??"... Vậy thì các bạn đừng nói học yoga không hiệu quả hay là vớ vẩn hay là chả giúp gì đc cả.

👉Là do mình thôi mà. Cái gì cũng do mình mà ra hết, không thể đổ lỗi cho thời gian hay công việc hay abc nọ kia.

📌Nếu thấy sức khỏe quan trọng thì sẽ tự sắp xếp được. Ăn chơi mãi có khỏe ra ko? Bệnh từ miệng mà ra, do thói quen ăn uống.

👉Người ta có câu "lười thối thịt", những ng bị bại liệt và lở loét là vì ng ta không vận động được.

🙏Chúng ta may mắn vì cơ thể lành lặn vậy tại sao không làm đẹp cho nó từ bên trong? Trong đẹp ắt sẽ ra đến ngoài, trẻ lâu trẻ dai đẹp tự nhiên và lâu bền.

👉Vì xương cốt khỏe dẻo dai sẽ nâng đỡ tốt cơ thể, nội tạng khỏe mạnh, khí huyết lưu thông tốt dẫn lên não tốt thì da dẻ hồng hào, đầu óc minh mẫn (do có máu đưa vào não), "cổng vào tốt cổng ra trôi"... => khỏe.

👉Mà lý do của những ng bị huyết áp thấp lúc nào cũng tái và yếu là do xương khớp lão hoá dần, thiếu chất bôi trơn trong khớp, dây cơ và dây dẫn máu (mạch máu), dây thần kinh không có sự đàn hồi, tắc nghẽn, cản trở việc lưu thông máu, thì lấy đâu ra mà máu lên đc não?

👉Giống cái ống hút mà vặn nhiều thì hút sinh tố cứ gọi là tóp hết cả má. Vậy nên về già, trái gió trở trời kêu đau đủ thứ cũng phải chịu do bệnh lười.

🤣Lúc đó lại nhờ đến bác sỹ, y tá bác sỹ được đà quát mắng, cho đủ thứ thuốc mà khổ nỗi chẳng thuốc nào rẻ. Uống mãi thấy đỡ chứ ko khỏi. Cơ thể nào cũng sẽ nhờn với 1 số loại thuốc hoặc 1 số tá dược có trong thuốc, thuốc chỉ có tác dụng kìm hãm chứ không có tác dụng triệt để nhé!!! Vậy các bạn hãy lưu ý và ngẫm đi ạ. Chết mà nhẹ thì thích hơn hay trước khi chết phải chịu đau đủ thứ thích hơn ạ? Tóm lại do bản thân mà ra hết.
---
Chép lại từ FB Huỳnh Bích Hiền Yoga

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019

10 Dấu hiệu nhận biết cơ thể cần Yoga


🌻1. Bạn luôn cảm thấy mệt mỏi
Bạn hoàn toàn bị kiệt sức nhưng bằng cách nào đó bạn vẫn không thể ngồi xuống. Bị trói buộc bởi những lo lắng và dù thời gian như lướt trên đầu ngón tay mà bạn vẫn chưa làm được gì. Yoga sẽ giúp bạn bắt đầu nhận ra những căng thẳng của mình và biết cách giải tỏa chúng, cũng như làm cho khoảnh khắc hiện tại trở thành một bài nhạc.

Có thể bạn quan tâm:
🌻2. Bạn khó ngủ
Tâm trí bạn khó kiểm soát, bạn thậm chí không buồn ngủ cũng như không thể ngủ được, chính nguyên nhân này làm bạn cảm thấy mệt mỏi từ lúc bắt đầu mở mắt thức dậy đến khi lên giường đi ngủ. Não bạn cần được thư giãn, kết hợp thiền để giải tỏa bớt những gì không đem lại lợi ích cho bạn, kể cả suy nghĩ thoáng qua gây trở ngại việc bạn thư giãn và nghỉ ngơi.

🌻3. Bạn không giữ đúng tư thế
Nhiều người trong chúng ta đang làm công việc văn phòng đòi hỏi nhiều giờ liền phải ngồi trước màn hình máy tính. Khi xương sống của bạn không được giữ thẳng, có thể bạn sẽ cảm thấy cổ và lưng mình bị đau, Yoga cũng giúp bạn nhận ra những điều này, bạn sẽ biết được ra khi nào lưng mình bị gù và kịp thời chỉnh lại nó.

🌻4. Bạn không thể tự ra quyết định
Thậm chí ngay cả những việc nhỏ cũng khiến bạn lưỡng lự, những yếu tố xung quanh cũng ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Yoga sẽ giúp bạn tập trung vào những suy nghĩ đúng đắn và xua tan lo lắng, nên những mục tiêu của bạn sẽ không bị những sự mất cân bằng và bối rối phân tâm.

🌻5. Bạn khó kiểm soát cảm xúc
Bạn hay phản ứng quá mức trước mọi tình huống. Những phản ứng đó hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát. Thực hành Yoga sẽ giúp thần kinh bạn ổn định tinh thần, giải tỏa những căng thẳng và nhận ra tất cả chỉ là thoáng qua.

🌻6. Bạn rất hay quên
Bạn không thể tập trung vào một thứ, nên việc hoàn thành một công việc nghe có vẻ là điều bất khả thi. Động tác Yoga giữ thăng bằng trên một chân kết hợp với hơi thở sẽ giúp cho bạn chống lại việc đi lệch hướng một cách hiệu quả.

🌻7. Bạn thường hay thở không đều
Bạn có thể nhận ra việc mình thở mỗi lúc khác nhau, thở rất nông. Yoga giúp bạn tập trung vào hơi thở, để ý đến hơi thở bạn sẽ thấy việc hít thở của mình hoàn toàn sai. Thở sâu sẽ làm cho phổi của mình được căng tối đa, làm cho tâm trí bình tĩnh hơn.

🌻8. Bạn thường cảm thấy ngại ngùng
Khi bạn đã thư giãn được từ tâm lý đến thể chất, kết quả là bạn cảm thấy tự tin hơn và cũng sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh. Bạn sẽ dễ dàng có thể thư giãn trong mọi tình huống bao gồm việc tập luyện yoga.

🌻9. Bạn đang chọn những điều không lành mạnh
Khi gặp rắc rối, bạn thường hay ăn nhiều để che đậy sự mất cân bằng. Thực hành Yoga sẽ đem lại hạt giống sức khỏe hạnh phúc cho một hành trình lâu dài – và còn cuộc hành trình nào có thể quan trọng hơn hành trình này.

🌻10. Bạn cảm thấy mình không thể chia sẻ cảm xúc với người khác
Bạn cảm thấy đã vượt quá sức mình, nhưng ngay khi có ai đó tìm cách quan tâm bạn để hiểu bạn hơn thì bạn lại khép mình lại. Bạn cảm thấy không thoải mái khi mở lòng và chia sẻ vì sợ hãi hay sợ bị phán xét. Yoga giúp bạn nhận ra sự thật, nó dạy bạn vượt qua vùng thoải mái để đến nơi bình an và sự thật.
---
(sưu tầm)

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2019

Bạn thở như thế nào trong khi thực hành các tư thế yoga?


Một số học viên đã tập yoga ở nơi khác hỏi tôi rằng họ được hướng dẫn một kiểu thở trong tất cả các tư thế. Hihi, lại có học viên nói với tôi rằng sao ở đây mọi người thở không nghe thấy tiếng, họ nói với hơi thở nghe thấy tiếng thì họ cảm thấy thở sâu hơn.

Với một học viên mới, phần lớn chúng ta nín thở hoặc sử dụng hơi thở ngắn và nông trong khi giữ một tư thế, đặc biệt là trong tư thế khó. Điều này tạo ra không ít căng thẳng trong cơ thể.
Mỗi một truyền thống yoga khác nhau và giáo viên khác nhau có thể chọn những kiểu thở khác nhau khi thực hành asana.

Còn tôi thích và thường hướng dẫn học viên các kỹ thuật thở khác nhau trong khi giữ các tư thế khác nhau. Quan trọng nhất, bạn chọn kiểu thở nào hỗ trợ mục tiêu và ý định của bạn khi bạn làm tư thế hay khi bạn thực hành yoga.

Đó chính là sự linh hoạt, không phải lúc nào cũng nhất nhất phải thở thế này, phải thở thế kia.

Bạn chỉ có thể chú tâm vào hơi thở khi cơ thể vật lí của bạn trong tư thế được vững vàng, cho nên đối với người mới tập việc chú tâm vào hơi thở thường rất khó.

Là một người hướng dẫn để giúp được học viên vững vàng trong tư thế thì phải ứng dụng một cách linh hoạt định tuyến chung vào mỗi một cá nhân khác nhau. Khi hỗ trợ được học viên vào đúng định tuyến cá nhân của họ thì việc chú tâm vào hơi thở mới được phát huy.

Một buổi tập yoga không phải là một buổi duyệt binh nên không nhất thiết tất cả mọi người phải đạt được tư thế hoàn hảo và giống nhau.

P/S: Trời mưa cô giáo ngồi ngắm lại bức ảnh cách đây hơn 4 năm và nhận ra một điều:
Thanh xuân như một ly trà
Sinh xong hai đứa hết bà thanh xuân cả nhà ạ!
---
Chép lại từ FB Trần Thùy Dung

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019

Đâu là những Asana khó trong Yoga???



Liệu những Asana uốn dẻo - nâng cao đó mới là Asana khó mà cộng đồng yoga nên hướng tới?

👉Đây có thể chính là điều mà quý cộng đồng Yogi đang quan tâm, và như bản thân tôi hồi xưa, thì cũng đã thật sự hoang mang, mỗi lúc nhìn xung quanh họ đăng tải lên những hình ảnh các Asana uốn dẻo - nâng cao... lên các trang mạng xã hội ầm ầm, bởi vốn dĩ tôi cũng rất dẻo nhưng đến với Yoga vì nhu cầu sức khỏe, và một số vấn đề khiếm khuyết ở cơ thể vật lý, nhưng tôi cũng vì phong trào nên cũng đã thử tập đủ các Asana khó - uốn dẻo và thăng bằng... nhưng hình như càng tập càng thấy “mệt”... và những vùng trên cơ thể của tôi bị tổn thương hình như nó lại không tìm được sự thư giãn hoàn toàn!

Có thể bạn quan tâm:

👉Và rồi tôi đã quyết tâm lắng xuống để nghe sự chuyển động của cơ thể vật lý của mình... bằng Savasana (xác chết) và Asana Padmāsana (kiết già)... theo bạn 2 Asana này thật sự dễ hay khó???
 
👉Tôi muốn nói về Savasana (xác chết) trước tiên ta cần biết về lợi ích của tư thế này
* Giúp giảm huyết áp, mất ngủ, lo lắng, áp lực và căng cơ
* Tăng mức năng lượng, trí nhớ, tập trung, tập trung và tự tin
* Giúp kích thích lưu thông máu và tập thể dục các cơ quan nội tạng bên trong và thư giãn cơ thể
* Giảm đau đầu, mệt mỏi, căng thẳng và trầm cảm nhẹ
* Giúp làm dịu tâm trí, làm mới và làm trẻ hóa tâm trí và cơ thể
* Nó có lợi cho những người bị suy nhược thần kinh - một cảm giác mệt mỏi chung, hồi hộp, tiểu đường, hen suyễn, và khó tiêu, táo bón, đau thắt lưng, cùng với giấc ngủ sâu hơn và tốt hơn.
* Savasana cho một trạng thái nghỉ ngơi sâu, thiền định giúp sửa chữa các tế bào và mô và là một liều thuốc giảm căng thẳng tuyệt vời.

- Bản chất thiền của savasana là lợi ích chính. Vì nó được thực hiện vào cuối phiên, nó giúp tâm trí nắm lấy và cảm nhận mọi thứ bạn vừa trải nghiệm trong buổi tập , Nó cũng làm dịu hệ thống thần kinh và cho phép bạn suy nghĩ về suốt quãng thời gian thực hành buổi tập của bạn. Cơ bắp của bạn rơi vào trạng thái nghỉ ngơi, vì vậy đó là một cách đầy yêu thương để hạ nhiệt sau khi duỗi nó ra, hay tôi vẫn thường nói ở lớp khi thực hiện tư thế này chính là lúc bạn dành thời gian lắng nghe sự hoạt động của từng mạch máu , từng tế bào của chính bản thể của bạn ... là thời gian bạn có thể phân bổ nguồn năng lượng tối đa nhất lên khắp cơ thể sau chuỗi bài tập ...

- Savasana, hay Corpse Pose, là tư thế cuối cùng của một dòng chảy năng lượng trong yoga. Nó được thiết kế để khôi phục cơ thể và tâm trí sau khi thực hành đòi hỏi thể chất. Để bắt đầu, đặt một tấm thảm hoặc khăn trên một bề mặt cứng. Nằm ngửa. Giữ chân và tay thư giãn, để lòng bàn tay hướng lên trên. Sau khi rút ra nhận thức cho từng bộ phận của cơ thể, hãy kiểm soát hơi thở của bạn thành một nhịp độ chậm và ổn định. Giữ ít nhất năm phút.( nếu giáo viên của bạn có kỹ năng dẫn dắt bạn vào trạng thái thiền lúc này thì quả là tuyệt vời ... 

- Quãng thời gian này cũng là cách để bạn xả đi những axit lắc tíc (Năng lượng xấu) trong suốt thời gian buổi tập do bạn chưa thể kết hợp - điều hoà 3 yếu tố TÂM - KHÍ -HÌNH khi thực hiện các Asana
- Nếu bạn có xu hướng bỏ qua savasana ở cuối dòng tập thể dục của bạn, nghĩ rằng tư thế này chỉ là để hạ nhiệt, đây là tin tức cho bạn. Những lợi ích của savasana có thể vượt xa thực hành yoga của bạn.

- Nói về dòng chảy năng lượng thì Savasana (xác chết) là tư thế cuối cùng phổ biến của một bài tập yoga. Đó là hòa bình và không đòi hỏi bất kỳ nỗ lực, thể chất. Thay vào đó, tất cả là về phục hồi. Cơ thể, tâm trí và tinh thần đều có thể phục hồi trong trạng thái này.

👉Nhưng nó lại khó để thực hiện bởi hình như tôi thấy họ nghĩ nó ko thể hiện được độ khó - độ dẻo - và khó nhất vs những ai thích hướng ngoại 😁😁😁 (tại sao tôi lại nói vậy... bởi thấy đâu đó tập xong vào Savasana thư giãn mà trong đầu suy nghĩ. Đủ thứ trên đời, thậm chí còn với tay cầm đt tí tách nt nữa cơ mà 😁) 

👉Còn về Asana Padmāsana (kiết già) thì lợi ích của nó ra sao nhỉ... 

👉Đối với những người trưởng thành thì ngồi thiền ở tư thế kiết già hay còn gọi là tư thế hoa sen quả là một điều khó khăn. Thế nhưng, không phải tự nhiên mà các bậc thầy về thiền lại khuyến khích chúng ta ngồi ở tư thế này. Vậy, tư thế kiết già đem lại những lợi ích gì?

👉Theo các tài liệu những ý kiến Các đạo sư Yoga cho rằng, vị thế khóa nhau của hai chân trong tư thế kiết già sẽ tạo sức ép lên hai luân xa ở dưới cùng của cơ thể, khiến dòng năng lượng có khuynh hướng đi lên để nuôi dưỡng các trung tâm năng lượng (Chakra) lực dọc theo cột sống và kiểm soát toàn bộ hệ thần kinh. Những thí nghiệm khoa học về Yoga cho thấy, chỉ cần ngồi tư thế hoa sen, dù ta không cố gắng tập trung tư tưởng, vẫn có một sự thay đổi ở sóng não từ nhịp beta khoảng 20 chu kỳ mỗi giây xuống nhịp alpha khoảng 8 chu kỳ mỗi giây. Nhịp alpha là tình trạng sóng não của một người đang trầm tĩnh và minh mẫn.

👉Kết quả trên cũng phù hợp với lý luận của y học cổ truyền, rằng ở thế kiết già, xương mác ở cẳng chân trái đã tạo một sức ép khá mạnh lên đúng vị trí huyệt Tam âm giao ở chân phải (chỗ lõm bờ sau xương chày, trên mắt cá chân trong khoảng 6 cm). Như vậy, trong suốt thời gian ngồi kiết già, huyệt này sẽ được kích thích liên tục. Tam âm giao là huyệt giao hội của 3 đường kinh âm Tỳ, Can và Thận nên kích thích này sẽ có tác dụng “thông khí trệ”, “sơ tiết vùng hạ tiêu” và điều chỉnh những rối loạn (nếu có) ở những kinh và tạng có liên quan. Những người có dấu hiệu căng thẳng thần kinh, bệnh nhân “âm hư hỏa vượng” hay gặp các cơn bốc hỏa về chiều và những phụ nữ đang ở tuổi mãn kinh sẽ dễ dàng cảm nhận được hiệu quả khi ngồi ở thế kiết già. (ai nóng tính sẽ giảm rõ rệt khi thực hiện tư thế này ) 😁😁😁

👉Như vậy là tư thế kiết già sẽ mang lại cho chúng ta rất nhiều điều kỳ diệu mà các tư thế khác không thể có được. Vậy nên, đừng than vãn rằng chân tôi quá cứng nên không thể ngồi được hay vì đau quá mà không dám tập ngồi nhé!

👉Con đường đến thành công không có dấu chân của người lười biếng và không chi tiết . Cứ cố gắng tập luyện mỗi ngày, chịu đau một tí là bạn có thể ngồi được rồi. Và muốn rút ngắn được thời gian, bạn nên kết hợp tập luyện yoga để hỗ trợ cho sự kéo giãn, làm linh hoạt các vùng cơ khớp ở hông và chân, cũng như giúp tâm trí chúng ta trở nên khoáng đạt, hỗ trợ việc ngồi thiền nhanh chóng có được hiệu quả....

👉Cũng đừng ham hố quá những động tác khó, uốn dẻo - nâng cao theo phong trào... khi chưa kiểm soát tốt cơ thể của mình. 

🙏Tôi vẫn thường nói muốn thiền tốt thì hãy tập yoga thật tốt.
Muốn tập yoga thật tốt thì hãy để ý kiên trì và chi tiết đến những Asana bạn tưởng chừng như nó dễ ợt hay đơn giản 😁😁😁 

Chúc quý cộng đồng luôn tinh tân trên con đường luyện tập của mình 🙏om shanti.
---
Chép lại từ FB GV Huỳnh Bích Hiền Yoga

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

Đừng nghĩ mình bị bệnh

Đây là câu nói Tôi hay nói với chính mình và với những người muốn Tôi dạy yoga và thiền trị liệu phục hồi. "Tôi ko bị bệnh. Tôi chỉ đang thiếu tình yêu. Bây giờ chỉ cần tăng yêu thương là Tôi khỏe."

❤ Tôi có yêu cơ thể? Yêu và nuông chiều là 2 khái niệm khác nhau. Người biết yêu cơ thể là ng biết kỷ luật cơ thể vào việc ăn đúng, tập đúng, thở đúng, nghỉ đúng, tư duy tích cực và thiền định. Cảm ơn, trân trọng và chăm sóc cơ thể mỗi ngày là Tôi đang yêu cơ thể rồi.

Có thể bạn quan tâm:

❤ Tôi có yêu hít thở? Nghe có vẻ buồn cười nhưng hiểu ra thì Tôi sẽ ko cười được. Bởi người yêu hít thở là người chăm chỉ luyện tập cho hơi thở của mình càng ngày càng hít sâu hơn, thở ra chậm dần đều và nhẹ nhàng hơn. Độ ngắn dài của hơi thở tỉ lệ với tuổi thọ và sức khỏe của Tôi. Vậy ko có lý do gì mà Tôi ko yêu và luyện. 

❤ Tôi có yêu cảm xúc của mình? Tôi cá Tôi chưa yêu. Vì chưa yêu nên Tôi hay để cảm xúc lên xuống thất thường. Tôi ko cân bằng được nó. Tôi để cảm xúc chi phối và thiếu tỉnh thức. Người yêu sẽ là người biết quan sát, biết cảm nhận, biết lắng nghe. Để mỗi khi nó có biến động là biết cách chuyển hóa và làm cân bằng. Thiền quán tâm thực sự đơn giản.

❤ Tôi có yêu suy nghĩ? Nếu yêu sao trong đầu Tôi chứa toàn rác tiêu cực? Học cách đón nhận. Chuyện gì xảy ra cũng tốt. Tất cả là do mình.... Tình yêu sẽ phát triển cùng với quá trình làm sạch cái đầu của Tôi. Tôi yêu nên Tôi cũng xin phép từ chối bất kỳ ai đem tiêu cực đến với mình. Tôi hoan hỉ mở cửa chào đón sự tích cực và tích cực.

❤ Hãy yêu hạnh phúc bên trong. Bên ngoài cũng có hạnh phúc? Nhưng hạnh phúc thật sự lại nằm bên trong Tôi. Đơn giản lắm! Tôi yêu "TẠI ĐÂY" và "NGAY LÚC NÀY" là Tôi đã hạnh phúc rồi.
Việc chữa lành nên bắt đầu từ tình yêu. Hãy để tình yêu là phương pháp duy nhất trị liệu và phục hồi. Thiền và Yoga sẽ giúp Tôi xây dựng lên tình yêu trọn vẹn🙏

P/s: Viết cho ngày mới yêu thương. Trên xe ra Hà nội tự nhắc nhở mình. I love you!😘
---
Chép lại từ FB Hien Nguyen Van

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2019

Yoga với cuộc sống


Tôi có 2 người cô không may bị mắc bệnh hiểm nghèo. Vừa rồi lại nghe tin sét đánh của 1 người bạn học. Thật xót xa mà bất lực. Cô mình thì đáng lẽ ở tuổi này phải được sống vui vẻ cùng con cháu, bạn mình thì xinh đẹp giỏi giang đang ở cái tuổi gọi là thành công, rực rỡ của người phụ nữ, thế mà phải dừng lại tất cả.

Chép miệng bảo số trời đã định. Tôi thì chả tin tướng số, tất cả là do mình, sao khi còn khỏe lại chỉ mải đầu tư bán cái nọ buôn cái kia mà không đầu tư buôn bán cái sức khỏe. Nếu bảo là số trời thì vd 1 ông được bấm tử vi nói là số thọ thế là ổng tự do rượu chè, thuốc lá, ăn uống thì vô độ. Đảm bảo ông này rất thọ nhưng kịch đường tàu thọ 50 😩.

Có thể bạn quan tâm:

Đối với tôi chất lượng cuộc sống và sức khỏe là do mình quyết định. Công việc của mỗi ng là khác nhau và ai cũng có áp lực riêng, nhưng ta luôn bằng lòng với những gì mình có, bớt sân si đi 1 chút là ta đã có cái bình an trong tâm, ăn uống điều độ là mạnh trong trí, năng thể dục thể thao đều đặn là ta đã có cái khỏe trong thân.

THÂN - TÂM - TRÍ, khoa học có cái gọi là sức đề kháng của cơ thể, cái này tự nhiên ai cũng có, tuy nhiên nó có phát huy được hay không lại phụ thuộc vào ng đó. Năm nay 2019 sang năm là tròn năm thứ 10 tôi bị thoát vị đĩa đệm cả cổ & lưng, lại được thừa hưởng di truyền bệnh tim của bố nhưng thuốc men đối với tôi là 1 điều xa xỉ, tôi luyện tập và giảng dạy yoga 4 ca trong 1 ngày mà có ai thấy tôi xuống sức đâu. Đó là do tôi đều đặn luyện tập thể thao, tôi tập đủ các bộ môn và bây giờ dừng lại ở yoga bởi vì yoga giúp cho tôi làm chủ được hơi thở của mình. Ai hỏi a gu gồ cũng được biết giáo sư Bùi Khắc Viện bị lao phổi phải cắt bỏ gần hết lá phổi mà chỉ với phương pháp thở bụng mà ông đã sống thọ thêm được 50 năm nữa.

Ai đã từng ghé thăm học viện Yoga VN đều biết đến cụ Hoàng Quy Lý bị ung thư tử cung từ năm 1997. Nhờ luyện tập yoga đều đặn mà hiện nay cụ đã 80 tuổi vẫn sống khỏe mạnh và vẫn tham gia công tác giảng dạy yoga tại học viện. Còn nhiều lắm những con ng biết làm chủ sức khỏe của mình khi ta đang khỏe mạnh hoặc chẳng may bị bệnh. 

Gia đình tôi không giàu về vật chất tiền bạc nhưng giàu về sức khỏe, cả nhà đều đam mê thể thao, mỗi ng 1bộ môn, 5h chiều là đóng cửa tạm dừng hết mọi công việc chồng xách vợt cầu lông, vợ xách thảm yoga. Sáng sớm vợ lên clb thì chồng xách xe đi đạp, khi về mà tiện đg gặp nhau thì cười xòe 1 cái 😊. Cuộc sống đơn giản là thế thôi, bạn có trong tay 100 tỷ, bạn bận công mải việc, bạn bận cả ngủ nữa, nhưng khi bạn phải nằm viện bạn có cười được như tôi ko. Bạn nói bạn ko có thời gian đi thể thao nhưng nếu bác sĩ bảo bạn phải nhập viện liệu bạn có dám nói tôi ko có thời gian nằm viện ko 😎

Vài lời tâm sự tôi chỉ muốn nhắn gửi tới mọi ng nói chung và những đứa bạn mà lúc mình rủ nó đi tập nó bảo tao buồn ngủ lắm 😋, - Hãy chăm sóc sức khỏe ngay khi ta còn đang khỏe. Cũng nhắn gửi tới những ng thân, tới con bạn đang sầu héo rằng ung thư chưa phải là chấm hết, hãy đến với yoga, hãy luyện tập kể cả trên giường bệnh, nằm ta cũng tập thở được, ngồi ta cũng tập thiền được. 

Các cụ nói trời gọi ai ng ấy dạ, nhưng hãy daaaaaaaaaaaaaaaaạ...... theo cách của mình ❤️❤️❤️❤️❤️
---
Chép lại từ FB Đào Thị Liên

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2019

5 sai lầm kinh điển của những người mới bắt đầu tập yoga cần tránh




Yoga có thể là một bộ môn phức tạp đối với người mới tập. Và không khó hiểu nếu như những người mới tập mắc một vài những sai sót trong quá trình luyện tập. Nhưng cũng rất khó để bạn nhận ra bản thân đang làm chưa đúng điều gì để thay đổi bởi vì bạn cũng mới chỉ làm quen với yoga. Đây cũng là lý do không ít người từ bỏ việc tập yoga chỉ vì thấy việc tập luyện không phù hợp với mình. Nhưng bất kì ai cũng sẽ mắc lỗi ngay khi mới bắt đầu mà.

Có thể bạn quan tâm:
🍀 Nín thở

Đây là lỗi thường gặp nhất của người mới bắt đầu tập yoga mà bản thân người tập không hề nhận ra. Hãy nhớ hít thở cực kỳ quan trọng khi luyện tập yoga. Khi thực hiện bất cứ một động tác yoga nào, hãy thở thật sâu và dài, điều này giúp cơ thể của bạn được thư giãn và thoải mái hơn.

🍀 So sánh bản thân với người khác

Mỗi người có một thể trạng khác nhau và khả năng tiếp thu khác nhau. Có những người dẻo dai sẵn thì họ chỉ mất vài tháng để tập luyện còn có những người thô cứng hơn có thể mất cả năm mới thành công. Chính vì thế, bạn cần hiểu cơ thể của mình, chấp nhận rằng bản thân mình tập không tốt như người khác và kiên trì luyện tập đến cuối cùng.

🍀 Bỏ quên việc nghỉ ngơi

Có những người tìm đến yoga vì muốn có một cơ thể săn chắc và quyến rũ. Họ quên mất rằng bản chất của yoga là sự tiến hóa tâm linh, yoga giúp con người tìm được sự thanh tịnh trong tâm hồn. Để lòng mình thanh thản và thoải mái khi tập yoga, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích từ yoga hơn là chỉ đơn giản ở vẻ bên ngoài.

🍀 Bắt đầu với những động tác khó

Có thể tạo được những dáng vẻ nghệ thuật với yoga giống như trên mạng là một điều rất kỳ diệu và tuyệt vời. Nhưng trước khi bạn muốn tập những động tác nghệ thuật ấy, hãy xây cho mình một nền móng yoga vững chắc với những động tác yoga cơ bản trước đã.

🍀 Tâm lý "Không hợp với yoga"

Tâm lý này thường xuất hiện ở những người có thân hình mập mạp, mũm mĩm. Họ ngại vấn đề cơ thể đồ sộ của họ sẽ là cản trở lớn trong việc tập luyện yoga. Nhưng họ quên mất rằng yoga là dành cho tất cả mọi người. Đúng là yoga đôi khi cũng hơi khó khăn đối với những người thừa cân nhưng yoga có những bài tập khác nhau dành cho những người có nhu cầu khác nhau. Đối với những người béo, yoga có riêng những bài tập giảm eo, giữ dáng tại nhà rất hiệu quả và tiện lợi.
---
(sưu tầm)

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2019

TẠI SAO LUÔN CHÓNG MẶT KHI TẬP ĐỘNG TÁC CÚI NGƯỜI TRONG YOGA


Có rất nhiều bạn hỏi về hiện tượng đau đầu, chóng mặt, khó thở mỗi khi ngả sau hoặc cúi gập người về trước, thậm chí có người còn thấy đau mỏi cổ. Có ba lời giải thích cho hiện tượng này mà bạn cần phải chú ý.

👉Thứ nhất: hiện tượng chóng mặt, thậm chí hơi đau đầu, xây xẩm mặt mày đến từ sự bất ổn trong huyết áp, đặc biệt là với những người huyết áp thấp. Nếu trước khi tập bạn không ăn (tập vào sáng sớm, hoặc trong khoảng thời gian 2 đến 3 tiếng trước khi tập không ăn) thì rất có thể bạn bị tụt huyết áp trong khi tập.

Đối với những người bị tiền đình khi cúi người hoặc ngả sau quá nhanh cũng có thể khiến cho bạn bị chóng mặt, xây xẩm mặt mày, thậm chí là đau đầu.

Cách để phòng tránh trường hợp này là bạn nên ăn trong khoảng 1 đến 2 tiếng trước khi tập, khi tập các tư thế này thì chú ý vào động tác thật chậm, theo dõi cơ thể mình và không tự ép bản thân quá.

Có thể bạn quan tâm:
👉Thứ hai, bạn cần chú ý cách vào tư thế sao cho đúng. Khi thực hiện các tư thế cúi người hoặc ngả sau, bạn nên chú ý duỗi lưng thật dài và thẳng, xuôi vai, không gập cổ thiếu tự nhiên. Bạn có thể không xuống sâu được nhưng điều quan trọng ở đây là lưng phải cong tự nhiên theo cấu tạo cơ thể bạn, cổ duỗi thoải mái. Nếu cố ép bản thân với một tư thế chưa "chuẩn" thì có thể dẫn đến đau lưng, vai cổ ngay sau khi tập, lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến chấn thương. 

👉Thứ ba, chú ý sức khỏe của mình trước khi tập những tư thế dễ khiến bạn bị chóng mặt, đau đầu, mỏi cổ nhé vì nhiều khi tư thế đó thật sự không phù hợp với bạn hoặc bạn tập sai bạn cần hỏi người hướng dẫn hoặc bạn có thể tự thay thế các tư thế khác mà không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Cho dù tập ở lớp hay tập tại nhà, các bạn nên chú ý quan sát động tác để tự chỉnh sửa sao cho thật đúng và thật thoải mái.

“Yoga được sinh ra để giúp bạn khỏe mạnh và thư giãn nên tập và cảm nhận cơ thể của mình chứ đừng theo cơ thể người khác“.
---
Chép lại từ FB Nguyễn Ngọc

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2019

ĐỪNG ĐỂ CƠ THỂ CỦA MÌNH NÔ LỆ CHO MỘT NGƯỜI HƯỚNG DẪN THIẾU HIỂU BIẾT???


Tôi đã hơn 10 năm nghiên cứu, thống kê và trị liệu phục hồi cho nhiều bệnh nhân và những chấn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó là chấn thương do tập luyện Yoga. Mới gần đây tôi quyết tâm đưa ra các chỉ số KPI (chỉ số đo lường) cụ thể, tỉ mỉ cho các bệnh nhân và người chấn thương thì tôi đã làm hội chẩn cho họ, đưa ra giải pháp, theo dõi quá trình và đánh giá KPI. Tôi nhận thấy mức độ tổn thương của người luyện tập là theo nhiều mức độ khác nhau, thường thì tổn thương mức độ nhẹ, đau nhẹ khi vận động quá hoặc thay đổi thời tiết... nhưng lâu ngày mưa dầm thấm lâu từ cái bé, cái bé nhỏ mà sai lâu ngày thành họa (mức độ tổn thương tăng lên), ngược lại cái bé chuẩn, tốt thì kết quả mang lại lợi ích vô cùng.
Vậy cái sai nhỏ bé đó nó xuất phát từ đâu? Nguyên nhân của nó??? 
Vâng, có rất nhiều nguyên nhân xảy ra vấn đề sai nhỏ này nhưng hôm nay tôi chia sẽ cái sai ở đây là thiếu hiểu biết từ người bạn hướng dẫn hay 1 giáo viên, huấn luyện Yoga thiếu hiểu biết, cẩu thả, hời hợt hay còn gọi là vô trách nhiệm của người hướng dẫn mình. Họ không cố ý nhưng họ cẩu thả và thiếu hiểu biết mới dẫn tới như vậy. Mấy hôm nay 1 ngày tôi xử lý, tư vấn cho hôm 3 người, hôm thì 5 người bị tổn thương cơ gân kheo vì lý do dở hơi là khi họ xoặc, họ dạng rộng khớp háng thì người bên cạnh không hiểu sao ấn mạnh quá, hay đột ngột dẫn tới chấn thương cơ gân kheo. 


🤔🤔🤔Cơ gân kheo là nhóm gân nằm sau đùi, gân kheo chịu trách nhiệm ‘đính kết’ nhóm cơ bắp chịu lực ở sau với xương và do đó, nó là nhóm tổ hợp cơ lớn, chịu tác động lẫn nhau và rất dễ tổn thương vì áp lực không được chia đều lên hầu hết cả nhóm. Môn phẫu thuật học xem gân kheo là cả nhóm cơ sau đùi để dễ dàng hơn trong việc phân loại. Tại đây, gân kheo được chia ra làm ba cái tên khác để chỉ đích danh chúng, gồm cơ bán mạc, cơ bán gân và cơ nhị đầu đùi. Chấn thương gân kheo tùy mức nặng hay nhẹ, chính là chỉ đến những tổn thương chung của cả ba nhóm cơ này. Gân kheo không ảnh hưởng đến việc di chuyển nhẹ nhàng như đi bộ. Nó được dùng để giúp cho đầu gối chịu bớt lực hơn khi hông bắt đầu được dùng nhiều cho việc vận động. Bạn có thể cảm nhận sự kéo căng cơ gân kheo trong các tư thế Con cò, đứng thăng bằng 1 chân, hay trong các động tác xoạc chân.

Nguyên nhân chấn thương cơ gân kheo
Phía sau đùi có 3 bó cơ kéo dài từ phần xương ngồi xuống đến đầu gối. Bạn cứ hình dung nó như sợi dây chun co dãn. Khi bạn bị đau phía sau đùi, hầu hết bắt nguồn từ phần phía dưới xương ngồi, ấn vào đó bạn sẽ thấy đau, sau đó vùng đau lan tận đến đầu gối. Đó là nguyên nhân chính bạn không thể dơ chân lên cao hoặc cúi gập người về phía trước.

Phục hồi sau chấn thương
Nếu bạn cảm thấy mình có những biểu hiện của đau cơ gân kheo. Thì hãy phục hồi với những giai đoạn sau

Đầu tiên 3 ngày sau khi chấn thương, bạn phải hoàn toàn ngừng tập luyện, chườm đá nhiều lần trong ngày (mỗi lần chườm đá khoảng 20 phút). Trong giai đoạn này bạn tuyệt đối không được kéo dãn, kéo dài cơ hoặc là bôi dầu nóng vào phần cơ bị tổn thương.
Thứ hai: Trong vòng 6 tuần sau khi bị chấn thương, làm thẳng hàng lại các cấu trúc bị tổn thương, bạn cần định tuyến đúng trong quá trình bạn tập luyện và đặc biệt phục hồi xoa bóp trị liệu. Giai đoạn này bạn không được giãn cơ quá sâu. Tập trung vào co cơ gân kheo phía sau. Bạn cần hiểu đơn giản là bạn làm ngược lại với các asana giãn cơ gân kheo, tăng cường sức khỏe cho cơ.

Giai đoạn 3: Đánh giá thực tế để xây dựng các bài tập phục hồi phù hợp, tăng cường cường độ, mạnh, bền... lên.

Vậy theo bạn người giúp đỡ mình quan trọng không? Hay chính người thầy dẫn dắt chúng ta quan trọng không???

Mong các bạn tỉnh thức và thấu hiểu người khác trước khi giúp đỡ ai không có tư tưởng làm việc thiện nhưng hành động thì sai. Tôi luôn mong muốn hoàn thiện học hỏi và chia sẽ những điều tuy nhỏ nhưng tôi cảm nhận đây là chủ đề cần thiết mà những nhà Yogi& Yogini cần lưu tâm. Nếu bạn thấy góp ý thêm kho tàng kiến thức, ý nghĩa cho mình và người bên cạnh thì hãy bình luận và chia sẽ.

Trân trọng và cảm ơn thật nhiều!!!
Đặng Hùng
---
Chép lại từ FB Đặng Hùng

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

An toàn trong luyện tập Yoga

Em viết bài này với mong muốn chúng ta những người yêu thích yoga hãy yêu bản thân và cơ thể mình trước. Một động tác yoga giữ trong 2p có thể ảnh hưởng tới chúng ta cả đời.

Có rất nhiều câu chuyện đã xảy ra nhưng dường như chúng ta phớt lờ các lời cảnh báo vậy.
Khi em học ở Ấn, lần ấy có tập headstand mà ngã về tư thế bánh xe, vì hơi mệt là đặt chân hơi mạnh xuống sàn, thầy giáo quay phắt ra hỏi em: vừa ngã đấy à? Và thầy lắc đầu. Thầy hướng dẫn mới 25t nhưng không hề giống với bất cứ 1 thầy giáo yoga Ấn nào em học ở Việt Nam. Trước khi chạm vào người, thầy sẽ hỏi xin phép, cả nữ giới và nam giới (một số thầy ở VN chả cần hỏi dẫm thẳng lên chân, người học viên), tiên chỉ của lớp học là an toàn, không phải là xoạc dọc xoạc ngang lên quạ hay uốn rắn mà là an toàn.

Có thể bạn quan tâm:
Bất cứ hình thức luyện tập không có sự giám sát hay hướng dẫn đều không được cho phép. Nguyên tắc đầu tiên của một giáo viên khi bước vào lớp là hỏi tất cả học viên xem hôm nay họ cảm thấy thế nào, cơ thể ra sao? Cảm thấy mệt mỏi khó chịu hãy ngừng tập và nghỉ ngơi.

Nếu như anh/chị xoạc hay làm các động tác uốn dẻo khó khăn hơn so với người khác, hãy cảm ơn cơ thể mình. Điều đó có nghĩa là các dây chằng và dây cơ của anh/chị rất khỏe, còn nếu xoạc dễ uốn dễ thì chấn thương cũng dễ lắm. Hãy tưởng tượng chúng ta chằng đồ đằng sau xe, chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta dùng 1 sợi dây chằng mỏng manh, dễ kéo giãn thì cũng dễ bị đứt. Đó là lý do vì sao chúng ta phải vặn đủ các hướng và tập khởi động trước khi vào 1 tư thế nào đó. Hôm nào rảnh e sẽ viết về kinh nghiệm bản thân về hậu quả khi đã kéo giãn quá căng cơ thể như thế nào?

Một lần nữa, yoga bao gồm rất nhiều khía cạnh, mà asana các động tác chúng ta luyện tập chỉ là 1 trong 4 hình thức tập luyện yoga giúp chúng ta có cơ thể khỏe mạnh. Vậy nếu bị thoái hóa hay thoát vị đĩa đệm mà vẫn tập bất chấp thì có còn là cơ thể khỏe mạnh không?
Có nhiều anh/chị đặt câu hỏi: tôi bị ... tôi có nên tập yoga không? Thực chất chúng ta mong chờ 1 câu trả lời: hãy cứ tập đi tôi vẫn tập vẫn khỏe hoặc đã khỏi để tiếp tục tập asana. Trong yoga trị liệu, việc đầu tiên giáo viên sẽ yêu cầu anh chị đi khám, kiểm tra và nghe lời khuyên của bác sĩ trước. Thêm 1 lời khuyên nữa là hãy đọc các cuốn sách, nói chuyện với các chuyên gia để có câu trả lời cho riêng mình. Rồi tìm gặp 1 giáo viên trị liệu tốt để làm bạn đồng hành. Đừng mạo hiểm với sức khỏe của mình.

Vấn đề cuối, vì sao khi đi khám các bác sĩ khuyên nên ngừng tập yoga. Mà thực tế ở các nước phương tây, yoga được ứng dụng rất nhiều trong chữa trị gần như là 1 phương pháp dành cho những bệnh lý lâu dài hoặc không thể chữa trị bằng thuốc. Vì phần nhiều chúng ta tập yoga đại trà, ng khỏe mạnh còn dễ bị chấn thương nói gì ng có bệnh. Nên các bác sĩ hiện nay đều khuyên tránh yoga chính là tránh các hậu quả đáng tiếc. Bác sĩ Việt Nam cũng giỏi lắm đấy các anh/chị ạ, đừng mắng sai họ tội nghiệp.

Khi tập yoga, giáo viên thường nói: hãy lắng nghe cơ thể bạn, chứ không phải cơ thể người bên cạnh.
"Yoga không phải trồng chuối hay đứng bằng tay, yoga là con đường để tìm thấy chính bản thân chúng ta".
Chúc anh/chị chung sống hạnh phúc cùng yoga!
---
Chép lại từ FB Rosaline Nguyễn

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2019

Yoga là gì? Khác với thể dục thế nào? Và dành cho ai?


DƯỚI CON MẮT CỦA TỚ:

1. YOGA LÀ GÌ?
2. TẬP YOGA KHÁC TẬP THỂ DỤC NHƯ THẾ NÀO?
3. YOGA LÀ DÀNH CHO AI?
4. TẬP YOGA ĐÚNG LÀ NHƯ THẾ NÀO?

🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺🌺

1. YOGA LÀ GÌ?

🍀 Yoga là một bộ môn khoa học lấy Hơi thở làm gốc. Nếu coi hơi thở là nội dung thì các asanas chính là hình thức để truyền tải nội dung đó. Vậy nên, xin bạn đừng tập yoga như tập thể dục nhé, đừng chú trọng phô diễn tư thế mà quên mất hơi thở. Hơi thở là "gốc", là "nền móng", "gốc" mà hỏng thì cây sẽ "chết", "nền móng" không vững chắc, ngôi nhà sẽ đổ sụp thôi.

Có thể bạn quan tâm:

🍀 Nếu tập yoga mà chỉ đạt được sự hợp nhất của Thân -Tâm-Trí đã là quá tốt nhưng chưa đủ. Tập yoga phải bằng sự hiểu biết và hướng tới sự an lạc trong tâm hồn.

🍀 Đỉnh cao của yoga là Thiền định, giá trị cao nhất của yoga là trị liệu và đích đến cuối cùng của yoga là khao khát hành thiện giúp đời.

2. TẬP YOGA KHÁC TẬP THỂ DỤC NHƯ THẾ NÀO?

🍀 Trong khi tập thể dục thường hướng ngoại thì tập Yoga hướng nội, hướng vào bên trong cơ thể.

🍀 Trong khi tập thể dục hướng đến phần Thân bằng cách vận động cơ thể nhanh, mạnh với mục đích ra thật nhiều mồ hôi để đốt cháy calo, thì tập yoga lại hướng đến sự cân bằng Thân-Tâm-Trí, giúp ta chữa lành cả Thân bệnh và Tâm bệnh, giúp ta tìm lại chính mình.

🍀 Trong khi tập thể dục thiên về phát triển sức mạnh cơ bắp thì tập yoga lại giúp chúng ta phát triển đồng bộ cả: khả năng thăng bằng, độ dãn, độ dẻo dai và sức mạnh.

3. YOGA LÀ DÀNH CHO AI?

Yoga là bộ môn khoa học mang tính phổ cập, thích hợp với tất cả mọi người trừ:

🍀 Người đang bị chấn thương, vết thương chưa lành.

🍀 Người không có nhận thức như mắc bệnh: tâm thần,...

🍀 Riêng với trẻ dưới 11 tuổi khi mà cột sống chưa phát triển hoàn thiện (9 đốt xương sống bao gồm 5 đốt xương cùng và 4 đốt xương cụt chưa hợp nhất làm 1) thì việc dạy yoga cho trẻ dưới 11 tuổi cần thận trọng và bằng tất cả tình yêu thương.

4. TẬP YOGA ĐÚNG LÀ NHƯ THẾ NÀO?

🍀 Là tập động tác/tư thế trong sự kết hợp hài hòa và nhuần nhuyễn với hơi thở.

🍀 Là tập các động tác/tư thế phù hợp với cơ địa của bạn.

🍀 Là tập các động tác/tư thế hợp lý với tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.

🍀 Là khiến bạn cảm thấy thoải mái, sảng khoái, bình an sau khi kết thúc buổi tập.

VÀI DÒNG CHIA SẺ! 🌹🌹🌹
---
Chép lại từ FB Trần Thủy Yoga 

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019

Yoga và chứng giãn tĩnh mạch


➡️ Nguyên nhân của bệnh giãn tĩnh mạch là do các van tĩnh mạch bị yếu đi và không thể hỗ trợ đưa máu trở ngược về tim, làm máu bị ứ đọng.
📍Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến chứng giãn tĩnh mạch:
- Béo phì
- Tuổi tác
- Di truyền học
- Hormone
- Lối sống ít vận động
- Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.
Có thể bạn quan tâm:
Ngoài điều trị y tế cơ bản và phẫu thuật, thì tập thể dục là một thành phần quan trọng của việc điều trị chứng giãn tĩnh mạch. Một bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch nên xem xét việc tập thể dục, giúp cải thiện lưu lượng máu và tăng cường cơ bắp. Nhiều bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch có thể bị thừa cân hoặc có vấn đề về nội tiết gây ra sự hình thành của các tĩnh mạch bị sưng. Tập thể dục có thể là một phương tiện tích cực để giảm cân hoặc điều chỉnh mức độ hormone trong cơ thể.
Đối với bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch, không phải tất cả các loại bài tập sẽ có lợi. Tập thể dục gắng sức có thể có tác động tiêu cực đến chứng giãn tĩnh mạch và có thể gây ra rất nhiều đau đớn. Một bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch nên tránh tập thể dục nhịp điệu, chạy bộ hoặc các loại bài tập làm tăng mạnh lưu lượng máu.
➡️ YOGA CÓ THỂ CHỮA LÀNH CHỨNG GIÃN TĨNH MẠCH KHÔNG?
Câu trả lời là không. Nhưng yoga có thể giúp kiểm soát chúng.
Yoga là một bài tập tác động chậm rãi, sử dụng nhiều tư thế khác nhau để kích thích sự kéo dài của các nhóm cơ khác nhau, điều này cực kỳ có lợi cho việc lưu thông máu. Yoga không chỉ là một loại hình tập luyện mà còn là một hình thức thiền định, nó sẽ giúp bệnh nhân tập trung và giảm căng thẳng.
Điều quan trọng là phải tập yoga thường xuyên để cải thiện sự xuất hiện của chứng giãn tĩnh mạch và cải thiện tình trạng của các tĩnh mạch, ngăn ngừa sự hình thành của chứng giãn tĩnh mạch mới. Cần 2 đến 3 tháng tập luyện để có kết quả.
❗️Người bị giãn tĩnh mạch nên có sự tư vấn và tập luyện theo lời khuyên của bác sĩ mà mình đang điều trị.
❗️Người bị giãn tĩnh mạch nên trang bị vớ nén trong quá trình tập luyện. Vớ nén là một trong những điều hỗ trợ chính, giúp đối phó với chứng giãn tĩnh mạch.
➡️ CÁC TƯ THẾ YOGA ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH CHO CHỨNG GIÃN TĨNH MẠCH (xem hình):


🎗 1. Tư thế dựa chân vào tường
🎗 2. Tư thế đứng trên vai
🎗 3. Tư thế anh hùng
🎗 4. Tư thế cái thuyền
🎗 5. Tư thế cúi gập người
📍Các tư thế yoga tốt nhất cho bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch là những tư thế kích thích lưu thông máu ở chân, giúp đẩy máu lưu thông trong tĩnh mạch. Giữ chân nâng cao có thể giúp rất nhiều. Khi hai chân được nâng lên trên đầu, máu sẽ ra khỏi chân để đi đến lưng và tim.
📍Nếu bạn không có thời gian đến phòng tập mỗi ngày cùng các huấn luyện viên yoga, bạn có thể dành thời gian tập 1 trong các tư thế trên (nếu bạn đã nắm được các kỹ thuật an toàn). Và tư thế được khuyến khích cho bạn tập mỗi ngày đó là tư thế dựa chân vào tường (bạn có thể đặt 1 lớp chăn
 mỏng dưới phần lưng dưới để tạo cảm giác dễ chịu; lúc mỏi bạn có thể hạ chân xuống, mở gối sang 2 bên, 2 bàn chân chạm nhau nghỉ trong giây lát rồi lại thẳng chân giữ tiếp).
📍Người bị giãn tĩnh mạch không nên ngồi tư thế hoa sen quá 5 phút; tránh các tư thế đứng quá lâu. Điều này không có nghĩa là loại trừ các tư thế đứng. Chúng có thể làm cho đôi chân của bạn khỏe mạnh và vì các tĩnh mạch không có cơ bắp riêng, chúng không thể co lại để truyền máu lên đỉnh. Do đó, với việc tập luyện các cơ bắp ở chân, chúng ta đóng góp chức năng bơm tốt hơn, nhờ đó khi chúng co lại sẽ giải phóng các tĩnh mạch, đẩy máu về tim.
👉👉👉 Bạn đã tập yoga cho chứng giãn tĩnh mạch của mình chưa? Hãy bắt tay vào tập luyện và kiên trì bạn nhé! Namaste! 🙏🏻🙏🏻🙏🏻
----
Chép lại từ FB Hy An YOGA

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

Dành cho người thích Yin Yoga


Thích tập yoga bao nhiêu thì mình cũng thích nghe biết về yoga bấy nhiêu. Đặc biệt là những thông tin về lịch sử và những câu chuyện về những con người đã tạo nên lịch sử đó, tạo dựng nên những điều vô cùng quí báu chúng ta thừa hưởng hôm nay.
Kiểu như tập Yin yoga thì phải biết nó là cái gì, từ đâu ra, tập để làm gì, cái gì làm nó khác những cái khác. Có vô số điều mình không biết là mình không biết 🧐 Việc này tưởng như chẳng làm sao. Nhưng một khi mình biết rồi, thì mọi thứ nó được nâng lên một tầm mới. Và cảm giác đó như là AHA, hoặc "ra là vậy". Khi đó mình có thể kết nối mọi thứ lại với nhau tốt hơn, mọi thứ dường như rộng mở hơn, có nhiều sự lựa chọn hơn.
Cảm hứng đầu năm của mình là muốn chia sẻ tất tần tật về Yin Yoga trong khả năng hạn hẹp của mình. Nhưng chia sẻ có tính hệ thống thì sẽ hiệu quả hơn hỉ. Mình bắt đầu với Yin Yoga cơ bản, tiếng Anh hay gọi là Yinyoga101 nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Dưới đây là những thông tin hết sức cơ bản về Yin Yoga mình cóp nhặt, tổng hợp được, chủ yếu từ việc đọc sách Yin yoga của Bernie Clark và và học từ các nguồn khác nhau. Các bạn nào tò mò có câu hỏi hoặc muốn tìm hiểu thêm gì khác về Yin Yoga, hãy chia sẻ nhé.
🔹Yin là từ tiếng Anh có nghĩa là âm, trái nghĩa với Yang, nghĩa dương. Yin Yang, Âm Dương là hai yếu tố đối lập nhau, nhưng không có nghĩa diệt trừ nhau, mà trái lại là cấu thành của một sự cân bằng, quân bình cần có trong tất cả mọi thứ
🔹Yin Yoga là bộ môn yoga tương đối mới mẻ trên thế giới, chỉ được biết đến vào những năm 90 tại Mỹ, với các lớp Yin Yoga đầu tiên của Paul Grilley. Tuy vậy Paul bắt đầu dạy Yin Yoga nhưng gọi tên lớp học là Daoist Yoga, là thể loại yoga Paul học từ một người thầy khác, võ sư Paulie Zink vào cuối những năm 80.
🔹Yin Yoga chỉ là một phần nhỏ của Daoist Yoga (thuộc Đạo giáo), có nguồn gốc từ Trung Hoa, bao gồm những tư thế yoga duỗi thụ động và giữ lâu (vài phút). Paul Grilley và Sarah Powers (Sarah lần đầu học Yin Yoga với Paul) chính thức đổi tên Daoist Yoga thành Yin Yoga. Từ đó tên bộ môn Yin Yoga gắn liền với hai người Mỹ góp phần dạy và phát triển Yin Yoga từ những ngày đầu, Paul và Sarah.
🔹Yin Yoga là tên gọi được Sarah đề xuất với Paul khi họ nhận thấy những gì họ đang dạy các lớp yoga tại Mỹ bấy giờ chỉ là một mảng nhỏ trong Daoist Yoga. Trong khi đó Daoist Yoga mà Paulie Zink dạy Paul bao gồm cả chuyển động (phần yang, phần võ thuật) và các tư thế giữ lâu (phần yin). Chính vì vậy phần Yin yoga của Daoist Yoga với Paulie xem như tập luyện khí công.
🔹Những năm về sau, Paul Grilley bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu sâu sắc về giải phẫu học (skeletal variation), năng lượng (energy meridians) và y học cổ truyền Trung Hoa (traditional Chinese medicine) từ việc học thêm ở Đại học và từ người thầy khác của mình, Tiến sĩ Motoyama. 3 mảng này cũng là các mảng chính của các chương trình đào tạo giáo viên Yin Yoga ngày nay. Trong đó đặc biệt giải phẫu học, cụ thể là cấu trúc khác nhau ở xương người là những kiến thức quí báu và mang tính đột phá (thay đổi nhận thức, hiểu biết của người tập) với những gì được giảng dạy trước đó trong giải phẫu yoga mà Paul Grilley đóng góp to lớn vào việc học hỏi và tập luyện yoga trên thế giới.
🔹Yin Yoga, như tên gọi của nó, là một thể loại yoga mang nhiều phẩm chất tĩnh, chậm, bao gồm các tư thế duỗi thụ động (ngược lại với căng chủ động) tác động lên những bộ phận sâu bên trong cơ thể (gân, dây chằng, xương) và toàn bộ hệ thống mạc (fascia) bao bọc lẫn xuyên thấu cơ thể từ lớp cạn đến lớp sâu. Với đặc thù riêng của việc giữ lâu tư thế (tối thiểu 120 giây), Yin yoga mang lại lợi ích về tinh thần, rèn sự chú tâm sâu sắc, quan sát nhạy bén những cảm nhận cơ thể. Đây là giai đoạn đưa người tập đến gần hơn với thực hành thiền.
💌 Đây là những thứ mình hứng lên type trên điện thoại lúc trên xe đò từ quê vô nên bạn nào quan tâm và thấy hữu ích hãy tặng cho mình một bình luận động viên hề hề
---
Chép từ FB Dinh Nu Thuy Trang