Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2020

Giáo viên yoga chứ không phải là "bác sĩ"

 

Giáo viên yoga chứ không phải là bác sĩ, khóa 200 giờ khai giảng tháng 11 vừa rồi mình vừa đào tạo xong phần 1 có 01 học viên trong khóa là bác sĩ xương khớp, thật sự mình rất vui khi có bác sĩ tham gia khóa học của mình, vì mình có cơ hội đào sâu về cơ xương khớp hihi... Học viên hỏi mình "cô có khớp khi giảng bài không? Mình nói "không", vì lý do:

+ Mình chỉ nói những gì mình hiểu theo kiến thức và trải nghiệm của mình trong việc tập luyện yoga, chứ mình không cho điều mình nói là 100% đúng, sau đó mình luôn hỏi bác sĩ bổ sung nếu có!

+ Học viên hỏi cái gì mà dù mình biết trên lí thuyết mà chưa thật sự trải nghiệm mình cũng từ chối trả lời và nói "mình đâu phải là bác sĩ đâu mà biết hết tất cả"... Dù mình có biết câu trả lời nhưng cũng không trả lời, vì lý thuyết chỉ là lý thuyết. Mình nói mình chỉ có thể chỉ cho các bạn các kỹ thuật canh chỉnh làm sao cho đỡ áp lực ở các khớp khi tập luyện yoga, còn lại các vấn đề khác mình làm sao biết được hihi..

Bây giờ mình thấy giáo viên yoga toàn là "bác sĩ", cứ trả lời y như đúng rồi, học vài lần hội thảo và 1 hoặc 2 khóa gì đó nho nhỏ là có thể "trị liệu" này nọ. Còn nhìn tướng đón được bệnh này nọ nữa, giống như làm thầy "bói" luôn á.. khi thấy những điều này mình thật sự chỉ biết "thở dài" một cái rồi cho qua thôi...

Rất nhiều người cứ tưởng giáo viên yoga ai cũng là "siêu nhân" nên đã "lầm", chiều nay lại nghe chị bạn kể rằng có cô kia tập yoga trồng chuối làm sao mà phải đi bệnh viện "mổ" cổ, thỉnh thoảng lại nghe những câu chuyện như thế này, thật sự mình không biết làm sao, mà mình biết lý do là cái gì - mình nghĩ rằng mọi thứ xảy ra thứ nhất đến từ chính mình nhiều lắm, do sự nhìn nhận về vấn đề của mình chưa rõ, chưa sâu, nên chính mình phải nhận lấy hậu quả, nếu mình cẩn thận hơn, yêu quý cơ thể mình, đi tìm hiểu kỹ các thầy cô và các trung tâm dạy yoga, trang bị một chút kiến thức về môn này, cách tập luyện sao cho an toàn... thì phòng tránh "chấn thương" được nhiều lắm.

Thứ hai là do giáo viên yoga chưa ý thức được sự tạo tác "bad karma" (hành động xấu) sẽ gây ra các hậu quả xấu, giáo viên chưa "khiêm nhường" học hỏi và chưa cẩn trọng, chưa trân quý cơ thể của học viên, chưa có kiến thức, kinh nghiệm đầy đủ, bị cuốn theo sự phát triển hổn loạn của tất cả mọi thứ nói chung và yoga nói riêng, cái gì cũng phải nhanh và cấp tốc, mới học xong khóa 200 giờ là ra mở trường đào tạo giáo viên, mới học xong bằng liên đoàn 10 ngày là có thể mở phòng tập yoga, cứ thế giáo viên yoga và phòng tập yoga cứ ra đời liên tục, đây cũng là một điều tốt vì yoga đang phát triển nhưng cái gì mà phát triển nhanh cũng xảy ra mặt hạn chế của nó - về chất lượng sẽ khó kiểm soát. 

Giáo viên yoga cũng phải cẩn thận hạn chế tối đa học viên xảy ra sự cố trong lớp của mình, ngoài việc học về cơ xương khớp, sinh lí, tâm lý còn phải học về phương pháp và nghệ thuật dạy cho an toàn phòng giảm chấn thương tối đa, quan trọng hơn cả là tập luyện cho tâm tính mình ổn nữa mới dạy ổn được - mình rất đề cao những điều này khi đào tạo giáo viên yoga!


Chắc nhiêu đây cũng đã đủ cho chúng ta suy ngẫm về điều này và cùng nhau bảo vệ chính mình, chỉ có mình mới có thể giúp được mình thôi!

Chúc cả nhà một buổi tối an lành🙏
P/s: xin vui lòng chia sẻ bài viết thoải mái nhé🙂
---
Chép lại từ FB Kim Nguyen.


Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2020

Chỉ có tư thế yoga dễ, tư thế yoga khó - Không có tư thế nâng cao

 

Chỉ có tư thế dễ, tư thế khó trong vô vàn asana mà chúng ta đang thực hành. Đừng nên dùng cụm từ "Asana nâng cao" để kích thích sự tò mò muốn khai phá của các Hv hoặc đề cao năng lực bản thân (Tham khảo: Sự vô lý của các tư thế yoga nâng cao).

Có tài liệu nào từ cổ chí kim nói về hai lợi ích khác nhau cho cùng 1 asana Rắn hổ mang chân duỗi sau và Rhm chân chạm đầu hay như asana bánh xe và bánh xe tay nắm cổ chân? Hay chính các Tt được gọi là Hổ mang chúa, bánh xe hoàn hảo nói trên đã vô tình biến một vài đốt sống cổ, thắt lưng thành khớp động khi mà bản chất nó là khớp bán động...

Kiến thức bạn cần có phải là trong cùng một ca tập, cùng một asana, cùng một thời khắc... sẽ khiến tất cả Hv thoả mãn và hưởng lợi như nhau dù: Người cơ địa cứng, người sức khoẻ yếu, người tập mới, người tập cũ.

Kiến thức bạn cần có là hiểu nhiều về giải phẫu, hiểu từng lớp cơ, khớp, tế bào nào của Hv được căng - giãn - nới lỏng - xiết chặt hay nghỉ ngơi trong 1 asana bất kì. Hiểu thế nào là khớp bất động, khớp bán động, khớp động, cấu tạo nào tạo nên sự khác biệt đó? Thế nào là tiến trình lão hoá khớp tự nhiên? Phân biệt vùng ảnh hưởng mà biết chính xác đốt sống bệnh. Phân biệt giãn - co cơ khác nhau thế nào vv... Chỉ cần hiểu đúng và đủ bạn đã là 1 Hlv có năng lực.

5 kiến thức cơ bản về Yoga truyền thống bạn phải nằm lòng thay vì tìm chuỗi , tư thế nâng cao hay mê mải tìm các workshop khi bản thân thật sự chưa đủ chín để học. 5 kiến thức đó là:

#Kosha #Pranayama #Bandha #Nadis và #Chakra.

+ Kosha là gì ? dấu hiệu nào mà chỉ cần trao đổi với Hv trong một cuộc trò chuyện chúng ta phát hiện Kosha nào đó của họ đang bị tổn thương?

+ Pranayama bản chất thật sự?

+ Bandha được ứng dụng thế nào trong việc dẫn khí khi thực hành asana để khai thác triệt để công dụng tự phục hồi - lợi ích gốc của Yoga?

+ Nadis - Khi bạn thông suốt về nó bạn sẽ giống như 1 thầy xem tướng mà đọc vanh vách sở trường, sở đoản của từng Hv khi tiếp xúc, từ đó giúp họ cân bằng trở lại, phát huy sở trường, triệt tiêu sở đoản...

+ Cuối cùng là Chakra. Hãy hiểu và tin một cách thông thái đừng để bị, thậm chí tự dẫn mình vào mê trận, đừng hiểu một cách mặc định mà không dám khai phá vì sợ lạc đường...


Kiến thức thì mênh mông, hiểu biết thì giới hạn. Chỉ mong muốn một điều cái Tầm của Hlv Yoga VN chúng ta (cả tôi) không chỉ dừng lại ở số lượng cái bằng, cái chứng chỉ, cái huy chương thi đấu nhiều hay ít, chinh phục được bao nhiêu asana nâng cao, thiền bao tiếng 1 ngày hay nhớ được bao từ tiếng Phạn... Hãy học một cách nghiêm túc. Nếu chưa đủ, bạc đầu rồi vẫn nên học lại.
Cảm ơn đã đọc.
---
Chép lại từ FB Hoảng Thảo Yogi.

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

Những Kiến Thức Cần Biết Khi Tập Yoga


1. Yoga là một môn khoa học cực kỳ tinh tế, nghiên cứu về thể xác, tinh thần và linh hồn của con người. Thần Shiva là vị yogi đầu tiên xuất hiện từ hơn 15.000 năm trước tại dãy Hy Mã Lạp Sơn.

2. Tập yoga lâu dài sẽ đem lại cho chúng ta một cơ thể khoẻ mạnh, một tinh thần sảng khoái và sáng suốt. Nó giúp tái sinh lại, hồi phục lại những cơ thể suy yếu và bệnh tật.

3. Yoga là một biện pháp trị liệu tuyệt vời vì tất cả các động tác yoga điều là biện pháp trị liệu. Chỉ khi chính bản thân chúng ta trãi nghiệm nó thì chúng ta mới thấy được sự tuyệt vời mà yoga đem lại cho mình. Người ta hay thường nói yoga là sự tái sinh là thật sự chính xác.

4. Không được vội vàng trong khi tập yoga vì có những động tác phải mất vài năm luyện tập thì chúng ta mới có thể tập được nhưng cũng có những động tác chỉ mất khoảng vài tháng. Vì thế yoga là sự kiên trì mỗi ngày, không được vội vàng khi luyện tập vì mục đích chính của yoga là đem lại sức khoẻ chứ không phải đem lại những chấn thương cho cơ thể.

5. Không được so sánh bản thân mình với bất kỳ ai trong khi tập yoga vì mỗi cơ thể chúng ta khác nhau, cấu tạo cơ xương khớp khác nhau ở mỗi người thì chúng ta không được suy nghĩ và buồn chán khi ai đó làm được tư thế mà sao chúng ta chưa làm được.

6. Cơ thể chúng ta là một ngôi đền, để bảo vệ nó chúng ta cần xây dựng những nền tảng cần thiết để bảo vệ nó vì cơ thể chúng ta chỉ có chúng ta mới biết được những gì thuộc về bên trong của chúng ta. Chỉ có chính mình mới biết được những giới hạn của mình thế nên hãy luyện tập yoga với sự chú tâm quan sát, suy ngẫm và cảm nhận sự thay đổi của cơ thể.

7. Khi tập yoga hãy luôn quan sát hơi thở của mình vì rất nhiều người chỉ chú ý tới động tác mà quên đi hơi thở. Vì khi thở đúng thì khi luyện tập yoga mới thật sự đem lại hiệu quả.

8. Yoga cần sự kiên trì mỗi ngày, hãy dành cho cơ thể mỗi ngày 60 phút, hãy tận hưởng 60 phút này cho chính bản thân mình bằng cách thật sự tập trung luyện tập, tắt chuông điện thoại, lắng nghe hơi thở, lắng nghe sự chuyển động của cơ thể.

9. Ai cũng có thế mạnh của riêng mình, người thì có lực mạnh nhưng cơ thể cứng, người có sự dẻo dai nhưng lực thì yếu cho nên chính sự luyện tập kiên trì mỗi ngày sẽ khắc phục lại tất cả.

10. Yoga thì rất là tốt nhưng cái gì quá thì cũng phản tác dụng nên mỗi ngày hãy tập từ 60-90 phút. Nhiều người tập yoga 3-4 tiếng mỗi ngày thì sẽ bị suy giảm sức khoẻ và không còn nguồn năng lượng. Cân bằng hợp lý dinh dưỡng, lựa chọn nguồn thực phẩm sạch để tạo nguồn năng lượng là việc rất cần thiết.

11. Hãy để yoga theo suốt cuộc đời của bạn vì:
“Khi bạn tập yoga vài tuần nó sẽ thay đổi tâm trí bạn.
Khi bạn tập yoga vài tháng nó sẽ thay đổi cơ thể bạn.
Nhưng khi bạn tập yoga vài năm nó sẽ thay đổi cả cuộc đời của bạn.”
Chúc cho tất cả mọi người tập yoga với sự hiểu biết và ngày càng có nhiều người yêu thích môn yoga.

---
Chép lại từ FB Trịnh Ngàn Phương.


Thứ Ba, 10 tháng 11, 2020

Yoga là gì? Khác thể dục thế nào? Dành cho ai? Hiểu đúng về tập Yoga

 

Yoga là gì? Khác thể dục thế nào? Dành cho ai?
1. YOGA LÀ GÌ?

  • Yoga là một bộ môn khoa học lấy hơi thở làm gốc, thiền là đỉnh cao và trị liệu là giá trị cao nhất.
  • Nếu coi hơi thở là nội dung thì các động tác/tư thế chính là hình thức để truyền tải nội dung đó.

2. TẬP YOGA KHÁC TẬP THỂ DỤC NHƯ THẾ NÀO?
  • Tập thể dục hướng ngoại - Tập yoga hướng nội, hướng vào bên trong cơ thể.
  • Tập thể dục hướng đến phần Thân bằng cách vận động cơ thể nhanh, mạnh với mục đích ra thật nhiều mồ hôi để đốt cháy calo - Tập yoga hướng đến sự cân bằng Thân-Tâm-Trí, giúp khoẻ Thân-an Tâm-vững Trí, giúp chữa lành cả Thân bệnh-Tâm bệnh, giúp ta tìm lại chính mình.
  • Tập thể dục thiên về phát triển sức mạnh cơ bắp - Tập yoga giúp phát triển đồng bộ cả: khả năng thăng bằng, độ giãn, độ dẻo dai và sức mạnh.
  • Tham khảo thêm: Đây là 15 lý do tại sao tập Yoga tốt hơn Gym.

3. YOGA DÀNH CHO AI?

Yoga là bộ môn khoa học mang tính phổ cập, thích hợp với tất cả mọi người trừ ba trường hợp sau:

  • Người đang bị chấn thương, vết thương chưa lành.
  • Người không có nhận thức như mắc bệnh thần,...
Riêng với trẻ dưới mười một tuổi khi mà cột sống chưa phát triển hoàn thiện ( chín đốt xương sống bao gồm năm đốt xương cùng và bốn đốt xương cụt chưa hợp nhất làm một) thì việc dạy yoga cho trẻ dưới mười một tuổi cần thận trọng và bằng tất cả tình yêu thương.

4. TẬP YOGA ĐÚNG LÀ NHƯ THẾ NÀO?
  • Là tập động tác/tư thế trong sự kết hợp hài hoà và nhuần nhuyễn với hơi thở.
  • Là tập động tác/tư thế phù hợp với cơ địa của bạn.
  • Là tập động tác/tư thế hợp lý với tình trạng sức khoẻ hiện tại của bạn.
  • Là khiến bạn cảm thấy thoải mái, sảng khoái, bình an sau khi kết thúc buổi tập.
Tập yoga rất tốt, tuy nhiên, nó lại là "con dao hai lưỡi": tập đúng sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời nhưng tập sai sẽ để lại hậu quả khôn lường. Do đó, hãy luôn là một người thực hành yoga thông minh, biết đặt sự an toàn của bản thân lên hàng đầu.

Tham khảo thêm: 5 Điều sai lầm về yoga vẫn còn được giảng dạy.

(Trích cuốn sách đầu tay của tớ: "Kinh nghiệm luyện tập yoga an toàn" - Trang 14-17)
---
Chép từ FB Trần Thủy Yoga.

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

3 bí quyết trong trị liệu cho bệnh nhân ung thư



Trước khi sinh bé Sóc, tôi là cô giáo dạy yoga từ thiện cho bệnh nhân ung thư của tổ chức phi chính phủ SCI. Tôi dạy cho tổ chức này được khoảng gần 2 năm nên cũng có nhiều trải nghiệm thực tế. Cộng với quá trình tôi dạy các lớp yoga trị liệu online mỗi ngày, trong đó có nhiều học viên đang mắc ung thư, thêm kiến thức sẵn có, sự tìm tòi và nghiên cứu của bản thân, tôi rút ra 3 bí quyết sau trong trị liệu cho bệnh nhân ung thư, xin chia sẻ để các bạn tham khảo:

1. BỎ ĐÓI TẾ BÀO ÁC TÍNH BẰNG CÁCH ĂN CHAY TRƯỜNG

Có 2 vấn đề lớn đề cập ở đây:

1.1. Loại bỏ các loại thịt màu đỏ ra khỏi bữa ăn

Tế bào ác tính hay còn gọi là tế bào ung thư, tế bào K phát triển rất mạnh, rất nhanh trong môi trường axit, không phát triển được hoặc chậm phát triển trong môi trường kiềm. Do đó, nó đặc biệt yêu thích các loại thực phẩm màu đỏ, nhất là các loại thịt có màu đỏ. Vì vậy, để bỏ đói tế bào ác tính, bệnh nhân ung thư cần thay đổi thực đơn bữa ăn, loại bỏ các loại thịt màu đỏ ra khỏi bữa ăn, thay thế bằng các loại thực phẩm màu xanh, nên ăn nhiều rau, củ, quả. Nếu chuyển hẳn từ ăn mặn sang ăn chay trường thì thực sự quá tuyệt vời.

Chưa kể ăn chay thì dễ tiêu hoá, khiến cơ thể trở nên nhẹ nhõm, không mất nhiều thời gian chuyển hoá thức ăn như khi ăn mặn, sẽ tránh được việc giải phóng các gốc phân tử tự do gây hại cho cơ thể.

1.2. Loại bỏ đường và tinh bột ra khỏi bữa ăn

Tế bào ung thư rất thích đường. Khi chúng ta dung nạp đường vào trong cơ thể chính là chúng ta giúp khối U ác tính phát triển nhanh thêm. Do đó, cần loại bỏ đường ra khỏi thực đơn bữa ăn hàng ngày và thay thế bằng lượng đường từ các loại rau, củ, quả.

Tinh bột, đặc biệt là cơm trắng cũng cần hạn chế tối đa, thậm chí là loại ra khỏi bữa ăn hàng ngày. Vì sao vậy? Vì tinh bột sẽ tạo nên đường. Hơn nữa, trong quá trình chuyển hoá từ tinh bột thành đường, nó sẽ giải phóng các gốc phân tử tự do, gây hại cho cơ thể. Chúng ta sẽ dần thay thế ăn tinh bột như một thói quen cố hữu của người Việt mình sang ăn các loại ngũ cốc được chế biến từ các loại hạt nguyên cám hoặc cơm gạo lức.

Các bạn cũng biết, có 5 yếu tố kết hợp với nhau để tạo nên một cơ thể khoẻ mạnh, đó là: dinh dưỡng, vận động, tâm lý, môi trường sống và thói quen sinh hoạt thì dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhất, chiếm tới 60%.

Do đó, lời khuyên đầu tiên tôi dành cho bệnh nhân ung thư chính là chúng ta thay đổi thói quen ăn uống như tôi phân tích ở trên.

2. TẠO MÔI TRƯỜNG KHÔNG THUẬN LỢI NGĂN TẾ BÀO K PHÁT TRIỂN BẰNG CÁCH TẬP LUYỆN YOGA MỖI NGÀY.

Tế bào ác tính sẽ phát triển rất mạnh trong môi trường thiếu oxi và sẽ không phát triển hoặc chậm phát triển trong môi trường nhiều oxi.

Khi tập yoga, các tư thế và phương pháp hít thở bụng trong yoga giúp chúng ta thu nạp lượng oxi lớn vô cùng vào trong cơ thể. Và cứ đều đặn, chăm chỉ mỗi ngày như vậy, vô hình chung, chúng ta đã tạo môi trường khó khăn, giúp ngăn cản sự phát triển của tế bào ác tính.

3. TẾ BÀO K RẤT SỢ TÌNH YÊU NÊN CÁC BẠN HÃY TIÊU DIỆT NÓ BẰNG CÁCH LUÔN SỐNG VUI VẺ, LẠC QUAN, TÍCH CỰC.

Các bạn thấy đó, tất cả các bộ phận trên cơ thể đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư trừ trái tim.

Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao tim của chúng ta không bao giờ bị ung thư cả?

Có rất nhiều lý do để giải thích cho vấn đề này song có một lý do khá thú vị. Đó là bởi trái tim của chúng ta bị chi phối bởi cảm xúc buồn -vui, giận hờn -yêu thương liên tục. Tế bào K nếu có xuất hiện thì ngay lập tức sẽ bị niềm vui và yêu thương tiêu diệt ngay.

Vậy nên, bệnh nhân ung thư cần loại bỏ cảm xúc muộn phiền, lo lắng, sân hận và thay thế bằng sự bình thản, vui vẻ, lạc quan, thương yêu, thậm chí chúng ta phải yêu từng tế bào ác tính trên cơ thể mình, chấp nhận nó như một phần bình thường của cuộc sống và thương yêu nó.

ĐÓ CHỈ LÀ NHỮNG CHIA SẺ CÁ NHÂN CỦA TÔI ĐỂ CÁC BẠN THAM KHẢO THÊM!

CHÚC CÁC BẠN NHỮNG NGÀY NGHỈ CUỐI TUẦN NHIỀU NIỀM VUI, YÊU THƯƠNG, HẠNH PHÚC MÃI ĐONG ĐẦY!
---
Chép từ FB Trần Thủy Yoga.

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020

Yoga không là xiếc...! Yoga là sức khỏe, nét đẹp thể chất & tinh thần...

 

"Yoga là sức khỏe, nét đẹp thể chất & tinh thần, là kiểm soát hơi thở, trị liệu, phục hồi chức năng"
Điều khó nhất để luyện tập Yoga không phải làm sao để có thể làm như "xiếc", mà là sao để làm cho chính chúng ta và mọi người có thể "ra khỏi giường", "ra khỏi nhà:, "ra khỏi cuộc nhậu" để có thể đến tham gia tập luyện chuyên cần theo giờ mà chính chúng ta lựa chọn.

Theo thời gian, chúng ta có thể làm được một số động tác khó kiểu "xiếc", đó là sự may mắn và hầu hết phụ thuộc vào cơ địa, cấu trúc giải phẫu của từng người cũng như nhờ sự nổ lực, kiên trì, mạo hiểm tập luyện của từng cá nhân.

Nhưng theo tôi với suy nghĩ của người Thầy thuốc, Yoga quan trọng nhất là cần học được các nguyên lý, kỹ thuật cơ bản, đặc biệt là học được tinh thần, thái độ làm việc của người Thầy Trị liệu, Phục hồi chức năng, tiếp cận được các kiến thức Y khoa cổ truyền và hiện đại, tiếp cận phương pháp làm việc, tập luyện khoa học tỷ mỷ, kiên trì, chính xác của người Thầy thuốc, để giúp trị liệu phục hồi chức năng cho chính mình, cho người thân và bạn bè, hạn chế thấp nhất các biến chứng, rủi ro trong quá trình luyện tập và cả về lâu dài (chúng ta biết rất nhiều diễn viên xiếc vì tập, biểu diễn các động tác quá khó mà khi về già rất dễ bị các tổn thương trầm trọng không đáng có).

Hiện nay một số giáo viên, huấn luận viên do tiếp cận với Yoga một cách phiến diện, thậm chí lạm dụng Yoga như là một môn biểu diễn, nghệ thuật... Nhiều người còn nghĩ rằng học thật nhiều động tác khó, đẹp mới tài, mới có nhiều người theo học...
Tuy nhiên, trong thực tế gần 8 năm tiếp cận, nghiên cứu, tập luyện Yoga, là một người Thầy thuốc tôi cố gắng tiếp cận một cách khoa học, Y học nhất. Ngay từ đầu tôi đã xác định mình phải khai thác cho được thế mạnh của Yoga đó là trị liệu, kiểm soát hơi thở, để làm tăng sức khỏe cho chính mình, phục hồi chức năng cho chính mình & mọi người. 

Đặc biệt, chúng tôi suy nghĩ, trăn trở phải làm sao kết hợp được những thành tựu Y khoa cổ truyền, hiện đại với Yoga trị liệu để tạo ra một phương pháp khoa học, phù hợp, giúp nâng cao sức khỏe, nét đẹp thể chất, tinh thần, trị liệu, phục hồi chức năng tốt, ít các biến chứng, không để xảy ra chấn thương nguy hiểm trong quá trình luyện tập. 

Chúng tôi đã nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, đúc kết để tạo ra một quy trình tập luyện: dễ tập, thống nhất, dễ nhớ, hiệu quả cho từng thể trạng, từng bệnh lý, theo từng lứa tuổi phù hợp... Để có thể không cần tập luyện quá nhiều, quá khó mà vẫn có thể giúp các học viên và người bệnh tự tập theo, dễ dàng chủ động tự tập. Đặc biệt là rất cần cho những người có các bệnh lý như Thoái hóa cột sống, Thoát vị đĩa đệm, Thoái hóa khớp gối, Rối loạn chuyển hóa, Tiểu đường, Tăng huyết áp, Béo phì, Gù vẹo cột sống, Viêm đông cứng khớp vai, Di chứng do tai biến mạch máu não, Teo cơ cứng khớp sau chấn thương, Hen phế quản, COPD.... Đồng thời chúng tôi chú trọng đào tạo, truyền thụ kiến thức Y khoa cơ bản, các bệnh lý thường gặp và Vinapyoga cho những người muốn trở thành Giáo viên, Huấn luận viên Yoga, Vinapyoga kể cả những người lớn tuổi.

Để có thể chia sẽ những giá trị Yoga cho cộng đồng, cho đông đảo Nhân dân một cách tốt nhất, chúng tôi đã nghiên cứu tạo nên các bài tập cụ thể, khoa học, dễ hiểu, dễ tập, dễ nhớ, dễ dàng truyền thụ cho các học viên, người bệnh, đặc biệt cho đội ngũ giáo viên, huấn luận viên từ nay về sau của Học viện Yoga Việt Nam, Học viện Yoga trị liệu Việt Nam. 

Để ghi nhận những nghiên cứu, đóng góp của các Thầy thuốc Bệnh viện đa khoa Thành phố Hà Tĩnh và các Thầy Yoga Việt Nam, trong việc tạo nên phương pháp tập luyện Yoga thiên về trị liệu, Phục hồi chức năng, kết hợp Y học và Yoga, một mô hình mới, lần đầu tiên có ở Việt Nam, đó là sự kết hợp khoa học giữa "Thầy thuốc & Yoga", chúng tôi đã đặt tên cho phương pháp tập luyện này là Yoga trị liệu Việt Nam "Vinapyoga".

Từ những bài học trên, bắt đầu từ Khóa giáo viên Yoga K10 Học viện Yoga Việt Nam chúng tôi mạnh dạn đưa Vinapyoga vào đào tạo trong các lớp Giáo viên Yoga Việt Nam với hy vọng Yoga dễ dàng đi vào cộng đồng giúp nâng cao sức khỏe Nhân dân và đã thu được những hiệu ứng tích cực từ đội ngũ học viên và đông đảo người tập Yoga có các bệnh mạn tính. 

Chúng tôi các Thầy thuốc, các Thầy Yoga đã và đang cùng nhau, nghiên cứu khoa học chuyên sâu, viết sách cùng nhiều tài liệu phục vụ gảng dạy để chia sẽ giá trị Yoga, Vinapyoga một cách rộng rãi, sẵn sàng tổ chức các Workshop để đào tạo, truyền bá rộng rãi các giá trị Yoga - Yoga trị liệu Việt Nam (Vinapyoga).

Trân trọng!
---
Bác sỹ CKII Trần Nguyên Phú
Giám đốc Bệnh Viện đa khoa TP Hà Tĩnh
Thường vụ Hội Hô hấp Việt Nam
Chủ tịch Hội đồng khoa học Học viện Yoga trị liệu Việt Nam.
---
Chép từ FB Trần Nguyên Phú.

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

Yoga sai bất chấp hậu quả!? - Cần lên tiếng!!!

 

Hôm nay, tôi nhận điều chỉnh lại cột sống cho 1 em gái, 23 tuổi, tập yoga 4 năm và trên hình là cột sống của em. Trường hợp này tôi đã nhận phục hồi từ hôm nay đến 1,5 năm rồi đi kiểm tra lại. Tôi rất sợ khi vào các cộng đồng nhìn nhiều bạn uốn dẻo, các bạn đang làm gì với cơ thể mình vậy? Đó không phải là Yoga bạn ơi.

Vậy yoga đúng là gì? Là giúp cơ thể bạn từ bệnh tật đến lành bệnh. Từ mất cân bằng đến cân bằng, từ giới hạn đến mở rộng với toàn thể. Vậy mà hiện nay, các “thợ dạy” thị nhau nhấn, ép, học nhanh nhất có thể để đi đào tạo Hlv thần tốc. Vuốt ve cái tôi của học viên để họ biểu diễn hết khả năng. Bạn không biết và các học viên lại càng không biết gì về cơ thể, kiểu “điếc không sợ súng” nhấn không nhát tay, vặn không kiêng dè. Nhưng bạn không biết rằng nếu một cơ thể chỉ cần mất cần bằng do thói quen mà đi tập yoga “bất chấp đúng sai” thì chỉ 1 năm thôi hậu quả đã khôn lường. Những cơ thể do chưa tới 35 tuổi đã bị teo cơ khớp, mất sức, hoặc vẹo lệch, thoát vị, lão hoá... Ở cái nơi đa phần thói quen chỉ đến bệnh viện khi gần chết, đến phòng khám khi chịu không nổi thì cái bạn lãnh luôn là hậu quả mà bạn không muốn đấy ah. Tuần trước tôi nhận trị liệu cho một người thoát vị, lún đáy, chèn thần kinh là một giáo viên yoga người Anh, 10 năm nghề và giờ không đi lại được, và đã từng là chuyên gia backbend..., các bạn thấy hậu quả chưa? Hay em gái 23 tuổi dưới đây toàn được các “thợ dạy” khen dẻo để rồi tới ngày hôm nay... thật đáng sợ! Cho nên, tôi gửi vài lời tới các bạn như sau:

  • Đối với các bạn mới tập: làm ơn hiểu đúng về yoga, và hiểu yoga với cơ thể của mình. Yêu cầu Hlv phân tích cơ thể của mình để có bài phù hợp. Đừng mê uốn dẻo, không phải tự dưng học mấy môn múa, ballet, thể dục dụng cụ để thi đấu phải theo từ bé đâu ah. Bạn mấy tuổi rồi mà còn đua đòi?
  • Đối với các bạn tập lâu hơn 2 năm: ngay lập tức đi chụp cái lưng như trong hình , không cần phải để đau mới chụp để về còn có cơ hội kịp điều chỉnh. Đi học nghề thì nên chọn thầy có thâm niên trên 5 năm, kiểm tra luôn xem hlv đó tốt nghiệp ở đâu. Thầy của họ là ai vô cùng quan trọng.
  • Đối với Hlv lớp cộng đồng, 1-1: bạn nên học cách xem cơ thể học viên, rồi học giải phẫu học yoga, tìm cách lên bài trên từng trường hợp, nghề dạy nghề bạn càng giỏi hơn. Nếu lỡ học không chuyên nghiệp rồi thì dạy nương nương thôi-rồi đầu tư mà học lại từ đầu.
  • Đối với những người đang đào tạo Hlv: các bạn có lương tâm chút, khi nào học yoga trên 3 -5 năm thật đam mê, cày bừa học hành trên thảm mỗi ngày. Rồi tham gia vài khoá đào tạo Hlv khác nhau 200-300 ở những nơi có uy tín rồi hãy ra dạy nghề, tiền không phải tất cả đâu mà là nghiệp đó bạn. Làm chuyên môn như bác sỹ, giáo viên là phải giỏi tay nghề lẫn kiến thức và thức thời nghiên cứu. Tôi giờ không dám cầu bạn có Tâm mà chỉ cần bạn Ý thức nghiệp mà thôi!
  • Đối với cộng đồng: làm ơn bớt share hình uốn dẻo và tung hô mấy người dẻo đi. Yoga luyện cái đầu tĩnh và người cân bằng để thăng bằng trước sóng gió cuộc đời nha. Mỗi người một tay thanh lọc cộng đồng là vừa rồi! Yêu
Năm 2008, tôi viết ra câu “YOGA KHÔNG CHUYÊN SẼ LÀM HẠI SỨC KHOẺ CỦA BẠN” chưa bao giờ sai. Mong các bạn hãy vì sức khỏe của người tập và của chính mình mà chú ý! 
Chào ngày mới tới các Yogi với ý thức cao cho chính mình và học viên của mình nhé!
---
Chép từ FB Lê Thị Tố Hải

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2020

Căn chỉnh trong yoga: sự cần thiết và tầm quan trọng đối với người dạy cũng như người tập luyện yoga

 

Căn chỉnh trong yoga

Yoga là một môn thể thao thực hành với hiệu quả tác động rất lớn đến cơ thể người tập và rất phổ biến rộng rãi hiện nay trên khắp thế giới. Nó là một trong số ít các môn thể thao thực hành có sự gắn kết giữa thân tâm trí và tính cộng đồng rất cao, tuy nhiên thật không may, nhiều người tập hiện nay đang phá hủy cơ thể của họ do thiếu nhận thức về chuyển động, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng  hiểu về chuyển động thích hợp và cách kết hợp các khái niệm này vào thực hành yoga của bạn, bạn có thể nhận thấy một số khác biệt giữa những gì được dạy trong một lớp yoga truyền thống và những gì được viết trong bài viết này.

Có thể bạn quan tâm:

Khi yoga lần đầu tiên xuất hiện hơn năm ngàn năm trước, nhu cầu cũng như tác động của cuộc sống vào con người khác rất nhiều so với bây giờ, con người không bị ảnh hưởng tư thế xấu, các hội chứng đau cổ vai gáy do máy tính, máy điện thoại thông minh gây nên, công nghệ không chi phối tâm trí của chúng ta và chúng ta đã không ngồi nhiều giờ mỗi ngày. Mọi người di chuyển nhiều hơn và ăn ít hơn. Nói một cách đơn giản, cuộc sống ít phức tạp hơn và ít kích thích hơn. chính bởi vì thói quen cuộc sống  của chúng ta đã thay đổi trong thời đại 4.0, nên chúng ta phải tập luyện thể thao nói chung và yoga nói riêng.

Từ cấp độ cơ bản nhất, thực hành yoga và vật lý trị liệu bổ sung cho nhau theo nhiều cách. Tuy nhiên, có kiến thức về vật lý trị liệu có thể làm cho việc tập yoga hiện đại an toàn hơn, hiệu quả hơn cũng như đạt được tác động ngày càng cao hơn cho tâm trí và cơ thể người tập, việc căn chỉnh trong Yoga để tăng cường thực hành của bạn và sửa chữa các sai lệch chuyển động phổ biến trong mỗi tư thế. 

Đối với nhiều người hiện nay, chưa hiểu rõ về các thành phần quan trọng của căn chỉnh định tuyến nhưng lại muốn đốt cháy giai đoạn tập luyện không qua các lớp nền tảng cơ bản mà muốn các bước thực hành nhanh hơn với tham vọng lớn hơn cho các tư thế ấn tượng. Sự thiếu quan tâm về vấn đề căn chỉnh dẫn đến các tư thế chuyển động thiếu sót, và khi được thực hiện lặp đi lặp lại, có thể gây hại nhiều hơn là tốt. Hiểu được sự phức tạp của từng tư thế là rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro bị thương và tối đa hóa lợi ích của việc thực hành.

Sau một thời gian tập yoga tôi đã hiểu rằng các kiểu di chuyển không đúng cách tạo ra những áp lực lặp đi lặp lại trên cơ thể tôi. Trong khi tôi đang trải qua rất nhiều lợi ích về tinh thần từ yoga, nhưng đồng thời tôi cũng đang bị tổn thương về thể chất trong quá trình này

Khi bạn là một giáo viên yoga và để trở thành một giáo viên tốt bạn cần phải làm chậm quá trình thực hành của chính mình, và cần nhận ra 2 yếu tố chính trong chuyển động dẫn đến sự an toàn cho quá trình thực hành yoga

1. Sự chuyển đổi giữa các tư thế mà không chú ý đúng mức đến sự căn chỉnh chi tiết và phát triển một số thói quen di chuyển kém trong quá trình thực hành tư thế. Sự thiếu nhận thức này đã đặt ra quá nhiều áp lực căng thẳng không cân xứng lên một số phần của cột sống cũng như các khớp và một số khu vực cơ của người tập. bạn cần có một sự tập vào việc di chuyển giữa các tư thế chậm rãi và và cảm nhận chuyển động cúa cơ thể. 

2.  Xác định căn chỉnh cột sống thích hợp là điều kiện tiên quyết cho gần như tất cả các tư thế để đạt được hiệu quả cao và an toàn, trong quá trình luyện tập nếu bạn phân phối không đều áp lực chuyển động trên cột sống. Bạn cần thay đổi nhận thức để cải thiện về tư thế cột sống của bạn, sẽ giúp cho quá trình thực hành yoga mạnh mẽ và bền vững hơn.

Yoga giúp thúc đẩy quá trình chuyển động tự nhiên

Nhiều bài kiểm tra chức năng được thực hiện trong phòng khám vật lý trị liệu là các biến thể của tư thế yoga

-  Đánh giá Sự ổn định trục lõi của cơ thể có thể được kiểm tra trong Chaturanga

-  Đánh giá độ chắc và ổn định của cột sống có thể được thực hiện trong Forward Fold và Backbend............

Về mặt cơ bản tất cả các tư thế yoga đều tuyệt vời cho cơ thể, tuy nhiên hiện nay rất nhiều người tập yoga với chuyển động tư thế rất nhanh và ít chăm chút cảm nhận chuyển động điều này sẽ càng trở nên tồi tệ và dễ gây chấn thương hơn nếu người hướng dẫn không siêng năng sửa chữa tư thế, và căn chỉnh chuyển động phù hợp từng tư thế theo đặc điểm cơ thể của người tập. Điều quan trọng cần nhớ là thực hiện các tư thế từ từ và thông minh sẽ đem lai hiệu quả rất tốt cơ thể.

Trong các bài viết tiếp theo chúng ta sẽ cùng đề cập đến những vấn đề như sau: chuỗi động học của cơ thể trong yoga,  quan điểm Yoga là về hành trình, không phải là đích đến và tìm hiểu cốt lõi của vấn đề di chuyển trong thực hành yoga.

Tham khảo thêm các bài viết về chủ đề: Giải phẫu học yoga.

TS. Đàm Anh Tuấn
Chuyên ngành vận động học và y học TDTT
Giảng viên khoa y sinh trường ĐH TDTT TP. HCM
Chuyên khoa YHCT
HLV yoga liên đoàn Yoga
Coach cấp 3 Training Fitness & thể hình

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2020

Cách Phân Biệt Và Nhận Biết Các Loại Hình Yoga Hiện Nay

 

Cách Phân Biệt Và Nhận Biết Các Loại Hình Yoga Hiện Nay

I. HATHA YOGA. 

Các lớp học Hatha thường gồm cá tư thế chậm phù hợp cho người mới bất đầu. Hatha được chia ra Ha là mặt trời Tha là mặt trăng. Điều này đề cập đến sự cân bằng của nam tính nắng nóng và năng động và nữ tính mặt trăng mát mẻ dễ tiếp thu trong tất cả chúng ta. Hatha hướng đến sự cân bằng và thống nhất đối lập. Hatha là công cụ mạnh mẽ để tự chuyển hóa nó đòi hỏi chúng ta phải chú ý trong hơi thở giúp chúng ta kiểm soát biến động ở tâm và diễn biến ở tùy khoảnh khắc.

II. VINYASA – Là một thuật ngữ sử dụng chung cho yoga nhanh và  liên tiếp

Những lớp học Vinyasa có thể bao gồm nhiều trường phái khác nhau và thường di chuyển nhanh hơn trường phái Hatha. Lớp Vinyasa tốt cho những ai tìm lớp có nhiệp độ nhanh thích thay đổi các tư thế yoga liên tục, nên tránh nếu như người mới tập yoga và những ai bị chấn thương. Vinyasa có nghĩa là dòng chảy và nó trở thành một phong cách cực kỳ phổ biến của yoga. Phong cách này ko chỉ làm cho ta mạnh mẽ và linh hoạt mà còn cải thiện cơ bắp sự tự tin năng động . Vinyasa  Astanga qua thời gian những người ko muốn gắn bó thì họ sáng tạo tự do hơn đã tạo ra phong cách Astanga  Vinyasa và Vinyasa ko luôn luôn có sự lặp lại của Chaturanga lên và xuống mà nó là trình tự nghệ thuật có dòng chảy dễ dàng hay còn gọi là nghệ thuật của vũ đạo. 

III. ASTANGA YOGA

Tập trung vào 6 bộ tư thế truyền thống của S.P.JOIS tập trung vào hơi thở khóa năng lượng và điểm nhìn cố định các tư thế luôn nối tiếp, khi tập ko có âm nhạc mỗi tư thế giữ trong 5 hơi thở, mỗi lớp tập từ 75-90 phút, mặc dù các lớp tập bình thường ngắn hơn. Ko sử dụng dụng cụ hỗ trợ Astanga cũng được gọi là 8 nhánh của yoga. Nó đề cập đến 8 nhánh của yoga và xây dựng sức mạnh về cơ. Bài tập Astanga ko thích hợp cho người mới tập và đang bị chấn thương. 

IV. IYENGGAR YOGA

P.K.S. Iyengar yoga là người lập ra và là người biết đến như một cha đẻ của yoga hiện đại. Iyengga tập trung vào từng tư thế từng chi tiết, chú ý đến từng chi tiết và định tuyến nó có sử dụng đến các dụng cụ như ghế, dây dai, gạch, gối… sử dụng cho hầu hết các tư thế ko tập với âm nhạc, Iyenggar yoga tốt cho bất kỳ ai học yoga về cơ thể học, cho người mới bắt đầu người phục hồi sau chấn thương. Tránh tập lớp yoga này nếu bạn muốn có nhịp độ nhanh và muốn tập với âm nhạc và những ai thích học ko qua quan trọng. 

 V.  YINGOYA

Kết hợp với nguyên tắc Hatha và khí công Yinyoga tập trung vào các liên kết mô và gân, dây chằng chứ ko phải là cơ bắp. Nó ko tập trung vào việc làm ấm cơ bắp  hoặc di chuyển một cách nhanh chống thay vào đó Yinyoga là 1 trường phái tập luyện nhẹ nhàng do Paulie Pink là một giác viên yoa chuyên gia võ thuật với loại yoga này các tư thế tập luyện được giữ trong thời gian 45 giây đến 45 phút. Các chuyên gia tin rằng khoản thời gian này sẽ tạo áp lực cho các mô liên kết, tăng sức dẻo dai, tăng cường tuần hoàn và  hệ hô hấp. Giữ một tư thế trong một thời gian dài đòi hỏi người tập có sự kiên trì và ý chí cao. Tập trung vào hơi thở tương tự như cách tập thiền. Nên tránh với những người có lớp học có nhiệt độ không ngồi yên. 

Tham khảo thêm: Yin Yoga là gì? Lợi ích & Trải nghiệm.

VI. BIKRAM YOGA

Được tạo ra bởi chuyên gia Bikram Choudhury l. Đặc điểm chính của loại hình yoga này phải tập trong căn phòng nóng có nhiệt độ 38-40 độ, trong chuỗi 90 phút tập luyện sẽ có 26 tư thế cơ bản được tập luyện hai lần và 2 bài tập thở. Tập luyện ở nhiệt độ này giúp chúng ta loại bỏ được độc tố, tăng nhịp tim, tăng tuần hoàn máu và tính linh hoạt của cơ bắp. 

VII. HOT YOGA

Là thể loại yoga khá tương đồng với BikRam, tuy nhiên bạn sẽ ko bị giới hạn bởi 26 tư thế và có thể tự do sáng tạo hơn Hotyoga rất thích hợp với bạn nào tập luyện thể thao trong tình trạng đầm mồ hôi giải phóng cơ thể.

VIII. ANUSARA YOGA

Anusara hoặc gọi là yoga của trái tim được thành lập bởi JohnFine vào những năm 1990. Sau mooth vài lớp học Anusara bạn sẽ cảm thấy tất cả những lợi ít tiêu biểu của việc thực hành Asana thông thường, bao gồm gia tăng sứ mạnh giúp cơ thể linh hoạt , tâm hồn được điềm hình nhẹ nhàng. Trong Anusara yoga trong tâm chính là việc kết nối cua 3 yếu tố (tâm hồn, cơ thể và trái tim). Trong khi bnaj tập cơ thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ động tác tốt hơn.

IX. KUNDALNI

Được đề cập như là năng lượng ngầm của cuộc sống (chakra luân xa). Mục đích của Kundalni yoga là đánh thức khia thác nguồn năng  lượng. Kundalni là một loại hình yoga bí ẩn nhất về các hoạt động tin thần và thể chất. Nó tập trung vào hít thở niệm chú, thiền, cử chỉ tay nên các bài tập đều được thực hiện trong tư thế ngồi. Kundalni yoga giúp bạn phát triển trí óc và nhận thức , bạn ko nên theo tập loại hình yoga  này nếu bạn đang tìm kiếm một trắc nghiệm vật lý hoặc có những định kiến với giới tâm linh.

Ngoài các loại hình yoya trên còn có rất nhiều loại yoga khác như: Sivananda, Jivamuti, yoga võng, gậy, yoga bóng…

Có thể bạn quan tâm: Phong cách Yoga nào phù hợp nhất với bạn? So sánh 3 kiểu Yoga cơ bản.

---
Chép lại từ FB Trịnh Ngàn Phương.

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2020

Tập yoga bao lâu sẽ đem lại hiệu quả?

 

tập yoga bao lâu sẽ đem lại hiệu quả?

Có chị, muốn giảm cân, tập vài tuần sao chưa thấy giảm cân => bắt đầu thất vọng.

Có em, muốn hết mụn, tập cũng vài buổi sao mụn chưa biến mất = > cũng bắt đầu nghi ngờ yoga.

Có cô, đau cột sống triền miên, tập vài buổi về thấy đau hơn => chắc do tập sai, xin HLV nghỉ, chẳng thà sống chung với cơn đau bệnh tật mỗi ngày còn hơn đau trong giai đoạn đầu do tập yoga để cải thiện bệnh.

Có bạn, muốn da sáng, dáng đẹp, nhưng vào lớp không tập trung, tập hời hợt => sau 1 thời gian da chưa sáng, dáng chưa đẹp.

Có chị, đòi hỏi đủ thứ: giảm mỡ bụng, tăng vòng 1, da đẹp, tăng chiều cao, hỏi tập bao lâu thì đạt được, tôi trả lời tuỳ thuộc vào khả năng và sự kiên trì của chị => chị mất lòng tin bởi cái chị muốn là 1 thời gian cụ thể, ví dụ như 1 tháng giảm 5cm mỡ bụng vậy.

Có bạn nam, muốn tập cho khỏe, nhưng vào lớp thấy phụ nữ nhiều quá => ngại, cũng nghi ngờ yoga không dành cho nam.

Có nhiều người, muốn tập cho khỏe, giảm bệnh, nhưng tập vài buổi thấy cơ thể ê ẩm => thiếu kiên trì và cho rằng mọi người quảng cáo yoga quá!

Nhiều lắm, rất nhiều trường hợp tương tự như vậy và bắt đầu nghi ngờ những gì giáo viên nói, nghi ngờ về việc tập luyện Yoga…

Ở đây, tôi không đề cập đến trường hợp người tập nhận tác dụng ngược từ yoga do tự tập, tập với giáo viên không đủ chuyên môn, tập sai kỹ thuật…

Có thể bạn quan tâm:

Qua quá trình hướng dẫn yoga cho mọi người, tôi thấy đa số chúng ta tìm đến lớp yoga vì 1 số lý do sau: áp lực, căng thẳng trong công việc và gia đình, không tự tin ở vẻ ngoài của mình, muốn đến với yoga để được giảm cân, trẻ đẹp, những người đau khớp gối, đau lưng quá nhiều, một số người thì bị bệnh, và càng ngày càng có nhiều những người khỏe mạnh bình thường đến với yoga.

Như vậy, thì trước đây đa số chúng ta rất ít quan tâm đến sức khỏe, khi gặp 1 vấn đề gì đó thì mọi người mới tìm đến yoga như 1 cứu cánh. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng yoga là 1 phép màu, Chúng ta không tìm đến yoga để NÔN NÓNG làm đẹp, để trị bệnh nếu không đạt được những điều đó trong một thời gian ngắn chúng ta lại thấy thất vọng.

Thật ra nếu chúng ta quan tâm đến sức khỏe của chính mình thì mỗi ngày dành ra 1 giờ luyện tập để tinh thần minh mẫn hơn, thể lực khỏe mạnh hơn sau đó làm những việc khác hiệu quả hơn rất nhiều mà mọi người chưa biết. Đợi cơ thể đau yếu, tất nhiên, việc tập luyện sẽ khó khăn hơn so với khi bạn còn trẻ, còn khỏe mạnh!

Yoga không phải là giải phẩu thẩm mỹ để giúp bạn có thể đẹp ngay; không phải là một liều thuốc mạnh thần kỳ để trị bách bệnh. Yoga chỉ đường, hướng dẫn con người đạt đến trạng thái bình thường như mong muốn – trạng thái không bệnh tật - do chính bản thân mình cố gắng mà được. Sự thăng bằng trong tâm hồn và thể chất chính là những gì mà yoga sẽ mang đến cho người kiên trì theo đuổi. Chính những nổ lực đó mới tạo nên một thành quả to lớn, cho chính bản thân mỗi người.

Vậy kiên trì tập yoga bao lâu sẽ đem lại hiệu quả, ví dụ như là muốn tăng/giảm cân, ngủ ngon, hết đau lưng?

Hiệu quả tập yoga không tính bằng thời gian, mà tính bằng kỉ luật, tính kiên trì luyện tập của bạn. Có những học viên vào lớp nghe HLV hướng dẫn, làm theo hướng dẫn, tập trung cảm nhận cơ thể, có người ngay ngày đầu tiên đã thấy ngủ ngon, lưng bớt đau. Cũng có người tập 5-7 tháng nhưng vẫn không có tiến bộ nhiều so với ban đầu là do họ không tập trung, không theo hướng dẫn, thiếu niềm tin và không kiên trì tập luyện. Cùng độ tuổi, cùng triệu chứng, nhưng có người nhanh phục hồi, có người lại chậm hơn.

Vậy, người tập cần phải làm gì?

Hãy bỏ lại bên ngoài cửa lớp tất cả những gì bộn bề của cuộc sống, những suy nghĩ mông lung và những đánh giá, so sánh trong suy nghĩ. Nghe theo hướng dẫn của HLV, có niềm tin về yoga, niềm tin nơi bạn tập. Và tất nhiên, với những người có vấn đề về sức khỏe, việc tập luyện sẽ khó khăn hơn bởi bạn sẽ phải trải qua thời gian "đau" hơn cái đau thông thường mà bạn đang gặp phải, bởi vì đó chính là tác dụng của yoga giúp cơ thể bạn quay ngược về với trạng thái bình thường.

Hãy kiên trì, cho đến nay, những học viên yoga thật sự của tôi đều nhận được hiệu quả tích cực hơn mong đợi từ Yoga!

Tham khảo thêm: Lợi ích lâu dài của Yoga với cơ thể.

HLV Phương Hoàng

---
Chép lại từ FB Yoga Đà Lạt

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2020

Điều gì đang ngăn cản bạn vào sâu hơn trong tư thế yoga?!?!

điều gì đang ngăn cản bạn vào sâu hơn trong tư thế yoga?!?!

Trong Yoga có rất nhiều Tư Thế Phức Tạp (Complicated Yoga Poses) đòi hỏi cả sức mạnh lẫn độ linh hoạt ở nhiều vị trí.

Trong khoảng thời gian chinh phục các Tư Thế Yoga mình đã có cực kì nhiều cảm xúc: đầu tiên là phấn khích, mong chờ, rồi chuyển sang nghi ngờ bản thân & phương pháp tập luyện vì tập mãi chưa được, cuối cùng là chán nản..... 🤣

Liệu các bạn có từng giống như mình? 🤔

Vậy điều gì đang ngăn cản bạn đi xa hơn, vào sâu hơn trong tư thế Yoga? Đâu là điểm giới hạn của bạn?

Câu trả lời cho những câu hỏi trên có khả năng giúp đỡ bạn rất nhiều, mặc dù thường thì cũng rất khó để tìm ra 🥵

Theo ý kiến cá nhân mình, có hai giới hạn khi bạn tập luyện, đầu tiên là giới hạn của tâm trí, thứ hai là giới hạn của cơ thể.

Có thể bạn quan tâm:

1. Giới Hạn Tâm Trí

Cá chắc rằng nhiều bạn đã từng có suy nghĩ trong đầu: "tư thế này khó quá chắc cả đời mình cũng không làm được" (dù có thể chỉ ngay sau đó đã tập được luôn 😆), "tay mình yếu thế này, người mình cứng thế này thì sao tập được abcxyz..."

Giới hạn của tâm trí là thứ đầu tiên ngăn cản bạn, đôi khi nó giúp bạn tránh xa khỏi nguy hiểm, đôi khi nó khiến bạn không được trải nghiệm làm một điều gì mới mà trước đây bạn chưa bao giờ làm.

Cách đơn giản nhất để phá bỏ giới hạn tâm trí là tập theo "Tiến Trình" từng bước một, từ dễ đến khó, dần dần bạn sẽ vượt qua được giới hạn mà tâm trí đặt ra.

Khi tập một tư thế Khó & Mới hãy tìm biến thể đơn giản hơn, nếu bạn không biết thì hãy hỏi giáo viên hướng dẫn.

Thay đổi bản thân luôn là một cuộc đua Marathon chứ không phải giải chạy nước rút.

Nỗ lực 100% với nhiều người có thể khiến họ sợ hãi và sau đó không dám quay lại tập luyện, thay vào đó hãy chỉ nỗ lực đủ để vượt qua giới hạn hiện tại một chút nhưng lặp lại nhiều lần trong thời gian đủ dài.

------------------

2. Giới Hạn Cơ Thể

Phạm vi chuyển động (ROM - Range of Motion) ở khớp của chúng ta, nếu bị giới hạn bởi các mô (cơ bắp, dây chằng bị chặt cứng... mình sẽ mô tả thêm ở bên dưới) có thể tăng lên nhờ quá trình tập luyện tư thế Yoga, hít thở...

Khi giới hạn phạm vi chuyển động đã chạm ngưỡng bởi sự nén (có thể là của xương) thì Yoga sẽ không giúp được gì cho bạn, bạn đã chạm đến giới hạn độ linh hoạt của bản thân trong tư thế đó, theo hướng đó.

Khi tập Yoga, chúng ta tôn trọng tính riêng biệt của mỗi người.

Chúng ta có mã gen di truyền, hệ xương khớp, thế giới quan và lịch sử cuộc đời khác nhau.

Do đó, mỗi người sẽ có một cách tiếp cận riêng với từng động tác Yoga, hiểu giới hạn tự nhiên của mình ở đâu sẽ giúp các bạn tránh việc cố gắng phá huỷ cơ thể khi tập Yoga 🙂

------------------

2.1 Độ Căng (Chặt) Của Các Mô

Có 4 mô chính tạo ra lực cản (đến từ độ căng, chặt của các mô) giới hạn phạm vi chuyển động của bạn, đó là:

- Da (chiếm 2% giới hạn ROM)

- Gân (chiếm 10% giới hạn ROM)

- Cơ và Mạc Cơ (Fascial) (chiếm 41% giới hạn ROM)

- Bao Khớp và Dây Chằng của nó (chiếm 47% giới hạn ROM)

Như thông số ở trên, dễ dàng nhận thấy thành phần chính của Da là Collagen có tính cố định nên ảnh hưởng rất ít (2%) đến phạm vi chuyển động (ROM).

Gân cũng được cấu thành chủ yếu từ Collagen nên cũng không thể giãn quá nhiều (10%). Rất khó để tác động lực lên gân và kéo giãn nó, trước khi lực đó chạm đến gân thì có lẽ điểm nối giữa Cơ & Gân (Myotendinous) đã bị đứt gãy (chấn thương).

Tiếp theo là Cơ và Mạc Cơ, đây chính là mô mà các bạn có thể kéo giãn nhiều nhất (41%) khi tập Yang Yoga và Yin Yoga.

Cuối cùng là Bao Khớp và Dây Chằng (47%), mặc dù chiếm tỉ lệ % lớn ảnh hưởng đến độ linh hoạt của cơ thể nhưng chúng lại là phần mà các bạn ít có thể thay đổi được, độ linh hoạt của chúng được định đoạt từ khi bạn sinh ra (đó là lý do có những người vốn đã dẻo dai, linh hoạt hơn những người khác dù không tập luyện).

Giống như Gân, Dây Chằng có tính ổn định nhiều hơn là đàn hồi (một vài dây chằng như ở đốt sống thắt lưng thì có tính đàn hồi cao hơn các dây chằng khác), và chúng không thể giãn quá 4-10% tuỳ mỗi người. Chúng có nhiệm vụ nối xương lại với nhau và giữ cho xương di chuyển ở một biên độ an toàn trong Bao Khớp.

------------------

2.2 Sự Nén Của Xương

Khi bạn tập một tư thế đã lâu, bỗng chợt cảm thấy hơi đau nhức, tức tức không giống cảm giác kéo giãn bình thường thì có thể đó là Xương Chạm Xương.

Như đã nói ở phần trước, đây sẽ là điểm giới hạn của bạn và các tư thế Yoga sẽ không giúp ích được cho bạn nữa.

Điều duy nhất bạn có thể làm để đi xa hơn là phá huỷ cơ thể, phẫu thuật và những can thiệp khác nhằm thay đổi cấu trúc cơ thể, nhờ đó mà gia tăng độ linh hoạt.

Mình từng trầm trồ trố mắt xem một Hot Yogi vì cô ấy rất dẻo, rất linh hoạt, tập Yoga như tập Xiếc, sau đó thì mình biết cô ấy từng phải làm phẫu thuật hông 🙂

------------------

Ở trong bài viết này chúng ta đã cùng thảo luận về độ linh hoạt rất nhiều, vậy tập Yoga có phải là chỉ cải thiện độ linh hoạt, bao nhiêu là đủ?

Mình sẽ chia sẻ tiếp ở một bài viết khác có tên: "CÓ NÊN ÉP DẺO KHI TẬP YOGA", các bạn đón đọc ủng hộ mình nhé 🥳

Bài viết có sự tham khảo từ nguồn sách: Yin Yoga - Tâm Yên Bình Đẹp Dáng Xinh của tác giả Bernie Clark, đã được dịch sang tiếng Việt.

---

Chép lại từ FB Yin Yang Yoga Hanoi.

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2020

Khớp háng & các tư thế xoạc ngang - xoạc dọc trong yoga

 


Khớp háng là khớp hoạt dịch thuộc khớp chỏm, nối giữa xương chậu với xương đùi trong cơ thể người. Khớp chỏm là khớp di chuyển nhiều nhất trong cơ thể: gập-duỗi; dạng-khép; xoay vào-xoay ra.
Chính vì vậy khớp háng sẽ tham gia rất nhiều vào các hoạt động Yoga, nên có 1 khớp háng linh hoạt sẽ giúp chúng ta vào các tư thế được dễ dàng hơn.


☘️ Xoạc Dọc: khi xoạc dọc khớp háng sẽ là gập tại khớp ở chân trước (cơ duỗi hông, cơ mông lớn, cơ gân kheo giãn) và duỗi tại khớp ở chân sau (cơ gập hông, cơ thẳng đùi trên giãn). Khi xoạc dọc chúng ta cần:
- Ngồi thẳng và giữ cho 2 bên hông cân bằng.
- Hướng cơ thể hoàn toàn về trước, tránh bị lệch hông.
- Nghiêng người qua chân trước và cố ngồi xuống 1 bên mông chân trước.


☘️ Xoạc Ngang: khi xoạc ngang khớp háng sẽ gập, dạng và xoay ra ở cả 2 chân (cơ đùi trong, cơ hình lê, cơ gân kheo, dây chằng chậu đùi, dây chằng mu đùi giãn, các nhóm cơ mông lớn, cơ mông nhỡ, cơ gập hông mềm cũng giúp nhiều cho xoạc ngang). 

Khi thực hiện, chúng ta nên: Giữ vững mông trên thảm và dạng chân ra theo sức, đầu gối thẳng, 2 bàn chân dựng đứng và chậm rãi gập người về trước (lưng luôn giữ thẳng, đẩy hông và rướn dài cột sống về trước, không gù lưng chạm đầu xuống thảm trong khi bụng vẫn chưa chạm sàn).

💢 Đặc biệt, chúng ta nên #LƯU_Ý các thông tin hữu ích sau:

▶️ Khi xoạc dọc bị lệch sẽ dẫn đến không giúp khớp háng gập duỗi đúng nơi, các nhóm cơ liên quan không căng giãn đúng hướng và việc xoạc sẽ không bao giờ hoàn chỉnh.
▶️ Xoạc ngang thông thường khó hơn xoạc dọc vì liên quan nhiều đến cấu trúc khung chậu bẩm sinh của từng người. Khi xoạc ngang mà chúng ta cảm thấy đau nhức ngay mông sau thì phải dừng lại việc ép dạng chân ra tiếp vì lúc này xương đùi chúng ta đã mở quá mức và chạm vào hốc ổ khớp của khung chậu, không thể thêm nữa sẽ bị chấn thương.
▶️ Khi tập tư thế nào chúng ta phải khởi động, làm nóng khớp đó và các cơ liên quan thì việc vào tư thế sẽ dễ dàng hơn.
▶️ Tùy theo cấu trúc khung chậu và các nhóm cơ, dây chằng liên quan mà có người sẽ xoạc dọc dễ hơn hoặc ngược lại, và cũng có người xoạc không được vì cấu trúc khung chậu chúng ta không cho phép (chứ không phải như lời hứa của vài giáo viên là cứ cố gắng xoạc, ép đẩy các kiểu rồi sẽ xoạc được 😉)
▶️ Yoga chỉ giúp chúng ta làm giãn các cơ, gân, dây chằng chứ Yoga không thể thay đổi cấu trúc xương khớp của chúng ta. Sẽ không có câu trả lời hoàn chỉnh cho việc bao lâu bạn sẽ xoạc được vì điều đó phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của bạn và thời gian tập luyện.
▶️ Chúng ta nên biết Yoga có rất nhiều các tư thế khác nhau và không có 1 ai sẽ làm hoàn hảo tất cả các tư thế Yoga. Chúng ta cứ vui vẻ tập luyện theo sức mình, không so sánh mình với ai và hài lòng với những gì mình đạt được vì Yoga là con đường chúng ta tự khám phá và chinh phục chính bản thân mình ❤️
Sưu tầm và tổng hợp.

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

Khớp vai & những vấn đề cần lưu ý khi tập luyện yoga để bảo vệ khớp vai

 

Hình 2

Khớp vai tên trong giải phẫu là khớp ổ chảo cánh tay, nó là một khớp bóng và hốc, là diện tích tiếp xúc giữa 2 xương bả vai và cánh tay. Xương cánh tay to, còn hốc thì nhỏ nên phần diện tích tiếp xúc đó rất bé. Đó là lí do làm cho khớp vai rất linh hoạt nhưng lại kém ổn định (Hình 1).

Hình 1

     Vì xương không ổn định nên phải có những hệ thống dây chằng và cơ xung quanh để gia tăng độ vững của khớp (Hình 2,3). Khối dây chằng tạo độ vững kiểu tĩnh và khối cơ bắp tạo độ vững kiểu động. 

    Khớp vai là khớp hoạt dịch, bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai, kéo dài lên giữa cơ delta và bao khớp dưới cơ delta. Bao hoạt dịch giúp làm giảm ma sát khi chúng ta hoạt động (Hình 1, phần màu xanh ngay dưới mỏm cùng vai). Bao hoạt dịch này rất dễ bị viêm do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do vận động sai cách.

Có thể bạn quan tâm:

     Trong các tư thế yoga mà tay vươn qua đầu (như tư thế núi vươn hai tay- utthita hastasana, tư thế chó úp mặt- adho mukha svanasana...), vai là xoay lên, mỏm cùng vai được nâng lên, khiến các sợi gân của nhóm cơ xoay vào. Nếu bạn không cho phép bả vai đi lên mà lại trì mỏm cùng vai xuống, thì mỏm cùng vai sẽ đè vào những sợi gân này. Lặp đi lặp lại sẽ dẫn đến chấn thương (viêm gân). Vì vậy, ở các tư thế tay vươn qua đầu, hai bả vai phải xoay ra và đi lên để mỏm cùng vai không đè vào các sợi gân. 

Hình 3

      Có 4 cơ nhỏ nằm sâu bên trong vùng vai làm việc này, đó là: cơ trên gai, cơ tròn nhỏ, cơ dưới gai, và cơ dưới vai (hình 2). Nhiệm vụ của 4 cơ này là giúp giữ xương cánh tay trên vào trong khớp vai, tạo sự ổn định và chắc chắn của xương vào trong khớp, xoay xương cánh tay ra ngoài. Các cơ này rất nhỏ, kém phát triển so với các cơ khác nên rất dễ bị tổn thương. 

    Cơ trên vai giữ đầu xương cánh tay trong hốc của nó, nếu tổn thương cơ này, vai rất dễ bị trật. 

    Cơ dưới vai và cơ tròn nhỏ kéo xuống trên đầu của xương cánh tay khi cánh tay được giơ lên hay dang ra. Nếu cơ này yếu, đầu của xương cánh tay có thể đụng lên mỏm cùng vai của xương bả vai, đè vào cấu trúc mô mềm (túi hoạt dịch, gân) lâu dần sẽ dẫn đến viêm và gây đau. Nên trong tư thế hạ trụ tứ chi (chaturanga dandasana), nếu hai cơ này yếu, mỏm vai bị trì xuống (vai hướng xuống đất), thì xương cánh tay tì sẽ tì vào nơi yếu nhất của bả vai và tì vào dây chằng

    Một điều đáng lưu ý nữa là, khi học viên thực hiện các tư thế tay vươn qua đầu, bị so vai rụt cổ, rất nhiều giáo viên hướng dẫn là hạ vai xuống. Điều này rất nguy hiểm vì lúc đó vai chưa mở, không có khoảng không giữa khớp, mà hạ vai xuống ngay thì xương sẽ cấn vào cấu trúc mô mềm, lâu dần sẽ đau do chấn thương lặp đi lặp lại.

    Nên để tập luyện an toàn cho vai:

  • Tập luyện cho các cơ nhỏ sâu bên trong vai. Đó là nhóm 4 cơ ở trên, giúp ổn định xương vào trong ổ khớp.
  • Luôn xoay cánh tay ra ngoài trước khi thực hiện vươn tay qua đầu
  • Với các tư thế tay dang (ví dụ tư thế ngón chân cái), biết cách tạo lực để ổn định khớp vào hốc, dùng cơ (hơi co nhẹ khuỷu tay) để bao vệ khớp

...

  Chúc các bạn tập luyện an toàn!

  Nguồn tác giả: Mộc Miên Yoga

Tu tập tâm linh? có thể là một cái bẫy của bản ngã

 


Tôi nhận ra càng ngày càng có nhiều người bước vào con đường "tâm linh". Cái Tâm Linh thực sự mà tôi biết đó là giết đi bản ngã để biết rằng mình là Đại Ngã (Vô Ngã). Bây giờ tôi không biết được thuật ngữ "tâm linh" ngày nay đang được định nghĩa như nào vì nó có muôn vàn hình thái, giáo lý, thể thức, phương pháp tu tập. Khai mở luân xa, thức tỉnh Kundalini, xuất hồn, chữa lành bằng tâm linh, du hành các cõi giới, giấc mơ sáng suốt, thăng tiến linh hồn, tự nhận mình là các chủng đến từ vì sao khác(?),v,v... Khi bắt đầu tìm hiểu bạn cảm tưởng nó như một ma trận, một mê cung và được thương mại hóa rất nhiều.


Tại sao bạn lại muốn đi vào con đường này. Rõ ràng là bạn muốn đạt được một điều gì đó từ nó. Cách giáo lý giả dối luôn đề cập đầu tiên đến các ích lợi, những lời hứa hẹn rất hấp dẫn sau khi bạn tu tập. Các quyền năng tâm linh, khả năng ngoại cảm, sức khỏe, trí tuệ, khả năng chữa lành, hấp dẫn tiền tài, thịnh vượng... Đều là những thứ vô cùng quyến rũ với bản ngã và bạn dễ dàng sa ngã. Nếu bạn đã từng tìm hiểu về "thị trường tâm linh" này bạn sẽ đồng tình với tôi. Hãy tự thực lòng trả lời những câu hỏi dưới đây:
- Bạn nghĩ rằng tu tập tâm linh sẽ làm bạn giàu có, thuận lợi trong công việc?
- Bạn nghĩ rằng tu tập tâm linh sẽ khiến bạn trở nên cao siêu, được kính trọng hơn người thường?
- Bạn có nghĩ rằng tâm linh sẽ giúp bạn giải quyết những khó khăn trong cuộc sống bạn?

Nếu câu trả lời là có rất có thể bạn đã rơi vào cái bẫy của bản ngã. Bản ngã của bạn đang cảm thấy mờ nhạt, thấp kém và thất bại trong cuộc sống vật chất, vì vậy nó tìm kiếm thành công trên mặt trận khác là mặt trận tâm linh. Nếu bạn đang có một cuộc sống sung túc, hạnh phúc, thuận lợi, bạn thì bạn có nghĩ đến tu tập tâm linh không?

Những người tu tập tâm linh do bản ngã như trên hầu như không có thành tựu gì (chưa kể tiền mất, tật mang). Hoặc có thể có thành tựu một chút nhưng lại phát sinh nhiều vấn đề khác.

Con đường tâm linh đích thực là con đường phá bản ngã. Và hiển nhiên bản ngã không ưa điều này.
Một người tu chân chính sẽ không coi tâm linh là con đường chạy trốn khỏi thực tại. Họ đến với tâm linh như một bản năng. Bởi một tiếng gọi từ phía sâu trong tâm hồn. Một khao khát tìm hiểu được Chân Lý của sự sống nảy sinh trong họ, vì họ đã nhìn ra được sự giả tạm và vô thường của đời sống này. Chỉ một lần nghe thấy thuật ngữ "Giác Ngộ", họ sẽ không bao giờ quên, và sẽ tìm mọi cách để chứng được nó. Và họ sẽ không thất bại. Họ sẽ luôn tìm được hướng đi đúng đắn vì bên trong họ sâu thẳm là mong muốn tìm ra con đường trở về với chính mình, về với tính không. Một khi bạn thành tâm, cả vũ trụ sẽ chỉ dẫn và giúp đỡ bạn.


Người thầy giả tạo sẽ luôn tìm kiếm học viên vì họ muốn một điều gì đó từ người học viên. Một Chân Sư thì sẽ luôn có đệ tử tìm đến tận nơi để học tập. Họ không hề làm gì phô trương cả, nhưng học giả từ khắp mọi nơi trên thế giới tìm đến để học hỏi. Giáo lý chân chính của họ không hứa hẹn cho bạn bất cứ lợi ích nào ngoại trừ việc biết được Ta là thực là gì. Nó nghe rất đơn giản và tầm thường vì thế dễ dàng bị coi nhẹ bởi vì bản ngã luôn thích những thứ đao to búa lớn, phức tạp, có lợi ích rõ ràng. Tuy nhiên nó lại là Chân Lý tối thượng nhất, món quà to lớn nhất mà bạn có thể nhận được. Thứ đơn giản nhất lại có thể là thứ vĩ đại nhất. Bạn đâu cần tìm kiếm phép màu nào, chẳng phải sự Tồn Tại của bạn chính là Phép Màu kì diệu nhất sao? Thấu hiểu được phép màu này là một phần của Giác Ngộ, là một phần trên hành trình trở về với chính mình.

Bất kể lựa chọn của bạn ra sao, Chân Lý vẫn luôn mở cửa chờ đón bạn.
Bình an khai sáng & trí tuệ.
---
Nguồn: Nhận tức bất nhị
Bài viết có 1 số từ ngữ được Long chỉnh sửa để nó phù hợp và mang tính phổ quát hơn
Yoga là 1 con đường giúp cho người tập thế kỷ 21 thấu rõ bản thân chính mình
---
Chép lại từ FB Nguyễn Đức Long

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2020

Hiểu thêm về đau thắt lưng - Tại sao người tập yoga hay bị đau khi làm các tư thế backbend

 

Tại sao người tập yoga hay bị đau thắt lưng khi làm các tư thế backbend

Tại sao người tập yoga hay bị đau thắt lưng khi làm các tư thế backbend. Trong bài viết này tôi nói rõ hơn về 3 nguyên nhân gây đau thắt lưng khi tập backbend. 

1. Đau thắt lưng khi các đốt sống thắt lưng bị nén: 

Nhìn vào hình đính kèm chúng ta có thể thấy các đốt sống thắt lưng được sinh ra để backbend nhưng chúng không thể vặn (ngược với các đốt sống vùng lưng ngực). Tuy vậy không phải vì lý do đó mà chúng ta có thể ngả sau bao nhiêu tuỳ ý muốn. Ngưỡng vận động của một đốt sống bất kỳ được giới hạn bởi 2 yếu tố: Sự nén (compression - giữa 2 xương) và sự căng (tension - của các dây chằng, gân, cơ...). Với riêng đốt sống T12, do tính chất của đốt sống này vừa có sự tương tự với các đốt sống vùng T (dễ dàng vặn) và các đốt sống vùng L (dễ ngả sau) nên khi chúng ta chuyển động nhanh (ngả sau bất ngờ, vặn bất ngờ) thì các khớp xung quanh T12 là các khớp dễ có xu thế bị tác động nhiều nhất. Ngoài ra việc không kéo giãn các đốt sống trước khi ngả sau sẽ làm tăng sức nén lên các khớp giữa các đốt sống vùng thắt lưng và gây đau. 

Đau thắt lưng khi tập yoga
Để giải quyết câu chuyện này, việc tập cho các đốt sống vùng thắt lưng có cảm nhận được kéo dài và duy trì cảm nhận này khi vào và giữ tư thế là cần thiết. Thông thường, tôi thường cho các học viên của mình có được cảm nhận kéo dài vùng này từ các tư thế đứng. Ví dụ, trong tư thế chiến binh 1, 2: giữ hông vững không bị cảm giác đè xuống chân nhưng cũng không bị dâng lên khi chúng ta vươn người lên phía trên. Khi cố định hông, cảm nhận kéo dài thắt lưng sẽ dễ quan sát hơn. 

Với các tư thế như Trikonasana (tam giác), Parsvottanasana (tam giác gập người về phía trước) hoặc Prasarita Padottanasana (hai chân đứng rộng và gập người về phía trước) hãy lưu ý kéo hông về phía sau, chuyển áp lực một phần từ mũi chân về gót chân sau đó giữ gót chân chắc không bị nhấc lên trước khi gập người về phía trước. Đối với các tư thế backbend ở mức độ nhẹ như cây cầu hãy cảm nhận phần thắt lưng được kéo về 2 phía: Kéo 2 đầu gối hướng ra xa bụng để nâng hông lên thay vì chỉ xiết cơ mông để nâng hông lên. Đương nhiên việc làm cho cơ bụng ngang (TA) được kích hoạt cũng vô cùng quan trọng - khi TA được kích hoạt đủ, nó sẽ tác động lên mạc ngực thắt lưng, làm cho việc backbend trở nên thuận lợi hơn, đồng thời nó giúp ổn định các đốt sống thắt lưng (như bài trước tôi đã phân tích) 

Có thể bạn quan tâm:

Để hiểu về câu chuyện này, chúng ta hãy hình dung một cách đơn giản là có 2 nhóm cơ tham gia vào 1 chuyển động (chưa kể các nhóm hỗ trợ khác mà mình chưa bàn đến): nhóm cơ co ngắn và kích hoạt, nhóm cơ kéo dài và kích hoạt. Nhóm cơ co ngắn thì tạo chuyển động, nhóm cơ kéo dài sẽ hãm lại lực hút của trái đất đồng thời giúp nhóm cơ co ngắn không phải làm việc quá sức (các nhóm cơ co ngắn không phải làm 2 nhiệm vụ là vừa tạo ra chuyển động, vừa chống lại lực hút của trái đất). Nhìn từ tư thế bánh xe để hiểu rõ hơn điều này, các nhóm cơ mặt sau cơ thể được co ngắn để cơ thể có thể duy trì được 1 đường cong, các cơ mặt trước cơ thể cũng được kích hoạt để giúp duy trì đường cong này một cách vững chắc. Vậy nếu bạn không kích hoạt được một cách hợp lý để phân bổ công việc cho cả 2 nhóm này thì các nhóm cơ vùng lưng sẽ phải làm quá nhiều việc, đặc biệt là vùng thắt lưng, như vậy các nhóm cơ như QL (cơ vuông thắt lưng) hay Multifidus sẽ có xu thế bị huy động quá đà và nó có xu thế bị bó lại, làm cho các đốt sống vùng này kém linh hoạt - cũng là một nguyên nhân gây đau lưng. Ngoài ra, chính sự mất cân bằng trong các nhóm cơ mặt sau của cơ thể cũng làm cho các nhóm cơ vùng thắt lưng bị sử dụng nhiều hơn khi ngả sau, ví dụ nếu nhóm cơ vai yếu - thể hiện ở việc chúng ta không mở được ngực - cũng là một nguyên nhân lớn gây đau thắt lưng.

Để cải thiện tình trạng này, hãy tập các nhóm cơ mặt trước được kích hoạt khi kéo dài. Các bài tập như trường tấn thấp, trường tấn cao, hoặc lạc đà là các bài tập rất tốt để tập kéo dài các cơ mặt trước khi chúng phải chịu lực. Các bạn lưu ý, khi tập trường tấn thấp, nên gập bàn chân và chống các ngón chân thay vì duỗi dài bàn chân ra, như vậy các nhóm cơ vùng đùi trước sẽ dễ dàng được kích hoạt khi kéo dài.

3. Một nguyên nhân nữa cũng nằm trong nhóm thứ 2 nhưng tôi muốn tách riêng thành một mục, đó là Không đo lường được sự mất cân bằng giữa việc sử dụng cơ đùi trong và cơ đùi ngoài. 

Tôi nói thêm phần này trong mối liên quan với bài "kẹp block khi làm bánh xe". Bạn thử vào tư thế bánh xe, quan sát 2 bàn chân, xem cạnh trong bàn chân hay cạnh ngoài bàn chân ép xuống sàn nhiều hơn. Thông thường ở vị trí chuẩn bị, phía trong và phía ngoài bàn chân tạo áp lực như nhau lên mặt thảm tập, tuy nhiên khi lên tư thế bánh xe, cạnh ngoài của bàn chân bắt đầu có xu thế ép xuống thảm nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu kẹp block và giữa 2 đùi, cạnh trong bàn chân sẽ ép xuống chặt và cạnh ngoài có xu thế bị nâng lên. Khi đó, nếu ai đó sờ tay vào mông bạn, sẽ thấy cơ mông lớn bị thả lỏng ra. Khi cơ mông lớn bị thả lỏng, QL và Multifidus phải làm việc quá nhiều, và đương nhiên vì chúng không đủ khoẻ nên chúng ta dễ dàng nhìn thấy các đốt sống bị nén vào nhau.

Như vậy, việc giữ cho áp lực lên cạnh trong và cạnh ngoài của bàn chân được cân bằng khi vào tư thế bánh xe khác với việc ép block (tức là dùng quá nhiều cơ đùi trong và triệt tiêu cơ mông lớn và cơ đùi ngoài). Trên đời, không có cái gì quá bổ - nếu dùng quá nhiều và chỉ dùng cơ đùi trong không phải là một lựa chọn tốt. Trong trường hợp này, cơ đùi trong chỉ có tác dụng trung hoà một phần của cơ mông lớn, nên nếu cơ mông lớn không được kích hoạt thì cơ đùi trong không có giá trị gì.

Các bạn thử duy trì quan sát bàn chân trong suốt quá trình chuẩn bị vào tư thế bánh xe, trong khi vào tư thế này, trong khi giữ và cả khi đã thoát; hãy luôn duy trì áp lực phía trong và phía ngoài bàn chân được cân bằng, khi đó bạn có thể biết rằng 2 nhóm cơ phía trong và phía ngoài được sử dụng hợp lý, điều này giúp khớp cùng chậu được an toàn.

Trên đây là phần tôi muốn bổ sung vào bài viết "Vì sao người tập yoga hay bị đau lưng - phần 3". Khi các bạn mới tập yoga mà bị đau lưng, đi khám (chụp chiếu) không ra kết quả gì, thông thường các bạn có thể bị bó một nhóm cơ nào đó, việc này trước mắt không nguy hiểm - các bạn có thể có các bài tập giúp thả lỏng vùng cơ bị bó ra. Tuy nhiên, về lâu dài, việc các nhóm cơ này bị bó dẫn đến thoái hoá các đốt sốt nhanh hơn hoặc góp phần tạo áp lực lên một phần đĩa đệm làm cho nó dễ bị thoát vị hơn.

Còn rất rất nhiều nguyên nhân khiến người tập yoga hay bị đau lưng (và người không tập yoga cũng đau lưng); tuy nhiên, bằng cách để tâm đến các chuyển động, tăng cường sự nhận biết cơ thể, tôi tin rằng đau lưng không còn là cơn các mộng đối với tất cả mọi người.

Chúc các bạn tập yoga thật vui, thật khoẻ!
Namaste
Nguồn: #Simplyyoga

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

Chào mặt trời và chào mặt trăng trong yoga

 

Sun salutation & Moon salutation?
Hôm nay chúng ta sẽ nói về chào mặt trời và chào mặt trăng trong yoga!
Để hiểu rõ được bản chất, lý do, lợi ích và một số yếu tố ảnh hưởng của "Sun salutation & Moon salutation" thì bạn đừng bỏ lỡ bài viết này!
Nhớ đọc đến cuối bài, "có thể bạn chưa biết" luôn mang đến thông tin khiến bạn bất ngờ! Hii
Dẫn...
Nếu không có thời gian tham gia các lớp học yoga mỗi ngày, các bài tập chào mặt trời cơ bản chính là sự lựa chọn lý tưởng. Bởi chuỗi bài tập này không chỉ đơn giản mà còn đem đến nhiều lợi ích sức khỏe.
Yoga chào mặt trời (Sun salutation) có tên gọi gốc là "Surya Namaskara". Đây là chuỗi các động tác bắt nguồn từ Ấn Độ, cái nôi của yoga thế giới. Chữ surya cũng chính là tên gọi của thần mặt trời, một vị thần linh thiêng được người Hindu thờ cúng.
"Sun salutation" được lấy cảm hứng từ những điều tự nhiên nhất. Từng động tác mô tả hình ảnh những loài sinh vật, cây cối, con người đang vươn vai, đón ánh nắng mặt trời của ngày mới để sinh sôi và phát triển. Đó cũng chính là lý do tại sao bạn nên tập yoga chào mặt trời vào buổi sáng sớm.
Sun salutation giúp làm nóng cơ thể, kích hoạt quá trình tập Yoga cũng như tạo ra ngọn lửa đam mê để chúng ta tập trung vào quá trình tập.
Lợi ích tuyệt vời của Sun salutation
✓ Khởi đầu ngày mới tràn đầy năng lượng.
✓ Tăng cường sức mạnh và sự bền bỉ của các cơ.
✓ Tăng cường sự điều hòa hơi thở.
✓ Tăng cường sự tập trung.

Tham khảo thêm: Chuỗi chào mặt trời - 5 lý do quan trọng để bạn không nên bỏ qua.
=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=
Yoga chào mặt trăng (Moon salutation) có tên gọi gốc là "Chandra Namaskara” chính là phương pháp hiệu quả để tiếp cận với nguồn năng lượng dồi dào từ vũ trụ. Mang lại những giây phút thư giãn tuyệt vời vào cuối ngày! Đối lập với mặt trời tràn đầy năng lượng mạnh mẽ là mặt trăng dịu dàng, tĩnh lặng và lắng nghe những tia sáng của mặt trăng mang đến nguồn năng lượng thư giãn cho cả tinh thần và tâm trí.
"Moon salutation" giúp làm mát cơ thể và tái tạo năng lượng sống, làm dịu tâm trí và thu hút nhận thức của bạn vào bên trong. Nhiều nền văn hóa truyền thống tôn kính mặt trăng như một biểu hiện của nữ giới thần thánh trong tự nhiên.
Cơ thể luôn cần được thư giãn sau một ngày làm việc. Vì thế bài tập yoga chào mặt trăng là sự lựa chọn thích hợp để chúng ta làm dịu lại cơ thể và tiếp nhận nguồn năng lượng mới.
Lợi ích tuyệt vời của Moon salutation
✓ Khai thông nguồn năng lượng dịu mát, thư giãn và sáng tạo của mặt trăng.
✓ Khai mở nhận thức cân bằng nội tại.
✓ Tăng cường sức mạnh & đều hòa hơi thở.
✓ Tái nạp năng lượng chữa lành tâm trí và thể chất.
=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=
Bài tập Sun salutation và Moon salutation mang đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Nếu bạn không có nhiều thời gian mỗi ngày dành cho việc tập yoga, hãy dành khoảng 20 phút tập vào mỗi buổi sáng và tối. Tập thường xuyên, đều đặn, bạn sẽ sớm nhận thấy những lợi ích tuyệt vời mà bài tập này đem lại.
=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT?
Mục đích của Hatha Yoga là cân bằng năng lượng mặt trời và mặt trăng, nhưng thực hành asana của chúng ta có xu hướng phản ánh sự thiên vị đối với mặt trời, bởi vì chúng ta thường nhấn mạnh các động tác chào mặt trời và thực hành sưởi ấm trong nhiệm vụ rèn luyện thể chất.
Trong truyền thống Ashtanga Yoga, yoga không được thực hành vào ngày trăng tròn hoặc trăng non. Đây được gọi là "ngày trăng" và là những ngày nghỉ ngơi của các học viên. Trong Ashtanga, người ta tin rằng có quá nhiều "prana" - năng lượng sinh lực, trong thời kỳ trăng tròn, gây ra sự mất cân bằng quá nhiều cho việt thực hành. Trong thời kỳ trăng non, người Ashtangis tin rằng có quá nhiều "apana" - sinh lực đào thải, gây quá nhiều nặng nề cho việc luyện tập.
=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=-=
Nguồn tổng hợp | Chép lại từ FB Aris Pham
#Sunsalutation #Moonsalutation